Ubnd tỉnh hà TĨnh sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 118.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích118.06 Kb.
#23320

UBND TỈNH HÀ TĨNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số: 114/BC-SGDĐT




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 01 năm 2013


BÁO CÁO

Về việc triển khai đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó;

giáo viên mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện Công văn số 7521/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 08/11/2011 về việc “Báo cáo kết quả triển khai đánh giá giáo viên, hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn năm học 2010-2011 và kế hoạch đánh giá năm học 2011-2012”; Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 về việc “Hướng dẫn đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh xin báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo việc triển khai thực hiện đánh giá hiệu trưởng, giám đốc TT GDTX (gọi tắt là cấp trưởng); phó hiệu trưởng; phó giám đốc TT GDTX (gọi tắt là cấp phó) và giáo viên mầm non, phổ thông theo chuẩn như sau:



  1. Đặc điểm tình tình của Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có diện tích tự nhiên trên 600 ngàn km2, dân số gần 1,3 triệu người chủ yếu là dân tộc Kinh, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện) trong đó có 4 huyện miền núi (Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn và Vũ Quang).

Hiện nay toàn tỉnh có: 270 trường mầm non (MN) với 733 CBQL, 4535 GV (trên chuẩn 2434 GV, tỉ lệ 53,7%); 285 trường tiểu học (TH) với 634 CBQL, 5839 GV (trên chuẩn 4729 GV, tỉ lệ 81%); 177 trường trung học cơ sở (THCS) với 406 CBQL, 5708 GV (trên chuẩn: 4279 GV, tỉ lệ 75%); 40 trường trung học phổ thông (THPT) công lập với 120 CBQL, 3016 GV (trên chuẩn 314 GV, tỉ lệ 10,4%) và 5 trường ngoài công lập; 12 trung tâm DN-HN-GDTX huyện với 33 CBQL, 363 GV; 1 trung tâm BD NVSP-GDTX tỉnh với 2 CBQL, 11 GV.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn luôn được lãnh đạo ngành quan tâm và đã có nhiều biện pháp tích cực để bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Trước khi triển khai việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) theo Chuẩn nghề nghiệp, Hà Tĩnh thực hiện việc đáng giá CBQL, GV theo tinh thần Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục); Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập); Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo)... được tiến hành bài bản, khoa học trong nhiều năm và đã tạo được sự chuyển biến khá tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà.



  1. Tình hình triển khai đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (mầm non, tiểu học, trung học, giáo dục thường xuyên); đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó theo Chuẩn hiệu trưởng (mầm non, tiểu học, trung học, giáo dục thường xuyên)

  1. Quá trình thực hiện

    1. Về nhận thức: Lãnh đạo ngành nhận thức sâu sắc việc đánh giá, xếp loại CBQL và GV theo Chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ngành nắm vững chất lượng đội ngũ (từ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ đáp ứng ngày càng cao yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bền vững.

    2. Về việc tiếp thu các văn bản của Bộ: Thực hiện kế hoạch triển khai đánh giá, xếp loại CBQL, GV theo Chuẩn nghề nghiệp của Bộ, Sở đã cử đầy đủ thành phần cán bộ cốt cán của ngành tham gia các lớp tập huấn (phó giám đốc phụ trách bậc học làm trưởng đoàn ở mỗi ngành học, bậc học; các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở, lãnh đạo các phòng GDĐT và các trường học). Các cán bộ tham gia tập huấn là những đồng chí có năng lực chuyên môn giỏi, có ý thức trách nhiệm cao; trong quá trình tập huấn đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ và tiếp thu được các nội dung về đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp (Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học, Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12//2010 quy định Chuẩn giám đốc TTGDTX; Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các công văn hướng dẫn thực hiện) để triển khai đến các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.

    3. Về việc triển khai đến các trường học:

- Thành lập Ban chỉ đạo: Để việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo tốt các kỳ tập huấn cho cốt cán các cấp (phòng GDĐT, trường THPT, THCS, TH, MN, TTGDTX) theo tinh thần các văn bản của Bộ.

  • Xây dựng kế hoạch tập huấn cho các cơ sở giáo dục: Để việc triển khai các văn bản của Bộ đến cơ sở giáo dục (phòng GDĐT, trường MN, TH, THCS, THPT, trung tâm GDTX) đạt hiệu quả cao, Sở đã xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho cốt cán các cơ sở giáo dục một cách cụ thể:

+ Đối với bồi dưỡng cốt cán cấp phòng, trường THPT, trung tâm GDTX gồm các thành phần:

  • Cấp phòng GDĐT: trưởng phòng, phó trưởng phòng, chủ tịch công đoàn, chuyên viên phụ trách MN, TH, THCS; hiệu trưởng tất cả các trường MN, TH, THCS;

  • Cấp trường THPT, trung tâm GDTX: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giám đốc, phó giám đốc trung tâm, chủ tịch công đoàn.

+ Đối với bồi dưỡng đại trà ở các trường học: Với đội ngũ cốt cán được Sở tập huấn, các trường học (thuộc các ngành học, bậc học, cấp học), trung tâm GDTX đã tổ chức triển khai các nội dung về đánh giá theo Chuẩn đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục.

  • Nội dung tập huấn:

+ Triển khai các Quyết định, Thông tư ban hành quy định Chuẩn cấp trưởng, cấp phó; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

+ Triển khai các văn bản hướng dẫn việc đánh giá xếp loại theo Chuẩn.

Trong quá trình tập huấn cho đội ngũ cốt cán, đến việc triển khai đại trà, các báo cáo viên luôn quan tâm hướng dẫn việc vận dụng các mức độ đạt được của từng tiêu chí trong Chuẩn; xây dựng các minh chứng cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn và cách mã hoá và quản lý hồ sơ minh chứng ở nhà trường.

Trong quá trình tổ chức các lớp tập huấn, ngành luôn quan tâm đến các điều kiện vật chất (lớp học và các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên), thời gian (mỗi lớp học trong 2 ngày)… để học viên tiếp thu các nội dung một cách hiệu quả. Trước khi lên lớp các giảng viên đã có sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, giáo án, phương tiện dạy học; Quá trình lên lớp, các giảng viên đã sử dụng máy tính để trình chiếu, giới thiệu các "tiêu chuẩn", "tiêu chí", các "phiếu tự đánh giá", "phiếu đánh giá của tổ CM", các biểu mẫu tổng hợp,… nhằm giúp học viên hiểu được những khái niệm "tiêu chuẩn", "tiêu chí", "minh chứng", quy trình đánh giá… Đặc biệt các báo cáo viên đã dành nhiều thời gian cho việc trao đổi, thảo luận, giải đáp vướng mắc và các tình huống khó khăn mà học viên đưa ra, từ đó giúp các học viên hiểu sâu hơn các văn bản hướng dẫn của Bộ để thuận lợi trong quá trình triển khai ở cơ sở.



    1. Các văn bản hướng dẫn của Sở trong quá trình triển khai thực hiện đánh giá theo Chuẩn: Trong quá trình triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó, giáo viên theo Chuẩn ở các đơn vị, ngoài các văn bản của Bộ, Sở đã ban hành thêm một số văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể cho từng năm học, đó là:

  • Công văn số 1127/SGDĐT-GDTrH ngày 16/11/2011 về việc hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại theo Chuẩn trong năm học 2011-2012 (sau khi Bộ ban hành Công văn số 7521/BGDĐT-NGCBQL ngày 08/11/2011);

  • Công văn số 450/SGDĐT-GDTX ngày 03/4/2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó, giáo viên (sau khi Bộ ban hành Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/2/2012 hướng dẫn đánh giá, xếp loại cấp phó).

Sau khi kết thúc năm học 2011-2012, qua kết quả đánh giá, xếp loại của các đơn vị; vào tháng 12/2012 Sở đã tổ chức hội nghị toàn ngành (gồm lãnh đạo các Phòng GDĐT, trường THPT, trung tâm GDTX) nhằm đánh giá một cách toàn diện từ: công tác chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT, tiến trình thực hiện ở các đơn vị; những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện; tác dụng của việc đánh giá, xếp loại theo Chuẩn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi đơn vị. Ngành chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hoàn thiện quy trình đánh giá, xếp loại để năm học 2012-2013 cho kết quả chính xác, phản ánh đúng chất lượng đội ngũ, đặc biệt phải ghi nhận được sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ (CBQL, GV).

  1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai đánh giá, xếp loại theo Chuẩn

    1. Những thuân lợi:

- Những quy định, quy trình đánh giá, xếp loại theo Chuẩn (đối với CBQL, GV) ở các ngành học, bậc học, cấp học của Bộ khá đồng bộ, chặt chẽ, chi tiết đảm bảo đánh giá toàn diện đội ngũ và có tính khả thi cao.

- Toàn ngành nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc đánh giá theo Chuẩn trong việc góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (ở tất cả các ngành học, bậc học, cấp học) của Hà Tĩnh đều được đào tạo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (tỉ lệ cao) về chuyên môn, nghiệp vụ nên việc tiếp thu và triển khai thực hiện đánh giá theo chuẩn khá thuận lợi.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nhiệt tình với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao; có ý chí vươn lên, ý thức tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp và hiệu quả công việc.

- Ngoài ra, đối với cán bộ quản lý của ngành đều đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục (dài hạn hoặc ngắn hạn); có bản lĩnh nghề nghiệp; có năng lực quản lý.



    1. Những khó khăn:

- Đối với việc đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

+ Xây dựng, phân định, mã hoá các minh chứng trong mỗi nguồn minh chứng khi đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn là những việc làm mới nên ban đầu giáo viên còn bỡ ngỡ, dễ nhầm lẫn;

+ Phân tích các minh chứng trong nguồn minh chứng để đánh giá mức độ đạt được của giáo viên ở mỗi tiêu chí cũng là việc làm mới, có nhiều tiêu chí khó lượng hóa. Vì vậy, ở một số tiêu chí khi đánh giá còn nặng về mức độ cảm tính;

+ Đối những trường quy mô nhỏ (nhất là bậc tiểu học) thì việc đánh giá, xếp loại trong đội ngũ giáo viên trong từng tổ chuyên môn là rất khó để đảm bảo được tính khách quan;

+ Chất lượng đào tạo đội ngũ giữa hệ không chính quy quá chênh lệch so với hệ chính quy làm cho kết quả đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp không tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của giáo viên.

- Đối với việc đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó theo Chuẩn:

+ Tâm lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thường e ngại khi góp ý, đánh giá cho cấp trưởng, cấp phó, nên việc đánh giá chưa thật sát (thường là cao hơn thực tế đạt được của cấp trưởng, cấp phó);

+ Một số giáo viên và nhân viên chưa hiểu đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nên việc phân tích các minh chứng để đánh giá, cho điểm ở mỗi tiêu chí cho thật chính xác, khách quan là việc làm không dễ;

+ Tìm nguồn minh chứng, các minh chứng (nhất là những năm đầu thực hiện đánh giá, xếp loại) đòi hỏi phải có sự tích lũy lâu dài mới có thể có đủ nguồn minh chứng để đánh giá.


  1. Kết quả đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn trong năm học 2011-2012 (đối với bậc trung học)

a. Kết quả đánh giá, xếp loại năm 2011-2012

1. Trường xếp loại CBQL cấp THPT:



Đối tượng

Tổng

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

S L

Tỉ lệ

S L

Tỉ lệ

S L

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

Hiệu trưởng

40

35

87,5%

5

12,5%

0

0%

0

0%

P. Hiệu trưởng

78

65

83,3%

13

16,7%

0

0%

0

0%

Cộng

118

100

84,7

18%

15,3%

0

0%

0

0%

2. Giám đốc Sở xếp loại CBQL cấp THPT:

Đối tượng

Tổng

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

Tỉ lệ

S L

Tỉ lệ

S L

S L

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

Hiệu trưởng

40

15

37.5%

25

62.5%

0

0%

0

0%

Phó Hiệu trưởng

78

21

26.9%

57

73.1%

0

0%

0

0%

Cộng

118

36

30.5%

82

69.5%

0

0%

0

0%

3. Hiệu trưởng xếp loại GV cấp THPT:

Tổng số

Hiệu trưởng xếp loại

Giáo viên tự xếp loại

Xuất sắc

Khá

T. bình

Kém

Xuất sắc

Khá

T. bình

Kém

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

2952

714

24.2%

1887

63.9%

349

11.8%

2

0.1%

726

24.6%

1905

64.5%

320

10.85%

1

0.05%

4. Trưởng Phòng GDĐT xếp loại CBQL cấp THCS:

Đối tượng

Tổng

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

S L

Tỉ lệ

S L

Tỉ lệ

S L

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

CBQL

445

175

39.3%

204

45.8%

66

14.8%

0

0.0%

5. Giáo viên cấp THCS tự xếp loại:

Tổng số GV

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

5741

2347

40.9%

2461

42.9%

915

15.9%

18

0.3%

6. Hiệu trưởng xếp loại giáo viên cấp THCS:

Tổng số GV

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

5741

2347

40.9%

2461

42.9%

915

15.9%

18

0.3%

b. Một số tồn tại, hạn chế:

- Bên cạnh một số đơn vị thực hiện việc đánh giá, xếp loại theo Chuẩn khá tốt (từ quán triệt tinh thần, đến quy trình đánh giá và kết quả xếp loại) thì còn một số đơn thực hiện chưa tốt (chủ yếu là do nhận thức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của cấp trưởng ở đơn vị còn hạn chế) thể hiện ở lưu trữ hồ sơ, kết quả xếp loại (có đơn vị quá rộng, có đơn vị quá chặt);



  • Ngoài đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp; CBQL, GV còn được đánh giá xếp loại theo một số quy định khác (như: xếp loại công chức, viên chức; xếp loại đảng viên, xếp loại giáo viên theo Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ …) dẫn đến nặng nề, nhàm chán, coi thường, làm qua loa, sơ sài, xong chuyện,. . .

III. Tác động của việc đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn trong thời gian qua

Sau một năm thí điểm (năm học 2010-2011) và triển khai đánh giá chính thức (năm học 2011-2012) cho thấy của việc đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn có những tác động tích cực sau đây:



  1. Nhìn chung tuyệt đại bộ phận cấp trưởng, cấp phó và giáo viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc đánh giá theo Chuẩn là việc làm cần thiết nhằm giúp cấp trưởng, cấp phó và giáo viên nhìn nhận, đánh giá bản thân mình một cách khách quan và toàn diện theo yêu cầu chung của mỗi chức danh, phù hợp với nhiệm vụ được phân công.

  2. Chuẩn Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên như là một thước đo giúp cho cấp trưởng, cấp phó và giáo viên biết được mình phải làm gì? đã làm được gì? những gì còn hạn chế, thiếu sót để có thể "tự soi", "tự sửa", không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thiện mình.

  3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên như là một công cụ của người cán bộ quản lý trong việc đánh giá giáo viên đơn vị mình một cách toàn diện (phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…); tương tự như vậy, Chuẩn Hiệu trưởng, Chuẩn Giám đốc như là một công cụ để cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá CBQL các đơn vị trực thuộc một cách khách quan.

  4. Thực hiện đúng quy trình đánh giá cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn sẽ giúp cho giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm bản lĩnh nghề nghiệp, thẳng thắn và trung thực trong nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt tập thể, xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong đơn vị.

  5. Thực hiện tốt việc đánh giá cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố kỹ cương, nề nếp trong trường học, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, tuân thủ nghiêm Pháp luật Nhà nước.

  6. Thực hiện tốt việc đánh giá cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn sẽ góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cơ sở giáo dục.

IV. Kế hoạch triển khai đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn trong năm học 2012-2013

Căn cứ vào kết quả đạt được trong hai năm triển khai đánh giá, xếp loại cấp trưởng, cấp phó và giáo viên theo Chuẩn, năm học 2012-2013 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt một số việc sau đây:



  1. Tổ chức tập huấn cho cấp trưởng, cấp phó và giáo viên những đơn vị thực hiện đánh giá, xếp loại chưa tốt.

  2. Tổ chức hội thảo để nhân rộng những đơn vị thực hiện tốt. Đặc biệt quan tâm đến những kinh nghiệm trong việc tổ chức sinh hoạt đánh giá, xếp loại; xây dựng minh chứng, nguồn minh chứng, vận dụng minh chứng để đánh giá, cho điểm ở mỗi tiêu chí…

  3. Tuân thủ nghiêm việc thực hiện quy trình đánh giá, xếp loại và công tác báo cáo.

  4. Các đơn vị (từ cấp trường đến cấp phòng, cấp sở) sử dụng một cách hiệu quả kết quả đánh giá, xếp loại (với những đơn vị thực hiện tốt) để xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển…đội ngũ cấp trưởng, cấp phó và giáo viên trong toàn ngành nhằm tăng hiệu quả giáo dục ở mỗi đơn vị.

V. Những kiến nghị, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo

    1. Để khai thác, phát huy tốt "Chuẩn nghề nghiệp GV" và "Chuẩn Hiệu trưởng" bậc Trung học, đồng thời tránh dàn trải, quá tải trong đánh giá CBQL, GV hàng năm Bộ nên phối hợp các cơ quan liên quan giảm bớt các hình thức đánh giá trên cùng một đối tượng. Nên đánh giá CBQL, GV theo Chuẩn, từ kết quả đó, kết hợp với một số yêu cầu khác khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định như Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo... Vì nội đánh giá theo Chuẩn thiết nghĩ là toàn diện nhất, đầy đủ nhất và cách làm chặt chẽ, khách quan, tạo được động lực phấn đấu vươn lên cho CBQL, GV.

    2. Sau khi đánh giá, xếp loại cần có chế tài phù hợp cho những đối tượng chưa đạt Chuẩn, nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá theo Chuẩn;

    3. Trong quy định của trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia (Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012) quy định 100% giáo viên được xếp từ loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp (Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009) là chưa thật hợp lý. Vì trong thực tế có trường có những GV, CBQL bởi một lý do nào đó mà chưa đạt khá, chỉ đạt ở mức trung bình nhưng phong trào nhà trường vẫn tốt. Nếu căn cứ vào điều này mà trường không đạt chuẩn quốc gia thì còn bất cập. Hơn nữa nếu căn cứ vào điều này để xếp loại trường đạt chuẩn quốc gia thì việc đạt chuẩn của trường thiếu tính ổn định (vì trường đạt chuẩn được quy định trong thời gian 5 năm)./.





Nơi nhận:

- Các thành viên đoàn công tác của Bộ;

- Vụ GDTrH, Cục NGCBQLGD (để báo cáo);

- Giám đốc, các Phó Giám đốc;

- Các phòng chuyên môn thuộc sở;

- Website của Ngành;



- Lưu: VT, phòng GDTrH.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Nguyễn Quốc Anh








tải về 118.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương