Ubnd tỉnh bình thuận sở NÔng nghiệp và ptnt


Giải pháp về thu mua, chế biến, xuất khẩu



tải về 356.34 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích356.34 Kb.
#1080
1   2   3

3. Giải pháp về thu mua, chế biến, xuất khẩu:


- Xây dựng Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận là đơn vị chủ lực của tỉnh trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, trước hết là cao su tiểu điền của nông hộ và trang trại gắn với chế biến, tiêu thụ; đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt trong điều tiết giá cao su trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hợp lý.

- Tổ chức hệ thống thu mua hợp lý theo địa bàn; tăng cường quan hệ liên kết trong thu mua, khắc phục tình trạng tranh mua tranh bán, đồng thời quản lý tốt nguồn mủ cao su trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ nông nghiệp và PTNT “Phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch" trong ngành cao su. Đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến cao su theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, tăng công suất chế biến để đáp ứng mức gia tăng sản lượng mủ cao su theo các giai đoạn đến 2015, 2020 và 2025.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cao su; duy trì và tăng sản lượng tiêu thụ tại các thị trường truyền thống, trước hết là Trung Quốc, đồng thời, chú ý phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su các nước khác; Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến cao su trong tỉnh tham gia xuất khẩu trực tiếp mủ cao su.



4. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Triển khai các chính sách khuyến khích quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ đối với các doanh nghiệp đầu tư dự án khuyến khích phát triển trong ngành hàng cao su tại địa bàn nông thôn của tỉnh, như: Phát triển vùng nguyên liệu tập trung theo mô hình cánh đồng lớn; đầu tư phát triển giống cao su; chế biến mủ cao su; chế biến đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ cao su;…Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc phát triển cao su tiểu điền; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng cao su.

- Triển khai chính sách khuyến khích phát
triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong ngành cao su theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; Trước hết là xây dựng, triển khai mô hình thí điểm liên kết sản xuất phát triển vùng trồng cao su – bao tiêu sản phẩm - chế biến, tiêu thụ - xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giữa Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận với nông hộ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng quy hoạch phát triển cao su gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng cao, miền núi.

- Kịp thời cụ thể hoá cơ chế, chính sách phát triển trồng cao su trên đất lâm nghiệp do các Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp quản lý; tạo điều kiện sử dụng hiệu quả đất trống, chuyển đổi rừng trồng sản xuất kém hiệu quả, đất rừng nghèo kiệt không có khả năng phục hồi để trồng cao su; đồng thời có cơ chế quản lý chặt chẽ việc huy động vốn, liên doanh, liên kết đầu tư phát triển cao su trên diện tích đất lâm nghiệp do các Công ty quản lý.


5. Giải pháp về khoa học - công nghệ và khuyến nông:


- Tăng cường hướng dẫn, chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng cao su; chọn và đưa vào các giống mới có năng suất cao và ổn định vào diện tích trồng mới theo cơ cấu giống của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khuyến cáo; tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây cao su, đặc biệt hướng dẫn người trồng cao su tiểu điều tăng cường phân hữu cơ, bón phân cân đối để tăng năng suất cây trồng.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống cao su, kiên quyết xử lý những cơ sở sản xuất giống cao su, kinh doanh giống cao su không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư nâng cấp, đổi mới dây chuyền, trang thiết bị hiện đại trong ngành cao su nhằm nâng cao chất lượng mủ chế biến, tăng sức cạnh tranh trên thị trường ngoài nước theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2011 và Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về Quy định chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận.

6. Giải pháp đầu tư và tín dụng:


- Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng tập trung quy hoạch cao su của tỉnh, nhất là đường giao thông nông thôn; đồng thời tranh thủ, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ và các Bộ, ngành, đặc biệt với Tập đoàn Cao su Việt Nam để xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở (điện, đường giao thông, thủy lợi...) và đào tạo nghề tại các địa bàn trồng cao su trên toàn tỉnh.

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển cao su; chú ý các nông hộ, đồng bào dân tộc thiểu số; các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến mủ cao su.

7. Giải pháp về môi trường:


- Tuân thủ nghiêm quy định của Luật Bảo vệ môi trường; Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chế biến mủ cao su; Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiểm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến cao su.

- Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải tác động đến môi trường đều phải thực hiện các giải pháp kiểm soát, xử lý nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo không gây tác động xấu đến môi trường. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; thực hiện lấy mẫu, phân tích chất lượng mẫu môi trường định kỳ, giám sát chất lượng môi trường tại cơ sở.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phê duyệt và công bố quy hoạch:

- Công khai Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đến các ngành có liên quan, các địa phương để phối hợp tổ chức thực hiện.

- Thông báo đến các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nhằm tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ trong quá trình thực hiện quy hoạch.

2. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chịu trách nhiệm chính triển khai quy hoạch; theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng, các đơn vị chủ rừng quản lý chặt chẽ quỹ đất dự phòng phát triển cao su trên diện tích rừng sản xuất nghèo kiệt, không được tác động khi chưa có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền; chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc trồng cao su theo quy trình, tiêu chuẩn ngành do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình chăm sóc, quản lý sâu bệnh để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm; tăng cường công tác quản lý giống, kiên quyết xử lý các cơ sở kinh doanh giống không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng.

- Lồng ghép các dự án, chương trình để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng trồng cao su tập trung; chủ trì và phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển trồng, chế biến, xuất khẩu cao su.

b) Sở Công Thương:

- Chủ trì rà soát các cơ sở chế biến, mạng lưới thu mua mủ cao su; phối hợp với UBND huyện vùng trồng cao su củng cố, thiết lập và quản lý chặt chẽ hệ thống thu mua cao su trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm quản lý tốt nguồn hàng để phục vụ cho yêu cầu chế biến, xuất khẩu và tăng kim ngạch cho tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cao su.

- Tham mưu UBND Tỉnh chính sách thu hút đầu tư các hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng các sản phẩm từ cao su để chế biến.



c) Sở Tài Nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trong việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư phát triển cao su, chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh.

d) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2011 và Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về Quy định chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận; trong đó có ngành hàng cao su.

- Chủ trì và phối hợp xây dựng, triển khai các đề tài nghiên cứu về ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và chế biến cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Triển khai ứng dụng các đề tài khoa học, công nghệ chế biến cao su thân thiện với môi trường.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn thủ tục, tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức, nhà đầu tư đăng ký lập dự án đầu tư phát triển cao su, xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su phù hợp quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định của UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch phát triển cao su tập trung của tỉnh; ưu tiên, nâng cấp các tuyến giao thống kết nối vùng trồng cao su tập trung với quốc lộ, tỉnh và huyện.

e) Ban Dân tộc:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện tiếp tục triển khai tốt Đề án phát triển cao su vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND của UBND tỉnh; phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận xây dựng Phương án và đề xuất cơ chế phù hợp liên kết sản xuất cao su giữa các hộ đồng bào dân tộc với Công ty.

- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan, UBND các huyện vận động, hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc có đất thuộc vùng quy hoạch cao su chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng cao su.

- Vận động đồng bào dân tộc thiểu số 2 xã Đông Giang và La Dạ quản lý, chăm sóc, khai thác tốt diện tích cao su đã đầu tư; phối hợp với Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận tổ chức thu mua mủ cao su với giá cả phù hợp và xây dựng phương án khả thi tái canh vườn cao su trên diện tích này khi cao su khi hết chu kỳ khai thác.



f) Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp các ngành chức năng tham mưu cân đối vốn sự nghiệp thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng về cao su, công tác khuyến nông; phối hợp xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện của địa phương để phát triển ngành hàng cao su trên địa bàn tỉnh.



g) Cục thuế tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương theo dõi quản lý chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cao su theo quy định, tạo nguồn thu cho ngân sách.



h) Ủy ban nhân dân các huyện vùng quy hoạch cao su:

- Công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch vùng trồng cao su trên địa bàn để người dân và các doanh nghiệp đầu tư phát triển cao su đúng quy hoạch.

- Chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển cao su trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp phát triển cao su ngoài vùng quy hoạch; theo dõi tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn, tham mưu kiến nghị thu hồi các dự án không thực hiện đúng mục đích, không đáp ứng tiến độ theo chấp thuận của UBND tỉnh.

- Chỉ đạo rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án phát triển cao su vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông, dạy nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc, quản lý và khai thác cao su đúng quy trình kỹ thuật; tuyên truyền, giáo dục đồng bào không sang nhượng, mua bán trái phép đất sản xuất được nhà nước cấp hoặc giao khoán trồng cao su; có giải pháp xử lý tư thương thu mua trái phép mủ cao su trên địa bàn để chống thất thu thuế và đảm bảo chất lượng vườn cây cao su của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

i) Công ty TNHH Một thành viên Cao su Bình Thuận:

- Xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ chất lượng cao; xây dựng chiến lược phát triển định rõ vai trò, vị trí, trở thành một đơn vị chủ lực, đi đầu trong thu mua, chế biến và xuất khẩu cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện vùng quy hoạch khảo sát, xây dựng phương án, cơ chế liên kết đầu tư phát triển vùng sản xuất cao su với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất sản xuất trong vùng Đề án phát triển cao su 1592 hoặc đất lâm nghiệp nhận khoán trong vùng quy hoạch phát triển cao su; đảm bảo vai trò đơn vị chủ lực hỗ trợ hiệu quả cho việc đầu tư phát triển cao su tại các vùng này.

- Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông tại các địa bàn trồng cao su tập trung của tỉnh.



C. MỘT SỐ NỘI DUNG TRÌNH XIN Ý KIẾN UBND TỈNH

I. VỀ RÀ SOÁT DIỆN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐƯA VÀO QUY HOẠCH

Kết quả khảo sát, thống kê đến 31/07/2013, diện tích trồng cao su trên toàn tỉnh là 42.552 ha; Trong đó: 31.945 ha trồng trên đất nông nghiệp; 7.656 ha trồng trên đất lâm nghiệp; 2.951 ha trồng trên đất An ninh và Quốc phòng.

Quá trình rà soát, kiểm tra hiện trạng thực tế và xem xét mục đích sử dụng đất đối với diện tích trồng cao su hiện trạng; Sở và Đơn vị tư vấn đề xuất không đưa vào vùng quy hoạch trồng cao su thời kỳ tới 3.589 ha, gồm:

1. Có 638 ha đã trồng ở các vùng điều kiện sinh thái hoặc những chân đất không phù hợp trồng cao su, cây phát triển rất chậm, bị chết cục bộ, hoặc chỉ sống khi không thực hiện chế độ cạo mủ. Cụ thể thuộc các địa bàn:

- Huyện Bắc Bình: có 250 ha trồng tại xã Phan Lâm; hiện đã có 80 ha cao su bị chết, diện tích còn lại phát triển rất kém và đang có nguy cơ bị chết.

- Huyện Hàm Thuận Bắc: có 97 ha cao su trồng tại xã Hàm Liêm (56 ha); xã Thuận Hòa (18 ha); xã Hàm Hiệp (13 ha). Hiện cao su trồng tại xã Thuận Hòa đã chết gần hết, các diện tích còn lại phát triển chậm, nguy cơ chết cao.

- Huyện Hàm Thuận Nam: Có 291 ha xã Tân Lập, hiện tại tỷ lệ chết rất cao (trên 65%).

2. Đối với 2.951 ha cao su trồng trên đất an ninh quốc phòng do các đơn vị thuộc lực lượng Công an và Quân đội đang quản lý (tổng hợp theo báo cáo của các đơn vị đang quản lý, không thực hiện khảo sát theo ý kiến của UBND tỉnh tại Công văn 3614/UBND-KTN ngày 20/9/2012). Trong đó:

- Trồng trên đất an ninh: 1.505 ha, gồm:



+ Trại giam Huy Khiêm: 87 ha (Lạc Tánh - Tánh Linh)

+ Trại giam Thủ Đức (Z30D): 1.018 ha (Suối Kiết - Tánh Linh)

+ Trại giam Xuân Lộc: 400 ha (Trà Tân - Đức Linh)

- Trồng trên đất quốc phòng: 1.446 ha, gồm:

+ Trường bắn Quốc gia khu vực 3 (TB3): 1.396 ha (Hàm Tân)

+ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: 50 ha (Gia an - Tánh Linh).

Căn cứ quy định chế độ sử dụng đất an ninh quốc phòng tại Điều 148 Luật Đất đai 2013 và Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014); Công văn 3614/UBND-KTN ngày 20 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh về lập Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và trên cơ sở quan điểm quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh thời kỳ tới; Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị chỉ thống kê, cập nhật diện tích cao su trồng trên đất an ninh quốc phòng vào số liệu hiện trạng, không đưa vào quy hoạch vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh thời kỳ tới.

II. VỀ QUY HOẠCH MỞ RỘNG CAO SU TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP

Căn cứ Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp, Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán lập Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch đã tiến hành khảo sát đánh giá phân hạng thích nghi đất trồng cao su trên diện tích 19.143 ha đất lâm nghiệp (gồm đất trong vùng Đề án cải tạo rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt là 17.565 ha và đất có rừng trồng sản xuất là 1.578 ha) làm cơ sở đề xuất đưa vào vùng quy hoạch mở rộng trồng cao su thời kỳ tới.

Kết quả khảo sát phân hạng thích nghi đất trồng cao su trên diện tích đất lâm nghiệp của Đơn vị tư vấn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy: có 9.887 ha/17.565 ha vùng Đề án cải tạo rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt đạt tiêu chí thích hợp trồng cao su (56,3%); và 1.434 ha/1.578 ha đất có rừng trồng sản xuất đạt tiêu chí đất thích hợp trồng cao su (90,9%).

Từ kết quả khảo sát, Sở Nông nghiệp và PTNT xin ý kiến như sau:

1. Đối với 1.434 ha đất lâm nghiệp hiện đang trồng rừng sản xuất đạt tiêu chí đất thích hợp trồng cao su; trong đó tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân: 1.144 ha; Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh: 290 ha; qua kiểm tra diện tích nêu trên đang trồng rừng nguyên liệu giấy (keo lai).

Do hiện trạng không có rừng tự nhiên, để tạo điều kiện cho các Công ty lâm nghiệp chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả hơn trên đất đang trồng rừng sản xuất; Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất đưa diện tích trên vào quy hoạch mở rộng trồng cao su đến 2020, định hướng đến 2025.

2. Đối với 9.887 ha đất rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt thích hợp trồng cao su. Diện tích này nằm trong vùng Đề án cải tạo rừng hiện đang tạm dừng triển khai theo Thông báo 120 -TB/TU ngày 05 tháng 9 năm 2011 và Thông báo số 199-TB/VPTU ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả của công ty nông, lâm nghiệp; Trong đó, nội dung đổi mới cơ chế quản lý sử dụng rừng tại các công ty lâm nghiệp có nêu: “Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt, không có khả năng phục hồi thì phải lập dự án cải tạo để trồng rừng hoặc trồng cây công nghiệp hiệu quả hơn. Dự án cải tạo rừng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban hành tiêu chí phân loại rừng nghèo kiệt sát thực tế để thực hiện việc cho phép chuyển đổi rừng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cải tạo rừng, khai thác tận thu lâm sản, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để khai thác rừng trái phép”. Để thực hiện chủ trương trên; sắp tới Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần thể chế hoá ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể làm cơ sở để các địa phương, công ty lâm nghiệp triển khai thực hiện.

Từ tình hình thực tế và chủ trương của Đảng, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất đưa 9.887 ha đất rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt thích hợp trồng cao su vào quỹ đất dự phòng phát triển cao su, không đưa vào quy hoạch này.

Sở Nông nghiệp và PTNT kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh./.

* Hồ sơ đính kèm theo gồm: Báo cáo Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (bản chính và bản tóm tắt); Báo cáo chuyên đề khảo sát phân hạng thích nghi đất trồng cao su; Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Cấp tỉnh; Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch của UBND tỉnh.

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- UBND tỉnh;

- Giám đốc, Phó GĐ Sở (đ/c Hưng); (đã ký)

- Lưu: VT, KHTC. Chiến (5b).




Mai Kiều
PHẦN PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Tờ trình số 103 /TTr-SNN ngày 18 /8 /2014

của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phụ lục I: Diện tích quy hoạch mở rộng trồng cao su

Địa bàn (huyện,xã)/

Đơn vị quản lý

Tiểu khu

Lâm nghiệp

Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích cao su đứng (ha)

Tổng

cộng

Lâm

nghiệp

Nông

nghiệp

Tổng

cộng

Lâm

nghiệp

Nông

nghiệp

TỔNG CỘNG

9.473

1.434

8.039

7.578

1.147

6.431

I. H.THUẬN BẮC  

1155

0

1155

924

0

924

1. Xã Đông Giang

 

373

 

373

298

 

298

2. Xã La Dạ

 

782

 

782

626

 

626

II. HÀM TÂN  

1.879

1.144

735

1.503

915

588

1. Cty TNHH MTV LN Hàm Tân 

1144

1144

 

915

915

 

Đất rừng trồng SX

414; 415

1144

1144

 

915

915

 

2. Đât nông nghiệp

 

735

0

735

588

0

588

Tân Thắng

 

70

 

70

56

 

56

Tân Phúc

 

10

 

10

8

 

8

Tân Đức

 

180

 

180

144

 

144

Tân Xuân

 

335

 

335

268

 

268

Thắng Hải

 

140

 

140

112

 

112

III. THỊ XÃ LA GI

 

1550

0

1550

1240

0

1240

Tân Hải

 

300

 

300

240

 

240

Tân Tiến

 

450

 

450

360

 

360

Tân Bình

 

800

 

800

640

 

640

IV. TÁNH LINH  

2764

290

2474

2211

232

1979

1. Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh 

290

290

 

232

232

 

Đất rừng trồng SX

363; 365

290

290

 

232

232

 

2. Đât nông nghiệp

 

2474

0

2474

1979

0

1979

Đức Phú

 

124

 

124

99

 

99

Nghị Đức

 

220

 

220

176

 

176

Đức Tân

 

100

 

100

80

 

80

Măng Tố

 

300

 

300

240

 

240

Bắc Ruộng

 

50

 

50

40

 

40

Huy Khiêm

 

50

 

50

40

 

40

La Ngâu

 

150

 

150

120

 

120

Đức Bình

 

12

 

12

10

 

10

Lạc Tánh

 

20

 

20

16

 

16

Gia An

 

52

 

52

42

 

42

Gia Huynh

 

304

 

304

243

 

243

Suối Kiết

 

1092

 

1.092

873

 

873

Địa bàn (huyện,xã)/

Đơn vị quản lý

Tiểu khu

Lâm nghiệp

Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích cao su đứng (ha)

Tổng

cộng

Lâm

nghiệp

Nông

nghiệp

Tổng

cộng

Lâm

nghiệp

Nông

nghiệp

V. ĐỨC LINH   

2125

0

2125

1700

0

1700

Đông Hà

 

250

 

250

200

 

200

Trà Tân

 

341

 

341

273

 

273

Đức Hạnh

 

168

 

168

135

 

135

Đức Tín

 

170

 

170

136

 

136

Đức Tài

 

63

 

63

51

 

51

Đức Chính

 

131

 

131

105

 

105

Võ Xu

 

25

 

25

20

 

20

Vũ Hòa

 

13

 

13

10

 

10

MêPu

 

313

 

313

250

 

250

Sùng Nhơn

 

150

 

150

120

 

120

Tân Hà

 

313

 

313

250

 

250

Đa Kai

 

188

 

188

150

 

150

Phụ lục II: Diện tích dự phòng mở rộng cao su trên đất lâm nghiệp

Địa bàn

(huyện/chủ rừng)

Số hiệu

tiểu khu

Diện tích

Tự nhiên (ha)

I. HÀM THUẬN BẮC




2.493

1. Ban QLRPH Đông Giang

204; 212; 213; 214A

1.061

2. Ban QLRPH Sông Quao

201; 192A; 205A; 192B

1.583

3. Ban QLRPH Hàm Thuận – Đa Mi

190; 202; 203; 211

328

4. Công ty TNHH MTV LN Bình Thuận

189

336

II. HÀM THUẬN NAM




1.662

1. Ban QLRPH Sông Móng - Kapét

257; 263; 265; 276; 277; 266

1.006

2. Công ty TNHH MTV LN Bình Thuận

267; 274; 279; 286

656

III. HÀM TÂN




686

1. Công ty TNHH MTV LN Hàm Tân

387, 386B

686

IV. TÁNH LINH




4.392

1. Ban QLRPH La Ngà

341A; 342A ; 340; 341B

857

2. Ban QLRPH Trị An

319; 327B; 328; 310; 327A

401

3. Công ty TNHH MTV LN Sông Dinh

368; 373; 374; 375; 376;

380; 381; 382; 385



1.660

4. Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh

363; 364; 366

243

5. Trại Giam Thủ Đức (Z30D)

377; 378; 383; 384

1.231

V. ĐỨC LINH




654

1. Ban QLRPH Đức Linh

418; 419; 424; 425; 421B

654

TỔNG CỘNG




9.887



tải về 356.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương