Ubnd thành phố HẢi dưƠng phòng gd&Đt-phòng tc-kh



tải về 54.67 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích54.67 Kb.
#16056

UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

PHÒNG GD&ĐT-PHÒNG TC-KH


Số: 306/HD-LN

V/v Hướng dẫn thực hiện thu-chi

dân góp trong các trường học.



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. Hải Dương, ngày 28 tháng 8 năm 2013

     

Kính gửi: Các trường MN, TH, THCS TP Hải Dương


Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Công văn số 6890/BGD&ĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn quản lí, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở GD&ĐT;

Căn cứ Công văn số 5584/BGD&ĐT-KHTC ngày 23/8/2011 của Bộ GD&ĐT về việc tiếp tục chấn chỉnh tình tạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục ;

Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT- BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Hướng dẫn số 238/HD-LN ngày 14/3/2011 của Liên ngành GD-TC-LĐXH tỉnh Hải Dương về việc thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; quản lý thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Công văn số 723/UBND ngày 09/9/2011 của UBND thành phố Hải Dương về việc tăng cường quản lí thu, chi trong các trường học;

Phòng Giáo dục &Đào tạo, Phòng Tài chính- Kế hoạch hướng dẫn việc thu, chi học phí và các khoản thu khác trong các nhà trường công lập như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

- Việc quản lí các khoản thu, chi trong nhà trường phải được thực hiện đúng quy định của nhà nước, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Thực hiện tốt các quy định về miễn, giảm, hỗ trợ, đảm bảo tất cả các đối tượng chính sách đều được hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc: Tự nguyện, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tích cực phòng chống tham nhũng trong cơ quan đơn vị; Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu.

- Tất cả các khoản thu, chi trong nhà trường đều phải được thông báo công khai bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh (nêu rõ những khoản thu theo qui định, các khoản thu hộ, thu theo thoả thuận, các khoản thu theo tinh thần tự nguyện), đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định.

- Các khoản thu ủng hộ, tặng, cho phải đảm bảo theo tinh thần tự nguyện. Nghiêm cấm các trường tự đặt ra các khoản thu không có trong quy định hoặc lập quỹ

dưới hình thức tự nguyện để ép buộc học sinh đóng góp.

- Các khoản thu, chi phải được kế toán hạch toán, quyết toán vào hệ thống sổ sách kế toán theo dõi và báo cáo quyết toán tài chính theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm tình trạng các đơn vị để ngoài sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán các khoản thu chi.

- Mức chi, nội dung chi các khoản thu trên phải được thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường, đảm bảo công khai, dân chủ và được xây dựng vào phương án thu - chi hàng năm của nhà trường.

II. CÁC KHOẢN THU

1. CÁC KHOẢN THU THEO QUY ĐỊNH

1.1. Học phí :

a) Việc thu học phí được thực hiện theo quy định tại các văn bản:

- Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, Công văn hướng dẫn số 238/HD-LN ngày 14/3/2011 của Liên ngành sở GDĐT, sở Tài chính, sở LĐTBXH Hải Dương thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; quản lý thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh;

- Mức thu thực hiện theo Quyết định hàng năm của UBND tỉnh.

b) Số tháng thu học phí là 9 tháng/năm áp dụng đối với các trường mầm non và THCS, những tháng hè nếu PHHS các trường mầm non có nhu cầu gửi trẻ thì mức thu theo thỏa thuận. Thực hiện thu theo định kỳ từng tháng, nếu phụ huynh học sinh tự nguyện thì nhà trường có thể thu cả học kỳ hoặc cả năm học; Trường hợp đặc biệt, học sinh chưa có tiền đóng học phí vì nhiều lý do thì tổ chức thu học phí sau;

c) Thực hiện nghiêm túc theo qui định về đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh đối tượng chính sách. Hồ sơ miễn giảm học phí nộp về phòng GD&ĐT từ ngày 16/9 đến 21/9/2013 về phòng GD&ĐT (đ/c Mai).



1.2. Học buổi 2 đối với tiểu học:

- Thực hiện theo Hướng dẫn số 66/LN ngày 22/8/2006 và số 238/HD-LN ngày 14/3/2011 của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương.

- Mức thu tối đa không quá 2.000đ/1hs/1buổi.

- Nội dung chi :

+ 95% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, không được chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (bao gồm cả hoạt động ngoại khóa) ;

+ 5% cho công tác quản lí (Ban giám hiệu, Kế toán, Thủ quỹ) ;



1.3. Học thêm đối với THCS :

- Mức thu thực hiện theo Quyết định 2122/QĐ-UBND ngày 11/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (Áp dụng cho mức lương tối thiểu 1.150.000 đồng hiện nay) là: 8.000đồng/HS/môn/tháng.

- Đối tượng: học sinh có nhu cầu, làm đơn tự nguyện, có ý kiến của PHHS.

- Nội dung chi:

+ 80% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.

+ 15% chi cho công tác quản lí (Ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ).

+ 5% chi cho CSVC, điện, nước phục vụ học thêm.

1.4. Tiền trông xe đạp:

- Thực hiện theo Công văn số 995/SGD&ĐT-KHTC ngày 14/8/2012 của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương;

- Mức thu: 8.000 đồng/HS/tháng (đối với học sinh học 2 buổi/ngày);

- Đối tượng: học sinh có nhu cầu

- Nội dung chi: Trả tiền trông giữ xe, sửa chữa nhà xe, công tác quản lí (Ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ).

2. CÁC KHOẢN THU HỘ

2.1. Bảo hiểm thân thể: Đây là những khoản thu tự nguyện, nhà trường tuyên truyền vận động để đông đảo học sinh tự nguyện tham gia, góp phần bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Mức thu theo quy định của cơ quan bảo hiểm.

2. 2. Bảo hiểm ytế:

- Bảo hiểm Ytế là hình thức bảo hiểm có tính chất bắt buộc. Mức nộp bảo hiểm y tế của học sinh được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BTC-BYT ngày 14/8/2009 và theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Phần kinh phí để lại công tác y tế trong trường học thực hiện theo Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính.

3. CÁC KHOẢN THU THEO THỎA THUẬN

Đây là những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng.

Trên cơ sở mức trần quy định, các nhà trường căn cứ tình hình thực tế của đơn vị xây dựng dự toán chi làm căn cứ để tính mức thu đủ chi để thỏa thuận với phụ huynh mức thu.

3.1. Bán trú:

*- Đối với các trường tiểu học, THCS:

- Mức thu : Nhà trường thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi, không vượt quá: 500.000 đồng/hs/tháng (22 ngày).

- Nội dung chi:

+ Chi cho bữa ăn tối thiểu là 15.000 đồng/hs/ngày (TH, THCS: gồm 01 bữa chính, 01 bữa phụ/ ngày).

+ Chi chất đốt, điện, nước, công cấp dưỡng, trông trưa, mua sắm dụng cụ bán trú, phụ phí và công tác quản lí.

*- Đối với các trường mầm non:

- Nhà trường thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi, không vượt quá: 550.000 đồng/cháu/tháng (26 ngày).

- Nội dung chi:

+ Chi cho bữa ăn tối thiểu là 12.000 đồng/hs/ngày (gồm 02 bữa chính, 01 bữa phụ/ngày).

+ Chi chất đốt, điện, nước, trông trưa, ngoài giờ, bán trú, mua sắm dụng cụ bán trú, phụ phí và công tác quản lí.

3.2. Lao công:

- Mức thu: không quá 12.000 đồng/hs/tháng.

- Nội dung chi: Trả lao công và mua chất tẩy rửa, dụng cụ quét dọn, vệ sinh.

3.3. Nước uống tinh khiết:

- Mức thu: không quá 10.000 đồng/hs/tháng (đối với tiểu học và THCS), không quá 8.000 đồng/cháu/tháng (đối với mầm non).

- Nội dung chi: Mua nước tinh khiết, ca, cốc, giá, khay.

3.4. Đồng phục, sách vở:

Nhà trường phải bàn bạc dân chủ, công khai, thoả thuận với cha mẹ học sinh về số lượng, chủng loại, chất liệu, đơn giá với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện; phải có sự đồng thuận trong cán bộ quản lý, giáo viên, Hội cha mẹ học sinh và có sự giám sát chặt chẽ của thanh tra nhân dân trong đơn vị.



3.5. Học phẩm (Đồ dùng học tập ) đối với các trường mầm non:

- Nhà trẻ : không quá 150.000 đồng/cháu/năm ;

- Mẫu giáo 3-4 tuổi : không quá 170.000 đồng/cháu/năm ;

- Mẫu giáo 5 tuổi : không quá 250.000 đồng/cháu/năm.



4. CÁC KHOẢN THU TỰ NGUYỆN:

4.1 Nguồn thu xã hội hóa giáo dục:

- Thực hiện theo Hướng dẫn số 238/HD-LN ngày 14/3/2011 của Liên ngành GD-TC-LĐXH tỉnh Hải Dương.



- Quy trình:

+ Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

+ Lập kế hoạch công việc nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm…và dự trù kinh phí để thực hiện bao gồm dự kiến nguồn huy động, nội dung chi, định mức chi…Niêm yết công khai tối thiểu 7 ngày để tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh.

+ Báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo xin chủ trương và chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến của phòng GD&ĐT.

+ Quyết toán công khai số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí khi hoàn thành công việc.

- Hồ sơ: nộp về phòng GD&ĐT (đ/c Mai) đợt 1 từ 01/8 đến 15/10, đợt 2 từ 01/3 đến 15/5, gồm:

+ Tờ trình xin ý kiến chủ trương

+ Kế hoạch chi tiết, dự toán thu-chi

+ Biên bản

+ Hồ sơ công khai

4.2 Nguồn thu viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho:

- Thực hiện theo Hướng dẫn số 238/HD-LN ngày 14/3/2011 của Liên ngành GD-TC-LĐXH tỉnh Hải Dương.

Các trường được phép tiếp nhận các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn thu hợp pháp của các trường, Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách theo dõi của kế toán và báo cáo tài chính.

5. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

- Thực hiện theo các quy định tại Điều 10, Chương II, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT.

- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp lên và các nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Việc chi tiêu phải được lập kế hoạch và được thông qua trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học và công khai kết quả sử dụng tại cuộc họp cuối học kỳ, cuối năm học.

- Kế hoạch, biên bản, nghị quyết, hồ sơ thu chi và quyết toán học kì và sau mỗi năm học của Ban ĐDCMHS phải được lưu bản gốc tại trường để phục vụ công tác thanh kiểm tra đối với nhà trường. Kế toán trường hướng dẫn Ban đại diện cha mẹ học sinh mở sổ quỹ và làm chứng từ thu chi như các khoản dân góp khác.



III- QUY TRÌNH, HỒ SƠ THU-CHI, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DÂN GÓP

1- QUY TRÌNH, HỒ SƠ

*- Đầu năm học:

- Ban giám hiệu lập kế hoạch thu - chi các khoản dân góp của năm học, kế hoạch thu nêu rõ mục đích, đối tượng, mức thu hoặc tổng dự toán (đối với XHH), nội dung chi.

- Thông qua cuộc họp giữa BGH, ban đại diện hội CMHS, cuộc họp phụ huynh các lớp đầu năm học (có biên bản ghi rõ từng khoản dự kiến thu.)

- Thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường (có nghị quyết ghi rõ từng khoản thu)

- Trình xin chủ trương của phòng Giáo dục - ĐT TP (đối với XHHGD)

- Thông báo niêm yết công khai kế hoạch thu tối thiểu 7 ngày để tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh.

-Thông qua cuộc họp phụ huynh các lớp đầu năm học (có biên bản ghi rõ từng khoản thu)

- Lập phương án thu- chi các khoản dân góp (mức thu, nội dung chi, mức chi cho từng khoản thu).

*- Cuối kỳ 1 và cuối năm học: Quyết toán công khai với chi hội phụ huynh từng khoản thu (lập biên bản quyết toán)

*- Lưu ý :

Tất cả các khoản nhà trường thu đều phải lập vào trong các biên bản họp (tách riêng từng khoản thu: Thu theo quy định; Thu hộ; Thu thỏa thuận; Thu tự nguyện; thu viện trợ, tài trợ). Các nội dung thu giữa các hồ sơ nêu trên phải khớp nhau. Trong năm học nếu có phát sinh các khoản thu (theo hướng dẫn trên) mà đầu năm họp phụ huynh chưa triển khai được thì nhà trường cũng phải tổ chức các cuộc họp phụ huynh lớp, HĐSP, ban đại diện CMHS và BGH, HĐSP để thông qua và lập biên bản như đầu năm học.



2- CHỨNG TỪ:

- Phần thu:

+ Phiếu thu

+ Bảng tổng hợp thu (có thủ trưởng, kế toán, thủ quỹ ký)

+ Danh sách thu tiền các lớp (số tiền từng dòng phải ghi rõ, có chữ ký của từng người nộp và chữ ký GV chủ nhiệm hoặc người thu). Tùy theo việc hạch toán trên sổ

sách kế toán mà kế toán thống nhất mẫu biểu thu trước khi thu tiền.

- Phần chi:

+ Phiếu chi

+ Đề nghị thanh toán

+ Bảng kê chứng từ (có thủ trưởng, kế toán, thủ quỹ ký)

+ Chứng từ gốc (hợp lệ)

Khi chi phải đúng mục đích như phương án thu - chi đề ra đầu năm học. Không lấy quỹ nọ bù quỹ kia.

- Cuối năm lập báo cáo quyết toán (thu - chi) kèm theo biên bản quyết toán công khai với đại diện hội CMHS.

3- HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

- Các khoản thu hộ, thỏa thuận (tiền BHTT,YT, bán trú, lao công, nước uống, đồng phục, sách vở) hạch toán vào TK 331 (mở chi tiết đến tiểu khoản).

- Các khoản thu theo quy định, thu tự nguyện: Trừ học phí hạch toán theo quy định đã hướng dẫn còn các khoản thu khác (học buổi 2, học thêm, trông xe đạp, XHH, quà biếu, tặng) khi thu hạch toán vào TK 5118 - thu khác sau đó xác định vào nguồn kinh phí hoạt động (mở chi tiết cho từng nguồn). Khi chi hạch toán vào TK 6612 (chi tiết theo từ nguồn, cấp phát: khác)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Phòng Giáo dục - Đào tạo và phòng Tài chính - KH có nhiệm vụ hướng dẫn và tiến hành kiểm tra việc thực hiện quản lý các khoản thu, chi của các nhà trường.

- Trong quá trình tổ chức, thực hiện căn cứ nhu cầu thực tế và đề nghị của nhà trường phòng Giáo dục - Đào tạo và Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ điều chỉnh mức thu cho phù hợp.

- Nhận được văn bản yêu cầu các nhà trường triển khai, thực hiện nghiêm túc. Các đơn vị để xảy ra sai phạm về công tác tài chính, nhất là tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tập thể đơn vị, Thủ trưởng đơn vị và cá nhân liên quan tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử lý theo quy định hiện hành bao gồm kể cả việc đánh giá danh hiệu thi đua trong năm học./.



PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

TRƯỞNG PHÒNG
Trương Mạnh Long

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO

TRƯỞNG PHÒNG
Th.s Ngô Thị Loan Hiền

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- UBND TP;

- Lưu: GD, TC.












Каталог: null -> File van ban
File van ban -> KẾ hoạch năm họC 2014 2015
File van ban -> THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
File van ban -> 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
File van ban -> TRƯỜng thpt cẩm giàng số: 01/kh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File van ban -> HỌp chuyên môn a/ Kiểm diện:Đủ Thành phần
File van ban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
File van ban -> I Đánh giá công tác tháng 10 1 Tư tưởng chính trị
File van ban -> Số: /kh v/v tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học 2014 2015
File van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
File van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 54.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương