Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội



tải về 14.21 Mb.
trang17/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   43

5.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội


Những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong các giai đoạn của dự án được chia làm hai phần cơ bản:(1) Các biện pháp giảm thiểu điển hình - ECOPs - cho toàn bộ hoạt động xây dựng của dự án(2) Các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho dự án xây dựng cầu đường.

(1) ECOPs: các qui tắc môi trường thực tiễn trong xây dựng đô thị (ECOPs) được phác họa các tác động điển hình ở mức độ thấp tiêu biểu có thể xảy ra trong một loạt các hoạt động xây dựng của dự án phát triển đô thị. ECOPs cũng gồm các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động này và một quy trình để đưa các biện pháp giảm thiểu vào trong các hợp đồng xây dựng của các nhà thầu. Trong giai đoạn thiết kế chi tiết các giải pháp kỹ thuật cho mỗi hợp đồng, tư vấn thiết kế kỹ thuật sẽ đưa vào trong hợp đồng các phần cụ thể của ECOPs ứng với hợp đồng đó, cũng như các biện pháp cụ thể/đặc thù được xác định trong Kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

(2) Các biện pháp giảm thiểu riêng/đặc thù tại từng vị trí dự án mà các biện pháp giảm thiểu không được đưa vào trong ECOPs chung hoặc các tác động này xảy ra ở một mức độ cần đến các biện pháp giảm thiểu khác vượt ra khỏi phạm vi ECOPs, sẽ được mô tả chi tiết hơn trong EMP.

Các hoạt động được thực hiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra do thu hồi đất và tái định cư được trình bày riêng biệt (như trong Kế hoạch tái định cư) và chúng cũng được thực hiện và giám sát riêng.



5.2.1. Bộ Qui tắc thực hành môi trường (ECOPs)

Là một phần của Đánh giá môi trường, Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) là công cụ an toàn đặc thù thường được sử dụng trong rất nhiều dự án. EMP chứa đựng các thông tin và hướng dẫn cho quá trình giảm thiểu và quản lý các tác động môi trường tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án.

ECOPs là tổ hợp các biện pháp giảm thiểu cho các tác động chung phát sinh từ các hoạt động của dự án trong suốt quá trình xây dựng và được đính kèm trong hồ sơ mời thầu thi công như là một yêu cầu bắt buộc cho các nhà thầu xây dựng. ECOPs không phải là công cụ an toàn chính thức được công nhận bởi Ngân hàng thế giới nhưng vẫn được sử dụng như là một phần của Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) vì tính hữu dụng và sự hiệu quả để đảm bảo các tác động chung và điển hình từ quá trình thi công dự án được giảm thiểu một cách thích hợp trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Các tác động môi trường và xã hội chính trong quá trình xây dựng công trình đô thị:

Nội dung của ECOPs được giới hạn trong hoạt động xây dựng đối với tác động xây dựng nhỏ và vừa, có phạm vi giới hạn, tác động xảy ra tạm thời và có thể được khắc phục, quản lý dễ dàng với kỹ thuật xây dựng tốt. Các vấn đề về môi trường và xã hội nằm trong phạm vi nghiên cứu này bao gồm:



  • Bụi

  • Ô nhiễm không khí

  • Các tác động của tiếng ồn và rung

  • Ô nhiễm nước

  • Kiểm soát bùn và thoát nước

  • Quản lý kho dự trữ, mỏ đá, và các khu vực khai thác đất

  • Quản lý chất thải rắn

  • Quản lý bùn nạo vét

  • Xáo trộn thực vật che phủ và tài nguyên sinh thái

  • Quản lý giao thông

  • Cản trở các dịch vụ tiện ích

  • Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

  • An toàn cho cộng đồng và công nhân

  • Liên hệ với cộng đồng địa phương

  • Cơ hội tìm thấy hiện vật văn hoá, khảo cổ


Bảng 5-1: Các biện pháp giảm thiểu lấy từ Qui tắc thực hành môi trường cho các công trình đô thị (ECOPs)

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

  1. Phát sinh bụi

  • Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu tương ứng với các quy định của Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh.

  • Nhà thầu phải đảm bảo sự phát sinh bụi là tối thiểu và không làm cho người dân cảm thấy đó là một sự khó chịu. Nhà thầu sẽ phải thực hiện chương trình quản lý bụi để duy trì môi trường làm việc trong lành và giảm tối đa sự xáo trộn đối với các khu dân cư xung quanh.

  • Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ: sử dụng xe tưới nước để tưới đường, che phủ xe chuyên chở vật liệu…).

  • Tải trọng vật liệu chuyên chở phải được che phủ hợp lý và đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển nhằm ngăn ngừa sự rơi vãi của đất, cát, các vật liệu khác hay bụi.

  • Đất đào thừa và kho dự trữ vật liệu phải được bảo vệ nhằm chống lại ảnh hưởng của gió và vị trí của kho chứa vật liệu phải được kiểm tra các hướng gió thịnh hành và vị trí của các nguồn nhạy cảm.

  • QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

  1. Ô nhiễm không khí

  • Tấtcảcác phương tiện vận chuyển phảituân theoquy định của Việt Nam về kiểm soátgiới hạn phát thảichophépđối vớikhí thải.

  • Tất cả các phương tiện vận chuyển ở Việt Namphảitrải quamộtcuộc kiểm travề lượng phát thảithường xuyênvà nhận đượcxác nhậnlà:"Giấy chứng nhậnsự phù hợp vềkiểm trachất lượng, an toàn kỹ thuậtvà bảo vệmôitrường" theo Quyết định số35/2005/QĐ-BGTVT;

  • Không được đốt chất thải hoặc vật liệu trên công trường (ví dụ: nhựa đường...).

- TCVN 6438-2005:Phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

- QĐ số 35/2005/QD-BGTVT: Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và BVMT xe cơ giới nhập khẩu vào VN.

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh


  1. Tác động bởi tiếng ồn và độ rung

  • Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới các vấn đề về ồn và rung.

  • Tất cả các phương tiện phải đạt được “Giấy chứng nhận về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuạt và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT; ngằn ngừa sự phát ra tiếng ồn quá tiêu chuẩn từ các máy móc ít được tiến hành bão dưỡng.

  • Khi cần thiết, các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tới mức có thể chấp nhận được phải được thực hiện và có thể bao gồm các bộ phận giảm âm, giảm thanh, hoặc thay thế các máy móc phát ra tiếng ồn tại các khu vực cần bảo vệ giảm ồn.

  • QCVN 26:2010/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.QCVN 27:2010/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung.

  1. Ô nhiễm nước

  • Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến nguồn thải của nước thải vào nguồn nước.

Xây dựng hoặc sử dụng nhà vệ sinh di động cho công nhân tại công trường. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nước thải từ bếp,. Nước thải nhà vệ sinh: (i) phải được xử lý qua bề phốt, hoặc (ii) phải dùng nhà vệ sinh di độngvà thu gom, vận chuyển ra khỏi công trường.

Nước thải nhà bếp, nhà tắm, bồn rửa phải được đi qua hố lắng chảy qua vật liệu thu gom dầu mỡ sau đó mới được thải vào hệ thống nước thải hiện hữu.



  • Nước thải vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể, bồn chứa và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép.



Mẫu nhà vệ sinh di động

  • Nước thải có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam cho phépphảiđược thu gom vào bể chứa và vận chuyển xử lý bởi đơn vị có chức năng.

  • Trước khixây dựng,tất cả giấy phép xả thải nước thải hoặc hợp đồngxử lýnước thảiđã đượcthực hiện.

  • Khi hoàn thànhcông trình xây dựng, bể thu gom nước thải vàbể tự hoạisẽđược lấp lạivà bịt kín. Nhà vệ sinh di động cần được tái sử dụng cho các dự án khác.

  • QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

  • QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

  • QCVN 24: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải CN;

  • TCVN 7222: 2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

  1. Quản lý hệ thống thoát nước và bùn trầm tích

  • Nhà thầu phải thực hiện theothiết kếchi tiếthệ thống thoát nướcthể hiện trong kế hoạchxây dựng,nhằmmụcđíchngăn chặnnước mưagâyngập lụt cục bộ hoặc sụp lún hố đào và các khu vựcđấtkhông được bảo vệ dẫn đến gia tăng độ đục ảnhhưởngđếnnguồn nướcđịa phương.

  • Đảm bảohệ thống thoát nướcluôn luôn sạchbùnvà các vật cảnkhác.

  • Khuvựckhông bị ảnh hưởngbởi các hoạt độngxâydựngphảiđược duy trìtrong điều kiệnhiện hữu của nó.

  • Đào đắpvàlấp đất các hố đào phảiđượcduy trì hợp lý,phù hợp vớicác đặc điểm kỹ thuậtxâydựng, bao gồm cả các biện phápnhư lắp đặtcáccống rãnh, sử dụng độ che phủthựcvật.

  • Để tránhđất cát bị cuốn trôi bởi dòng chảyảnh hưởng đếnnguồn nước, lắp đặt các công trình lắng bùn ở những nơi cần thiết để làm chậm lại hoặc chuyển hướng dòng chảy để lắng bùn chođếnkhithảm thực vậthình thành.

  • Lượng đất đào sẽ phải được lưu giữ ở dọc tuyến đường tại các vị trí đã thỏa thuận trước với chính quyền và người dân địa phương. Đồng thời, nhà thầu sẽ có kế hoạch không thi công, đào đắp đất trong mùa mưa lũ để tránh hiện tượng rửa trôi, ô nhiễm môi trường nước. Trong trường hợp thi công trong mùa mưa sẽ phải yêu cầu các nhà thầu có biện pháp thi công phù hợp để tránh ngập úng cục bộ như đắp bờ bao, phủ bạt che đất đào, đào rãnh thoát nước tạm và bơm… để ráo khu vực thi công, hạn chế ngập lụt…

  • TCVN 4447:1987: Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu

  • Thông tư số 22/2010/TT-BXDngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

  • QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

  1. Quản lý mỏ khai thác đất, đá... và kho dự trữ vật liệu

  • Mỏ khai thác hoặc kho dự trữ vật liệu có quy mô lớn cần biện pháp giảm thiểu đặc thù nằm ngoài phạm vi của ECOP.

  • Tất cả các vị trí được sử dụng phải được xác định rõ ràng trong bản kỹ thuật thi công đã được phê duyệt. Các vị trí khai thác/dự trữ vật liệu được lựa chọn cần tránh các khu vực nhạy cảm như danh lam thắng cảnh, khu cư trú tự nhiên, khu vực gần nguồn nhạy cảm hay khu vực gần nguồn nước.

  • Các rãnh nước hở cần được xây dựng xung quanh kho chứa tạm nhằm chặn dòng nước thoát.

  • Lớp đất mặt khi bắt đầu tiến hành khai thác được lưu trữ và sử dụng để khi kết thúc khai thác tiến hành phục hồi điều kiện tự nhiên như trước

  • Nếu cần, khu vực đổ thải phải xây dựng tường vây

  • Nếu cần phải sử dụng khu vực mới trong quá trình xây dựng, cần phải có sự chấp thuận của kỹ sư xây dựng

  • Nếu chủ sở hữu các khu vực được sử dụng làm kho chứa hay mỏ khai thác bị ảnh hưởng thì họ có quyền được đền bù theo kế hoạch tái định cư của dự án.

  • Nếu đường tiếp cận là cần thiết thì phải xác định trong đánh giá môi trường.



  1. Chất thải rắn

  • Trước khixây dựng, thủ tụckiểm soátchất thải rắn(lưu trữ, cungcấpcác thùng, lịch trình giải phóng mặt bằng,lịch trìnhlàm sạchcác thùng chứa...) phải đượcchuẩnbịbởinhà thầuvà phảiđượcthực hiệnmột cách cẩn thậntrong các hoạt độngxâydựng.

  • Trướckhixây dựng,tất cả cácgiấy phépcần thiếtvề xử lýchất thải, giấy phép phảiđượcthực hiện.

  • Các biện phápsẽđược thực hiện đểlàm giảm khả năng phát sinhrác đối bằng việc quan tâm đến việc tái sử dụng chất thải. Tạitất cả cácnơi làm việc, nhà thầuphảicung cấpthùngrác, thùng chứavà những thiết bị thu gom chất thải.

  • Chất thải rắncó thểđượclưu trữ tạm thờitại công trườngtrong một khu vựcđược chấp thuận bởiTư vấngiám sátxây dựngvà chính quyềnđịaphươngtrước khithugomvà xử lýthôngquamột đơn vị có chức năng xử lýchấtthải rắn, cụ thể là URENCO.

  • Thùng dựng chất thải phải được đậy kín, chứa được vật nhọn, chịu được thời tiết và thu vật xâm nhập.



  • Không được đốt,chôn lấphoặc vứt rác bừa bãi.

  • Các vật liệu có thể tái sử dụngnhưtấmgỗ, thép, vậtliệugiàn giáo...đượcthu thập vàphân loại tại công trường từ các nguồnchất thảikhácđể tái sử dụng, hoặc để bán.

  • Nếukhông vận chuyển khỏi công trường, chất thảirắn, hoặccác mảnh vụnxây dựngđược xử lýtại các địa điểmxác định đã đượcTưvấngiám sátxây dựng chấp thuận và bao gồmtrong kế hoạch quản lý chất thải rắn. Trong mọi trường hợpnhà thầu không được thải bỏ bất kỳ vật liệu nào vào khu vực môi trường nhạy cảm như khu vựcmôi trường sốngtựnhiênhoặcnguồn nước.

  • Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn;

  • Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

  1. Hóa chất và chất thải nguy hại

  • Hóa chấtthảidưới bất kỳ hình thức nàophảiđược xử lýtạibãi chôn lấpđã được phê duyệtvà đáp ứng theo theoyêu cầu của địa phương. Nhà thầu phảicó giấy chứng nhậnxử lýcần thiết.

  • Việc loại bỏ cácvật liệucó chứaamiănghoặc các chấtđộchạikhác phải đượcthực hiệnvàxử lý bởi những công nhân có chuyên môn.

  • Dầu và mỡ đã sử dụng sẽđược vận chuyển khỏi công trường vàbán chomột công ty có chức năng tái chế dầu mỡ.

  • Dầu đã sử dụng,dầu nhờn,vậtliệulàm sạchtừviệc bảo dưỡngxecộ, máy móc sẽđược thu gomtrongcácbồn chứavà vận chuyển khỏi công trườngbởi công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại này.

  • Dầu đã sử dụng hoặcdầu chứa cácvật liệu ô nhiễmnhưPCBs phải đượclưu trữan toànđể tránhrò rỉ hoặcảnh hưởng đếncông nhân. Liên hệ với Sở TN & MTTp.Đà Nẵng để được hướng dẫn.

  • Cácsản phẩmnhựa đườnghoặcbitumchưa sử dụngđược trả lại chonhà máy sản xuấtcủa nhà cung cấp.

  • Que hàn thải trong quá trình xây dựng cầu, cống được thu gom như chất thải nguy hại và phải được bán/thu gom bởi đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại

  • Kịp thờithông báo đến cáccơ quanliên quanvềbấtkỳtai nạnhoặcsự cố tràn hóa chất nào.

  • Lưu trữhóa chấtthích hợp vàghi nhãnphù hợp

  • Thôngtinliênlạcvà các chương trìnhđàotạothích hợpnênđượcthực hiệnđể trang bịchocông nhân nhận biết vàphòng tránh vớimối nguy hiểmhóa chấttạinơilàmviệc

  • Chuẩn bị và thực hiệnmột chương trình hành độngkhắc phục hậu quảdo bất kỳ một sự cố nào xảy ra. Trong trường hợp này, nhà thầu phảicung cấp mộtbáocáogiải thíchlý dosự cố tràn hóa chấthoặctai nạn, hành độngkhắc phục hậu quả đã được thực hiện,hậuquả/thiệt hạitừsự cố, và đề xuấtbiện pháp khắc phục.

  • Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

  • Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TN&MT quy định về Quản lý chất thải nguy hại

  1. Quản lý bùn

  • Kế hoạchnạo vétnênđượcthiết lậpbaogồmcảtiếnđộthời gian,phương pháp thi công đểđápứngcác yêu cầuvề an toàngiao thông,sức khỏe cộng đồngvàvệ sinh môi trường. Để đảm bảo việc nạo vétphù hợp với các quy định về môi trường, cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền(chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường, công tydịch vụ công ích, CMC,...) phảiđược tham giavànhất trítrong quá trìnhchuẩn bị vàthực hiệnkế hoạch.

  • Các đặc điểm củatrầm tích/bùnnênđượcxác địnhbằng cách lấy mẫuvà phân tíchnếu khôngđượcđánh giá đầy đủtrong quá trìnhđánh giá tác động môi trường. Bùnbị ô nhiễm nặngđòi hỏi yêu cầucácbiệnpháp giảm thiểu vượt ra ngoàiphạmvicủa ECOPs

  • Đảm bảorằngkế hoạch quản lývật liệunạo vétkết hợp cácvấn đề môi trườngtrong việc xác địnhcác phương án thay thế xửlýngắnhạnvà dàihạn, xemxétcácphương phápđểgiảmnạo vét, và tối đa hóaviệc sử dụngvật liệunạo vét.

  • Công việcnạo vétnênđược thực hiện khinước dâng cao.

  • Lixiviatetừvật liệunạo vétkhôngđược phép cho vàonguồn nướcmà không được lọchoặc xử lýthíchhợp.

  • Vật liệu nạo vét được thu gom phải được xử lý, theoquy định của Việt Nam về thu gom chất thải, đảm bảoantoànvà vận chuyển, lưu trữ, xử lý và quản lý an toàn vớimôi trường

  • Những bên liên quantrong việc xử lýbùnphải cóchứng nhậnxử lýbùn. Hướngdẫnxácnhậnxử lýbùntrongThông tưsố12/2011/TT-BTNMTvề quản lýchấtnguyhại

  • Vị trí bãi chôn lấpvệ sinhphải đáp ứngcácyêucầukỹ thuật, dựa trênmức độô nhiễmtiềm tàng.

  • Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

  • Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 thang 04 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.

  • Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.




  1. Phá hủy lớp phủ thực vật và tài nguyên sinh thái

  • Nhà thầu sẽ chuẩn bị trước một kế hoạch quản lý giải phóng mặt bằng, phục hồi đất và hoàn trả mặt bằng được chấp thuận bởi kỹ sư thi công, theo các quy định có liên quan. Kế hoạch giải phóng mặt bằng sẽ được phê duyệt bởi tư vấn giám sát xây dựng và được nhà thầu tuân thủ nghiêm túc. Các khu vực được giải phóng mặt bằng nên được giảm thiểu càng nhiều càng tốt.

  • Nhà thầu có trách nhiệm loại bỏ lớp đất mặt từ tất cả các khu vực nơi lớp đất mặt sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phục hồi chức năng, bao gồm các hoạt động tạm thời như lưu trữ và tàng trữ, vv, lớp đất mặt bị loại bỏ phải được lưu trữ tại các khu vực được Tư vấn giám sát xây dựng chấp thuận để sử dụng cho công tác phục hồi mặt bằng sau này và được bảo vệ đầy đủ.

  • Không được phép sử dụng hóa chất để giải phóng thảm thực vật.

  • Nghiêm cấm việc cắt, đốn hạ bất cứ cây xanh nào trừ khi được ủy quyền trong kế hoạch phát quang thảm thực vật.

  • Khi cần thiết, cần phải lắp dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ cây xanh trước khi bắt đầu bất kỳ thi công công trình.

  • Không được làm ảnh hưởng đến những khu vực có tiềm năng quan trọng như một nguồn tài nguyên sinh thái. Khu vực này có thể bao gồm các khu vực chăn nuôi và khu vực kiếm ăn của chim hoặc động vật, khu vực cá sinh sản, hoặc bất kỳ khu vực nào được bảo vệ như một không gian xanh.

  • Nhà thầu phải đảm bảo rằng không có việc săn bắn, bẫy, ngộ độc của động vật diễn ra.

  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

  1. Quản lý giao thông

  • Trước khixây dựng,thực hiệntham vấn vớichính quyền địa phươngvà cộng đồngvà vớicảnh sát giao thông.

  • Gia tăngmộtsốcác chuyến đixe quan trọngphảiđược bao gồm trongkế hoạchxâydựngđã được phê duyệt trước đó. Lộ trình,đặcbiệtlàxe hạng nặng, cần tránh lưu thông qua các khu vựcnhạy cảmnhư trường học, bệnh viện, và siêu thị.

  • Lắp đặt đèn chiếu sángvào ban đêmphảiđược thực hiệnnếu điều này làcần thiếtđể đảm bảolưuthôngan toàn

  • Đặt các bảng hiệu hướng dẫn xung quanhkhu vực công trườngđểtạo điều kiện thuận lợi chosự lưuthông, cungcấpcáchướng dẫn chocácthành phần khác nhaucủa công trình, cungcấp các khuyến cáo và cảnh báo an toàn

  • Sửdụngcácbiệnphápkiểm soát giao thôngan toàn,bao gồm cảcácdấuhiệuđường/sông/kênhvà cờ đểcảnhbáođiều kiệnnguyhiểm.

  • Tránhvận chuyểnvật liệuxâydựngtrong giờcaođiểm.

  • Lối đicho người đi bộvà các loại xetrong và ngoàikhu vực xây dựngnênđược tách biệtvà đảm bảodan toànvàthích hợp. Biển hiệuphảiđược lắp đặtthíchhợpcả đường thủy và đường bộkhi cần thiết.

  •  Luật Giao thông Đường bộ số. 23/2008/QH12

  • Luật xây dựng sô 16/2003/QH11

  • Thông tư số 22/2010/TT-BXDngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

  1. Gián đoạn cung cấp các dịch vụ công ích

  • Gián đoạn cung cấp nước, khí đốt, điện,dịchvụinternet có kế hoạch vàkhông có kế hoạch: Nhà thầuphảitiến hànhtham vấn trướcvà lập kế hoạchdự phòngvớichính quyền địa phươngvề những hậu quảcủa việc ngưng cácdịch vụ hoặcngắt kết nối.

  • Phối hợpvới các nhà cung cấp dịch vụtiện íchliênquanđể thiết lậplịchtrình trình xây dựnghợp lý.

  • Cung cấpthông tin chocác hộ gia đìnhbị ảnh hưởngvề lịch trìnhlàmviệccũng nhưkế hoạchngưng cung cấp các dịch vụ tiện ích(ít nhất trước 5 ngày).

  • Tránh làm gián đoạncung cấp nước chokhu vựcnông nghiệp.

  • Cácnhà thầu phảiđảm bảo phương án thay thếcấpnướccho các cư dânbịảnhhưởngtrong trường hợpcủasự gián đoạnkéodàihơn mộtngày.

  • Bất kỳ các thiệt hạitới hệ thốngtiệníchhiện có của dây cápsẽđượcbáocáocho chính quyền vàsửa chữacàng sớm càng tốt.

  • Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

  1. Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

  • Các khu vưc được dọn dẹp sạch sẽ chẳng hạn như hố không còn sử dụng, các khu vực xử lý, cơ sở vật chất công trường, lán trại của công nhân, khu vực kho dự trữ, và bất kỳ khu vực tạm trong quá trình xây dựng các công trình của dự án sẽ được phục hồi bằng cách sử dụng phục hồi cảnh quan, thoát nước phù hợp và phục hồi đất.

  • Việc phục hồi đất được bắt đầu sớm nhất có thể. Các loài thực vật địa phương phù hợp được lựa chọn để trồng và phục hồi địa hình tự nhiên.

  • Các hố đào phải được phục hồi và trồng cỏ để tránh xói mòn;

  • Tất cả các khu vực bị ảnh hưởng phải được phục hồi cảnh quan và các công việc khắc phục hậu quả cần thiết sẽ được thực hiện không chậm trễ, bao gồm cả khoảng cách cây xanh, đường xá, cầu cống và các công trình hiện có khác

  • Cây được trồng ở đất trống và trên các sườn dốc để ngăn chặn hoặc làm giảm nguy cơ sụp đổ đất và giữ sự ổn định của sườn dốc

  • Đất bị ô nhiễm với hóa chất hoặc các chất độc hại sẽ được gỡ bỏ và vận chuyển và chôn cất tại các khu vực xử lý chất thải.

  • Khôi phục tất cả các con đường và cây cầu bị hư hỏng bởi các hoạt động của dự án

  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

  1. An toàn cho công nhân và cộng đồng

  • Nhà thầuphải chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu phùhợpvớipháp luật Việt Namvề an toànlao động.

  • Chuẩn bị vàthựchiệnkế hoạch hành độngđể đối phó vớirủi ro vàkhẩn cấp.

  • Chuẩn bị cácdịch vụcứu trợ khẩn cấptạicông trường xây dựng.

  • Đào tạo công nhânvề các quy địnhan toàn lao động, vệ sinh lao động.

  • Đảmbảorằngcácmiếng nút taiđược cung cấpvàsử dụng bởicáccôngnhânlàm việc với cácmáy mócồn nhưnổ, đóng cọc, trộn…, để kiểm soáttiếng ồn vàbảovệcông nhân.

  • Trong quá trìnhtháo dỡcơ sở hạ tầnghiện có,côngnhânvà cộng đồngnóichungphải được bảo vệ tránh các mảnh vỡ rơi xuốngbằng các biện phápnhưmáng, kiểm soát giao thông,và các khu vực cấm vào.

  • Lắp đặt cáchàng rào, rào chắn,cảnh báo nguy hiểm/cấmvàoxung quanh khu vựcxâydựngcónguy cơ rủi ro tiềm tàngcho cộng đồng.

  • Cácnhà thầucótráchnhiệmcungcấpcácbiện pháp an toànnhưlắpđặthàng rào, rào cảncảnh báo, hệ thống chiếu sángtránhtai nạn giao thôngcũng nhưnguy cơ kháccho người dân vàkhu vực nhạy cảm.

  • Nếu kết quả đánh giátrướcđâychothấy khu vực thi công có thể cóbom mìnchưa nổ(UXO), giải phóng mặt bằng phảiđược thực hiện bởinhân viên có trình độvàtheokếhoạchchi tiết được duyệtbởi cáckỹsưxây dựng.

  • Thông tư số 22/2010/TT-BXDngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

  • Chỉ thị 02/2008/CT-BXD chấn chỉnh tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động đơn vị thuộc ngành xây dựng

  • TCVN 5308-91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

  • Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ.

  1. Truyền thông đến cộng đồng địa phương

  • Duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương và cộng đồng có liên quan, nhà thầu phải phối hợp với chính quyền địa phương (lãnh đạo các xã, thôn xóm...) thống nhất kế hoạch thi công tại các khu vực gần nơi nhạy cảm hoặc ở những thời điểm nhạy cảm (ví dụ, ngày lễ hội tôn giáo).

  • Các bản sao tiếng Việt của các ECOPs và các văn bản bảo vệ môi trường khác có liên quan sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và công nhân tại công trường.

  • Giảm không gian chơi, thiếu sân chơi và bãi đỗ xe: mất các tiện nghi trong quá trình xây dựng thường là một tác động không thể tránh khỏi gây bất tiện cho người sử dụng trong các khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến ​​những người bị ảnh hưởng sớm với sẽ cung cấp cơ hội để nghiên cứu và thực hiện các biện pháp thay thế.

  • Phổ biến thông tin dự án cho các nhóm bị ảnh hưởng (ví dụ như chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng.v.v...) thông qua các cuộc họp cộng đồng trước khi khởi công xây dựng;

  • Cung cấp một kênh liên lạc cộng đồng từ đó các bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động của công trường, tình trạng dự án và kết quả thực hiện dự án;

  • Cung cấp tất cả các thông tin, đặc biệt là thông tin kỹ thuật, trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với cộng đồng nói chung và trong một hình thức hữu ích cho sự quan tâm của cộng đồng và các lãnh đạo địa phương thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và thông cáo báo chí cho đến khi các thông tin chính của dự án được biết đến trong suốt giai đoạn thực hiện dự án;

  • Giám sát các mối quan tâm và thông tin yêu cầu của cộng đồng;

  • Trả lời các câu hỏi điện thoại và thư từ bằng văn bản một cách kịp thời và chính xác;

  • Thông báo cho các hộ dân địa phương về lịch trình xây dựng và làm việc, gián đoạn dịch vụ, tuyến đường vòng giao thông và các tuyến xe buýt tạm thời, phá nổ và phá hủy khi thích hợp;

  • Cung cấp các tài liệu kỹ thuật và bản vẽ tới cộng đồng, đặc biệt là một phác thảo của khu vực xây dựng và kế hoạch quản lý môi trường của công trường xây dựng;

  • Bảng thông báo sẽ được dựng lên ở tất cả các công trường xây dựng cung cấp thông tin về dự án, cũng như thông tin liên hệ của các quản lý công trường, nhân viên môi trường, nhân viên y tế và an toàn như số điện thoại và thông tin liên lạc khác để bất kỳ người bị ảnh hưởng nào cũng có thể liên lạc để thông báo các mối quan tâm và đề nghị của họ.

  • Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

  1. Thủ tục đối với các phát hiện ngẫu nhiên

Nếu nhà thầu phát hiện ra địa điểm khảo cổ, di tích lịch sử, hài cốt và cổ vật, bao gồm cả nghĩa địa và / hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào đắp, xây dựng, nhà thầu có trách nhiệm:

  • Ngừng hoạt động xây dựng trong khu vực tìm thấy;

  • Khoanh định vị trí hoặc khu vực phát hiện;

  • Bảo vệ các vị trí để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hay mất mát các đối tượng có thể di động. Trong trường hợp các cổ vật có thể tháo rời hoặc vẫn còn nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến tiếp nhận;

  • Thông báo cho Tư vấn giám sát xây dựng (TVGS), TVGS sẽ thông báo cho cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc quốc gia (trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn);

  • Cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc quốc gia sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo quản các địa điểm này trước khi quyết định về thủ tục tiếp theo. Một báo cáo đánh giá sơ bộ về quá trình phát hiện được thực hiện. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa, bao gồm giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, nghiên cứu, xã hội và kinh tế;

  • Quyết định về việc làm thế nào để xử lý việc tìm kiếm được thực hiện bởi các cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương. Điều này có thể bao gồm các thay đổi trong bố trí (như khi tìm kiếm được một di tích không thể di dời) bảo tồn, bảo quản, phục hồi và thu hồi;

  • Nếu các vị trí và/hoặc di tích văn hóa có giá trị cao và việc bảo quản vị trí được khuyến cáo của các chuyên gia và yêu cầu của cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương, Chủ dự án cần phải thay đổi thiết kế cần thiết để thích ứng với yêu cầu và bảo quản các vị trí này;

  • Các quyết định liên quan đến việc quản lý tìm kiếm sẽ được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

  • Các công trình xây dựng có thể tiếp tục chỉ sau khi được sự cho phép từ cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương...

  • Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10

  • Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa.





tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương