Đều được thông báo sức khỏe bình thường, cô cảm thấy yên tâm trong một thời



tải về 190.9 Kb.
Chế độ xem pdf
Chuyển đổi dữ liệu01.08.2022
Kích190.9 Kb.
#52777
12.1-POSTEST-1



Câu 1. Một phụ nữ 32 tuổi than phiền những lần khởi phát đột ngột, bất ngờ về sự lo âu 
dữ dội, kèm theo đau đầu, mạch nhanh, buồn nôn và khó thở. Trong các cơn, cô 
lo sợ rằng mình sắp chết và cô đã vài lần đến khoa cấp cứu. Mỗi lần như vậy cô 
đều được thông báo sức khỏe bình thường, cô cảm thấy yên tâm trong một thời 
gian, nhưng khi xuất hiện một cơn mới, cô ấy lại trở nên lo lắng rằng cô ấy mắc 
bệnh lí nghiêm trọng. Cô đã được cho lorazepam một lần nhưng không thích tác 
dụng an thần và đã không dùng lại. Cô kiêng tất cả các loại thuốc và rượu trong 
một nỗ lực để giảm thiểu các nguyên nhân tiềm ẩn cho sự khởi phát cơn. Giải 
thích có khả năng nhất cho các triệu chứng của cô là gì? 
A. Rối loạn hoảng loạn. 
B. Rối loạn triệu chứng cơ thể. 
C. Rối loạn lo âu về bệnh tật
D. Chứng sợ chuyên biệt. 
Câu 2. Một cậu bé 9 tuổi không thể đi ngủ mà không có bố mẹ trong phòng. Trong khi 
ngủ, cậu thường xuyên thức dậy để kiểm tra xem bố mẹ có còn ở trong phòng 
không. Một phụ huynh thường ở lại cho đến khi cậu bé ngủ. Nếu cậu bé thức dậy 
một mình trong đêm, cậu bắt đầu hoảng loạn và thức dậy để tìm cha mẹ. Cậu 
cũng báo cáo gặp những cơn ác mộng thường xuyên trong đó cha mẹ cậu ta bị 
tổn hại. Thỉnh thoảng cậu ta gọi lớn cậu thấy một người lạ mặt nhìn vào căn 
phòng tối của mình. Họ đã từng cố gắng để lại cậu ta với một người họ hàng để 
họ có thể đi nghỉ mát, tuy nhiên cậu bé trở nên đau khổ vì chuyện này đến nỗi họ 
đã phải hủy bỏ kế hoạch. Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?
A. Chứng sợ chuyên biệt. 
B. Rối loạn ác mộng. 
C. Rối loạn hoang tưởng. 
D. Rối loạn lo âu chia ly. 
Câu 3. Một phụ nữ 65 tuổi cho biết không thể ra khỏi nhà được mặc dù cảm thấy khỏe 
mạnh về thể chất. Vài năm trước, bà bị ngã khi đi mua sắm, mặc dù bà ấy không 
bị thương, nhưng điều này làm cho bà ấy trở nên cực kỳ lo lắng khi phải rời khỏi 
nhà mà không có người đi cùng. Do bà ấy không có con và ít những người bạn 
mà bà có thể yêu cầu đi cùng, bà ấy rất buồn bã vì bà ít có cơ hội để có thể ra 
ngoài đường. Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?
A. Chứng sợ chuyên biệt. 
B. Chứng sợ xã hội. 
C. Chứng sợ khoảng rộng. 
D. Rối loạn thích ứng. 
Câu 4. Một người đàn ông 35 tuổi có nguy cơ mất việc vì nó đòi hỏi phải đi lại xa thường 
xuyên và trong năm qua anh ta đã tránh đi máy bay. Hai năm trước, anh ta đã ở 
trên một chuyến bay bất trắc, mặc dù anh ta không gặp nguy hiểm, anh ta đã tin 


rằng phi công đã giảm thiểu rủi ro và máy bay gần như bị rơi. Anh ta đã bay trở 
lại 1 tháng sau đó, mặc dù có một chuyến bay suôn sẻ, nghĩ đến điều bất trắc trên 
máy bay làm anh phải trải qua cơn hoảng loạn trong suốt chuyến bay, anh ấy đã 
không đi máy bay từ đó. Chẩn đoán thích hợp nhất là gì? 
A. Chứng sợ xã hội. 
B. Rối loạn căng thẳng cấp tính. 
C. Chứng sợ chuyên biệt. 
D. Chứng sợ khoảng rộng. 
Câu 5. Một phụ nữ 23 tuổi đến phòng cấp cứu và phàn nàn rằng, hơn cả việc buồn bã, 
cô bị kẹt trong sự sợ hãi quá lớn liên quan đến khó thở và tim đập thình thịch. 
Những triệu chứng này kéo dài khoảng 20 phút, và trong khi cô đang chịu đựng 
chúng, cô sợ rằng cô sắp chết hoặc sắp phát điên. Bệnh nhân đã có bốn lần xuất 
hiện triệu chứng tương tự trong tháng qua, và cô đã lo lắng rằng chúng sẽ tiếp 
tục tái phát. Chẩn đoán nào sau đây có khả năng xảy ra nhất? 
A. Giai đoạn loạn thần cấp
B. Rối loạn lo âu bệnh tật 
C. Rối loạn hoảng loạn 
D. Rối loạn lo âu lan tỏa 
Câu 6. Một người đàn ông trung niên thường bận tâm đến sức khỏe của anh ta. Trong 
nhiều năm, anh lo sợ rằng chức năng ruột bất thường của mình đồng nghĩa với 
việc anh ta bị ung thư. Bây giờ anh ấy rất lo lắng về việc bị bệnh tim nghiêm 
trọng, mặc dù bác sĩ của anh ấy nói rằng thỉnh thoảng tim anh chỉ đập nhanh hơn 
một chút, anh ấy phát hiện ra khi kiểm tra mạch thì hoàn toàn bình thường. Chẩn 
đoán nào sau đây có khả năng xảy ra nhất? 
A. Rối loạn triệu chứng cơ thể 
B. Rối loạn lo âu bệnh tật 
C. Rối loạn hoang tưởng 
D. Rối loạn chuyển dạng 
Câu 7. Một thư ký 34 tuổi leo 12 tầng thang bộ mỗi ngày để đến văn phòng của cô vì cô 
sợ hãi với suy nghĩ bị mắc kẹt trong thang máy. Cô ấy chưa bao giờ chịu bất kỳ 
sự việc dẫn tới chấn thương nào xảy ra trong thang máy, tuy nhiên, cô ấy đã sợ 
hãi điều này ngay từ thời thơ ấu. Chẩn đoán nào sau đây là có khả năng nhất? 
A. Ám ảnh sợ xã hội 
B. Rối loạn lo âu lan tỏa 
C. Ám ảnh sợ chuyên biệt 
D. Ám ảnh sợ khoảng rộng 


Câu 8. Một giám đốc kinh doanh 28 tuổi gặp bác sĩ của mình vì cô ấy đang gặp khó khăn 
trong việc lựa chọn vị trí mới của cô, bởi vì nó đòi hỏi cô thường xuyên phải nói 
trước đám đông. Cô ấy nói rằng cô ấy sợ hãi rằng cô ấy sẽ nói hoặc làm điều gì 
đó khiến cô cực kỳ xấu hổ. Bệnh nhân nói rằng khi cô phải nói trước đám đông, 
cô trở lên vô cùng lo lắng và tim đập không kiểm soát. Khác với những tình 
huống đã được chuẩn bị trước, cô không tìm thấy sự lo lắng nói chung. Dựa trên 
hình ảnh lâm sàng này, thuốc nào có khả năng là sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh 
nhân? 
A. Fluoxetine hàng ngày 
B. Propanolol khi cần 
C. Bupropion hàng ngày 
D. Olanzapine hàng ngày 
Câu 9. Một thanh niên 19 tuổi đến phòng cấp cứu trong tình trạng lo lắng cấp bách. Anh 
ta nói rằng anh ta hít cocain lần đầu tiên với bạn bè vài giờ trước đó, sau đó anh 
ta bắt đầu đổ mồ hôi, run rẩy, và trải qua đau ngực với đánh trống ngực. Anh ta 
nghĩ rằng mình sắp chết, vì vậy anh ta gọi 115. Anh ta phủ nhận đã từng gặp phải 
những triệu chứng như vậy trong quá khứ. Bệnh sử của anh ấy có bệnh suy giáp 
được điều trị và tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn hoảng loạn ở mẹ. Chẩn đoán 
có khả năng nhất là gì? 
A. Rối loạn hoảng loạn 
B. Rối loạn lo âu do chất
C. Rối loạn lo âu do một tình trạng y khoa khác 
D. Rối loạn lo âu lan tỏa 
Câu 10. Một người đàn ông 75 tuổi bị liệt nửa người trái do tai biến mạch máu não. Ông 
đã không thể tập phục hồi chức năng thành công và cần được đưa vào một cơ sở 
điều dưỡng chuyên môn để được chăm sóc lâu dài. Ông đã ở cơ sở điều dưỡng chuyên 
môn trong 7 tháng qua. Kể từ khi anh ta đến cơ sở, anh ta sợ bị người khác soi xét và 
tránh ra khỏi phòng. Anh ta yêu cầu người đến thăm ở ngoài phòng càng tốt. Anh ấy 
đã không tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào kể từ khi được nhận vào cơ sở. Anh 
ấy không buồn và ăn ngủ rất ngon. Không có vấn đề y tế tích cực hoặc suy giảm nhận 
thức được ghi nhận tại thời điểm này. Dựa trên các thông tin có sẵn, điều nào sau 
đây sẽ là chẩn đoán thích hợp nhất cho cá nhân này? 
A. Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội) 
B. Rối loạn lo âu lan tỏa 
C. Ám ảnh sợ chuyên biệt 
D. Rối loạn trầm cảm chủ yếu 
Câu 11. Một cô bé 14 tuổi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với bạn bè. Mẹ cô kể rằng 
con gái cô có một khoảng thời gian rất khó khăn khi đến chơi nhà bạn bè của 
mình, và trong khi cô ở đó, bé thường gọi điện về nhà để đảm bảo mẹ vẫn ổn và 


sẽ có thể đón bé. Một tuần trước, bé đến nhà một người bạn và bắt đầu đổ mồ 
hôi, run rẩy, khóc và nôn mửa. Bé không thể tự trấn tự trấn an cho đến khi được 
đưa về nhà. Bệnh nhân không gặp phải những triệu chứng này khi bạn bè đến 
nhà và trong khi mẹ bé ở gần. Chẩn đoán có khả năng nhất là gì? 
A. Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) 
B. Rối loạn lo âu chia ly 
C. Rối loạn lo âu xã hội 
D. Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) 
Câu 12. Một cậu bé 9 tuổi bắt đầu đi học ở trường mới vào tháng 9. Kể từ tháng 12, cậu 
bé không nói một từ nào trong lớp. Cậu bé đã từng đạt nhiều điểm A trong tất 
cả các môn học, nhưng điểm số của cậu bé đã giảm xuống còn điểm B và C, vì 
cậu bé không chịu nói. Cậu bé là một người thông thạo tiếng Anh giao tiếp và 
không gặp khó khăn trong giao tiếp ở nhà hoặc khi chơi với bạn bè bên ngoài 
trường. Chẩn đoán này là phù hợp nhất ? 
A. Rối loạn lo âu xã hội 
B. Mất nói chọn lọc 
C. Chứng sợ khoảng trống 
D. Ám ảnh sợ chuyên biệt 
Câu 13. Bệnh nhân nam 28 tuồi, không có tiền căn tâm thần và sử dụng chất, đến khám 
vì lo âu. Bệnh nhân nói rằng 2 tháng nay anh ta có những cơn nhịp tim nhanh, 
thở hụt hơi, cảm giác nghẹt thở, tay chân tê và mất sức, nôn nao, hoa mắt, cảm 
giác sắp ngất, bệnh nhân sợ mình sẽ chết, cơn kéo dài 10 – 30 phút, bệnh nhân 
rất sợ sẽ xảy ra cơn kế tiếp. Chẩn đoán nào sao đây thích hợp nhất? 
A. Rối loạn lo âu lan tỏa. 
B. Rối loạn nghi bệnh. 
C. Ám ảnh sợ xã hội. 
D. Rối loạn hoảng loạn. 
Câu 14. Hơn 6 tháng nay một giáo viên tiểu học 25 tuổi được yêu cầu tham gia họp cùng 
phụ huynh học sinh 1 lần mỗi tháng. Mặc dù hài lòng với cơ hội này, cô ta vẫn 
thấy lo âu rất nhiều. Khi bắt đầu buổi họp, cô cảm thấy tim mình đập dồn dập, 
khô miệng, run tay, rịn mồ hôi, cô lo âu đến nổi phải nhờ đồng nghiệp thay thế 
cho cô. Chẩn đoán nào sau đây hợp lý nhất. 
A. Chứng sợ xã hội. 
B. Chứng sợ chuyên biệt. 
C. Rối loạn hoảng loạn. 
D. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. 


Câu 15. Một bé trai 10 tuổi được đưa đến bác sĩ nhi khoa khám vì bệnh suyễn mạn tính, 
bé không đồng ý khám bệnh nếu không có mẹ, bé nói “Con không đi đâu hết nếu 
không có mẹ”, hai mẹ con hầu như luôn ở cùng nhau. Triệu chứng lo âu của bé 
bắt đầu khi người mẹ mắc căn bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng, 
cậu bé tin rằng nếu mình không ở bên mẹ, những chuyện khủng khiếp sẽ xảy ra 
với bà. Bé rất ít bạn và chỉ rời mẹ trong thời gian rất ngắn, chỉ khi bé ở công ty 
của bố và anh trai. Sau 1 thời gian, cậu bé trở nên lo lắng, buồn bã và nhất thiết 
phải gặp mẹ.Thuốc điều trị tình trạng lo âu phù hợp nhất cho bé trai. 
A. Thuốc thuộc nhóm DPA. 
B. Thuốc thuộc nhóm SDA. 
C. Thuốc thuộc nhóm SSRI. 
D. A và B đúng. 

tải về 190.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương