UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang8/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43

52. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Đề nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quỹ phòng chống ma túy thuộc thẩm quyền trách nhiệm của UBND tỉnh quy định tại khoản 4- Điều 6 Quyết định số 110/2008/QĐ-TTg ngày 13/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ phòng, chống ma túy.

Trả lời: (tại Công văn số 12254/BTC-VI ngày 31/8/2009)

Thực hiện Quyết định 110/2008/QĐ-TTg ngày 13/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ phòng, chống ma túy, ngày 16/7/2009 liên bộ Bộ Tài chính-Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 144/2009/TTLT-BTC-BCA “Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống ma túy”, trong đó đã quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trong việc trích lập Quỹ phòng, chống ma túy (điều 1); quyết định mức thưởng cụ thể cho tập thể, cá nhân trực tiếp tham gia điều tra, khám phá, thụ lý các vụ án về ma túy trên địa bàn địa phương (Điều 2); hỗ trợ từ ngân sách địa phương theo quyết định của cấp có thẩm quyền cho Quỹ phòng, chống ma túy của địa phương (Điều 3); quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống ma túy của địa phương (Điều 4); quyết định việc quản lý, sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống ma túy của địa phương (Điều 5); quyết định mức chi, nội dung chi từ Quỹ phòng, chống ma túy của địa phương (Điều 6); phê duyệt quyết toán Quỹ phòng, chống ma túy; chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống ma túy của địa phương gửi Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi báo cáo hàng tháng về Chủ tịch Ủy ban quôc sgia phòng chống HIV/AISD và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dân (gửi kèm TTLT số 144/2009/TTLT-BCT-BCA).



53. Cử tri tỉnh Sơn La, Lai Châu kiến nghị:

1. Đề nghị xem xét điều chỉnh một số chế độ quy định tại Thông tư số 126/1998/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 9/9/1998 của liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và các trường dự bị đại học quy định đối tượng và các chế độ đối với học sinh học tại các trường PTDTNT thuộc trung ương, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học.

2. Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn khoản 6 - Điều 10, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, theo đó HĐND tỉnh có quyền quyết định chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính đặc thù của địa phương, tuy nhiên tại điều khoản này không giải thích rõ “chi có tính chất đặc thù”, do đó có thể dẫn tới việc vận dụng tùy tiện.

Trả lời: (tại Công văn số 12111/BTC-HCSN ngày 28/8/2009)

1/ Tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch số 109/2009/TT-BTC-BGDĐT ngày 29/05/2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ GD&ĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT và các trường dự bị đại học dân tộc, theo đó đã sửa đổi bổ sung một số định mức quy định tại Thông tư số 126/1998/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 9/9/1998 của liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Xin gửi Thông tư kèm theo)

2/ Theo quy định tại khoản 6 - Điều 10, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước : ”Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương bảo đảm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực”. Như vậy, Nghị định 60/2003/NĐ-CP đã quy định rõ “chi có tính chất đặc thù” là các nhiệm vụ chi để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của địa phương (ngoài chế độ, tiêu chuẩn định mức chi do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền), như chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách, hỗ trợ đào tạo học sinh Lào theo chương trình hợp tác giữa địa phương với các tỉnh của Lào,…; căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và khả năng đảm bảo nguồn thực hiện chế độ của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

54. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:

Nhà nước cần quy định mức thu để lại đầu tư cho các Cửa khẩu. Cử tri đề nghị để lại là 80% để địa phương có nguồn đầu tư kịp thời.

Trả lời: (tại Công văn số 12136/BTC-NSNN ngày 28/8/2009)

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, thuế thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đầu tư các công trình, dự án quan trọng của quốc gia và hỗ trợ các địa phương có khó khăn về ngân sách. Thực hiện Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010; từ năm 2007 đến năm 2009, trong dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm, ngân sách trung ương đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh để đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu tỉnh Cao Bằng là 78 tỷ đồng (năm 2007 bổ sung 29 tỷ đồng, năm 2008 bổ sung 24 tỷ đồng và năm 2009 bổ sung 25 tỷ đồng) và sẽ tiếp tục bổ sung có mục tiêu cho địa phương các năm tiếp theo để thực hiện.

Thực hiện Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/209 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, đề nghị tỉnh Cao Bằng xây dựng dự án đầu tư khu kinh tế cửa khẩu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong đó nêu rõ tổng nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn tài chính hợp pháp khác, phần đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ và phân kì vốn đầu tư để hoàn thành dự án). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét báo cáo Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng có ý kiến để Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu và nguồn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu kịp thời và đúng quy định.



55. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị:

Báo cáo của Bộ Tài chính khẳng định người nông dân sản xuất lúa có lãi từ 50-60% là chưa chính xác, vì phải trả lãi ngân hàng 1,5-1,6% tháng và bán qua trung gian là các thương lái bán cho đầu nậu, đầu nậu bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mỗi khâu đều phải có lợi nhuận nên tính gộp cho người nông dân là không hợp lý. Cử tri đề nghị cần có giá chính xác hơn về lợi nhuận để có hướng hỗ trợ sản xuất lúa hiện nay của người nông dân nhất là các đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: (tại Công văn số 12116/BTC-QLG ngày 28/8/2009)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản số 3242/BTC-QLG ngày 26/3/2008, số 7507/BTC-QLG ngày 27/6/2008 đề nghị Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính 7 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lúa hàng hoá vụ đông xuân lớn (gồm: Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang); 9 tỉnh có diện tích sản lượng lúa hàng hoá vụ Hè thu lớn (gồm: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ) trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh tiến hành điều tra chi phí sản xuất, giá thành, giá bán lúa trên địa bàn địa phương báo cáo cáo về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



Các số liệu về chi phí sản xuất, giá thành, giá bán, mức lãi sản xuất lúa mà Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào thời điểm các tỉnh điều tra tháng 4 và tháng 7 năm 2008 là số liệu tổng hợp kết quả điều tra của các tỉnh. Các số liệu về chi phí sản xuất và giá thành các tỉnh đã tính theo mặt bằng giá thị trường (bao gồm chi phí vật chất và chi phí nhân công), lãi suất vay vốn ngân hàng (nếu có) mà người sản xuất đã chi ra để sản xuất lúa. Mức giá bán làm căn cứ để xác định tỷ lệ lãi của người sản xuất là giá thị trường người sản xuất bán trực tiếp cho các tổ chức thu mua lúa, không tính các chi phí giá cả qua trung gian. Đây cũng là những số liệu phù hợp với kết quả giám sát của một số Đại biểu Quốc hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể theo Báo cáo số 01/-ĐĐBQH ngày 04/3/2009 của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ báo cáo kết quả giám sát tình hình chi phí đầu tư sản xuất lúa, tình hình tiêu thụ lúa hàng hoá và tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của người trồng lúa trong vụ Đông Xuân năm 2008-2009 tại Thành phố Cần Thơ thì mức lãi của người trồng lúa ước khoảng từ 40%-45% (Báo cáo kèm theo). (Xin lưu ý thêm, số liệu trên là số liệu khảo sát tại thời điểm tháng 4, tháng 7/2008 giá lúa gạo thị trường thế giới và trong nước tăng cao).

56. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:

Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 4/7/2008 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường có nhiều nội dung còn bất cập như:

+ Không khuyến khích các doanh nghiệp tìm các đối tác nước ngoài để bán CERS với giá cao, hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất điện năng từ năng lượng gió. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy chi phí đầu vào lớn để hưởng trợ giá cao. Điều này sẽ gây thiệt hại về vật chất cho đất nước, nhất là loại hình đầu tư dạng FDI.

+ Thủ tục để được hưởng mức trợ giá còn rườm rà. Tính ổn định của trợ giá không cao, phải thay đổi theo từng năm, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Do vậy cần sớm sửa đổi Thông tư liên tịch trên theo hướng: Nhà nước xem xét dự án điện gió có công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiến tiến, địa điểm xây dựng nhà máy có yếu tố thuận lợi… để xác định chi phí giá thành phát lên lưới điện và trên cơ sở giá mua điện của EVN để xác định mức được trợ giá của nhà nước hàng năm. Mức trợ giá nên ổn định từ 5 năm trở lên. Mặt khác, Thông tư cũng cần xem xét nguồn để Quỹ bảo vệ môi trường có đủ tiền hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho các dự án nhà máy điện gió.

Trả lời: (tại Công văn số 12278/BTC-PC ngày 01/9/2009)

  1. Theo quy định tại Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 4/7/2008 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch – CDM (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT) thì số tiền lệ phí bán Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính- CERs được tính theo giá bán CERs nhưng với tỷ lệ nhỏ (1,2%) nên nếu tìm được đối tác bán với giá cao thì chủ dự án sẽ thu được lợi nhuận cao, vì vậy việc bán hay để lại, bán cho ai sẽ do nhà đầu tư tự quyết định mà không gặp bất kỳ sự trở ngại nào từ phía Nhà nước.

  2. Về ý kiến cho rằng Thông tư không khuyến khích hạ giá thành sản phẩm trong sản cuất điện năng từ năng lượng giá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệ đẩy chi phí đầu vào lớn để hưởng giá cao. Theo đó kiến nghị căn cứ công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, địa điểm xây dựng nhà máy có yếu tố thuận lợi và trên cơ sở gái mua điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ xác định chung một mức giá hàng năm, mức trợ giá nên ổn định từ 5 năm trở lên.

Thực tế chi phí sản xuất điện từ năng lượng giá thường cao hơn giá bán điện theo hợp đồng (hiện nay giá mua điện do Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định) nên các doanh nghiệp bị lỗ ngay cả khí có nguồn thu bổ sung từ bán CERs. Vì vậy để đảm bảo khuyến khích phát triển các dự án sản xuất loại năng lượng tái tạo này thì ngay cả những nước phát triển như Mỹ, Đức hoặc các nước đang phát triển như Trung Quốc đều có chính sách trợ giá đối với sản phẩm điện năng này. Từ những lý do nêu trên, tại Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT đã quy định chính sách trợ giá đối với điện sản xuất từ năng lượng gió từ các dự án CDM. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông từ thì các chi phí thực tế để xác định mức trợ giá phải là chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp (Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT). Với quy định đó, các doanh nghiệp cũng không thể đẩy chi phí đầu vào lớn để hưởng trợ giá.

Về tính ổn định của trợ giá, nếu quy định mức trợ giá trong một thời gian dài là 5 năm sẽ khó thực hiện vì các yếu tố liên quan đến việc xác định mức trợ giá gồm: chi phí thực tế, mức lợi nhuận và giá bán thực tế (giá bán theo hợp đồng ký với Tập đoàn điện lực Việt Nam). Trong khi giá bán điện cũng không ổn định được điều chỉnh theo lộ trình; các chi phí sản xuất lại luôn biến động, vì vậy quy định trợ giá theo từng năm là phù hợp, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tính toán phương án sản xuất kinh doanh.



  1. Về thủ tục để được hưởng trợ giá, tại Mục III của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT quy định thủ tục được hưởng trợ giá rất đơn giản, theo đó nhà đầu tư có văn bản đề nghị trợ giá kèm theo hồ sơ (gồm: Văn bản đề nghị trợ giá; Bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận đã được Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp (nếu có) hoặc Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hợp đồng mua bán sản phẩm trợ giá; Bản tính toán và thuyết minh về lợi nhuận kế hoạch; và Phương án giá) gửi Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để xem xét, quyết định trợ giá.

Như vậy, thủ tục này rõ ràng, cụ thể, minh bạch và nhà đầu tư chủ động trong việc tính toán mức trợ giá, số tiền được trợ giá để Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức thẩm định, cấp tiền trợ giá cho nhà đầu tư chậm nhất vào ngày 15/01 hàng năm.

4. Về nguồn kinh phí trợ giá, tại Khoản 8 Mục III Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT quy định “Nguồn kinh phí thực hiện trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM được lấy từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam” theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam thì nguồn vốn của Quỹ gồm (i) vốn điều lệ được NSNN cấp 500 tỷ dồng, ngoài ra Quỹ được cấp bổ sung kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường để bù đắp kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ môi trường; và (ii) vốn hoạt động bổ sung hàng năm từ các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phí bán CERs. Trong đó, nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường khá lớn, thu lệ phí bán CERs và nguồn thu này sẽ được bổ sung trong năm 2009 khi có khoảng 4 dự án CDM tại Việt Nam được cấp CERs. Vì vậy, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được bảo đảm nguồn vốn để thực hiện trợ giá cho các dự án CDM trong thời gian tới.



57. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Hiện nay, các trạm bơm điện thuỷ lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số không được hưởng chính sách miễn thuỷ lợi phí, nhân dân vẫn phải nộp tiền điện bơm nước cho trạm bơm điện hoạt động để đảm bảo có nước sản xuất nông nghiệp. Đề nghị Bộ hướng dẫn thực hiện miễn tiền điện cho trạm bơm điện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chính sách miễn thuỷ lợi phí mà Chính phủ đã ban hành.

Trả lời: (tại Công văn số 12112/BTC-TCDN ngày 28/8/2009)

Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Thông tư số 36/2009/ TT-BTC ngày 26/2/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định trên quy định đối tượng được miễn thuỷ lợi phí bao gồm:

- Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.

- Diện tích đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì được miễn toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất.

Các đối tượng được miễn thuỷ lợi phí phải đang nộp thuỷ lợi phí theo mức thu do UBND cấp tỉnh quyết định trong khung mức thu thuỷ lợi phí quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Phần thuỷ lợi phí này được tính từ cống đầu kênh của tổ hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối. Ngân sách nhà nước cấp bù số thuỷ lợi phí đã miễn cho các hộ dùng nước.

Căn cứ vào quy định trên thì nhân dân ở tỉnh Gia Lai nếu thuộc vào đối tượng miễn thuỷ lợi phí thì không phải nộp tiền điện bơm nước cho các trạm bơm điện để có nước sản xuất nông nghiệp.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan trong tỉnh thực hiện theo các quy định của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ và Thông tư số 36/2009/ TT-BTC ngày 26/2/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định trên trong đó có việc thanh toán tiền điện cho các trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được miễn thuỷ lợi phí đã nêu ở trên.

58. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

Đề nghị có cơ chế cho sử dụng phát hành trái phiếu hỗ trợ kiên cố hoá đường ô tô đến trung tâm các xã của các tỉnh miền núi theo cơ chế: Đối với các xã vùng cao nhà nước hỗ trợ 100%, đối với các xã vùng thấp, nhà nước hỗ trợ 80% nhân dân đóng góp 20%.

Trả lời: (tại Công văn số 12744/BTC-ĐT ngày 09/9/2009)

Thực hiện Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 29/8/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của đất nước, Nghị quyết số 33/2004/QH1 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 và văn bản số 507/UBTVQH11 ngày 25/5/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 về việc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010; trong đó đã quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bố trí vốn đầu tư cho đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô như sau:

“ Đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô, ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố trí ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư”.

Tuy nhiên, theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân thì việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc đóng góp. Tại khoản 1b của Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg đã nêu: "Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng".

Vì vậy, không nên xây dựng cơ chế sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô của các tỉnh miền núi gắn với việc giao chỉ tiêu huy động đóng góp của nhân dân.

Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2015 để tập trung bố trí vốn cho các danh mục dự án có trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, trong đó có các dự án đường đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô theo Nghị quyết của Quốc hội.



59. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:

Hàng năm nhà nước phải bù lỗ kinh doanh mặt hàng xăng dầu với số tiền lớn thế nhưng lương của cán bộ ngành xăng dầu được hưởng lại cao hơn các ngành khác, đề nghị nhà nước cần có chính sách điều hành về ngân sách một cách hợp lý hơn.

Trả lời: (tại Công văn số 12114/BTC-TCDN ngày 28/8/2009)

Hiện tại cả nước có tổng cộng 9 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (được phép xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu). Trước năm 2009, để bình ổn giá thị trường trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu đầu mối thực hiện bán xăng dầu theo giá nhà nước quy định, do đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lỗ, nhà nước thực hiện bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu (diesel, mazut, dầu hỏa), riêng đối với mặt hàng xăng chỉ bù lỗ đến tháng 6/2004. Các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (nếu có) không được bù lỗ.

Tiền lương của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được thực hiện như sau:

1. Chính sách về tiền lương nói chung do Bộ Lao động và Thương binh xã hội thực hiện. Cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu đầu mối có trách nhiệm phê duyệt đơn giá và quyết toán tiền lương, cụ thể:

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (đối với Tổng công ty xăng dầu Việt nam); Bộ Công Thương (đối với Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đối với Tổng công ty dầu Việt Nam - PVoil); Hội đồng thành viên (đối với Công ty dầu khí Mekong); Tổng Cục hậu cần - Bộ Quốc phòng (đối với Tổng công ty xăng dầu quân đội); Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp (đối với Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp); Văn phòng Thành ủy - Tp Hồ chí Minh (đối với Công ty TNHH 1 thành viên dầu khí Tp Hồ Chí Minh); UBND Tỉnh Bình dương (đối với Công ty thương mại Xuất Nhập khẩu Thanh Lễ); Tổng công ty hàng hải (đối với Công ty Thương mại Xăng dầu đường biển Vinalines).

Hàng năm, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đều phải có quyết toán tiền lương với cơ quan phê duyệt đơn giá tiền lương và làm căn cứ hạch toán vào chi phí kinh doanh theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định.

2. Qua quá trình thực hiện bù lỗ, Bộ Tài chính tổng hợp một số chỉ tiêu có liên quan đến tiền lương của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối như sau:

2.1 Tổng số lao động hoạt động kinh doanh xăng dầu trong các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối:

- Năm 2006: 17.025 người

- Năm 2007: 17.494 người

- Năm 2008: 17.525 người

2.2 Tổng quỹ lương kinh doanh xăng dầu trong các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối

- Năm 2006: 583.263 triệu đồng

- Năm 2007: 738.391 triệu đồng

- Năm 2008: 860.585 triệu đồng

2.3 Lương bình quân kinh doanh xăng dầu:

- Năm 2006: 3,816 triệu đồng/người/tháng

- Năm 2007: 4,650 triệu đồng/người/tháng

- Năm 2008: 5,532 triệu đồng/người/tháng

Bộ Tài chính xin trả lời để Đoàn đại biểu Quốc hội thông báo cho cử tri được biết. Xin trân trọng cám ơn.



60. Cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiến nghị:

Cho phép tỉnh được sử dụng nguồn kinh phí thực hiện tiền lương mới còn tồn để chi trợ cấp khó khăn cho cán bộ không chuyên trách cấp xã không được hưởng lương theo Quyết định 169/2008/QĐ-TTg ngày 15/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: (tại Công văn số 12841/BTC-NSNN ngày 11/9/2009)

Theo quy định tại Quyết định số 169/2008/QĐ-TTg ngày 15/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có mức lương thấp, đời sống khó khăn thì cán bộ không chuyên trách cấp xã không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp khó khăn. Hơn nữa, theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay cán bộ không chuyên trách cấp xã của tỉnh đã được áp dụng mức phụ cấp từ 1,3 đến 1,6 so mức lương tối thiểu chung. Mức phụ cấp này tương đối cao so với một số địa phương khác. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện theo quy định, trên cơ sở đó tỉnh bố trí nguồn kinh phí trong ngân sách để giải quyết.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương