UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang2/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43

9. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị:

Đề nghị sớm xem xét, quyết định ghi kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư 3 tuyến đường trọng điểm của tỉnh: 281, 282, 287 đã có báo cáo Chính phủ và Bộ, ngành trung ương tại văn bản số 353/UBND-CN ngày 9/3/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (tổng mức đầu tư là 641,5 tỷ đồng).

Trả lời: (tại công văn số 12140/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

Trong phạm vi và trách nhiệm được phân công của mình, Bộ Tài chính có một số ý kiến như sau:

Hiện nay Chính phủ đang xây dựng kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2015 nhằm tập trung bố trí vốn cho các dự án đã có trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội và danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Việc bổ sung danh mục mới đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; vì vậy đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ phối hợp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



10. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

1- Khi ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, trợ cấp thì cần cân đối nguồn từ Trung ương để chi trả. Tỉnh Nghệ An có nguồn ngân sách hạn hẹp, hàng năm được bổ sung từ ngân sách của Trung ương, vì vậy không có khả năng thực hiện. Hiện nay, một số chế độ chính sách Trung ương ban hành và thực hiện năm 2009 nhưng chưa được Trung ương cân đối trong dự toán 2009 như: Kinh phí thực hiện Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh cựu chiến binh; Kinh phí tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng theo thông báo số 51-TB/TW ngày 14/11/2006, Thông báo số 63-TB/TW ngày 9/3/2007 của Ban Chấp hành Trung ương; Kinh phí thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ giáo dục quốc dân; Tiền Huân chương, Huy chương kháng chiến, chất độc màu da cam, tiền trợ cấp cho người cao tuổi (theo Nghị định 67/CP) mặc dù đã kê khai nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có tiền chi trả.

Khi ban hành chính sách chế độ chi mới phải tính đến nguồn chi. Nếu Trung ương ban hành chính sách mà địa phương phải đảm bảo toàn bộ nguồn chi thì địa phương sẽ rất khó cân đối để bố trí. Đối với các chế độ, chính sách chi thuộc an sinh xã hội (đặc biệt về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) đề nghị Trung ương bố trí đảm bảo đủ kinh phí đối với những tỉnh còn thu bổ sung từ Ngân sách Trung ương.

2- Đề nghị có giải pháp hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho việc điều chỉnh định mức biên chế (ytế, giáo dục). Vì nguồn thu NSĐP không đủ trả lương cho số biên chế tăng thêm theo quy định; Ngoài ra, đề nghị thực hiện cơ chế trích 50% tăng thu làm nguồn cải cách tiền lương theo quy định, 50% còn lại chủ động cho HĐND tỉnh quyết định, không bố trí tăng chi những nhiệm vụ chi do trung ương định hướng, có tính chất bắt buộc hiện nay.

3. Việc Chính phủ bãi bỏ các khoản thu đối với người dân trong đó có khoản đóng góp tiền xây dựng trường học là một chủ trương đúng đắn, song phải có bước đi phù hợp. Hiện nay, nguồn trái phiếu Chính phủ đã phân bổ cho các địa phương, song nguồn này chỉ bố trí hai chương trình: kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ của giáo viên, trong lúc các địa phương do nhu cầu bức thiết về cơ sở vật chất lại không có nguồn, nên đã có chủ trương xã hội hóa về việc huy động nguồn lực từ nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở trường học, ở một số cơ sở mức đóng góp còn lớn hơn cả tiền xây dựng trường trước đây, có nơi thu gấp 2 đến 3 lần … cử tri tiếp tục đề nghị có giải pháp kịp thời trước mắt bố trí ngân sách để bù vào khoản tiền đóng góp xây dựng bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.

Trả lời: (tại Công văn số 12843/BTC-NSNN ngày 11/9/2009)

1- Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng ngân sách từng cấp”; vì vậy, trong bố trí dự toán ngân sách năm 2009, ngoài số bổ sung cân đối 2.253.804 triệu đồng, ngân sách trung ương còn bổ sung có mục tiêu cho tỉnh là 1.960.303 triệu đồng, chiếm 33,6% tổng chi ngân sách địa phương; trong đó bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương là 589.404 triệu đồng, bổ sung để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 327.998 triệu đồng, bổ sung để thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ là 1.042.901 triệu đồng. Như vậy, tổng số bổ sung từ ngân sách trung ương cho tỉnh Nghệ An là 4.214.107 triệu đồng, chiếm 72 % tổng chi ngân sách địa phương.

Đối với kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội mang tính thường xuyên (như chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và chính sách miễn thu thuỷ lợi phí theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP…), các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ 100%. Với nguyên tắc này, tỉnh Nghệ An được hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội mang tính thường xuyên, số tiền đã hỗ trợ năm 2009 là 49.160 triệu đồng.

Đối với các chính sách an sinh xã hội khác thực hiện cơ chế hỗ trợ theo các văn bản riêng, như: hỗ trợ kinh phí đối với công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thực hiện theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét đậm, rét hại theo Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Nghệ An được ngân sách trung ương hỗ trợ 70% nhu cầu kinh phí, số còn lại địa phương sử dụng dự phòng và ngân sách của mình để giải quyết. Trường hợp địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, thì ngân sách trung ương bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện. Tỉnh Nghệ An năm 2008 đã được hỗ trợ là 47.625 triệu đồng (tai xanh: 14.530 triệu đồng, rét đậm rét hại: 33.095 triệu đồng). Trong 8 tháng đầu năm 2009, ngân sách trrung ương đã hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Nghệ An để phòng trừ bệnh chồi cỏ mía là 7.800 triệu đồng.

Riêng kinh phí thực hiện Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh cựu chiến binh; kinh phí dự bị động viên và kinh phí thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ giáo dục quốc dân; năm 2008, căn cứ chế độ quy định và đối tượng địa phương báo cáo, ngân sách trung ương đã xem xét hỗ trợ có mục tiêu năm 2008 cho tỉnh là 15.006 triệu đồng. Đối với năm 2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa có báo cáo cụ thể về nhu cầu kinh phí nên Bộ Tài chính chưa có cở sở xem xét bổ sung cho tỉnh.

2. Năm 2009 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010; vì vậy, chi cân đối ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và số bổ sung cân đối ngân sách; Đồng thời, để giúp các địa phương khó khăn có nguồn thực hiện điều chỉnh tăng định mức biên chế giáo dục theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; dự toán hàng năm và năm 2009, ngân sách trung ương đã bổ sung kinh phí cho các địa phương để tăng biên chế giáo dục và một số nhiệm vụ vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương; trong đó tỉnh Nghệ An được hỗ trợ là 38,640 tỷ đồng để chi trả tiền lương do tăng biên chế giáo dục và một số nhiệm vụ chi vượt quá khả năng ngân sách địa phương năm 2009.

Về 50% tăng thu ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương: Theo Nghị quyết trung ương và Nghị quyết Quốc hội, 50% tăng thu ngân sách địa phương được dành để thực hiện cải cách tiền lương. Phần 50% tăng thu của tỉnh Nghệ An chỉ đảm bảo được 23% nhu cầu tiền lương tăng thêm là 177.003 triệu đồng, còn lại 84,4% ngân sách trung ương bổ sung 958.652 triệu đồng. 50% tăng thu còn lại, sau khi bố trí cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo và lĩnh vực khoa học công nghệ không thấp hơn số Quốc hội đã quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ từng lĩnh vực chi cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

3. Huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Việc xây dựng trường học và bệnh viện thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương và bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên Chính phủ đã trình Quốc hội cho phát hành trái phiếu Chính phủ để có nguồn hỗ trợ bổ sung thêm cho địa phương triển khai thực hiện. Theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ một phần từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các địa phương.

Việc xác định mức hỗ trợ từ nguồn Trái phiếu Chính phủ cho các địa phương được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối thu chi ngân sách nhà nước, khả năng bố trí vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương từ nguồn thu xổ số kiến thiết cho giáo dục đào tạo 5 năm (2008-2012) và khả năng huy động các nguồn vốn khác để đầu tư cho Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Theo nguyên tắc trên, đã xác định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Nghệ An để thực hiện các dự án thuộc Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, đảm bảo cho địa phương đủ điều kiện về vốn để thực hiện các dự án này.

Theo Đề án được phê duyệt thì nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2008-2012 để đầu tư thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của tỉnh Nghệ An là 1.307,231 tỷ đồng; từ nguyên tắc và căn cứ tính toán trên Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh Nghệ An là 1.045,785 tỷ đồng thực hiện Đề án (tỷ lệ hỗ trợ từ vốn trái phiếu Chính phủ cho Đề án là 80%); ngân sách địa phương đầu tư là 157,500 tỷ đồng, cụ thể:

+ Năm 2008, trong cân đối ngân sách địa phương thì chi từ ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo là 60 tỷ đồng, chi từ xổ số kiến thiết của Tỉnh là 7,5 tỷ đồng.

+ Với nguyên tắc sử dụng và tối thiểu là 20% từ nguồn xổ số kiến thiết để thực hiện Đề án, 50% chi ngân sách địa phương dành cho giáo dục và đào tạo thì nguồn chi của địa phương để đầu tư thực hiện Đề án năm 2008 sẽ là: 60 tỷ đồng x 50 % + 7,5 tỷ đồng x 20% = 31,5 tỷ đồng/năm;

+ 05 năm ngân sách địa phương (chi giáo dục và đào tạo + xổ số kiến thiết) để đầu tư thực hiện Đề án giai đoạn 2008 - 2012 có nguồn là 157,5 tỷ đồng (31,5 tỷ đồng x 5 năm, dự tính nguồn nói trên chưa tính đến yếu tố tăng thu ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết hàng năm). Trong khi đó yêu cầu nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện Đề án chỉ bằng số phải dành để đầu tư là 157,5 tỷ đồng.



11. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:

1. Khi mức lương tối thiểu tăng chênh lệch với các nhiệm vụ chi theo mức lương tối thiểu như: hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ ngày công theo pháp lệnh dân quân tự vệ, phụ cấp chế độ cho đại biểu Hội đồng nhân dân... Đề nghị cho sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương cho hợp lý.

Do số nguồn thu nội địa chỉ đáp ứng được 30% tổng chi ngân sách địa phương; nguồn vượt thu hàng năm không lớn nên ngân sách địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn để thực hiện chính sách an sinh xã hội, phòng chống thiên tai dịch bệnh... Để tạo điều kiện cho Quảng Nam phát triển kinh tế-xã hội, khi trung ương có chính sách mới phải tăng chi ngân sách, đề nghị Chính phủ hỗ trợ bổ sung 100% phần tăng chi ngân sách đó cho tỉnh.

2. Đề nghị bổ sung kinh phí cho Quảng Nam để thực hiện Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg, ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010 (tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo số 3119/UBND-KTTH, ngày 26/8/2008 gửi Bộ Tài chính).

3. Quảng Nam là một tỉnh nghèo, ngân sách địa phương được ngân sách Trung ương bổ sung cân đối trên 70%, do vậy khi xảy ra suy giảm kinh tế ngân sách địa phương thực sự khó khăn, tỉnh đã đề ra một số biện pháp phấn đấu tăng thu, tích cực thu các khoản nợ đọng, tiết kiệm chi, dùng nguồn dự phòng để bù hụt thu với số tiền 50 tỷ đồng: khoản hụt thu còn lại, đề nghị ngân sách Trung ương bổ sung chi ngân sách của tỉnh là: 238,14 tỷ đồng.

Trả lời: (tại Công văn số 12848/BTC-NSNN ngày 11/9/2009)

1. Theo Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về việc tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, nguồn tăng thu ngân sách địa phương hàng năm so với dự toán (nếu có), trước hết tỉnh sử dụng 50% để thực hiện cải cách tiền lương; phần 50% tăng thu còn lại, tỉnh được sử dụng để chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số khoản chi thường xuyên khác như: hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ ngày công theo Pháp lệnh dân quân tự vệ, phụ cấp chế độ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân phần chênh lệch tăng thêm. Đối với một số địa phương khó khăn, tỷ lệ tự cân đối chi từ nguồn thu của địa phương thấp, số tăng thu hàng năm nhỏ, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ để lại một phần trong số 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2008 so với dự toán để thực hiện cải cách tiền lương năm 2009 để các địa phương có thêm nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi do địa phương đảm bảo.

Đồng thời, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng ngân sách từng cấp”; vì vậy, trong bố trí ngân sách năm 2009 để thực hiện các chính sách an sinh xã hội mang tính thường xuyên (như chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và chính sách miễn thu thuỷ lợi phí theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP…), đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ 100%. Với nguyên tắc này, tỉnh Quảng Nam được hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội mang tính thường xuyên; cụ thể, từ năm 2007 đến 2009 ngân sách trung ương đã hỗ trợ tỉnh Quảng Nam để thực hiện các chế độ, chính sách mới là 517,2 tỷ đồng; trong đó: năm 2007 là 91 tỷ đồng, năm 2008 là 270 tỷ đồng, năm 2009 là 206 tỷ đồng (chưa tính số phát sinh từ nay đến hết năm).

Đối với các chính sách an sinh xã hội khác thực hiện cơ chế hỗ trợ theo các văn bản riêng, như: hỗ trợ kinh phí đối với công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thực hiện theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Nam được ngân sách trung ương hỗ trợ 70% nhu cầu kinh phí. Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, ngân sách địa phương sử dụng dự phòng để chi, nếu vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.

2. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg, ngày 5/2/2008 về phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010. Theo phân công của Chính phủ, việc bố trí vốn đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, đề nghị tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhu cầu vốn đầu tư, khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét hỗ trợ tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm.

3. Thực hiện Nghị quyết 32/2009/QH12 của Quốc hội, hiện nay Bộ Tài chính đang cùng với các địa phương đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước cả năm 2009, trong đó có xác định số thu ngân sách nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã đề nghị địa phương trong quá trình điều hành ngân sách phấn đấu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các khoản chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách; trường hợp địa phương gặp khó khăn về nguồn, định kỳ hàng quý có báo cáo cụ thể về tình hình thực hiện miễn, giảm, giãn thuế đến thời điểm báo cáo và mức thuế dự kiến miễn, giảm, giãn của cả năm 2009; tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước; mức huy động nguồn tài chính hợp pháp; nguồn thiếu hụt để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán đầu năm đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính sẽ tạm ứng ngân sách trung ương để các địa phương có nguồn thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán được Quốc hội phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương bị giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm các khoản thu theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 của Quốc hội.

12.Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

1. Hiện nay các chính sách TW ban hành, đa số các địa phương nghèo chỉ thực hiện được từ nguồn ngân sách TW đã hỗ trợ, phần nguồn giao địa phương đảm bảo không có để thực hiện, gây bức xúc cho các đối tượng được hưởng chế độ chính sách trung ương quy định. Đề nghị TW cân đối đủ 100% nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ chính sách do TW ban hành (thay vì hiện nay một số chính sách Trung ương giao địa phương bố trí mức 30% kinh phí là không thực hiện được như: NĐ 67/CP về trợ cấp cộng đồng, khắc phục dịch bệnh…).

2. Đối với các tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách hàng năm đạt thấp, thu không đủ chi, đề nghị Chính phủ không thực hiện cơ chế dùng nguồn tăng thu ngân sách địa phương theo dự toán năm sau/ dự toán năm trước để bố trí cải cách tiền lương, giao tăng chi các sự nghiệp lớn như: Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Môi trường, Y tế. Việc tăng chi hàng năm đối với các nhiệm vụ này, đề nghị Bộ Tài chính bổ sung nguồn cho địa phương để thực hiện. Đối với các nguồn tăng thu (nếu có) cho phép địa phương được sử dụng để hỗ trợ khắc phục thiệt hại bão lụt, dịch bệnh và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, các cơ chế chính sách của địa phương ban hành.



Trả lời: (tại Công văn số 12842/BTC-NSNN ngày 11/9/2009)

1. Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng ngân sách từng cấp”; vì vậy, trong bố trí ngân sách năm 2009, ngoài bổ sung cân đối 1.148.216 triệu đồng, ngân sách trung ương còn bổ sung có mục tiêu cho tỉnh là 1.721.892 triệu đồng, chiếm 47,9% tổng chi ngân sách địa phương; trong đó bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương là 371.098 triệu đồng, bổ sung để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 223.237 triệu đồng, bổ sung để thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ là 1.127.557 triệu đồng. Như vậy, tổng số bổ sung từ ngân sách trung ương cho tỉnh Hà Tĩnh là 2.870.108 triệu đồng, chiếm 80 % tổng chi ngân sách địa phương.

Đối với kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội mang tính thường xuyên (như chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và chính sách miễn thu thuỷ lợi phí theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP…), đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ 100%. Với nguyên tắc này, tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội mang tính thường xuyên, số tiền ngân sách trung ương đã hỗ trợ năm 2009 là 65.720 triệu đồng.

Đối với các chính sách an sinh xã hội khác, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo các văn bản riêng, như: hỗ trợ kinh phí đối với công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thực hiện theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 70% nhu cầu kinh phí, số còn lại địa phương sử dụng dự phòng và ngân sách của mình để giải quyết. Trường hợp địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, thì ngân sách trung ương bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện. Tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 đã được hỗ trợ là 73.429 triệu đồng (tai xanh: 61.635 triệu đồng, rét đậm rét hại: 5.724 triệu đồng). Riêng năm 2008, tỉnh Hà Tĩnh có số lượng gia súc mắc bệnh tai xanh phải tiêu hủy lớn, ngân sách địa phương khó khăn; vì vậy, ngân sách trung ương đã hỗ trợ tỉnh 100% nhu cầu kinh phí là 61.635 triệu đồng.

2. Theo Nghị quyết của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương được sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương; vì vậy, đề nghị địa phương thực hiện theo quy định.

Đối với số tăng thu NSĐP dự toán năm sau so với dự toán năm trước; sau khi dành 50% tăng thu để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. 50% còn lại được bố trí cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo và lĩnh vực khoa học công nghệ không thấp hơn số Quốc hội đã quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao thì Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ từng lĩnh vực chi cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Do tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh ngân sách có khó khăn nên dự toán hàng năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ cho địa phương để giải quyết một số khó khăn (như năm 2009, trung ương hỗ trợ 49.730 triệu đồng để tăng biên chế giáo dục theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân thông qua và một số nhiệm vụ vượt quá khả năng ngân sách địa phương; hỗ trợ 65.720 triệu đồng cho tỉnh Hà Tĩnh để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên và hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội phần ngân sách địa phương đảm bảo nhưng chưa đủ nguồn).

13. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

Đề nghị cần tăng mức hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ để xoá phòng học tạm (hiện nay đang thực hiện phương án phân bổ ngày 1/4/2008 của Bộ Tài chính thì tỉnh Quảng Ninh chỉ được hỗ trợ 20% nhu cầu xây dựng để xoá phòng học tạm, không được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà công vụ giáo viên).

Trả lời: (tại công văn số 12745/BTC-ĐT ngày 09/9/2009)

Trong phạm vi và trách nhiệm được phân công của mình, Bộ Tài chính có một số ý kiến như sau:

1. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp nhiệm vụ chi thì nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục của địa phương thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Hàng năm, theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán NSNN cho các địa phương có quy định rõ nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục. Các địa phương sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm chi cho giáo dục để đầu tư xây dựng trường, lớp học.

Thực hiện Nghị quyết số 68/2006/QH11 của Quốc hội khoá XI về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 thì từ năm 2007 các địa phương thực hiện phân bổ và sử dụng số thu từ xổ xố kiến thiết để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các công trình về giáo dục, y tế. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương phải sử dụng từ 70 - 80% thu xổ số kiến thiết cho giáo dục, y tế.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ thì các địa phương phải chủ động huy động các nguồn vốn khác để đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trong đó cần ưu tiên tập trung đầu tư cho Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên Chính phủ đã trình Quốc hội cho phát hành trái phiếu Chính phủ để có nguồn hỗ trợ bổ sung thêm cho địa phương triển khai thực hiện. Theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ một phần từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các địa phương.

2. Việc xác định mức hỗ trợ từ nguồn Trái phiếu Chính phủ cho các địa phương được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối thu chi ngân sách nhà nước, khả năng bố trí vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương từ nguồn thu xổ số kiến thiết cho giáo dục đào tạo 5 năm (2008-2012) và khả năng huy động các nguồn vốn khác để đầu tư cho Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Theo nguyên tắc trên, đã xác định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Quảng Ninh để thực hiện các dự án thuộc Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, đảm bảo cho địa phương đủ điều kiện về vốn để thực hiện các dự án này.

Theo Đề án được phê duyệt thì nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2008-2012 để đầu tư thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của tỉnh Quảng Ninh là 198,255 tỷ đồng; từ nguyên tắc và căn cứ tính toán trên Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh Quảng Ninh là 29,738 tỷ đồng thực hiện Đề án ; ngân sách địa phương đầu tư là 168,518 tỷ đồng, cụ thể:

- Năm 2008 trong cân đối ngân sách địa phương thì chi từ ngân sách địa phương cho giáo dục đào tạo 130 tỷ đồng, chi từ xổ số kiến thiết của Tỉnh là 24 tỷ đồng.

- Với nguyên tắc sử dụng và tối thiểu là 20% từ nguồn xổ số kiến thiết để thực hiện đề án, 50% chi ngân sách địa phương dành cho giáo dục và đào tạo thì nguồn chi của địa phương để đầu tư thực hiện Đề án năm 2008 sẽ là: 130 tỷ đồng x 50 % +24 tỷ đồng x 20% = 69,8 tỷ đồng/năm;

- 05 năm ngân sách địa phương ( chi giáo dục đào tạo+ xổ số kiến thiết) để đầu tư thực hiện Đề án giai đoạn 2008-2012 có nguồn là 349 tỷ đồng (69,8 tỷ đồng x 5 năm, dự tính nguồn nói trên chưa tính đến yếu tố tăng thu ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết hàng năm). Trong khi đó yêu cầu nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện Đề án chỉ phải dành để đầu tư là 168,518 tỷ đồng.

3. Về việc tăng mức hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ để xoá phòng học tạm:

Tại Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 10/6/2009 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kế hoạch vốn cả giai đoạn để trình Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, việc tăng mức hỗ trợ vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học của các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để tham gia với các Bộ, ngành có liên quan theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương