UỶ ban thể DỤc thể thao


Điều 116 TRƯỞNG BAN KỸ THUẬT



tải về 1.02 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Điều 116

TRƯỞNG BAN KỸ THUẬT

Trưởng ban kỹ thuật có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các khu vực thi đấu (đường chạy, sân nhảy, vòng ném, sân ném …) và tất cả các phương tiện, thiết bị và việc sử dụng chúng theo đúng các điều luật của IAAF



Điều 117

TRƯỞNG BAN THÔNG TIN, GỌI SỐ

Cùng với sự giúp đỡ của các trọng tài giám định phụ trách truyền tin gọi số, Trưởng ban truyền tin, gọi số phải giám sát việc chuyển tiếp giữa khu vực khởi động và khu vực thi đấu nhằm đảm bảo cho các vận động viên sau khi được kiểm tra ở nơi gọi số có mặt và sẵn sàng tại điểm thi đấu theo đúng đợt xuất phát đã sắp xếp của họ.



Điều 118

CÁC TRỌNG TÀI GIÁM SÁT

1. Các trọng tài giám sát khác nhau sẽ được chỉ định riêng cho từng môn thi đấu như: trọng tài giám sát các môn chạy, trọng tài giám sát các môn nhảy, ném đẩy, các môn phối hợp và các trọng tài giám sát các môn thi chạt và đi bộ ngoài khu vực sân vận động. Trọng tài giám sát cho các môn thi ngoài khu vực sân vận động không có quyền hạn đối với các vụ việc thuộc trách nhiệm của tổ trưởng trọng tài giám định các cuộc thi đi bộ thể thao.

2. Các trọng tài giám sát phải đảm bảo để các điều luật được chấp hành đầy đủ và phải quyết định đối với tất cả các vấn đề nảy sinh trong quá trình thi đấu và đối với những điều không được nêu ra trong những điều luật này.

Trọng tài giám sát các cuộc thi chạy chỉ có thẩm quyền để quyết định các vị trí xếp hạng trong thi chạy khi các trọng tài giám định về một, hoặc những vị trí xếp hạng có tranh cãi không thể đi đến 1 quyết định. Trọng tài giám sát không hành động như một trọng tài giám định hoặc giám thị.

3. Trọng tài giám sát ở mỗi môn phải kiểm tra tất cả các kết quả cuối cùng, phải giải quyết các điểm có tranh cãi và những trường hợp không có giám định về mặt đo lường bằng các thiết bị điện tử; phải giám sát các kết quả đo các thành tích kỷ lục.

4. Trọng tài giám sát ở mỗi môn phải giải quyết bất kỳ các biểu hiện chống đối hoặc sự kháng nghị có liên quan đến phong cách thi đấu; có quyền cảnh cáo và đuổi ra khỏi cuộc thi bất kỳ một vận động viên nào có vi phạm về hành vi đạo đức không thích hợp.

Các hành động cảnh cáo có thể được biểu thị bằng cách giơ thẻ vàng; còn giơ thẻ đỏ là biểu thị mức phạt đuổi ra khỏi cuộc thi.

5. Nếu theo quan điểm của trọng tài giám sát ở mỗi môn, những tình huống nảy sinh tại một cuộc đấu nào đó mà theo yêu cầu của sự công bằng thì cuộc đấu phải được xác định lại thì trừ những trường hợp đã được xác định ở Điều luật 123.1, trọng tài giám sát có quyền tuyên bố hủy bỏ cuộc đấu và sẽ phải tổ chức lại hoặc là ngay trong ngày hôm đó hoặc vào một dịp khác sau đó theo quyết định của mình.

6. Khi kết thúc mỗi cuộc thi, trọng tài giám sát phải ghi đầy đủ các số liệu vào phiếu kết quả, ký tên mình vào phiếu kết quả đó và giao nộp cho thư ký của cuộc thi.

7. Trọng tài giám sát các môn thi đấu phối hợp có thẩm quyền đối với việc điều hành thi đấu các môn phối hợp. Vị trọng tài giám sát này cũng có quyền đối với việc điều hành các môn riêng từng cá nhân trong phạm vi thi đấu các môn phối hợp.



Điều 119

CÁC TRỌNG TÀI GIÁM ĐỊNH

KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tổ trưởng trọng tài giám định các môn chạy và tổ trưởng trọng tài giám định mỗi môn nhảy, ném đẩy sẽ phân bổ các nhiệm vụ cho các trọng tài giám định đối với từng môn riêng của mình.

CÁC MÔN THI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG CHẠY (ĐƯỜNG PISTE) VÀ TRÊN ĐƯỜNG BỘ VỀ ĐÍCH TRÊN ĐƯỜNG CHẠY TRONG SÂN VẬN ĐỘNG

2. Các trọng tài giám định, những người mà tất cả đều cùng hoạt động trên một phía đường chạy sẽ quyết định thứ tự các vận động viên về đích và trong trường hợp mà họ không thể đi đến một quyết định thì phải chuyển vấn đề này lên cho trọng tài giám sát quyết định.

Ghi chú: Các trọng tài giám định phải được sắp xếp ở vị trí bên ngoài đường chạy ít nhất là 5m, ngang hàng với vạch đích và các chỗ ngồi phải cao dần, người sau ngồi cao hơn người trước.

CÁC MÔN THI NHẢY - NÉM ĐẨY

3. Trọng tài giám định phải xác định và ghi chép mỗi lần nhảy, ném … và đo thành tích mỗi lần thực hiện hợp lệ của vận động viên trong tất cả các môn thi nhảy ném. Trong nhảy cao và nhảy sào phải xác định số đo chính xác mỗi lần mức xà ngang được nâng lên, đặc biệt nếu đó là những lần thực hiện ở mức kỷ lục. Ít nhất phải có hai trọng tài giám định ghi chép và giữ biên bản số liệu về tất cả các lần thực hiện, kiểm tra kỹ việc ghi chép biên bản của mình khi kết thúc mỗi vòng thi đấu.

Tổ trưởng trọng tài giám định phải quyết định lần thực hiện được tính thành tích hoặc lần phạm quy bằng cách phất một lá cờ trắng hoặc cờ đỏ ( cờ trắng là được tính, cờ đỏ là phạm quy).

Điều 120

CÁC TRỌNG TÀI GIÁM THỊ (CÁC MÔN CHẠY, ĐI BỘ)

1. Các trọng tài giám thị là trợ lý trọng tài giám sát, và không có quyền đưa ra quyết định cuối cùng.

2. Trọng tài giám thị phải ngồi bên cạnh trọng tài giám sát ở cùng một vị trí có thể giám sát cuộc đấu một cách chặt chẽ và, trong trường hợp có một vận động viên hoặc một người khác nếu có sai trái hoặc vi phạm các điều luật thì phải thảo ngay một báo cáo bằng văn bản về sự việc xảy ra cho trọng tài giám sát.

3. Các trường hợp vi phạm luật như trên được xác định bằng tín hiệu phất một lá cờ màu vàng.

4. Phải có đủ số lượng trọng tài giám thị để giám sát các khu vực trao tín hiệu gậy trong các đợt thi tiếp sức.

Ghi chú: Khi một trọng tài giám thị quan sát thấy một vận động viên đã chạy vào ô chạy không phải là ô của vận động viên đó, hoặc thấy việc chuyển gậy tiếp sức đã thực hiện ngoài khu vực trao gậy thì vị trọng tài giám thị này phải đánh dấu ngay lên đường chạy vị trí mà vi phạm đó xảy ra bằng một loại vật liệu thích hợp.



Điều 121

TRỌNG TÀI BẤM GIỜ

1. Phải cử cho đủ số lượng trọng tài bấm giờ cho phù hợp với số lượng các vận động viên vào vị trì thi đấu; một trong những người này sẽ là tổ trưởng trọng tài bấm giờ.

2. Các trọng tài bấm giờ phải sử dụng đồng hồ bấm giờ cơ học hoặc các thiết bị xác định thời gian điện tử có mặt hiện số điều khiển được bằng tay. Trong cuốn luật này tất cả các dụng cụ đo thời gian này, được gọi là "các đồng hồ".

3. Các trọng tài bấm giờ phải ở ngang vạch đích, phía bên ngoài đường chạy. Trong mọi trường hợp, vị trí của các trọng tài bấm giờ phải ở cách ít nhất là 5m tính từ ô chạy ngoài cùng của đường chạy và phải được bố trí cao dần lên; người ngồi sau cao hơn người ngồi trước để có thể quan sát rõ vạch đích.

4. Phải có 3 trọng tài bấm giờ chính (một trong số họ sẽ là tổ trưởng trọng tài bấm giờ) và một hoặc hai trọng tài bấm giờ tăng cường, để xác định thời gian người về đích trong mỗi đợt chạy. Không được tính thành tích theo kết quả ghi được trên các đồng hồ của các trọng tài bấm giờ tăng cường trừ trường hợp có 1 (hoặc nhiều hơn), đồng hồ của các trọng tài bấm giờ chính thức không ghi được thời gian một cách chính xác, thì phải cần đến trọng tài bấm giờ tăng cường theo thứ tự tham gia đã được quyết định từ trước để đảm bảo cho tất cả các đợt chạy đều có 3 đồng hồ ghi được thời gian về đích chính thức của người về đầu.

5. Mỗi trọng tài bấm giờ phải hành động độc lập không được để lộ kết quả trên đồng hồ của mình, hoặc thảo luật kết quả thời gian của mình với bất kỳ người nào khác mà phải ghi số liệu thời gian đã đo được của mình vào phiếu thành tích chính thức rồi ký tên vào đó và nộp cho tổ trưởng trọng tài bấm giờ. Người này được phép kiểm tra các đồng hồ để xác minh các kết quả thời gian được báo cáo lên.

6. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ là người quyết định về thời gian chính thức đối với mỗi vận động viên, áp dụng theo các điều khoản của điều luật 160 và sau đó sẽ đưa ra công khai kết quả này.

Điều 122

CÁC TRỌNG TÀI GIÁM ĐỊNH ẢNH ĐÍCH

1. Phải có một tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích và hai trợ lý khi có sử dụng các thiết bị đo thời gian hoàn toàn tự động

2. Tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích phải chịu trách nhiệm đối với sự hoạt động của thiết bị này. Trước khi bắt đầu vào giải, người tổ trưởng này phải họp các cán bộ kỹ thuật có liên quan và làm quen với các thiết bị; phải giám sát vị trí lắp đặt và cho thiết bị chạy thử.

Trong tất cả các môn thi đấu phải sử dụng thiết bị tính thời gian hoàn toàn tự động, người tổ trưởng này phải phối hợp với trọng tài giám sát các môn chạy, và trọng tài phát lệnh, bắt tay vào việc kiểm tra, trước mỗi đợt xuất phát để đảm bảo cho các thiết bị được đóng mạch một cách tự động khi có tiếng súng phát lệnh, hoặc xác nhận các thiết bị vẫn đang hoạt động tốt, và được sắp đặt thẳng hướng một cách chính xác. Đồng thời phải kiểm tra hoạt động ở giá trị O.

3. Tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích phải phối hợp với hai trợ lý của mình để xác định thứ hạng các vận động viên về đích và thời gian đạt được của riêng từng người.

4. Phải ghi các thứ hạng chính thức cùng các kết quả thời gian vào phiếu ghi thành tích chính thức (bản chính), ký tên rồi chuyển lên cho ban thư ký. Trường hợp có sử dụng hệ thống xử lý kết quả bằng máy vi tính thì các thứ hạng và thời gian đạt được của các vận động viên có thể được trực tiếp đưa vào hệ thống máy tính dưới sự điều khiển của tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích.

5. Nếu sử dụng hệ thống video tạo dựng được dưới 100 trạng thái hình ảnh phân biệt trong một giây thì tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích phải xem xét các trạng thái hình ảnh ngay trước và sau vạch đích. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào đó về vị trí giữa 2 ảnh này, thì tổ trưởng sẽ phải tuyên bố có sự về đích cùng lúc giữa các vận động viên mà vị trí của họ thay đổi.

6. Tại các cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a) và (b) thì IAAF hoặc liên đoàn khu vực liên quan sẽ cử một trọng tài giám định ảnh đích, vị này sẽ giám sát toàn bộ hoạt động ảnh đích.



Điều 123

TRỌNG TÀI PHÁT LỆNH VÀ TRỌNG TÀI BẮT PHẠM QUY

1. Trọng tài phát lệnh phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các vận động viên theo đúng các số hiệu của họ và sẽ là người toàn quyền giám định về bất kỳ sự việc nào có liên quan đến việc xuất phát của đợt chạy. Tuy vậy khi có sử dụng thiết bị kiểm soát lỗi xuất phát thì trọng tài xuất phát phải đeo tai nghe (headphones) để nghe cho rõ ràng các tín hiệu âm thanh được phát ra nếu có lỗi xuất phát (xem điều 162.10).

Trước khi đưa ra tín hiệu xuất phát, trọng tài phát lệnh phải nắm chắc rằng các trọng tài bấm giờ, các trọng tài giám định, tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích (nếu có) và người điều khiển thiết bị đo sức gió đã ở tư thế sẵn sàng phối hợp làm việc.

2. Trọng tài phát lệnh phải chọn vị trí sao cho mình kiểm soát được toàn bộ các vận động viên trong tiến trình xuất phát.

Một việc nên làm, đặc biệt là đối với các đợt xuất phát mà các vị trí xuất phát của các vận động viên được sắp xếp theo hình bậc thang, thì cần có loa phóng thanh đặt tại các ô chạy riêng của từng cá nhân để chuyền lệnh tới các vận động viên.

Ghi chú: Trọng tài phát lệnh phải đứng ở vị trí sao cho toàn bộ khu vực xuất phát của các vận động viên thu vào một góc nhìn hẹp. Đối với những đợt chạy sử dụng xuất phát thấp thị việc trọng tài xuất phát chọn vị trí để có thể biết chắc rằng tất cả các vận động viên đã ở tư thế sẵn sàng ổn định trước khi nổ súng phát lệnh là điều rất cần thiết. Trường hợp không dùng loa phóng thanh trong những đợt xuất phát theo tuyến hình bậc thang, thì trọng tài phát lệnh phải đứng ở vị trí sao cho khoảng cách giữa trọng tài đó tới mỗi vận động viên tương tự như nhau. Trong các cuộc thi đấu cự ly ngắn, kể cả 110m rào, trọng tài phát lệnh phải đứng phía trước, hoặc hàng ngang, trên phần kéo dài ra ở phía ngoài vạch xuất phát. Tuy nhiên, trường hợp trọng tài không thể đứng được ở vị trí như trên thì súng phát lệnh, hoặc thiết bị phát lệnh được phép sử dụng phải đặt ở vị trí đó và lệnh được phát ra bằng bấm công tắc điện.

3. Cần phải có một hoặc vài người làm trợ lý, hỗ trợ cho trọng tài phát lệnh khi phải hủy bỏ lệnh xuất phát.

Ghi chú: Đối với các cuộc thi 200m, 400m, 400m rào, 4x100m, 4x200m, 4x400m tiếp sức, cần phải có ít nhất là hai trọng tài bắt phạm qui xuất phát.

4. Mỗi trọng tài bắt phạm qui xuất phát phải có vị trí đứng sao cho có thể quan sát được vận động viên mà mình được phân công quan sát và nhắc nhở.

5. Việc cảnh cảo và truất quyền thi đấu đối với các vận động viên theo điều luật 162.7, phải do trọng tài phát lệnh thực hiện.

6. Trọng tài phát lệnh phải phân công nhiệm vụ và vị trí riêng cho từng trọng tài nhắc hủy bỏ lệnh xuất phát, những người này có trách nhiệm gọi các vận động viên quay lại nếu thấy có sự phạm quy (xem Điều luật 162.10). Sau một lần hủy bỏ lệnh xuất phát hoặc có sự xuất phát quá sớm, trọng tài nhắc nhở này phải báo cáo về những tình huống đã quan sát thấy cho trọng tài phát lệnh để ông ta sẽ quyết định có cảnh cáo hay không và sẽ cảnh cáo vận động viên nào.

7. Có thể dùng các thiết bị phát hiện vận động viên phạm quy khi xuất phát như đã mô tả trong điều 162.10, trong các cuộc thi chạy có xuất phát thấp.



Điều 124

CÁC TRỢ LÝ TRỌNG TÀI PHÁT LỆNH

1. Các trợ lý trọng tài phát lệnh phải kiểm tra xem các vận động viên vào thi đấu theo đúng đợt chạy chưa và họ đã đeo đúng số của mình chưa. Các vị trí xuất phát trong tất cả các cự ly thi đấu đều phải được đánh số theo thứ tự từ trái sang phải, mặt quay về hướng chạy.

2. Các trợ lý này phải sắp xếp cho từng vận động viên vào chỗ đúng ô chạy hoặc điểm xuất phát của họ, tập hợp các vận động viên tại vị trí phía sau vạch xuất phát và cách vạch xuất phát khoảng 3 mét (trong trường hợp vạch xuất phát theo hình bậc thang, thì khoảng cách cũng tương tự như vậy ở phía sau mỗi vạch). Khi việc sắp xếp các vận động viên chuẩn bị vào chỗ đã hoàn tất thì các trợ lý phải ra tín hiệu cho trọng tài phát lệnh biết rằng tất cả đã sẵn sàng. Khi đến một đợt xuất phát mới, các trợ lý của trọng tài phát lệnh lại tiếp tục tiến hành tập hợp các vận động viên.

3. Các trợ lý của trọng tài phát lệnh phải có trách nhiệm chuẩn bị sẵn các gậy tiếp sức để dùng cho các vận động viên chạy ở chặng đầu tiên trong các cuộc đua tiếp sức.

4. Khi trọng tài phát lệnh ra lệnh cho các vận động viên vào chỗ của họ, các trợ lý phải đảm bảo rằng các vận động viên đã tuân thủ theo đúng Điều 162.4 khi vào chỗ.

Điều 125

TRỌNG TÀI THEO DÕI SỐ VÒNG CHẠY

1. Trong các cuộc thi chạy ở những cự ly dài hơn 1.500m, trọng tài theo dõi số vòng chạy phải ghi lại số vòng mà tất cả các vận động viên đã hoàn thành. Đối với các môn thi 5.000m và dài hơn, và đối với các môn thi đi bộ thể thao thì số lượng trọng tài theo dõi số vòng sẽ được chỉ định theo sự chỉ đạo của trọng tài giám sát và được cung cấp đầy đủ phiếu ghi số vòng để họ ghi lại thời gian qua mỗi vòng (khi đã được các trọng tài bấm giờ chuyển số liệu cho họ) của các vận động viên mà họ chịu trách nhiệm. Khi áp dụng cách này, mỗi trọng tài ghi số vòng chỉ được theo dõi nhiều nhất là 4 vận động viên (đối với các môn thi đi bộ - tối đa là 6 vận động viên).

2. Trọng tài ghi số vòng phải có trách nhiệm đối với việc luôn luôn giơ biển thông báo số vòng mà vận động viên còn phải tiếp tục tại vị trí vạch đích. Việc giơ biển thông báo có thể được thay đổi khi người dẫn đầu đang chạy vào đoạn đường kết thúc ở vạch đích. Ngoài ra có thể sử dụng cử chỉ bằng tay, khi cần, cho các vận động viên đã, hoặc sắp sửa bị bắt vòng.

Thông thường việc ra hiệu cho mỗi vận động viên biết họ đang ở vòng cuối cùng được thực hiện bằng cách rung một rồi chuông.



Điều 126

THƯ KÝ CUỘC THI

Thư ký cuộc thi thu thập các kết quả đầy đủ về mỗi môn thi; các trọng tài giám sát, tổ trưởng trọng tài bấm giờ, tổ trưởng trọng tài ảnh đích và người đo tốc độ gió phải cung cấp đầy đủ các số liệu chi tiết cho thư ký. Sau đó thư ký phải chuyển ngay những số liệu chi tiết này tới người đọc thông báo, ghi lại các kết quả và nộp các phiếu ghi kết quả lên Trưởng ban tổ chức.

Trưởng ban có sử dụng hệ thống xử lý kết quả bằng máy vi tính thì người chịu trách nhiệm ghi kết quả bằng vi tính tại chỗ thi đấu phải đảm bảo việc tất cả các số liệu đầy đủ và kết quả thi đấu các môn nhảy, ném đẩy được truy nhập vào hệ thống máy tính. Kết quả các môn thi chạy sẽ được đưa vào dưới sự điều khiển của tổ trưởng trọng tài giám định ảnh đích. Người đọc thông báo và Trưởng ban tổ chức thi đấu sẽ được cung cấp các số liệu kết quả qua một máy tính.

Điều 127

TRƯỞNG BAN LỄ TÂN

Trưởng ban lễ tân phải kiểm tra khu vực thi đấu và không cho phép bất kỳ ai ngoài các trọng tài, quan chức và các vận động viên được triệu tập đến thi đấu vào khu vực thi đấu và ở lại đó và phải sắp xếp để có một khu vực có hàng rào dành cho các quan chức, trọng tài khi họ chưa làm nhiệm vụ.



Điều 128

TRỌNG TÀI THÔNG TIN

Trọng tài thông tin phải thông báo công khai trước công chúng họ tên và số đeo của các vận động viên tham gia mỗi cuộc đấu và tất cả những thông tin có liên quan như: thành phần của các đợt thi đấu, các ô chạy hoặc các vị trí rút thăm, và các thời gian ở giữa. Các kết quả (thứ hạng, số lần, độ cao và độ xa) của mỗi môn thi phải được thông báo vào thời điểm sớm nhất có thể sau khi nhận được thông tin.

Tại các cuộc thi đấu được tổ chức theo Điều luật 12.1 (a) trọng tài thông tin bằng tiếng Anh và tiếng Pháp phải do IAAF chỉ định. Người được lựa chọn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề về nghi thức thông báo dưới sự chỉ đạo chung của đại diện kỹ thuật.

Điều 129

GIÁM ĐỊNH VIÊN SÂN BÃI VÀ DỤNG CỤ

Giám định viên sân bãi và dụng cụ phải kiểm tra độ chính xác của các dấu và các thiết bị, dụng cụ lắp đặt và sẽ cấp giấy chứng nhận thích cho Trưởng ban kỹ thuật trước khi tiến hành thi đấu.

Để xác minh các tiêu chuẩn kỹ thuật, giám định viên sân bãi và dụng cụ phải được cung cấp đầy đủ các sơ đồ về các khu vực thi đấu và các bản vẽ.

Tất cả các đường đua, sân thi đấu dự định sử dụng cho các cuộc thi đấu theo điều 12.1 (a) đến (h) phải có tài liệu xác nhận độ chính xác về kích thước của đường chạy, các đường kẻ phân chia ranh giới, các thiết bị, dụng cụ và phần diện tích bên trong theo đúng khuôn khổ đã được Hội đồng phê chuẩn.



Điều 130

TRỌNG TÀI ĐO TỐC ĐỘ GIÓ

Trọng tài đo tốc độ gió phải đảm bảo vị trí đặt máy theo đúng qui định của Điều luật 149. Phải xác định chắc chắn tốc độ gió theo hướng chạy trong những cuộc đua tương ứng và sau đó phải ghi lại và ký tên xác nhận kết quả đã đo được để nộ cho thư ký cuộc thi.



Điều 131

TRỌNG TÀI GIÁM ĐỊNH ĐO LƯỜNG (ĐIỆN TỬ)

Khi sử dụng các thiết bị đo cự ly bằng điện tử phải có một trọng tài giám sát các phép đo.

Trước khi khai mạc giải, trọng tài giám định đo lường điện tử sẽ có cuộc hợp với các nhân viên kỹ thuật có liên quan và làm quen với thiết bị đo.

Trước cuộc đấu, trọng tài giám định đo lường phải kiểm tra việc định vị các thiết bị đo lường, xem xét các yêu cầu kỹ thuật do nhân viên kỹ thuật trình bày.

Để đảm bảo được rằng thiết bị hoạt động một cách chính xác, trước và sau cuộc đấu, trọng tài giám định này phải kiểm tra toàn bộ các số đo để khẳng định có sự thống nhất với các kết quả thu được khi sử dụng 1 thước dây đã được kiểm nghiệm về độ chính xác.

Trọng tài giám định sẽ báo cáo với trọng tài giám sát các môn thi nhảy, ném đẩy để xác nhận về độ chính xác của thiết bị đo.

Trong quá trình thi đấu trọng tài giám định này sẽ chịu trách nhiệm chung về việc vận hành thiết bị.

Điều 132

CÁC TRỌNG TÀI GIÁM ĐỊNH TRANG PHỤC VÀ SỐ ĐEO

Các trọng tài giám định trang phục và số đeo có trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo chắc chắn rằng các vận động viên mặc trang phục của quốc gia hoặc của câu lạc bộ theo đúng mẫu đã được cơ quan điều hành quốc gia của họ đăng ký chính thức; số đeo của các vận động viên là chính xác và đúng với tên trong danh sách; giày thi đấu, số lượng và kích thước của các đinh ở đế giày đúng qui định, các chi tiết quảng cáo trên trang phục và túi sách của các vận động viên phù hợp với các điều luật và các qui định của IAAF; và không cho các vận động viên mang theo bất cứ một loại hàng hóa nào không được phép vào khu vực thi đấu.



Điều 133

NGƯỜI PHỤ TRÁCH QUẢNG CÁO

Người phụ trách quảng cáo có trách nhiệm giám sát và vận dụng các Điều luật và các qui định về quảng cáo của IAAF



II. CÁC ĐIỀU LUẬT CHUNG

Điều 137

SÂN THI ĐẤU ĐiỀN KINH

Tất cả các loại sân có bề .mặt cứng và đồng chất, có thể chịu được đinh của giày chạy đều có thể dùng làm sân thi đấu điền kinh. Các cuộc thi chạy và các cuộc thi nhảy, ném đẩy theo Điều luật 12.1 (a) và các cuộc thi đấu dưới sự điều hành trực tiếp của IAAF chỉ được phép tổ chức trên các đường chạy được phủ chất dẻo tổng hợp theo đúng các đặc tính về tiêu chuẩn kỹ thuật đã được IAAF qui định cụ thể đối với các loại chất dẻo phủ trên bề mặt sân và có giấy chứng nhận về giá trị sử dụng hiện tại do IAAF phê duyệt.

Đương nhiên. khi có sẵn các đường chạy như vậy thì các cuộc thi theo Điều luật 12.1 (b), (c). (d), (e). (đ) và (g) cũng được tổ chức trên đó.

Ghi chú: Các đặc tính kỹ thuật đối với việc qui hoạch và cấu tạo của đường chạy và các thiết bị sân thi đấu được xác định và mô tả chi tiết trong tài liệu hướng dẫn về các trang bị. phương tiện. sân thi đấu và đường chạy do IAAF phát hành năn/ 199o và trong các tài liệu của Văn phòng Tổng thư ký. trong đó có cả sơ đồ mạt cắt chi tiết về việc đó và đánh dấu đường chạy.



Điều 138

Tư CÁCH THAM GIA THI ĐẤU

1 Các cuộc thi đấu theo các điều luật của IAAF được giới hạn cho các vận động viên thoả mãn được các điều luật về việc có đủ tư cách tham gia thi đấu cửa IAAF.

2. Vận động viên không được phép thi đấu ở ngoài đất nước mình nếu như không được liên đoàn thành viên cho phép vận động viên đó thi đấu-bảo lãnh về tư cách tham gia thi đấu của vận động viên đó. Trong tất cả các cuộc thi đấu quốc tế việc bảo lãnh về tư cách nói trên sẽ được công nhận nếu không có kháng nghị nào về vận động viên đó được gửi tới IAAF.

KHÔNG THAM DỰ CUỘC THI

3. Tại các cuộc thi đấu theo điều luật 12.1 (a), (b), (c), một vận động viên có thể bị loại, không được tham gia vào tất cả các cuộc đấu tiếp theo (ở vòng trong) của giải, kể cả các cuộc đấu tiếp sức, trong những trường hợp mà:

i) Có sự khẳng định đứt khoát rằng vận động viên đó tham gia trong một cuộc thi, nhưng sau đó lại không tham gia cuộc thi đó, vì thế mà tên vận động viên đã không bị xoá một cách chính thức khỏi danh sách những người xuất phát trong cuộc thi đó.

ii) Vận động viên đó đủ tư cách trong các cuộc thi tuyển chọn hoặc các đợt thi để vào sâu hơn trong một ít cuộc đấu nhưng sau đó lại không tham gia thi đấu ở 11 vòng trong.

Ghi chú 1 : Thời gian ấn định việc khẳng định dứt khoát về việc tham gia thi đấu phải được tuyên bố công khai từ trước.

Ghi chú 2: Không tham dự thi đấu bao gồm cả việc không tham gia thi đấu một cách thành thật và thiện ý.



Điều 139

QUẦN ÁO THI ĐẤU, GIàY THI ĐẤU VÀ SỐ ĐEO

QUẦN ÁO THI ĐẤU

1 Trong tất cả các cuộc thi, các vận động viên phải mặc quần áo thi đấu sạch sẽ, theo các mẫu mã và cách mặc gọn gàng, không gây trở ngại cho hoạt động thi đấu. Quần áo không được may bằng các loại vải có thể nhìn thấu vào da thịt bên trong kể cả khi bị ướt. Các vận động viên không được mặc các loại quần áo làm cản trở tầm nhìn của các trọng tài giám định.

Tại tất cả các cuộc đấu theo Điều luật 12.1 (a) đến (e), các vận động viên khi tham gia thi đấu phải mặc quần áo đồng phục đã được cơ quan điều hành quốc gia của mình phê chuẩn.

Tại tất cả các cuộc đấu theo Điều luật 12.1 (e) đến (h), các vận động viên tham gia phải mặc quần áo đồng phục hoặc quần áo của câu lạc bộ mà đã được cơ quan điều hành quốc gia của mình phê chuẩn chính thức. Các nghi thức mừng thắng lợi, băng, cờ, khẩu hiệu trưng trong các cuộc thi đấu cũng phải theo đúng qui định này.




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương