UỶ ban thể DỤc thể thao


Điều 166 THI CHẠY TIẾP SỨC



tải về 1.02 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Điều 166

THI CHẠY TIẾP SỨC

1. Các vạch rộng 5cm được vẽ ngang qua đường đua để đánh dấu cự ly của các đoạn và để biểu thị vạch xuất phát.

2. Trong các cuộc thi 4x100m và 4x200m, các thành viên của đội, trừ người chạy đầu tiên, có thể bắt đầu chạy từ bên ngoài vùng trao gậy tiếp sức song tối đa không quá 10m (xem điều 161.9). Dấu phân biệt phải được đánh trong mỗi ô chạy để chỉ rõ giới hạn kéo dài.

Các cuộc thi tiếp sức 4x100m và nếu có thể cả 4x200m sẽ phải chạy hoàn toàn theo ô chạy riêng.

Trong các cuộc thi tiếp sức 4x200m (nếu môn này không chạy hoàn toàn theo từng ô chạy riêng) và tiếp sức 4x400m, ở vòng chạy đầu tiên cũng như phần đường vòng đầu tiên của vòng chạy thứ hai để bắt vào đường thẳng sẽ phải chạy hoàn toàn theo ô chạy riêng.

Tuy nhiên. trong thi tiếp sức 4x400m, tại khu vực trao gậy đầu tiên các vận động viên vẫn phải ở trong các ô riêng của họ, người chạy thứ 2 không được phép bắt đầu chạy ở ngoài vùng trao gậy của anh ta và phải xuất phát trong vùng trao gậy này. Tương tự người chạy thứ 3 và thứ 4 phải bắt đầu chạy từ phía trong của họ.

Người chạy thứ hai của mỗi đợt có thể chạy tách ra khỏi ô chạy của họ ngay khi họ đã vượt qua vạch cho phép chạy vào đường chung sau đường vòng đầu tiên, vạch cho phép này sẽ được đánh dấu bằng một vạch hình vòng cung rộng 5cm ngang qua đường đua và hai đầu có cắm cờ với độ cao tối thiểu là 1,5m.

Ghi chú 1: Để giúp cho các vận động viên nhận rõ vạch cho phép này, những vật mốc nhỏ hình nón hoặc hình lăng trụ (5cmx5cm) và không được cao quá 15cm, có cùng màu với vạch cho phép chạy tạt vào này sẽ được đặt tại giao điểm của mỗi ô chạy và vạch cho phép tạt từ ô chạy riêng vào đường chạy chung.

Ghi chú 2: Trong thi tiếp sức 4x200m và 4x400m mà chỉ có từ 3 đội trở xuống thì nên bố trí cho các vận động viên chạy theo ô riêng của mình trong đường vòng đầu tiên của vòng chạy đầu.

3. Các dấu kiểm tra. Khi tất cả hoặc phần đầu tiên của cuộc thi tiếp sức đang chạy theo các ô riêng, một vận động viên có thể để một dấu kiểm tra trên đường, ở trong ô chạy riêng của anh ta bằng cách sử dụng băng dính có kích thước tối đa 5cmx40cm. Băng dính này phải có màu sắc dễ phân biệt để không bị lẫn với các vật đánh dấu cố định khác. Đối với đường đua rải than xỉ vận động viên có thể đánh dấu bên trong ô chạy riêng của mình bằng cách cào xước trên mặt sân. Trong các trường hợp khác không có dấu kiểm tra nào khác được sử dụng.

4. Gậy tiếp sức. Gậy tiếp sức phải được vận động cầm bằng tay vượt qua hết cự ly. Nếu bị rơi gậy tự vận động viên đánh rơi phải nhặt lại. Vận động viên này có thể rời khỏi ô chạy riêng của mình để nhặt gậy tiếp sức với điều kiện khi làm việc này, vận động viên không làm giảm bớt cự ly chạy mà mình phải vượt qua. Với điều kiện thủ tục nhặt gậy rơi được chấp nhận và không có vận động viên nào khác bị cản trở, việc đánh rơi gậy tiếp sức sẽ không bị coi là phạm quy. Trong tất cả các cuộc thi tiếp sức, gậy tiếp sức phải được chuyển trong vùng trao gậy. Việc chuyển gậy sẽ bắt đầu khi lần đầu tiên người nhận chạm gậy và được hoàn thành vào lúc gậy chỉ còn ở trong tay người nhận. Bên trong vùng trao gậy, chỉ có vị trí của gậy là có tính chất quyết định chứ không phải vị trí của cơ thể hay chân, tay của vận động viên.

Cấu trúc. _Gậy tiếp sức phải là một ống rỗng và nhẵn, có tiết diện ngang hình tròn, làm bằng gỗ, kim loại hoặc bất kỳ một vận liệu nào cứng khác. Độ dài của gậy tiếp sức không được quá 30cm và cũng không ngắn hơn 28cm. Chu vi của vòng gậy phải từ 12cm đến 13cm và trọng lượng của gậy không được dưới 50gam. Gậy nên có màu như thế nào đó để vận động viên dễ nhận ra trong thời gian thi đấu.

Những vận động viên ở chặng chạy thứ 3 và thứ 4 của cuộc thi chạy tiếp sức 4x400m, dưới sự hướng dẫn của trọng tài, phải đứng ở vị trí đợi của họ trong cùng một trật tự (từ trong ra ngoài như trật tự của các thành viên tương ứng trong đội hoàn thành 200m trong chặng đua của họ. Một khi đồng đội chạy tới đã vượt qua điểm này, các vận động viên đợi gậy phải duy trì trật tự của họ và không được đổi vị trí tại chỗ bắt đầu của vùng trao gậy.

Trong các cuộc thi tiếp sức khác khi không sử dụng ô chạy riêng, các vận động viên đợi có thể đứng ở vị trí phía trong trên đường đua khi đồng đội của mình chạy tới, miễn là họ không chen lấn hoặc cản trở các vận động viên đợi khác.

6. Các vận động viên, sau khi nhận gậy phải duy trì trong ô chạy riêng hay vùng của mình cho tới khi tuyến đường quang ra để tránh cản trở tới các vận động viên khác. Nếu bất kỳ vận động viên nào cố tình gây cản trở một thành viên của đội khác bằng cách lúc kết thúc đoạn chạy chạy ra ngoài vị trí hoặc ô chạy của mình sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đội anh ta bị mất quyền thi đấu.

7. Việc trợ giúp bằng cách đẩy lên hoặc bằng bất kỳ cách thức nào khác sẽ bị mất quyền thi đấu.

8. Khi một đội tiếp sức đã bước vào thi đấu, chỉ có 2 vận động viên có thể được dùng như những người dự bị (thay thế) trong thành phần của đội trong các vòng sau.

Sự thay người trong một đội tiếp sức chỉ có thể được từ danh sách các vận động viên đã được đăng ký trước cuộc thi dù là môn đó hay bất kỳ môn nào khác.

Thành phần của đội và trình tự chạy trong chạy tiếp sức phải được tuyên bố chính thúc trước khi bắt đầu mỗi vòng thi đấu.

Khi một vận động viên xuất phát trong vòng trước mà được thay bằng một vận động viên dự bị thì vận động viên đó không thể trở lại đội.



Điều 167

THI CHẠY VIỆT DÃ TRÊN ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN

PHẦN CHUNG

Do điều kiện hoàn cảnh tổ chức các cuộc thi chạy việt dã trên địa hình tự nhiên ở thế giới là rất khác nhau, nhất là về mùa, điều kiện khí hậu và cự ly khác nhau nên không thể có luật cứng nhắc đối với việc tiêu chuẩn hoá mang tính quốc tế về môn thể thao này.

Tuy vậy, các luật dưới đây nhằm hướng dẫn và động viên để giúp các quốc gia phát triển môn chạy việt dã trên địa hình tự nhiên - vừa với tư cách là một môn thể thao vừa với tư cách là phương tiện tập luyện bổ trợ cho các vận động viên điền kinh.

2. Mùa thi. Mùa thi đấu việt dã trên địa hình tự nhiên thường diễn ra trong suốt các tháng mùa đông sau khi kết thúc mùa thi đấu điền kinh trên sân vận động

3. Tuyến đường. Đối với các nội dung (môn thi) thi vô địch và mang tính quốc tế.

(a) Cuộc thi sẽ phải chạy vượt qua làng mạc, cánh đồng, đất tự nhiên, đất công và đất trồng cỏ.

Việc chạy ngang qua đường bộ cần hạn chế tới mức tối thiểu.

(b) Lộ trình đua phải được đánh đấu rõ ràng, tốt nhất nên có hàng rào hoặc chăng dây làm ranh giới ở hai bên. Nếu không thể thì tối thiểu phải đánh dấu rõ ở hai bên bằng các dải băng liên tục.

(c) Khi bố trí lộ trình đua, phải tránh các vật chướng ngại quá cao hoặc quá sâu, những đoạn lên dốc hoặc xuống dốc nguy hiểm, những đường ngầm dày đặc và nói chung là bất kỳ chướng ngại nào sẽ tạo nên khó khăn vượt ra ngoài mục đích của cuộc thi.

Tốt nhất là không nên sử dụng các vật chướng ngại nhân tạo, song nếu điều kiện để khắc phục điều này là không thể thì chúng phải được làm giống với các vật chướng ngại tự nhiên. Trong các cuộc đua có đông vận động viên tham gia, các khe hẹp hoặc những vật chướng ngại khác gây cản trở cho việc chạy của vận rộng viên thì cần tránh ở khoảng 1500m đầu tiên.

(d) Lộ trình đua phải được đo đạc và khoảng cách (cự ly) phải được công bố vào lúc gửi giấy mời đi cùng với sơ đồ mô tả ngắn gọn về lộ trình đua. Khi tuyến đường đua gồm nhiều vòng, một vòng tối thiểu không ngắn hơn 2200m.

(e) Trách nhiệm lo liệu đầy đủ một lộ trình đua được chấp nhấn, được đánh dấu rõ ràng, các chi tiết của lộ trình phải làm rõ trong chương trình, những việc còn lại như cử người và người này phải bổ nhiệm (chỉ định) các viên chức giúp việc, các trọng tài giám thị và người hướng chạy tại những phần phức tạp của tuyến đua để hướng dẫn cho các vận động viên khi cần thiết.

Ghi chú: Đối với các cự ly đua khác với các cuộc thi quốc tế, các điều luật điều hành tiến trình đua ở trên có thể được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh địa phương.

4. Nên lưu ý là các vận động viên phải được xếp theo các loại tuổi (xem luật 102).

5. Các cự ly

Các cự ly thi tại các giải vô địch đồng đội chạy việt dã trên địa hình tự nhiên của thế giới theo IAAF phải là:

Tuyến đua dài của nam 12 km Tuyến đua ngắn của nam 4km

Nam trẻ 8 km

Tuyến đua dài của nữ 8 km Tuyến đua ngắn của nữ 4 km

Nữ trẻ 6 km

Các cự ly tương tự được dùng cho các cuộc thi đấu quốc gia và quốc tế khác.

6. Xuất phát. Các cuộc thi phải được bắt đầu bằng tiếng súng. Các lệnh chuẩn đối với các cự ly dài sẽ được sử dụng. Trong các cuộc thi có nhiều đấu thủ tham gia, một thông báo vào chỗ 5 phút trước khi xuất phát phải được đưa ra cùng các lệnh vào chỗ bổ sung nếu cần.

Các trạm phải được quy định và các thành viên của mỗi đội phải đứng thành hàng dọc tại nơi xuất phát của cuộc đua.

7. Ngoại trừ như đã nêu trong điều 143 và mục 9 của điều này không vận động viên nào trong các cự ly việt dã trên địa hình tự nhiên được phép nhận sự trợ giúp trong quá trình đua.

8. Tính điểm

(a) Kết thúc cuộc đua, các trọng tài giám định sẽ phải quyết định thứ tự các vị trí riêng của của các vận động viên đạt điểm của mỗi đội thi. Cộng chúng lại với nhau và đội nào có tổng số thấp nhất sẽ được tuyên bố là đội thắng.

(b) Khi quyết định tổng số, các vị trí về đích của bất kỳ vận động viên nào có thể bị loại và vị trí về đích tiếp sau được điều chỉnh theo, song nếu phạm vi thi đấu rộng (nhiều vận động viên) thì không nên làm.

(c) Trong trường hợp bằng điểm nhau giữa hai hay nhiều đội thì đội có người được tính điểm ở vị trí cuối cùng cao hơn sẽ thắng.

9. Các trạm uống nước, rửa và ăn nhẹ

(a) Nước và các thức ăn nhẹ phù hợp khác phải được cung cấp tại chỗ xuất phát và về đích của tất cả các cuộc đua.

(b) Đối với tất cả các cự ly, các trạm tiếp nước, rửa sẽ được bố trí tại những khoảng cách phù hợp 2-3 km hoặc mỗi vòng nếu như điều kiện thời tiết đòi hỏi như vậy.

10. Các cuộc đua trên núi

Các cuộc đua trên núi diễn ra ngang qua địa hình tự nhiên và chủ yếu bên ngoài đường giao thông và bao gồm một số lượng đáng kể các dốc lên (đối với các cuộc đua "chủ yếu là chạy lên dốc") hoặc lên và xuống dốc (đối với các cuộc đua xuất phát và về đích ở cùng một độ cao).

Cự ly và tổng số độ dài dốc tương dối phù hợp đôi với các cuộc đua quốc tế là:

Đua chủ yếu dốc

Cự ly Dốc

Nam trưởng thành 12 km 1200m

Nữ trưởng thành 7 km 550m

Nam trẻ 7 km 550m

Xuất phát và về đích ở một độ cao như nhau

Cự ly Dốc

Nam trưởng thành 12 km 700m

Nữ trưởng thành 7 km 400m

Nam trẻ 7 km 400m

Có thể có đoạn chạy trên đường rải đá, nhựa song không được quá 20% cự ly đua.

Tiến trình đua có thể khép thành 1 vòng.



IV - CÁC MÔN NHẢY

Điều 171

NHẢY CAO

CUỘC THI


1. Trình tự thực hiện lần nhảy của các vận động viên sẽ được rút thăm

2. Trước khi bắt dầu cuộc thi, tổ trưởng trọng tài giám định phải thông báo cho các vận động viên mức xà khởi điểm và các mức xà nâng tiếp theo (lên sau mỗi vòng), cho tới khi chỉ còn một vận động viên còn lại thắng cuộc thi, hoặc có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên.

3. Trừ trường hợp chỉ còn lại một vận động viên đã thắng cuộc thi:

(a) Ở mỗi mức xà, xà ngang sẽ không bao giờ được nâng lên dưới 2cm; và

(b) Mức tăng trong mỗi lần nâng xà ngang phải như nhau.

Trong cuộc thi đấu nhiều môn phối hợp, theo Điều 12.1 (a), (b) và (c) mỗi lần nâng tối thiểu phải là 3cm trong suốt cuộc thi.

4. Các vận động viên phải giậm nhảy bằng 1 chân

5. Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được phép sử dụng khu vực chạy đà hoặc khu vực giậm nhảy để tập.

6. Một vận động viên sẽ bị phạm qui nếu:

(a) Sau lần nhảy do hành động của vận động viên làm rơi xà; hoặc

(b) Vận động viên chạy đà giậm nhảy không vượt qua phía trên xà ngang mà chạm đất ỏ khu vực ngoàì mặt phẳng tạo bởi hai cạnh gần nhất của 2 cột xà, kể cả ở giữa hoặc bên ngoài hai cột xà bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu khi nhảy, một vận động viên chạm bàn chân vào khu vực rơi xuống và theo ý kiến của trọng tài giám định là không tạo thêm lợi thế nào, thì lần nhảy với lý do đó sẽ không bị coi là hỏng.

7. Một vận động viên có thể bắt đầu nhảy tại bất kỳ mức xà nào cao hơn mức xà khởi điểm được tổ trưởng trọng tài giám định tuyên bố trước đó. Ở mỗi mức xà vận động viên được quyền nhảy tối đa 3 lần. Ba lần nhảy hỏng liên tiếp bất kể ở mức xà mà tại đó những lần nhảy hỏng như vậy xẩy ra sẽ bị loại khỏi những lần nhảy sau đó đó ngoại trừ trường hợp bằng nhau ở vị trí đầu tiên mà cần tiến hành nhảy lại để xác định thứ hạng vô địch.

Hiệu quả của điều luật này là việc một vận động viên có thể bỏ lần nhảy thứ hai hoặc thứ ba của mình tại một độ cao nào đó (sau khi đã nhảy hỏng lần đầu hoặc lần thứ hai) và sẽ nhảy ở độ cao tiếp theo.

Nếu một vận động viên bỏ 1 lần nhảy tại một độ cao nào đó thì sẽ không được thực hiện lần nhảy tiếp theo tại độ cao này, trừ trường hợp có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên

8. Việc đo độ cao mức xà mới phải được làm trước khi vận động viên nhảy độ cao đó. Trong tất cả các trường hợp có kỷ lục, trọng tài phải kiểm tra việc đo đạo khi xà ngang được đặt ở độ cao kỷ lục và họ sẽ kiểm tra lại việc đó trước mỗi lần nhảy phá kỷ lục tiếp theo nếu như xà ngang bị chạm vào từ lần đó trước.

Ghi chú: Các trọng tài giám định phải bảo đảm trước khi bắt đầu cuộc thi rằng mặt đáy và mặt trước của xà ngang được phân biệt rõ và thanh xà ngang luôn luôn được đặt lại ở vị trí như nhau (nghĩa là mặt trên luôn hướng lên trên và mặt trước luôn hướng ra trước).

Sau khi các vận động viên khác bị loại, một vận động viên còn lại được quyền tiếp tục nhảy cho tới khi bị mất quyền nhảy tiếp.

Sau khi một vận động viên đã thắng cuộc thi, độ cao hoặc các độ cao mà xà ngang được nâng lên tiếp sẽ do vận động viên này quyết định có tham khảo ý kiều cùng với các trọng tài giám định hoặc trọng tài giám sát có liên quan.

Ghi chú: Điều này không áp dụng đối với các cuộc thi nhiều môn phối hợp.

10. Mỗi vận động viên sẽ được ghi thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả những lần nhảy phân thắng bại ở vị trí đầu tiên.

KHU VỰC CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY

11. Đường chạy đà phải có độ dài tối thiểu là 15m ngoại trừ trong các cuộc thi đấu được áp dụng theo điều luật 12.1 (a), (b) và (c) trong đó độ dài tối thiểu phải là 20m.

Khi điều kiện cho phép độ dài tối thiểu phải là 25m.

12. Độ nghiêng tối đa của khu vực chạy đà và giậm nhảy không được vượt quá 1/250 theo hướng tới điểm giữa của xà ngang.

13. Khu vực giậm nhảy phải bằng phẳng.

14. Vật đánh dấu. Một vận động viên có thể sử dụng 1 hoặc 2 vật đánh dấu (được cung cấp hoặc được phép của ban tổ chức) để trợ giúp mình trong chạy đà và giậm nhảy. Nếu không có các dấu như vậy, vận động viên có thể sử dụng băng dính song không được vẽ phấn hay những chất tương tự để tạo thành những dấu không xoá được.

BỘ DỤNG CỤ

15. Cột chống xà. Có thể sử đụng bất kỳ loại cột chống xà nào miễn là chúng phải cứng.

Cột chống phải có các giá đỡ xà để xà ngang đặt vững trên đó.

Cột chống phải đủ cao để vượt trên độ cao thực tế mà xà được nâng lên, ít nhất là 10cm.

Khoảng cách giữa hai cột chống xà không được ngắn hơn và không rộng hơn 4,04m.

16. Cột chống xà không được di chuyển trong thời gian thi đấu trừ khi trọng tài cho rằng khu vực giậm nhảy hoặc rơi xuống là không phù hợp.

Trong trường hợp như vậy, việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi các vận động viên đã thực hiện hết một vòng.

17. Xà ngang. Xà ngang phải được làm bằng sợi thuỷ tinh, kim loại hoặc các vật liệu phù hợp khác; xà có tiết diện hình tròn trừ hai đoạn ở 2 đầu xà.

Độ dài toàn bộ của xà ngang phải là 4,00m (+-2cm). Trọng lượng tối đa của xà phải là 2 Kg.

Đường kính tiết diện ngang của xà phải bằng 30mm (+-1mm). Xà ngang gồm 3 phần, phần giữa có hình trụ tròn còn hai đầu là hai đoạn hình trụ bán nguyệt có chiều rộng 30-35mm và chiều dài 15-20cm để đặt lên hai giá đỡ của cột chống xà. Hai đoạn cuối ở hai đầu xà này phải cứng và nhẵn. Chúng không được bọc cao su hay bất kỳ một vật liệu nào khác có tác dụng làm tăng ma sát giữa chúng và giá đỡ.

Xà ngang phải cân bằng khi đặt và chỉ được võng xuống tối đa 2cm.

Kiểm tra độ đàn hồi: Treo một trọng lượng 3 Kg vào giữa xà ngang khi nó được đặt vào vị trí. Xà có thể võng xuống tối đa là 7 cm.

18. Giá đỡ xà ngang. Giá đỡ là một hình chữ nhật phẳng, rộng 4 cm và dài 6 cm. Giá đỡ phải được gắt chặt vào cột chống xà trong thời gian nhảy và hướng vào nhau. Hai đầu của xà ngang sẽ được đặt trên giá đỡ với cách thức sao cho nếu vận động viên khi nhảy chạm vào thì xà ngang dễ dàng bị rơi dù về phía trước hay về phía sau.

Giá đỡ xà không được phủ cao su hoặc bất cứ chất liệu nào khác có tác dụng tăng độ ma sát giữa giá đỡ và bề mặt xà ngang, hoặc có bất kỳ sự đàn hồi nào.

19. Giữa đầu xà ngang và cột xà phải có khoản cách tố thiểu là 1 cm.

Khu vực rơi xuống

20. Khu vực rơi xuống phải có kích thước tối thiểu 5mx3m.

Ghi chú: Hai cột chống xà và khu vực rơi xuống phải được bố trí sao cho khi sử dụng có khoảng trống 10 cm giữa chúng để tránh việc làm rung xà ngang do việc xê dịch vị trí rơi xuống tác động vào cột chống xà.



Hình 5. Cột xà và xà ngang trong nhảy cao

Điều 172

NHẢY SÀO

1. Trình tự nhảy của các vận động viên sẽ được rút thăm.

2. Trước khi bắt đầu thi đấu, tổ trưởng trọng tài giám định phải tuyên bố cho các vận động viên biết độ cao khởi điểm và các độ cao sau đó mà xà ngang sẽ được nâng lên vào cuối của mỗi vòng, cho tới khi chỉ có 1 vận động viên còn lại đã thắng cuộc thi hoặc có sự bằng nhau đối với vị trí đầu tiên.

3. Trừ trường hợp chỉ còn một vận động viên đã thắng cuộc tri:

(a) Xà ngang không bao giờ được nâng lên ít hơn 5cm sau mỗi vòng; và

(b) Mức tăng trong mỗi lần nâng xà ngang không được thay đổi. Trong thi đấu nhiều môn phối hợp, theo điều luật 12.1 (a), (b) và (c), mức tăng của mỗi lần nâng xà luôn bằng 10 cm trong suốt cuộc thi.

4. Các vận động viên được phép di chuyển cột chống xà và giá đỡ xà song không quá 40 cm về phía chạy đà, và không quá 80 cm về phía khu vực rơi xuống, tính từ cạnh bên trong mặt trên của hộp chống sào.

Trước khi bắt đầu cuộc thi, vận động viên phải báo cho trọng tài về vị trí của cột đỡ xà hoặc giá đỡ xà cần cho lần nhảy đầu tiên của mình và vị trí này phải được ghi lại

Nếu sau đó, vận động viên muốn có bất kỳ sự thay đổi nào thì phải lập tức thông báo cho trọng tài trước khi cột chống xà được đặt theo đề nghị ban đầu. Việc quên làm điều này sẽ dẫn tới việc làm rút ngắn thời gian được phép cho 1 lần nhảy của vận động viên.

Ghi chú: Một vạch trắng rộng 1 cm có thể được vẽ vuông góc với trục của đường chạy đà ở ngang mức cạnh bên trong phía trên của hộp chống sào. Vạch này kéo dài tới cạnh ngoài của cột chống xà.

5. Khi cuộc thi đã bắt đầu, các vận động viên không được phép sử dụng đường chạy với mục đích tập luyện.

6. Một vận động viên sẽ không công nhận thành tích nếu:

(a) Sau lần nhảy, xà ngang không còn trên giá đỡ hành động của vận động viên trong lúc nhảy; hoặc

(b) Vận động viên không vượt qua phía trên xà mà chạm đất rơi vượt ra ngoài mặt phẳng thẳng đứng tạo bởi cạnh ngoài cột chống xà bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc sào, mà không vượt qua phía trên xà ngang.

(c) Sau khi rời đất, vận động viên đặt tay nắm sào phía dưới lên trên tay nắm ở phía trên hoặc di chuyển tay nắm sào phía trên cao hơn trên sào.

(d) Trong lần nhảy, một vận động viên cố tình dùng bàn tay hoặc các ngón tay của mình giữ lại xà ngang khi nó sắp sửa bị rơi khỏi giá đỡ.

Ghi chú: Nếu vận động viên chạy ra ngoài vạch trắng đánh dấu đường chạy tại bất kỳ điểm nào thì không phạm lỗi?

7. Một vận động viên có thể bắt đầu lần nhảy tại bất kỳ độ cao được tổ trưởng trọng tài giám định công bố và có thể nhảy theo quyết định riêng của mình tại bất kỳ độ cao nào (tiếp theo) sau đó. Ba lần nhảy hỏng liên tiếp bất kể ở độ cao nào mà tại đó những lần nhảy hỏng như vậy xẩy ra thì sẽ bị loại khỏi những lần nhảy sau, ngoại trừ trường hợp bằng nhau ở vị trí đầu trên

Hiệu quả của điều luật này là việc một vận động viên có thể bỏ lần nhảy thứ hai hoặc thứ ba của mình tại một độ cao nào đó (sau khi đã nhảy hỏng lần đầu hoặc lần thứ hai) và sẽ nhảy ở độ cao tiếp theo.

Nếu một vận động viên (bỏ) một lần nhảy tại một độ cao nào đó thì sẽ không được thực hiện lần nhảy tiếp theo tại chính độ cao này, trừ trường hợp có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên.

8. Bất kỳ việc đo một độ cao mới phải được làm trước khi vận động viên nhảy độ cao đó. Trong tất cả các trường hợp có kỷ lục trọng tài giám định phải kiểm tra việc đo đạc khi xà ngang được đặt ở độ cao kỷ lục và họ sẽ kiểm tra lại việc đó trước mỗi lần nhảy phá kỷ lục tiếp theo nếu như xà bị chạm vào từ lần đo trước.

Ghi chú: Các trọng tài giám định phải đảm bảo trước khi bắt đầu cuộc thi rằng mặt đáy và mặt trước của xà ngang được phân biệt rõ và xà ngang luôn được đặt lại ở vị trí như nhau (nghĩa là mặt trên luôn hướng lên trên và mặt trước luôn hướng ra trước).

9. Trong thi đấu, các vận động viên được phép bôi một chất lên tay hoặc lên sào của mình để giúp cho việc nắm sào tốt hơn.

Việc sử dụng băng trên hai bàn tay hoặc các ngón tay là không được phép ngoại trừ trong trường hợp cần thiết để bịt một vết thương hở.

10. Không ai ngoài các vận động viên được phép chạm vào sào nhảy trừ khi nó rơi khỏi xà ngang hoặc cột chống xà. Nếu sào bị chạm vào, bất kể như thế nào, và theo ý kiến của trọng tài nếu không có sự can thiệp đó, xà ngang có thể bị rơi xuống thì lần nhảy sẽ được coi là bị hỏng.

11. Nếu khi thực hiện một lần nhảy, sào của vận động viên bị gẫy thì lần nhảy đó sẽ không bị coi là nhảy hỏng và vận động viên được nhảy lại.

12. Sau khi tất cả các vận động viên khác đã bị loại, một vận động viên dược quyền tiếp tục nhảy cho tới khi bị mất quyền thi đấu tiếp.

Sau khi một vận động viên đã thắng cuộc thi, độ cao hoặc các độ cao mà xà ngang được nâng lên sẽ do vận động viên quyết định có tham khảo các trọng tài liên quan.

Ghi chú: Điều này không áp dụng cho các cuộc thi nhiều môn phối hợp.

13. Mỗi vận động viên sẽ được giá thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả những lần nhảy phân thắng bại ở vị trí đầu tiên.

ĐƯỜNG CHẠY

14. Độ dài tối thiểu của đường chạy đà phải là 40m và nếu điều kiện cho phép thì có thể 45m. Đường chạy đà phải có chiều rộng tối thiểu là 1,22m và tối đa là 1,25m. Đường chạy phải được đánh dấu bằng các vạch trắng rộng 5 cm.

15. Độ nghiêng tối đa cho phép theo chiều ngang của đường chạy không được vượt quá 1/100 và độ nghiêng toàn bộ theo hướng chạy là 1/1000.

16. Các vật đánh dấu. Một vận động viên có thể đặt theo đường chạy một hoặc hai vật mốc (được ban tổ chức cung cấp hoặc cho phép) để trợ giúp mình trong chạy đà và giậm nhảy. Nếu không có các dấu như vậy, vận động viên có thể sử dụng băng dính song không được vẽ phấn hoặc những chất tương tự để tạo thành những dấu không xoá được.

BỘ DỤNG CỤ

17. Hộp chống sào. Giậm nhảy trong nhảy sào phải từ hộp chống sào. Hộp chống sào được làm từ vật liệt phù hợp và được chôn ngang mức mặt đường chạy đà. Mặt đáy của hộp chống sào là một hình thang cân, có chiều cao 15cm, đáy lớn rộng 60 cm, đáy nhỏ rộng 15cm (đáy nhỏ nằm sát với ván chặn); góc hợp bởi ván chặn và mặt đáy là 105o. Mặt đáy của hộp chống sào dốc nghiêng từ ngang mức mặt đường chạy (phía đáy lớn) xuống sâu dưới mặt đường 20cm (phía đáy nhỏ). Hộp chống sào phải được cấu trúc theo cách để hai mặt bên nghiêng ra bên ngoài. Giao tuyến giữa mặt bên và mặt ván chặn hợp với với giao tuyến giữa mặt đáy và mặt ván chặn tạo thành một góc 120o.

Nếu hộp chống sào được làm bằng gỗ thì mặt đáy hố được phủ lớp kim loại dày 2,5mm kéo dài từ chỗ ngang mức đường chạy chếch xuống phía dưới 80 cm.

18. Có thể sử dụng bất kỳ loại cột đỡ xà nào miễn là chúng phải cứng. Cấu trúc bằng kim loại của đế cột đỡ xà cần phủ bằng các vật liệu mềm phù hợp để bảo vệ an toàn cho các vận động viên.



19. Xà ngang: Xà ngang được làm bằng sợi thủy tinh, kim loại hay các vật liệu phù hợp khác, có tiết diện ngang hình tròn trừ hai đoạn ở hai đầu xà.

Độ dài của xà ngang phải là 4.50 m (+-2 cm). Trọng lượng tối đa của xà là 2.25 Kg.

Đường kính của tiết diện ngang của xà phải là 30 mm (+-1mm).

Xà ngang gồm 3 phần - phần xà có tiết diện hình tròn ở giữa và hai đầu xà là hai đoạn, mỗi đoạn dài từ 15-20cm và xà rộng 30-35 mm để đặt lên giá đỡ của chống. Hai đoạn ở 2 đầu xà này phải cứng và nhẵn. Chúng không được phủ bằng cao su hay bất kỳ vật liệu nào khác để có tác dụng làm tăng độ ma sát giữa chúng và giá đỡ.

Xà ngang phải cân bằng (không vẹo) và khi đặt sẽ võng xuống tối đa là 3 cm.

Kiểm tra độ đàn hồi. Theo một trọng lượng 3 kg vào giữa thanh xà ngang khi nó được đặt ở vị trí để nhảy. Xà được phép võng xuống tối đa là 11 cm.

20. Giá đỡ xà ngang. Xà ngang phải đặt trên chốt ngang sao cho khi vận động viên hoặc sào chạm vào sẽ dễ dàng rơi xuống đất theo hướng khu vực chạm đất của vận động viên. Chốt đặt xà không được có vết khía hoặc bất kỳ vết lõm nào, có độ dày như nhau từ đầu đến cuối và đường kính không quá 13 mm. Chốt đặt xà không được nhô ra khỏi cột chống quá 75 mm, cột chống cao hơn chốt ngang 35 đến 40 mm.

Khoảng cách giữa hai chốt ngang hoặc giữa hai cánh được mở rộng (nếu được sử dụng) phải không nhỏ hơn 4.30 m và không lớn hơn 4.37 m. Chốt đặt xà không được phủ bằng cao su hoặc bất kỳ chất liệu nào khác có tác dụng làm tăng độ ma sát giữa chúng và mặt dưới của xà hoặc có độ đàn hồi.

Ghi chú. Để giảm trường hợp chấn thương cho vận động viên do bị rơi vào chân đế của cột chống xà, hai chốt đỡ xà ngang có thể gắn trên cánh mở rộng được gắn cố định vào các cột chống xà, điều này cho phép đặt cột chống tách rộng ra mà không làm tăng độ dài của xà ngang (xem hình).

SÀO NHẢY

21. Các vận động viên có thể sử dụng sào nhảy riêng. Không vận động viên nào được phép sử dụng bất cứ sào nào của người khác trừ phi có sự đồng ý của chủ nhân.

Sào nhảy có thể làm từ bất kỳ vật liệu khác nhau hoặc vật liệu tổng hợp và có độ dài hoặc đường kính tuỳ ý song bề mặt cơ bản phải nhẵn.

Sào nhảy có thể quấn quanh không quá hai lớp băng dính có độ dày như nhau và bề mặt nhẵn.

Tuy vậy sự cho phép này không áp dụng đối với quấn đầu đáy của sào bằng các lớp băng bảo vệ ở khoảng 30 cm cuối để giảm nguy hiểm khi va vào phần sau hộp chống sào

KHU VỰC RƠI XUỐNG

22. Khu vực rơi xuống phải có kích thước tối thiểu 5mx5m. Các cạnh của khu vực rơi gần sát hộp chống sào phải cách hộp 10 cm tới 15 cm và nghiêng ra khỏi phía hộp một góc khoảng 30o (xem hình).




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương