UỶ ban nhân dân tỉnh yên bái số: 1561/QĐ- ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 64.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích64.87 Kb.
#9056

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI
Số:1561/QĐ- UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Yên Bái, ngày 14 tháng 10 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt phương án điều tra thông tin cung cầu lao động,

phần cung lao động tỉnh Yên Bái năm 2009



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thu thập và xử lý cung cầu lao động; Căn cứ Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 1995/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2009;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 129/TTr-LĐTBXH ngày 08/10/2009 về việc đề nghị phê duyệt Phương án điều tra thông tin cung cầu lao động, phần cung lao động tỉnh Yên Bái năm 2009,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này: Phương án điều tra thông tin cung cầu lao động - Phần cung lao động tỉnh Yên Bái năm 2009 theo nội dung sau:

- Địa bàn điều tra: Tiến hành trên phạm vi 7.187 hộ thuộc toàn bộ thôn bản, khu phố tổ nhân dân các xã, phường, của thị xã Nghĩa Lộ và 3.077 hộ thuộc thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

- Đối tượng điều tra: Là toàn bộ số thành viên trong hộ gia đình từ 10 tuổi trở lên;

- Tổng nguồn kinh phí: 100.000.000 đồng, được phân bổ cho các khoản mục chi:

1.Chi tập huấn nghiệp vụ: 17.660.000 đồng;

2. Chi thù lao cho điều tra viên thu thập thông tin: 34.200.000 đồng;

3. Chi thù lao cho người nhập dữ liệu vào máy tính: 10.240.000 đồng;

4. Chi xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu thị trường lao động: 30.000.000 đồng;

5. Chi kiểm tra giám sát quá trình điều tra: 7.900.000 đồng.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung Phương án điều tra thông tin cung cầu lao động, phần cung lao động của tỉnh, đồng thời có trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí tổ chức điều tra theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc sở Tài chính, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ và Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.







KT. CHỦ TICH

PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




PHƯƠNG ÁN

Điều tra thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động

Phần cung lao động tỉnh Yên Bái năm 2009

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1561/QĐ-UBND ngày 14 /10/2009

của UBND tỉnh Yên Bái)


I- CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN:

Căn cứ Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao - động Thương binh và xã hội hướng dẫn thu thập và xử lý cung, cầu lao động;

Căn cứ quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề án thực hiện ch­ương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ quyết định số 1995/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách năm 2009

Căn cứ nhu cầu lập sổ ghi chép thông tin cung, cầu lao động - Phần cung lao động tỉnh Yên Bái (Sau đây gọi chung là sổ ghi chép) để quản lý lực lượng lao động của tỉnh.



II. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA

- Thu thập thông tin cơ bản chính xác về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ, địa bàn, làm cơ sở hoạch định chính sách phát triển chung của tỉnh;

Đối với các cấp theo dõi và quản lý được những biến động về lao động - việc làm từ hộ gia đình làm cơ sở để lập báo cáo lĩnh vực lao động - việc làm; đảm bảo cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác làm căn cứ cho việc lập kế hoạch lao động - việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong từng thới kỳ.

- Sổ ghi chép cơ sở dữ liệu về thị trường lao động là tài liệu ghi chép ban đầu, tài liệu để ghi chép, theo dõi biến động về lao động - việc làm và cung cầu lao động. Sổ ghi chép ban đầu là sổ gốc, hàng năm đến kỳ báo cáo các thành viên tại hộ có sự biến động được cập nhật bổ sung vào sổ gốc.

- Sổ ghi chép sau khi được ghi chép đầy đủ thông tin tại hộ, được chuyển về quản lý và sử lý thông tin tại xã phường, thị trấn, hàng năm đến kỳ báo cáo sổ ghi chép được chuyển đền tổ trưởng, tổ nhân dân, trưởng thôn bản để cập nhật các thông tin biến động của từng thành viên trong hộ gia đình.

Thông tin lao động - việc làm sẽ được lưu dữ vào máy tính, nhằm mục đích theo dõi biến động về lao động-việc làm, là cơ sở để xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu về thị trường lao động.

Nguồn thông tin sẽ được thu thập thông qua các nguốn thông tin sau:

- Hệ thống thông tin định kỳ

- Hệ thống thông tin chuyên đề

- Thông tin thị trường lao động Dịch vụ -Việc làm

Các thông tin trên sẽ được tập hợp vào Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công việc thống kê quản lý, báo cáo định kỳ nghiên cứu, dự đoán phân tích theo chuyên đề.

- Việc quản lý lao động - việc làm trên theo hệ thống phần mêm máy tính qua mang INTERNET thì tại các cấp sẽ nắm và theo dõi được việc quản lý lao động, biến động lao động - việc làm ở cấp cơ sở.



III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA

1. Đối tượng thống kê lập sổ: Là những người từ đủ 10 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình đã đăng ký hộ khẩu thường trú và giấy tạm trú có thời hạn kT3 (KT3 là giấy đăng ký hộ khẩu tạm trú).

2. Đơn vị điều tra:

- Là hộ gia đình ở các thôn bản, tổ nhân dân thuộc các xã, phường, thị trấn của huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái.

- Hộ gia đình: bao gồm những người sống chung, có quan hệ hôn nhân, ruột thịt hoặc nhận nuôi dưỡng và có quỹ thu chi chung, không phân biệt là đã hay chưa được ngành công an cho tách hoặc nhập hộ khẩu thường trú.

- Mỗi hộ được ghi trên một tờ, trường hợp hộ có số người lớn hơn số dòng trên 1 trang thì ghi sang trang tiếp theo.

3. Phạm vi điều tra:

3.1. Việc thống kê lập sổ ghi chép là 100% số hộ gia đình toàn tỉnh (Trong giai đoạn 2009 -2010);

Năm 2009 được tiến hành điều tra 100% số hộ hộ gia đình của thị xã Nghĩa Lộ và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên; (Bao gồm 7.187 hộ thị xã Nghĩa Lộ, và 3.077 hộ thị trấn Mậu A)

3.2. Hàng năm sổ ghi chép được cần cập nhật những trường hợp có sự thay đổi:

a, Đối với hộ gia đình, thông tin cần cập nhật trong các trường hợp sau:

- Hộ mới chuyển đến/chuyển đi;

- Hộ mới tách/nhập hộ.

b, Đối với các thành viên trong hộ gia đình, thông tin cần cập nhật trong các trường hợp sau:

- Thành viên từ đủ 10 tuổi mới nhập khẩu vào hộ gia đình, người trong hộ mới chuyển đi hoặc chết, những người trong danh sách hộ khẩu vừa đủ 10 tuổi;

- Thay đổi về trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật và lĩnh vực đào tạo;

- Thay đổi tình trạng việc làm: từ thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế sang có việc làm; từ có việc làm, không tham gia hoạt động kinh tế sang thất nghiệp hoặc từ có việc làm, thất nghiệp sang không tham gia hoạt động kinh tế;

- Thay đổi về công việc cụ thể đang làm, nơi làm việc, vị thế công việc, loại hình kinh tế, nguyên nhân không tham gia hoạt động kinh tế.



IV. NỘI DUNG ĐIỀU TRA GHI SỔ

1. Thông tin cơ bản của hộ:

- Nhân khẩu học: Họ và tên, quan hệ chủ hộ, giới tính, ngày tháng năm sinh.

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực đào tạo;

2. Tình trạng việc làm:

- Có việc làm: Nghề nghiệp, nơi làm việc, làm công ăn lương hay tự làm, loại hình kinh tế.

- Tình trạng thất nghiệp của những người chưa bao giờ làm việc, đã từng làm việc và thời gian thất nghiệp.

3. Tình trạng không hoạt động kinh tế:

- Thực trạng không hoạt động kinh tế, đi học, nội trợ, ốm đau, tàn tật….;

4. Những thay đổi và di chuyển diễn ra trong qua trình quản lý: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, công việc đang làm, nơi làm việc, chuyển đi nơi khác, chết; bổ sung khi chuyển đến.



V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Phương pháp điều tra ghi chép sổ.

Việc thống kê, thu thập thông tin sẽ được tiến hành theo phương pháp thống kê kết hợp với phỏng vấn trực tiếp người trong hộ. Tổ trưởng tổ nhân dân, trưởng thôn bản trên cơ sở sổ hộ khẩu của hộ gia đình đến từng hộ phỏng vấn chủ hộ và từng người trong hộ để ghi các thông tin vào sổ ghi chép. Những năm tiếp theo tổ trưởng tổ nhân dân, trưởng thôn bản tiếp tục cập nhật những thông tin thay đổi của các thành viên trong hộ vào sổ ghi chép.

2. Các bước điều tra được tiến hành như sau:

Bước 1: Tập huấn nghiệp vụ, phương pháp thống kê lập sổ.

* Mở hội nghị triển khai.

- Lãnh đạo huyện, thị xã để tổ chức chỉ đạo.

- Lãnh đạo và chuyên viên phòng Lao động - TB và XH huyện, thị xã để tổ chức thực hiện.

- Lãnh đạo xã, phường, thị trấn và cán bộ văn hoá xã hội tại xã, phường, thị trấn.

* Tập huấn nghiệp vụ điều tra thu thập thông tin lập sổ ghi chép.

- Tổ trưởng tổ nhân dân, trưởng thôn bản (Đây là lực lượng điều tra trực tiếp)

- Cán bộ văn hoá xã hội các xã phường, thị trấn;

- Cán bộ lao động việc làm Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Bước 2: Tiến hành thống kê ghi chép lập sổ:

- Các tổ trưởng nhân dân, trưởng thôn bản xuống từng hộ gia đình để phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người trong hộ để ghi chép thông tin của từng thành viên trong hộ vào sổ ghi chép;

Bước 3: Nghiệm thu, tổng hợp báo cáo.

Nghiệm thu sổ ghi chép: cán bộ văn hoá xã hội, xã, phường, thị trấn kiểm tra, nghiệm thu sổ đã lập xong của các tổ trưởng tổ nhân dân, trưởng thôn bản, để tiếp tục quản lý, sử lý thông tin theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và báo cáo kết quả theo quy định.

1. Thông tin cơ bản của hộ:

Chia thành 2 phần: 1 phần ghi chép thông tin ban đầu và 1 phần ghi thông tin biến động của từng thành viên trong hộ.

2. Biểu số 01: Báo cáo tổng hợp các hộ thuộc thôn, bản, tổ.

Dùng cho tổ trưởng nhân dân, trưởng thôn bản báo cáo tổng hợp các hộ và biến động tăng, giảm về số người có việc làm, số người thất nghiệp; số người chuyển đi, chuyển đến; tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ

3. Biểu số 02: Báo cáo tổng hợp xã, phường, thị trấn.

Dùng cho cán bộ xã, phường, thị trấn báo cáo tổng hợp và biến động tăng, giảm về số người có việc làm, số người thất nghiệp; số người chuyển đi, chuyển đến; tình trạng việc làm trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

4. Biểu số 03: Báo cáo tổng hợp huyện, thành phố, thị xã.

Dùng cho cán bộ huyện, thành phố, thị xã tổng hợp báo cáo biến động tăng, giảm về số người có việc làm, số người thất nghiệp; số người chuyển đi, chuyển đến; tình trạng việc làm trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm cấp xã, huyện và tỉnh tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp theo quy định.



VI. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

1. Công tác chuẩn bị: (từ 01/10/2009 đến 20/10/2009)

Xây dựng phương án đều tra trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp kinh phí điều tra.

- Thống kê số hộ theo địa bàn điều tra để lập dự toán và phân bổ dự toán kinh phí điều tra.

- In ấn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, sổ ghi chép, biểu mẫu báo cáo thống kê;

Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố mở hội nghị triển khai, tập huấn nghiệp vụ thống kê thu thập thông tin ghi chép ban đâu cho cán bộ quản lý và các điều tra viên (năm 2009 chỉ triển khai tại tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên).

2. Tổ chức điều tra thu thập thông tin: (Từ ngày 20/10 đến ngày 05/11/2009).

- Phân công cán bộ kiểm tra giám sát, nghiệp thu theo địa bàn (Cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Lao động TBXH, cán bộ Văn hoá xã hội xã, phường cùng kiểm tra giám sát việc ghi chép thông tin lập sổ của các điều tra viên. Cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hội giám sát việc sử lý và nhập số liệu thông tin từ sổ ghi chép vào máy tính ).

- Tổ Trưởng tổ nhân dân, Trưởng thôn bản, đưa sổ đến từng hộ gia đình để phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và các thành viên trong hộ, những người từ đủ 10 tuổi trở lên ghi vào sổ ghi chép, ghi đủ các thông tin của đối tượng điều tra vào các cột tương ứng trong sổ ghi chép, không bỏ sót đối tượng điều tra, không ghi sai, ghi thiếu các yêu cầu về thông tin trong sổ ghi chép.

- Trong quá trình điều tra, tổ kiểm tra giám sát địa bàn uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện.

3. Nghiệm thu kết quả điều tra ghi sổ: (Từ ngày 06/11 đến ngày 10/11/2009).

- Cán bộ văn hoá xã hội các xã, phường, thị trấn thu sổ ghi chép của các tổ Trưởng tổ nhân dân, Trưởng thôn bản, tiến hành kiểm tra, nghiệm thu sổ thiếu thông tin yêu cầu bổ sung, sai sót yêu cầu phỏng vấn ghi chép lại.

- Cán bộ giám sát địa bàn kiểm tra lần cuối các thông tin của đối tượng điều tra trước khi nhập số liệu vào máy tính để lên biểu báo cáo kết quả điều tra của địa phương xã, phường.

4. Tổng hợp số liệu điều tra: (Từ ngày 11/11 đến ngày 30/11/2009).

Trên cơ sở kết quả ghi chép của sổ ghi chép thông tin cung cầu lao động, cán bộ văn hoá xã, phường, thị trấn, nhập vào máy tính theo hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu thị trường lao động của địa phương theo biểu báo cáo (mẫu số 02) báo cáo Uỷ ban nhân huyện, thị, thành phố qua Phòng lao động TBXH huyện, thị xã, thành phố.

- Căn cứ vào số liêu tổng hợp của các xã, phường, thị trấn,(Mẫu số 02) Phòng Lao động TBXH các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo (Mẫu số 03). Sở Lao động TBXH tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ LĐTBXH theo (Mẫu số 4)



VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA, LẬP SỔ CUNG, CẦU LAO ĐỘNG - PHẦN CUNG LAO ĐỘNG.

Nguồn kinh phí thực hiện: từ Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Yên Bái tại quyết định số 1995/QĐ-UBND ngày 15/12/2008.

Tổng nguồn kinh phí: 100.000.000 đồng, được phân bổ cho các khoản mục chi như sau:

Dự toán phân bổ chi kinh phí điều tra cụ thể cho thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên cụ thể như sau:

1. Chi tập huấn nghiệp vụ: 17.660. 000 đồng;

2. Chi thù lao cho điều tra viên thu thập thông tin: 34.200.000 đồng;

3. Chi thù lao cho người nhập dữ liệu vào máy tính: 10.240.000 đồng;

4. Chi làm phần mềm và cài đặt phần mềm cơ sở dữ liệu thị trường lao động: 30.000.000 đồng;

5. Chi kiểm tra giám sát quá trình điều tra: 7.900.000 đồng.



(Có biểu dự toán chi kinh phí chi tiết kèm theo)

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thực hiện kế hoạch thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động, tổng hợp báo cáo tình hình lao động việc làm trên địa bàn điều tra năm 2009 và của toàn tỉnh theo chương trình, kế hoạch của tỉnh và Bộ Lao động - TB&XH.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - TB và XH tổ chức triển khai thực hiện phương án thu thập và xử lý thông tin cung cầu lao động, cấp kinh phí thực hiện chương trình theo phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Lao động - TB và XH xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện, thị xã; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện ghi sổ và tổng hợp báo cáo cung cầu lao động của địa phương.

4. UBND các xã, phường, thị trấn cử và phân công cán bộ phụ trách công tác lao động việc làm và các Trưởng (thôn, bản, tổ nhân dân) tổ chức triển khai thực hiện các nội dung yêu cầu của cuộc điều tra tại phương án này.

5. Sau khi có kết quả điều tra ghi chép ban đầu, những năm tiếp theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm UBND xã, phường, thị trấn báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố, tình hình biến động về lao động việc làm (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội); UBND huyện, thị xã, thành phố, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tình hình lao động việc làm trên địa bàn theo biểu mẫu để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định./.







KT. CHỦ TICH

PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà


tải về 64.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương