UỶ ban nhân dân tỉnh yên bái số: 1119/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 69.32 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích69.32 Kb.
#4034

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI
Số: 1119/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Yên Bái, ngày 06 tháng 8 năm 2009


QUYẾT ĐỊNH



Về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành Văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du miền núi và Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị quyết số 27/NQ-TW về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn; Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú; Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND xã, phường thị trấn giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 -2010; Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở;

Căn cứ Thông báo số 57/TB-VPCP ngày 23/02/2009 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày27/12/2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng BLĐTBXH về việc duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Hướng dẫn số 802/BKH-KTĐP< ngày 11/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng Đề án phát triển kinh tế – xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009 - 2020; Văn bản số 1540/ BKH – KTĐT<, ngày 11/3/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về một số nội dung cần tập trung hướng dẫn xây dựng đề án giảm nghèo cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 06/2009/TT-BNN ngày 10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo; Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 21/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái về một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu giai đoạn 2006 - 2010; Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu giai đoạn 2008 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 30/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Quy định một số nội dung quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010;

Căn cứ Văn bản số 3688/BKH-KTĐP< ngày 26/5/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia ý kiến Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020 của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Báo cáo số 365/BC-SKHĐT ngày 09/7/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc Báo cáo kết quả thẩm định Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu tại Tờ trình số 80/TTr-UBND ngày 26/6/2009 về việc xin phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020 với các nội dung sau:

1. Tên đề án: Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020.

2. Địa điểm thực hiện đề án: Trên địa bàn 12 xã và thị trấn huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.

3. Chủ quản đề án và Chủ đầu tư:

- Chủ quản đề án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu và các tổ chức khác.

4. Mục tiêu của đề án:

4.1. Mục tiêu chung:

- Tạo bước đột phá để có sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, để đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của huyện, xây dựng xã hội nông thôn mới ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

- Giải quyết cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc như: Tái trồng cây thuốc phiện, nghiện ma tuý, tệ nạn đốt phát rừng làm nương, di dịch dân cư tự do, giáo dục ổn định và phát triển, đời sống văn hoá cơ sở theo hướng tiến bộ, ăn ở vệ sinh, khắc phục được tỷ lệ sinh đẻ cao, bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

4.2.1. Mục tiêu đến năm 2010:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 39,7% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ), thu nhập bình quân đầu người đạt 3,7 đến 4,5 triệu đồng/người/năm.

- Hoàn thành dứt điểm một số nội dung: Hỗ trợ xây dựng mới nhà ở cho 221 hộ nghèo; các dự án quy hoạch chuyên ngành cấp huyện và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho các xã và thị trấn; việc đo đạc, điều chỉnh đất sản xuất nông nghiệp, giao đất, giao rừng, cho thuê rừng để tất cả các hộ nông dân sống trên địa bàn huyện đều có đất sản xuất nông lâm nghiệp, có rừng để khoanh nuôi và bảo vệ.

- Tận dụng tối đa diện tích đất để gieo cấy lúa nước, trồng ngô thành vùng trên đất nương rẫy, chuyển diện tích lúa nương kém hiệu quả sang gieo trồng cây nông nghiệp khác. Tích cực trồng cỏ, khai hoang phục hoá mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư thâm canh tăng vụ theo hướng bền vững trên đất dốc, tập trung phát triển chăn nuôi đàn gia súc, phấn đấu mỗi năm tăng từ 5-7% tổng đàn.

- Củng cố hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân, giảm tỷ lệ sinh một cách bền vững và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Phấn đấu đến hết năm 2010 tỷ lệ sinh thô giảm xuống dưới 2,7%, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm xuống dưới 30% tổng số ca sinh con trong năm, 40% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Đẩy nhanh công tác xã hội hoá giáo dục, tập trung cho công tác xoá tái mù chữ, mù tiếng, mù nghề, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho dạy và học. Duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, phấn đấu có trên 3 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, 100% thôn, bản có đường cho xe máy đến được, 50% đường huyện, xã hiện có được cứng hoá mặt đường phục vụ nhân dân đi lại trong 4 mùa, hoàn thành các công trình trọng điểm đang triển khai, khởi công đường Xà Hồ - Ngọc Chiến.

- Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Phấn đấu đào tạo, tập huấn, huấn luyện cho trên 1.500 lao động nông thôn, trong đó số lao động có tay nghề để đi xuất khẩu lao động là: 286 người, giải quyết việc làm cho 1.000 lao động nông thôn, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát kiểm kê, phân loại, đánh giá các cơ sở, làng bản văn hoá, phát triển mạnh các hoạt động biểu diễn, giao lưu văn nghệ tới thôn bản, thực hiện tốt chương trình truyền thanh, truyền hình bằng hai thứ tiếng, xây dựng gia đình, làng bản đạt tiêu chuẩn văn hoá.

- Giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết triệt để những vấn đề xã hội bức xúc như: Tái trồng cây thuốc phiện, nghiện hút, đốt phát rừng làm nương rẫy, khai thác buôn bán lâm sản trái phép, di cư tự do.

4.2.2. Mục tiêu đến năm 2015:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 19,7% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005), giảm 20% so với năm 2010 (bình quân giảm 4%/năm). Thu nhập bình quân đầu người đạt 7-8 triệu đồng/người/năm.

- Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, phấn đấu 40 –50% lao động nông thôn được qua đào tạo, huấn luyện, tạo thêm việc làm cho 2.000 lao động, giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống dưới 60% lao động xã hội, đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động 715 người/5 năm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp đạt 60%, công nghiệp xây dựng 20%, dịch vụ 20%; hình thành các vùng sản xuất tập trung như: Vùng ngô hàng hoá 1.800 ha, vùng lúa nước 1.200 ha, vùng chè 600 ha, vùng cỏ phục vụ chăn nuôi 800 ha. Giảm dần diện tích gieo trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng cây nông nghiệp khác gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổng đàn gia súc hàng năm tăng 5-7%/năm, trên 60% số hộ chăn nuôi có chuồng trại nhốt gia súc, hình thành các trang trại chăn nuôi tổng hợp, chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, đảm bảo đủ thức ăn xanh.

- 100% đường huyện, xã và 50% đường liên xã, liên thôn bản được cứng hoá mặt đường phục vụ nhân dân đi lại trong 4 mùa; tiếp tục mở mới một số tuyến đường giao thông liên huyện, liên tỉnh.

- Hoàn thành việc quy hoạch sắp xếp dân cư và quy hoạch sản xuất các xã, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đáp ứng được đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi.

- Nâng cao chất lượng thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã, phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 07 xã bằng 58,3% số xã, tăng 01 cơ sở trạm y tế thị trấn Trạm Tấu, hoàn thành đầu tư xây dựng trung tâm Y tế huyện. Củng cố hệ thống khám và chữa bệnh, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn huyện; làm tốt công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu 100% số xã có vườn thuốc nam mẫu. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 25%;

- Phấn đấu 60% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 40% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận bản, làng văn hoá;

- Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, có 5 trường đạt trường chuẩn quốc gia; đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục được nâng lên.

- Bài trừ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xoá bỏ dứt điểm việc tái trồng cây thuốc phiện, phát rừng làm nương rẫy, khai thác buôn bán lâm sản trái phép.

4.2.3. Mục tiêu đến năm 2020:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8% ngang bằng mức trung bình của khu vực (8-12%), đạt mục tiêu của Nghị quyết 30a. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng/người/năm.

- Chuyển toàn bộ diện tích lúa nương mộ kém hiệu quả sang trồng cây lương thực và cây công nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến như: Vùng lúa nước: 1.400 ha, vùng ngô: 2.000 ha, vùng chè chất lượng cao: 1.000 ha (chủ yếu chè shan tuyết), vùng cỏ phục vụ chăn nuôi: 1.000 ha. Chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trên 90% số hộ chăn nuôi có chuồng trại nhốt gia súc, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng phổ biến, rộng rãi.

- Giải quyết tốt vấn đề sản xuất, việc làm và thu nhập, từng bước nâng cao đời sống của dân cư; lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%, hàng năm xuất khẩu lao động khoảng 143 người và tạo thêm việc làm mới cho trên 2.500 người.

- Làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, không còn người sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, mọi người dân đều được cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao.

- Đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được bổ sung đủ về số lượng và chất lượng. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS một cách vững chắc, phấn đấu có 8 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống kênh mương thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng được 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp. 100% đường giao thông tới các xã được thông suốt 4 mùa và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phấn đấu 80% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 60% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận bản, làng văn hoá, 80% số hộ được xem truyền hình. Xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, thể thao, leo núi…

5. Nội dung và quy mô của đề án:

5.1. Nội dung hỗ trợ giảm nghèo của đề án:

5.1.1. Các chương trình, dự án đang được triển khai thực hiện:

- Lĩnh vực nông lâm nghiệp: Hỗ trợ vật tư, phân bón, giống cây nông nghiệp bằng nguồn Ngân sách tỉnh.

- An ninh quốc phòng: Hỗ trợ công tác phòng chống ma tuý, chống tái trồng cây thuốc phiện.

- Công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất.

- Hỗ trợ đầu tư các chương trình, dự án: Chương trình 135 giai đoạn II; Chương trình kiên cố hoá trường lớp học và công vụ giáo viên; Đề án hỗ trợ hộ nghèo làm nhà theo Quyết định 167/QĐ-TTg; Dự án ổn định dân cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg; Dự án giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Chính sách cán bộ thuộc các ngành của huyện được tăng cường; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg…

5.1.2. Cơ chế chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP:

a. Hỗ trợ sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập:

- Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất.

- Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

- Khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư.

- Chính sách xuất khẩu lao động.

b. Chính sách về y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí, đời sống tinh thần:

- Chính sách giáo dục - đào tạo nâng cao mặt bằng dân trí.

- Hỗ trợ về y tế.

- Công tác cai nghiện ma tuý và quản lý đối tượng nghiện sau khi cai.

- Công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm.

- Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ tại chỗ.

- Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.

c. Chính sách về cán bộ:

- Chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ huyện, tỉnh.

- Chính sách thu hút trí thức trẻ về tham gia tại xã.

- Chính sách thu hút giáo viên, thầy thuốc đến làm việc lâu dài tại xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

- Đảm bảo đủ khuyến nông viên, thú y viên cho các xã.

- Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sản xuất.

d. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện, xã và thôn bản:

- Phát triển giao thông.

- Thuỷ lợi, nước sạch.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và điện.

- Giáo dục - Đào tạo.

- Y tế.

- Công trình hạ tầng kỹ thuật khác.



5.2. Quy mô của đề án: Thực hiện trên địa bàn 12 xã và thị trấn huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.

6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 3.255.713 triệu đồng (ba nghìn, hai trăm năm mươi lăm tỷ, bảy trăm mười ba triệu đồng chẵn).

Trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư theo Nghị quyết 30a: 2.287.089 triệu đồng.

- Nguồn vốn khác: 968.624 triệu đồng.

7. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác.

8. Phân kỳ đầu tư:

- Tổng vốn đầu tư năm 2009: 133.351 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư năm 2010: 550.639 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015: 1.785.422 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020: 786.301 triệu đồng.

9. Tổ chức thực hiện:

9.1. Cấp tỉnh: Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020 cấp tỉnh, do một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và các Sở, ngành liên quan là thành viên; thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm cán bộ từ các Sở, ban ngành là thành viên của Ban chỉ đạo.

9.2. Cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng Ban chỉ đạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, các phòng, ban liên quan là thành viên; thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp huyện gồm cán bộ từ các phòng, ban là thành viên của Ban chỉ đạo.

9.3. Cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng Ban, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm phó Ban thường trực, cán bộ Địa chính xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính, Trưởng công an, Xã đội trưởng, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Trưởng các thôn bản làm uỷ viên.

10. Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2009 đến năm 2020.



Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng qui định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, các Sở ban ngành có liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.







CHỦ TỊCH
Hoàng Thương Lượng


tải về 69.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương