UỶ ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc số: 2696/kh- ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 106.73 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích106.73 Kb.
#3060

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH PHÚC
Số: 2696/KH- UBND


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 5 năm 2014


KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ, BỐI DƯỠNG NÂNG CAO KIẾN THỨC

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG - NĂM 2014

Căn cứ Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015, Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2020; Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động năm 2014, cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tập trung dạy nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu lao động của các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyển nghề; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để có kiến thức áp dụng được khoa học kỹ thuật và thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến vào thực hành sản xuất nông nghiệp cho năng xuất, thu nhập cao. Chú trọng dạy nghề cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách và lao động ở vùng đô thị hóa; Nội dung dạy nghề chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất.

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả việc đào tạo theo nhu cầu học nghề tự giải quyết việc làm và yêu cầu của các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh; gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

- Xem xét bổ sung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho một số cơ sở dạy nghề trọng điểm theo hướng đảm bảo tính đồng bộ của thiết bị, thiết thực; nâng cao trình độ tay nghề dần theo chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Các lớp học sơ cấp nghề đều phải có hợp đồng cung ứng lao động với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cơ sở nông nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

- Tập trung tạo sự đột phá cho xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đạt số lượng 2.000 - 2.200 người trong năm 2014.



B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

I. Đối tượng được học nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức

- Học sinh phổ thông phân luồng sau THCS (cả thanh niên đến tuổi lao động ngoài Nhà trường) và học sinh sau THPT; thanh niên trong độ tuổi nhưng chưa qua đào tạo nghề; bộ đội xuất ngũ;

- Người lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông, lâm nghiệp, thủy sản … của tỉnh;

II. Tổng chỉ tiêu dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức: 59.110 người. Trong đó:

1. Đào tạo mới: 29.110 người. Trong đó:

- Cao đẳng nghề: 2.450 người;

- Trung cấp nghề và Bổ túc văn hoá + nghề: 5.660 người;

- Sơ cấp nghề: 19.200 người (trong đó chỉ tiêu không hỗ trợ kinh phí 13.200 người). Trong đó:

+ Công nghiệp - Xây dựng; dịch vụ: 18.500 người. (Trong đó có 200 người khuyết tật).

+ Nông nghiệp: 700 người.

- Học nghề dưới 3 tháng: 1.600 người;

- Học nghề tại các làng nghề: 200 người.

2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức: 30.000 người.



III. Chỉ tiêu được hỗ trợ kinh phí

1. Tổng chỉ tiêu (dự kiến) được hỗ trợ kinh phí năm 2014: 45.910 người. Trong đó: Dạy nghề: 15.910 người; bồi dưỡng nâng cao kiến thức: 30.000 người.



(Biểu số 01- dự kiến chỉ tiêu được hỗ trợ kinh phí năm 2014 kèm theo)

(Biểu số 02- dự kiến giao chỉ tiêu CĐN, TCN và BTVH+nghề cho các cơ sở dạy nghề kèm theo).

2. Tổng chỉ tiêu không hỗ trợ kinh phí: 13.200 người (với các nghề học lái xe ô tô, nghề may thời trang, tin học... trình độ SCN)



IV. Kinh phí thực hiện kế hoạch

1. Tổng kinh phí: 120.981 triệu đồng

1.1. Kinh phí thực hiện chỉ tiêu năm 2014: 84.953 triệu đồng.

Trong đó: Nguồn kinh phí trung ương cấp: 80 triệu đồng; nguồn kinh phí của tỉnh: 84.873 triệu đồng. Chia ra:

- Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động: 480 triệu đồng. Trong đó nguồn kinh phí Trung ương cấp (CTMTQG): 80 triệu đồng.

- Kiểm tra giám sát, đánh giá của Ban chỉ đạo các cấp: 600 triệu đồng;

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết vị dạy nghề: Theo quyết định số 1046/QĐ-CT ngày 15/4/2014 của UBND tỉnh.

- Bồi dưỡng đội ngũ và phần mềm quản lý: 1.170 triệu đồng;

- Dạy nghề trình độ CĐN, TCN và BTVH+Nghề: 46.271 triệu đồng;

- Dạy nghề trình độ sơ cấp: 31.866 triệu đồng.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức: 3.150 triệu đồng;

- Dạy nghề dưới ba tháng: 744 triệu đồng;

- Truyền nghề: 672 triệu đồng;

(Biểu số 03- dự kiến tổng kinh phí dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức - năm 2014 kèm theo)

(Biểu số 04 - dự kiến giao số người và kinh phí hỗ trợ học SCN kèm theo)

1.2. Kinh phí cấp trả cho người học nghề các năm 2012, 2013 do Sở Lao động TB&XH thẩm định: Số người học nghề: 7.909 học sinh, sinh viên với dự kiến kinh phí 36.028 triệu đồng. Cụ thể:

- Năm 2012: 4.745 học sinh, số tiền dự kiến: 21.317 triệu đồng.

TT

Tên cơ sở dạy nghề

Trình độ đào tạo

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề và BTVH+ nghề

Số người

Số tiền
(Triệu đồng)

Số người

Số tiền
(Triệu đồng)

1

CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc

815

3,938

1,127

4,977

2

CĐN Việt Xô số 1

106

530

369

1,512

3

CĐN Cơ khí nông nghiệp

505

2,286

1,563

6,996

4

Trung cấp nghề số 11







38

171

5

Trung cấp nghề KTXD&NV







222

909

 

Cộng

1,426

6,753

3,319

14,564

- Năm 2013: 3.164 học sinh, số tiền dự kiến: 14.711 triệu đồng



TT

Tên cơ sở dạy nghề

Trình độ đào tạo

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề và BTVH+ nghề

Số người

Số tiền

(Triệu đồng)

Số người

Số tiền
(Triệu đồng)

1

CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc

410

2,050

560

2,520

2

CĐN Việt Xô số 1

85

425

195

878

3

CĐN Cơ khí nông nghiệp

420

2,100

709

3,191

4

CĐN số 2-BQP

30

150

200

900

5

Trung cấp nghề số 11







195

878

 6

Trung cấp nghề KTXD&NV







360

1,620

 

Cộng

945

4,725

2,219

9,986

2. Kinh phí cấp về các đơn vị năm 2014: (Biểu số 5- phân bổ kinh phí dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động-năm 2014 kèm theo).

Trong đó:

- Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, kinh phí bồi dưỡng đội ngũ,

kinh phí tuyên truyền được giao tại Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước.

- Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện và Ban chỉ đạo cấp xã được giao tại Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước cho các huyện, thành phố, thị xã.

C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Hoạt động tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh bậc trung học, tư vấn học nghề và việc làm.

1. Tổ chức Hội nghị

- Cấp tỉnh:

Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về theo dõi, quản lý công tác dạy nghề, cập nhật các văn bản mới của tỉnh và trung ương, công tác thống kê báo cáo cho cán bộ làm công tác dạy nghề cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Đơn vị chủ trì: Sở Lao động TB&XH, đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công thương, Ban quản lý các khu công nghiệp và Hội doanh nghiệp tỉnh.

- Cấp huyện: Triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản của Trung ương, của Tỉnh về công tác dạy nghề mới ban hành tới các phòng ban chuyên môn cấp huyện, lãnh đạo UBND cấp xã; trưởng thôn (khu dân cư), bí thư chi bộ thôn (khu dân cư); lãnh đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn;

Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.



2. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

2.1. Công tác tuyên truyền

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về dạy nghề trên Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; cung cấp thông tin về cơ sở dạy nghề; các nghề đào tạo, bồi dưỡng; địa chỉ đào tạo, địa chỉ sử dụng lao động; điều kiện tuyển dụng và mức thu nhập; tuyên truyền các mô hình, các tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động…

Biên soạn tờ gấp về thông tin dạy nghề gửi tới cấp xã 1 lần/quí; cập nhật thông tin trên Website của tỉnh, ngành.

Các hoạt động tuyên truyền khác: panô, khẩu hiệu, xuất bản sách,…

Đơn vị chủ trì: Sở Lao động TB&XH chủ trì; Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử, và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

b. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh 2 ngày/tuần trên Đài phát thanh cấp huyện và trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.

Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện; Đơn vị phối hợp: UBND cấp xã.

2.2. Công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên làm công tác hướng nghiệp, phân luồng của các trường Trung học cơ sở, THPT của tỉnh; báo cáo UBND tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên làm công tác hướng nghiệp, phân luồng của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của tỉnh.

- Cập nhật tài liệu, hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, phối hợp lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng trong các trường cho học sinh bậc trung học, đảm bảo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh; tổ chức để cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT.

Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo; Đơn vị phối hợp: Các trường THPT, các phòng Giáo dục và Đào tạo.

II. Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

1. Xây dựng cơ sở vật chất

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho từng loại hình cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh đảm bảo quy định theo TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành kèm theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.



2. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

- Đầu tư thiết bị dạy nghề cho 05 đơn vị, gồm Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc; trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc; trường Trung học Văn hóa nghệ thuật; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh; Trung tâm Giáo dục lao động xã hội.

- Xây dựng phần mềm quản lý học viên dùng cho các cơ sở dạy nghề, UBND cấp xã, UBND cấp huyện và các Sở ngành có liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết số 37 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Xây dựng và ban hành danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ Sơ cấp nghề áp dụng trên địa bàn tỉnh đối với những nghề Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu.

Đơn vị chủ trì: Sở Lao động TB&XH;

Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở, ban ngành có liên quan, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.



III. Phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên dạy nghề

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề và đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo chuẩn giáo viên được quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2011 của Bộ Lao động – TB&XH ở một số nghề trọng điểm.

Đơn vị chủ trì: Sở Lao động TB&XH;

Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.



IV. Kiểm tra giám sát, đánh giá

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg và Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ở mọi cấp để góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, nâng cao kiến thức cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện đi thăm và kiểm tra cơ sở dạy nghề ít nhất mỗi năm 01 lần; Bí thư, Chủ tịch xã đi kiểm tra dạy nghề trên địa bàn phụ trách ít nhất 01 lần/ khoá học.

- Thực hiện việc thanh, kiểm tra về tuyển sinh, thực hiện nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp, quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ; sử dụng kinh phí dạy nghề và kiểm định chất lượng đào tạo nghề.

Đơn vị chủ trì: Sở Lao động TB&XH.

Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND cấp huyện.

- UBND cấp xã theo dõi, đánh giá kết quả dạy nghề cho lao động theo tiêu chí đánh giá do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành (Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động TB&XH).

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động TB&XH

- Chỉ đạo các trường dạy nghề triển khai việc dạy và học ngoại ngữ (tiếng Nhật, Hàn, Trung…) vào năm học cuối cho học sinh cao đẳng nghề, trung cấp nghề và BTVH+nghề để tạo nguồn đi xuất khẩu lao động và du học;

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề, thanh quyết toán trong phạm vi quản lý;

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất, báo cáo UBND tỉnh kinh phí thực hiện, hướng dẫn thực hiện và giám sát việc thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, phê duyệt nội dung, chương trình dạy nghề ngắn hạn đảm bảo đúng kế hoạch, chỉ tiêu trong kế hoạch; thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định hiện hành;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo phân cấp, tổng hợp và báo cáo Sở Tài chính và UBND tỉnh cấp kinh phí;

- Lựa chọn cơ sở dạy nghề để giao nhiệm vụ dạy nghề; ký hợp đồng đào tạo, giới thiệu việc làm cụ thể cho từng đơn vị được giao;

- Giám sát việc thực hiện chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề, đảm bảo chỉ tiêu giới thiệu việc làm tối thiểu đạt theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Báo cáo Bộ Lao động TB&XH, Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai kế hoạch này.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với UBND cấp huyện xem xét, thống nhất về nghề cần dạy, số lượng, đối tượng cụ thể cần đào tạo trình độ sơ cấp nghề, tập huấn kỹ thuật cho lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn, gắn với các xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh;

- Lựa chọn cơ sở dạy nghề đủ điều kiện để giao nhiệm vụ huấn luyện nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp; chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân thực hiện bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động theo nội dung, chương trình, kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Lao động TB&XH, UBND cấp huyện giám sát việc tổ chức thực hiện của các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề, bồi dưỡng huấn luyện nghề nông nghiệp.

- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết theo lĩnh vực được phân công về thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động - TB&XH).

3. Sở Tài chính

- Cấp kinh phí cho các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch này.

- Căn cứ vào kế hoạch này và báo cáo kết quả thẩm định hỗ sơ hỗ trợ học nghề của Sở Lao động TB và XH, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí;

- Phối hợp với Sở Lao động- TB&XH, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Lao động TB&XH, các Sở, ban ngành có liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho người học nghề, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm (nếu có).

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, cân đối nguồn, phối hợp với Sở Lao động TB&XH, Sở Tài chính dự kiến kinh phí đầu tư thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Lao động -TB&XH, Sở Tài chính kiểm tra việc sử dụng kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy nghề.

5. Sở Công thương

- Trên cơ sở tổng chỉ tiêu, kinh phí được giao, xây dựng kế hoạch truyền nghề cho học sinh người Vĩnh Phúc và dự toán kinh phí hỗ trợ năm 2014 trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện;

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện, cấp phát kinh phí hỗ trợ, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Lao động TB&XH, Sở Tài chính tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện truyền nghề, thanh quyết toán kinh phí trong phạm vi quản lý.

- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết theo lĩnh vực được phân công về thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động - TB&XH) và UBND tỉnh.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường THPT triển khai việc dạy và học ngoại ngữ (tiếng Nhật, Hàn, Trung…) vào năm học cuối cho học sinh, sinh viên để tạo nguồn đi xuất khẩu lao động và du học;

- Chỉ đạo việc tổ chức dạy và học cho học sinh hệ bổ túc văn hóa + nghề hợp lý, bám sát chương trình Bổ túc THPT và chương trình Trung cấp nghề do Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - TB&XH quy định, đảm bảo thời gian thực hành và thời gian thực tập tay nghề cho học sinh (theo Thông báo số 19/TB-UBND ngày 08/02/2014 của UBND tỉnh);

- Báo cáo UBND tỉnh nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS, THPT làm công tác hướng nghiệp, phân luồng.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc ngành quản lý làm tốt nhiệm vụ phân luồng học sinh sau THCS, THPT; Xây dựng kế hoạch tuyển sinh THPT và BTVH + nghề theo tinh thần của Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/ 2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn "có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề".

- Thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo phân cấp, tổng hợp, báo cáo Lao động - TB&XH, Sở Tài chính và trình UBND tỉnh phê duyệt; Tổ chức việc chi trả, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề cho người học nghề thuộc phạm vi quản lý được giao tại Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động TB&XH, Sở Tài chính tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề, thanh quyết toán kinh phí trong phạm vi quản lý.

- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND theo lĩnh vực được phân công về thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động - TB&XH) và UBND tỉnh.



7. Ban Quản lý các khu công nghiệp

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động trình độ sơ cấp của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; Phối hợp với UBND cấp huyện tuyên truyền nhu cầu tuyển dụng lao động, dự tính phương án tuyển dụng lao động đối với từng huyện và phương án tư vấn dạy nghề của doanh nghiệp;

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ Sơ cấp, đào tạo cấp chứng chỉ và giải quyết việc làm; lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm tại doanh nghiệp, cấp phát kinh phí và thanh toán theo quy định tại Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 20/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết theo lĩnh vực được phân công về thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động - TB&XH) và UBND tỉnh.



8. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, thống nhất với Sở Lao động TB&XH về nội dung tuyên truyền Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 116/2013/NQ-HĐND theo chức năng, nhiệm vụ được giao.



9. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Liên đoàn Lao động tỉnh

Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề trực thuộc xây dựng kế hoạch dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động năm 2014 phù hợp các quyết định thực hiện Nghị quyết số 37/2011/QĐ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh (Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND và Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh), phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và năng lực thực tế của đơn vị trình lãnh đạo phê duyệt, báo cáo thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động TB&XH).



10. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành

- Chỉ đạo Uỷ ban nhân cấp xã tổ chức rà soát nhu cầu học nghề, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động; xây dựng kế hoạch dạy nghề, bố trí việc làm cho lao động học sơ cấp nghề của địa phương (kể cả số cần đào tạo nhưng tự giải quyết việc làm), báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

- Phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức dạy sơ cấp nghề, dạy nghề dưới ba tháng, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và truyền nghề năm 2014;

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác dạy nghề và chi trả kinh phí cho người học nghề trên địa bàn;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về thường trực ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động - TB&XH) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ lao động TB&XH.

11. Uỷ ban nhân dân các cấp xã

- Triển khai cho người lao động đăng ký nhu cầu học nghề, bồi dưỡng năng cao kiến thức, truyền nghề; nhu cầu học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động, báo cáo Uỷ ban nhân cấp huyện; đề xuất mở lớp học nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghề nông nghiệp và truyền nghề tại địa phương;

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về nông nghiệp và truyền nghề trên địa bàn;

- Tổ chức tuyên truyền, thông tin tới người lao động về địa chỉ cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để người lao động lựa chọn, đăng ký làm việc;

- Thực hiện công tác đánh giá kết quả dạy nghề cho lao động theo tiêu chí đánh giá do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành (Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động TB&XH).

12. Các cơ sở dạy nghề

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã, các trường THPT, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền, tổ chức tuyển sinh dạy nghề theo kế hoạch này;

- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học nghề;

- Rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị dạy nghề tối thiểu theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và chuẩn kỹ năng nghề;

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên đảm bảo theo chuẩn kỹ năng nghề theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH;

- Phối hợp với các doanh nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh để giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động cho người học nghề đảm bảo chỉ tiêu có việc làm theo mục tiêu Quyết định số 1956/QĐ-TTg;

- Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy đánh giá đúng chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo;

- Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành, thị, Hội Nông dân và Hội phụ nữ tỉnh khảo sát, tổng hợp nhu cầu học nghề nông nghiệp, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hằng năm;

- Các trường TCN, CĐN; các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp có dạy nghề tổ chức dạy ngoại ngữ (tiếng Nhật, Hàn, Trung…) và giáo dục định hướng trong năm học cuối để học sinh, sinh viên có đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động;

- Báo cáo kết quả việc tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm về các Sở quản lý theo chuyên ngành, Sở Lao động TB&XH Vĩnh Phúc để báo cáo Uỷ ban nhân tỉnh và Bộ Lao động TB&XH theo quy định của pháp luật;



Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.





TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Vũ Chí Giang








tải về 106.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương