UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế Số: 85/bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 170.93 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích170.93 Kb.
#6485

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ
Số: 85/BC-UBND


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Huế, ngày 12 tháng 8 năm 2005




BÁO CÁO


Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị

số 28/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Căn cứ Điều 53 Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Điều 58 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;

- Căn cứ Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2005;

- Căn cứ Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử đụng đất;

- Căn cứ Công văn số 4630/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 17/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành khẩn trương, nghiêm túc việc thực hiện kiểm kê đất đai năm 2005 trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích:

- Xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá, quỹ đất chưa sử dụng;

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê năm 2000;

- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được xét duyệt, trên cơ sở đó hoàn thiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010; đề xuất việc hoàn chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.

Đến nay việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Kiểm kê đất đai năm 2005 ở tỉnh thừa Thiên Huế đã hoàn thành. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xin báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả như sau:

I/Tổ chức thực hiện:

- Sau khi có Chỉ thị số 28/2004/CT-TTG ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc Kiểm kê đất đai năm 2005; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Chỉ thị số 38/2004/CT-UB ngày 18/10/2004 và thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm phó trưởng ban thường trực; Uỷ viên gồm đại diện lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Nội vụ và Cục Thống kê. (Quyết định số 3690/QD-UB ngày 27/10/2004) để giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai.

- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Kiểm kê đất đai năm 2005 (Công văn số 3126/NĐ-UB ngày 03/12/2004) và phê duyệt kinh phí dự toán kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cho 3 cấp tỉnh, huyện, xã (Quyết đinh số 4240/QĐ-UB ngày 15/12/2004). Trong phần kinh phí dành cho cấp tỉnh bao gồm cả phần biên vẽ bản đồ sử dụng đất cho cả 3 cấp trên cơ sở bản đồ khoanh vẽ thực địa của cấp xã.

- Đầu tháng 01 năm 2005, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai của tỉnh và các đồng chí Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường), Trưởng phòng Đô thị thành phố Huế để quán triệt mục đích yêu cầu của việc kiểm kê đất đai năm 2005 và triển khai thực hiện công tác này trên địa bàn tỉnh.

- Trước đó UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm kê đất đai năm 2005 tổ chức tập huấn Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Kiểm kê đất đai đến cán bộ làm công tác địa chính tại các phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, phòng Đô thị thành phố Huế và cán bộ địa chính của 150 phường, xã, thị trấn trên toàn tỉnh; cử cán bộ cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê đất đai (TK-05). Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã chuyển giao đến 150 đơn vị cấp xã : 608 tờ bản đồ đường nét, 304 tờ bình đồ ảnh, 344 tờ bản đồ địa chính và 83 tờ bản đồ tích hợp từ dữ liệu bản đồ số (đối với 49 xã, phường, thị trấn đã đo đạc lập bản đồ địa chính); hướng dẫn phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Đô thị thành phố Huế và cán bộ địa chính của 150 xã, phường, thị trấn sử dụng các tài liệu trên để điều tra thực địa, khoanh vẽ và tính các loại đất, lập biểu thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Khác với lần Kiểm kê đất đai năm 2000, lần này UBND tỉnh Thừa thiên Huế không trưng tập cán bộ công chức từ các Sở thành viên Ban chỉ đạo để thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo mà giao Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập tổ công tác gồm cán bộ, công chức các phòng, các đơn vị có liên quan thuộc Sở để thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc kiểm kê đất đai trên toàn tỉnh.

- Tại 8 huyện và thành phố Huế UBND cũng đã có chỉ thị, kế hoạch kiểm kê và thành lập Ban chỉ đạo để giúp UBND huyện, thành phố Huế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm kê đất đai tại mỗi địa bàn; các xã, phường, thị trấn thành lập Tổ công tác kiểm kê đất đai.

Căn cứ mức kinh phí được phân bổ theo quyết định của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố Huế và UBND cấp xã đều trưng tập lực lượng hợp đồng để tăng cường thực hiện công tác kiểm kê đất đai.



II/ Phương pháp kiểm kê đất đai:

1/ Tình hình tài liệu bản đồ:

Toàn tỉnh có 8 huyện và thành phố Huế với l50 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã); ranh giới hành chính của các xã đều được xác định theo thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch HĐBT nay là Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào mức độ tài liệu bản đồ hiện có, các xã trên toàn tỉnh được chia làm 2 loại sau đây để chỉ đạo việc điều tra thực địa, khoanh vẽ các loại đất cát lên bản đồ địa chính, bình đồ ảnh và các loại tài liệu đồ có liên quan.



Xã loại 1: gồm 49 xã, phường, thị trấn có bản đồ địa chính

Xã loại 2: gồm 101 xã còn lại, phải sử dụng bình đồ ảnh do Bộ Tài nguyên môi trường cấp và tài liệu hiện có của ngành Tài nguyên và Môi trường như bản đồ 299 TTg, bản đồ giao đất nông nghiệp cho nông dân theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ, bản đồ qui hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, điều tra đất rừng theo Chỉ thị 286/TTg ngày 02/5/1997, bản vẽ trích đo địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2/ Triển khai thực hiện Kiểm kê đất đai ở cấp xã:

Xã, phường ,thị trấn là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê đất đai và xác định chất lượng số liệu cấp xã quyết định chất lượng số liệu kiểm kê đất đai ở cấp huyện và tỉnh, nên sau khi kết thúc cơ bản công tác chuẩn bị UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai kiểm kê đất đai đồng loạt trên địa bàn xã cả tỉnh đúng thời điểm qui định vào ngày 01/01/2005.



Đối với xã loại 1: Trình tự thực hiện việc kiểm kê đất đai như sau:

- Sao in bản đồ địa chính.

- Chuyển đổi hệ thống chỉ tiêu đất đai và đối tượng sử dụng đất cũ sang hệ thống chỉ tiêu đất đai và đối tượng sử dụng đất qui định tại Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT trên bản đồ và sổ mục kê.

- Điều tra thực địa: dùng bản đồ ra thực địa đối soát, chỉnh lý các thửa có biến động về chính thể, loại đất, tính lại diện tích thửa đất có biến động về hình thể.

- Chỉnh lý sổ mục kê đối với thửa đất có biến dộng về loại đất, diện tích, đối tượng sử dụng, tổng hợp số liệu và đưa số liệu đất đai vào các biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ, 03-TKĐĐ; thống kê người sử dụng, quản lý đất và lập danh sách các tổ chức đang sử dụng đất tại xã.

Đối với xã loại 2 :

- Thu thập tài liệu bản đồ hiện có trên địa bàn xã.

- Chuyền đổi các hệ thống chỉ tiêu đất đai và đối tượng sử dụng đất sang hệ thống chỉ tiêu đất đai và đối tượng sử dụng đất mới.

- Rà soát lại những trường hợp biến động trong kỳ kiểm kê.

- Dùng bản đồ nền, bình đồ ảnh để khoanh vẽ những thửa đất có biến động, tính diện tích các thửa đất này.

- Chỉnh lý bổ sung những chỉ tiêu đất đai và đối tượng sử dụng đất có biến động.

- Lập các biểu thống kê 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ và 03-TKĐĐ; thống kê người sử dụng, quản lý đất và lập danh sách các tổ chức đang sử dụng đất tại xã.

3/ Xử lý, tổng hợp số Liệu, lập hồ sơ kiểm kê đất đai ở cấp xã, huyện, tỉnh:

Việc xử lý tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai ở cấp xã dược thực hiện trên giấy theo phương pháp truyền thống từ kết quả điều tra, khoanh vẽ các loại đất, đối tượng sử dụng đất ở thực địa.

Số liệu kiểm kê đất đai cấp huyện và tỉnh được tổng hợp qua phần mềm TK - 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.



4/ Kiểm tra nghiệm thu:

Trong quá trình triển khai Chỉ thị số 28/2005/CT-TTG, Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai của tỉnh và Tổ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên kiểm tra tại 8 huyện, thành phố Huế và tại mỗi nơi đoàn đã đi kiểm tra thực tế một số xã nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Chỉ thị 28, sơ bộ đánh giá chất lượng công tác kiểm kê, phát hiện, bổ khuyết và uốn nắn kịp thời những sai sót về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời nắm bắt những khó khăn, vướng,mắc để có giải pháp tháo gở nhằm chỉ đạo việc thực hiện kiểm kê đất đai thống nhất trên toàn tỉnh.



III Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005:

I/ Xây dựng hệ thống hồ sơ Kiểm kê đất đai:

Kiểm kê đất đai năm 2005 được thực hiện ở tất của 8 huyện và thành phố Huế và cấp xã là đơn vị cả 150 xã, phường cơ bản để xây dựng bộ hồ sơ kiểm kê gốc về số liệu diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở tổng hợp xây dựng hồ sơ kiểm kê đất đai cấp huyện và tỉnh Bộ hồ sơ kiểm kê đất đai năm 2005 của mỗi đơn vị hành chính gồm:

- Hệ thống biểu thống kê diện tích và biểu phân tích (17 biểu).

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Báo cáo thuyết minh đánh giá tình hình sử dụng đất;

(Biếu 5b. TKĐĐ: không theo dõi được từ cấp xã, các biểu 9c. TKĐĐ và 10 TKĐĐ của cấp xã không thực hiện được do xã chưa lập quy hoạch sử dụng đất)

Số liệu diện tích đất đai trong các biểu được thống kê chi tiết 57 loại hình sử dụng đất của 3 nhóm đất theo qui định tại Điều 13 Luật Đất đai: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng và phân theo 6 loại đối tượng sử dụng: hộ gia đình, cá nhân; tổ chức trong nước (UBND cấp xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác), nhà đầu, tư nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) và cộng đồng dân cư Đối với đất chưa giao, chưa cho thuê thì phân theo 3 loại đối tượng được giao đất để quản lý: cộng đồng dân cư; UBND cấp xã; và tổ chức khác (tổ chức phát triển quỹ đất chưa thành lập).

Bộ hồ sơ kiểm kê đất đai được xây dựng trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg có giá trị lớn, đó là tài liệu, số liệu của mỗi đơn vị hành chính đánh giá đúng hiện trạng đất đai và làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả.

2/Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2005.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế qua Kiểm kê đất 2005 được xác định 505453.36 ha, chiếm l.53% so với diện tích tự nhiên của cả nước (diện tích tự nhiên cả nước theo số liệu Tổng kiêm kê đất đai năm 2000 là 32924060 ha); bình quân 0.45 ha/người (theo niên giám thống kê năm 2004 dân số toàn tỉnh 1119816 người):

Diện tích tự nhiên được phân bổ rất khác nhau giữa 8 huyện và thành phố Huế:

Diện tích ( ha) Cơ cấu ( %)


Toàn tỉnh 505453.36 100.00

1. Thành phố Huế 7098.80 1.40

2. Huyện Phong Điền 95375.10 18.87

3. Huyện Quảng Điền 16307.70 3.23

4. Huyện Hương Trà 52090.88 10.30

5.Huyện Phú Vang 28031.80 5.55

6. Huyện Hương Thuỷ 45733.86 9.05

7. Huyện Phú Lộc 72808.50 14.40

8. Huyện Nam Đông 65051.80 12.87

9. Huyện A Lưới 122954.92 24.33


Đến năm 2005 quỹ đất đai của tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng như sau:

2.l .Phân bổ theo mục đích sử dụng:

2.2.l Đất nông nghiệp:

Có 319398.9 ha, chiếm 63.19 % diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp 51898.7 ha, chiếm 16.48 % điện tích đất nông nghiệp.

Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm: 42410.94 ha (đất trồng lúa 30049.15 ha: diện tích đất chuyên trồng lúa nước 23012.23 ha, đất lúa nước còn lại 6429.01 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm: 9487.76 ha (trong đó đất trồng cây công nghiệp là 7539.02 ha và chủ yếu là cây cao su và cà phê),

- Đất Lâm nghiệp 262485.66 ha (rừng tự nhiên 177372.80 ha, rừng trồng 59190. 18 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng 25922.68 ha).

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở khu vực đầu nguồn của các hệ thống sông lớn như Sông Bồ, Sông Hương.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 4935.47 ha (đất nuôi trồng nước lợ, mặn 4027.39 ha, nước ngọt 908.08 ha), chiếm l .56 % diện tích,đất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây diện tích đất nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng. Các huyện có nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, phát triển mạnh là Phú Vang ( 1863 .86 ha), Phú Lộc ( 178.05 ha) và Quảng Điền (847. 13 ha).



2.2.2 Đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp có 74465.95 ha, chiếm 14.73 % diện tích tự nhiên của tỉnh.

Trong đó:

- Đất ở : 15091.45 ha, ( đất ở tại đô thị 2311.48 ha, đất ở tại nông thôn 12779.97 ha ) chiếm 20.27 % đất phi nông nghiệp.

Hệ thống đô thị của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm thành phố Huế thuộc tỉnh và 9 thị trấn thuộc huyện.

Bình quân diện tích đất ở đô thị toàn tỉnh: 66 m2/người.

Cao nhất: 310 m2/người (huyện A Lưới), thấp nhất: 38 m2/người (thành phố Huế)

Bình quân diện tích đất ở nông thôn toàn tinh: 166 m2/người.

Cao nhất: 395 m2/người (huyện A Lưới), thấp nhất: 123 m2/người (huyện Quảng Điền )

- Đất chuyên dùng: 16116.30 ha, chiếm 21.64 % diện tích đất phi nông nghiệp.



Trong đó.

+ Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp: 723.45 ha;

+ Đất quốc phòng, an ninh: 2953.03 ha;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1494.36 ha;

+ Đất có mục đích công cộng: 10945.46 ha; trong đó:

Đất giao thông: 5891 .3 ha;

Đất thuỷ lợi: 3626. 10 ha;

Đất có di tích lịch sử: 377.05 ha;

Các loại đất công cộng khác: y tế, đất trường học, đất các công trình thể dục - thể thao: 1051.00 ha trong những năm gần đây đất có mục đích công cộng liên tục tăng, đặc biệt là đất giao thông, đất thuỷ lợi:

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 745.24 ha (tôn giáo: 219.56 ha, tín ngưỡng: 525.68 ha);

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8240.52 ha, chiếm 11.07% điện tích đất phi nông nghiệp và bằng 1.63 % diện tích tự nhiên cả tỉnh.

Đất nghĩa địa hiện chưa được sử dụng hợp lý, nhất là khu vực nông thôn; nhiều nơi còn mai táng phân tán ngoài đồng ruộng, các khu rừng trồng, xen kẻ trong khu dân cư; phổ biến là các xã vùng cát, xã ven biển, ven đầm phá.

Toàn tỉnh mới có 78.58 ha được quy hoạch thành nghĩa trang (nghĩa trang phía Nam và phía bắc thành phố Huế, nghĩa trang Lăng cô).

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 34248.24 ha (sông ngòi, kênh rạch: 8749.53 ha, mặt nước chuyên dùng: 25498.71ha), chiếm 45.99% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 6.78% diện tích tự nhiên của tỉnh .



2.2.3 Đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng có 111588.51ha (đất bằng chưa sử dụng: 17438 17438.69 ha, đất đồi núi chưa sử dụng: 92812.01 ha, núi đá không có rừng cây: 1337.81 ha) chiếm 22.08% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Diện tích đất chưa sử dụng phân bố rãi rác, phần lớn nằm ở các vùng có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn; tập trung ở các huyện A Lưới (35150.29 ha), Nam Đông (16933.07), Phong Điền (19402. 15 ha), Phú Lộc ( 12879. 14 ha), Hương Thủy (9767.78 ha) và Hương Trà ( 12708.09 ha).

3. Phân bố quỹ đất theo đối tượng sử dụng:

3.l Hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng 85484.42ha, chiếm 16.91% tông điện tích tự nhiên và chiếm 28.20 % diện tích đất đã phân cho các đối tượng sử dụng, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 70439.33 ha(đất sản xuất nông nghiệp: 43906.92 ha, đất lâm nghiệp: 22723 .85 ha),

- Đất phi nông nghiệp: 15045.09 ha (trong đó đất ở: 15031 . l 5 ha).

3.2 UBND cấp xã quản lý, sử dụng 193 14.79 ha (đất nông nghiệp 7971.2 ha, đất phi nông nghiệp 11343.59 ha), chiếm 3.82% diện tích tự nhiên và chiếm 6.43 % diện tích đã phân cho các đối tượng sử dụng.

3.3 Các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng 98425.29 ha (đất nông nghiệp 9700 1. 13 ha, đất phi nông nghiệp 1424.16 ha) chiếm 19.47% diện tích tự nhiên và chiếm 32.78% diện tích đã giao cho các đối tượng sử dụng.

3.4 Các tổ chức khác quản lý, sử dụng 94416.38 ha (đất nông nghiệp 89430.33 ha, đất phi nông nghiệp 4986.05 ha) chiếm 18.68% diện tích tự nhiên và chiếm 31.44% diện tích đã giao cho các đối tượng sử dụng.

3.5 Nước ngoài và liên doanh nước ngoài quản lý, sử dụng diện tích 180.85 ha (đất nông nghiệp 49.5 ha, đất phi nông nghiệp 131.35 ha), chiếm 0.04% diện tích tự nhiên và chiếm 0.06% diện tích đã giao cho các đối tượng sử dụng.

3.6 Cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng 2401.48 ha (đất nông nghiệp 186 1 .99 ha, đất phi nông nghiệp 539.49 ha), chiếm 0.48% diện tích tự nhiên và chiếm 0.80% diện tích đã giao cho các đối tượng sử đụng.

4. Phân bố quỹ đất theo đối tượng giao quản lý:

4.l UBND cấp xã được giao quản lý 194535.90 ha (đất nông nghiệp 5068 1 .86 ha, đất phi nông nghiệp 34244.6 ha, đất chưa sử dụng 109609.43 ha), chiếm 38.48% diện tích tự nhiên và chiếm 94.81 % diện tích giao cho các đối tượng quản lý.

4.2 Cộng đồng dân cư đang quản lý 1963.56 ha đất nông nghiệp chiếm 0.39% diện tích tự nhiên và chiếm 0.96% diện tích giao cho các đôi tượng quản lý .

4.3 Tổ chức khác được giao quản lý 8680.28 ha (đất phi nông nghiệp 6701.20 ha, đất chưa sử dụng 1979.08 ha chiếm 1.72% diện tích tựu nhiên và chiếm 4.23% diện tích giao cho các đối tượng sử dụng.

IV. Tình hình biến động đất đai 5 năm qua (2000 - 2005).

Giữa hai kỳ kiểm kê đất đai năm 2000 và năm 2005, ranh giới hành chính các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn ổn định theo ranh giới đã được xác định theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên tổng diện tích của tỉnh có tăng 54.60 ha; do thị trấn Tứ Hạ của huyện Hương Trà và thị trấn A Lưới của huyện A Lưới mới được đo đạc bản đồ địa chính, có số liệu chính xác (thị trấn Tứ Hạ tăng l.48 ha, thị trấn A Lưới tăng 53. 12 ha )

Đối với từng loại đất có sự tăng, giảm như sau:

1.Đất nông nghiệp.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 (319398.9 ha) so với năm 2000 (277095.02 ha) tăng 42303.88 ha; bình quân mỗi năm tăng trên 8000 ha.

Trong đó:

- Đất Sản xuất nông nghiệp tăng 3142.01 ha. Tuy nhiên trong cùng nhóm đất sản xuất nông nghiệp cũng có sự tăng giảm theo từng loại đất cụ thể như sau:

+ Đất trồng lúa giảm 1299.31 ha do chuyển đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch các khu đất ở, sử dụng vào mục đích công cộng (mở rộng giao thông, thuỷ lợi nội đồng sau dồn điền, đổi thửa), chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Huyện có điện tích.) đất lúa giảm nhiều là Phong Điền ( 159.74 ha), Phú Vang (382.l7 ha), Phú Lộc (326.58 ha), Nam Đông (296.19 ha), Quảng Điền (210.88 ha), và thành phố Huế (154.15 ha).

+ Đất trồng cây hàng năm khác giảm 113.48 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm theo Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp, quy hoạch các khu đất ở .

+ Đất trồng cây lâu năm tăng 5489.43 ha, chủ yếu là do đất trồng cây cao su theo Dự án đa dạng hóa nông nghiệp và trồng cây cà phê (huyện A Lưới có diện tích trồng cây cà phê là 919. 14 ha). Các huyện có diện tích cây lâu năm tăng nhiều là Phong Điền 443.49 ha, A Lưới (1972.66 ha), Nam Đông (1440.58 ha), Hương Trà (1336.43 ha), Phú Lộc (267.67 ha).

- Đất lâm nghiệp tăng 36005.74 ha (rừng tự nhiên tăng 956.8 ha do khoanh nuôi tái sinh, phục hồi đất rừng, rừng trồng tăng 11098.61 ha) đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng tăng 25922.68 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản tăng 3089.64 ha, chủ yếu là do chuyển từ đất trồng lúa sản xuất kém hiệu quả, mặt nước chuyên dùng, đất bằng chưa sử dụng (đất cát). Các huyện có diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng nhiều là Phú Vang (1161.18 ha), Phú Lộc(787.80 ha), Quảng Điền (464.02 ha) và Phong Điền (284.61 ha).

2.Đất phi nông nghiệp: tăng 4028. 10 ha.

Trong đó:

Đất ở tăng 1916.89 ha (đất ở đô thị tăng 192.7 ha, đất ở nông thôn tăng 1724. 19 ha), do qui hoạch các khu dân cư đô thị, nông thôn, giao đất cho các hộ làm nhà ở và do một phần đất vườn tạp trước đây thống kê vào đất nông nghiệp nay thống kê vào đất ở.

- Đất chuyên dùng tăng 2884. 10 ha

Trong đó:

+ Đất giao thông tăng 1196. 18 ha

+ Đất thủy lợi tăng 293.96 ha

+ Đất an ninh - quốc phòng thực tăng do giao đất là 21.49 ha. Trong lần Tổng kiểm kê đất đai năm 2000, diện tích đất an ninh - quốc phòng chưa được kiểm kê đầy đủ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 197/TTg ngày 01/4/1999 về việc phê duyệt đất quy hoạch đất quốc phòng do quân đội quản lý trên địa bàn Quân khu IV, số 1066/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 về việc phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng do Bộ đội Biên phòng quản lý trên địa bàn cả nước và số 566/QĐ-TTg ngày 22/6/2000 về việc phê duyệt quy hoạch đất an ninh do Bộ Công an quản lý trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 557.02 ha. Các huyện có diện tích đất nghĩa địa tăng nhiều nhất là Phú Vang (304.92 ha), Quảng Điền (302.41 ha), thành phố Huế giảm 66.76 ha. Nguyên nhân tăng đất nghĩa địa là do số liệu thống kế trước đây đưa theo bản đồ 299 thiếu chính xác; cụ thể như tại huyện Phú Vang trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất xã các xã Phú Đa, Phú Thuận, Vinh Thanh đã tiến hành đo đạc thực tế nên số liệu tăng, chứ thực tế ranh giới các khu đất nghĩa địa vẫn như cũ. Trong giai đoạn 2000 - 2005 UBND tỉnh có giao đất xây dựng các khu nghĩa trang là 78.58 ha tại các xã Thủy Phương, Hương Hồ và thị trấn Lăng Cô.

- Sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 1439.33 ha, do chuyển mặt nước chuyên dùng qua nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa (Bàu Ô xã Vinh Hà, huyện Phú Vang) đất di tích lịch sử (các hồ ở kinh thành Huế, sông Ngự Hà).



3. Đất chưa sử dụng.

Trong 5 năm (2000- 2005) đất chưa sử dụng (chủ yếu là đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng) giảm 46276.38 ha. Bình quân mỗi năm đất chưa sử dụng giảm trên 9000 ha. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, đầu tư cho khai hoang trồng rừng, trồng cây lâu năm (cây cao su theo Dự án đa dạng hoá nông nghiệp), chương trình nuôi tôm trên cát. Các huyện có điện tích đất chưa sử dụng giảm nhiều là Phong Điền (21735.86 ha), Hương Trà (8084.29 ha A Lưới (6581 .60 ha), Nam Đông ( l 986.77 ha), Phú Lộc ( 1789.29) Phú Vang ( 1194.89 ha) và Hương Thủy (4300.32 ha).



V. Qua kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 đánh giá về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 22/4/2002 và sau 5 năm thực hiện so với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2005 như sau:



Một số loại đất thục hiện chưa đạt so với mục tiêu quy hoạch:

- Đất trồng lúa. 30049. 15 ha, tỷ lệ 105.73% so với mục tiêu quy hoạch (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 : 28419 ha).

- Đất lâm nghiệp có rừng: 236563 ha, tỷ lệ 85.60% so với mục tiêu quy hoạch (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 : 276355 ha).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8240 ha tỷ lệ 109.38% so với mục tiêu quy hoạch (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 : 7533 ha).

- Đất bằng chưa sử dụng 17439 ha, tỷ lệ 118.68% so với mục tiêu quy hoạch (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005: 14694 ha).

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 92812 ha, tỷ lệ 115.76% so với mục tiêu quy hoạch (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 : 80 176 ha).



Một số loại đất thực hiện vượt so với quy hoạch.

- Đất trồng cây lâu năm: 9488 ha, tỷ lệ tăng 6.52% (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 : 8907 ha).

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 4935 ha, tỷ lệ tăng 20.60% (Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 : 4092 ha).

Trên cơ sở kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, quan điểm sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới là khai thác và sử đụng quỹ đất tiết kiệm, có hiệu quả, chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong việc sử dụng đất theo phương án dưới đây:

Đối với đất nông nghiệp:

Đến năm 2010 được sử dụng theo, hướng đầu tư thâm canh, xây dựng các vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường.

Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 sẽ là 402658 ha chiếm 79.65% đất tự nhiên và được sử dụng:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 60519 ha, chiếm 15.03% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm: 47260 ha (đất trồng lúa: 27479 ha giảm 2570 ha so với năm 2005. Vùng lúa tập trung có diện tích lớn tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Hương Thủy).

+ Đất trồng cây lâu năm: 13259 ha tăng 3771 ha so với năm 2005, từ nay đến năm 2010 tiếp tục phát triển cây cà phê, cao su theo dự án đa dạng hoá nông nghiệp, một số cây ăn quả đặc sản như Thanh Trà, quýt Hương Cần.

- Đất lâm nghiệp có rừng: Trong Thời gian tới tập trung bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện có, đầu tư trồng mới, phục hồi rừng phòng hộ, đặc dụng, tăng cường trồng rừng kinh tế. Hình thành và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Phong Điền, Khu văn hoá lịch sử, Tây nam Huế và Khu bảo vệ cảnh quan Bắc Hải Vân; mở rộng vườn quốc gia Bạch Mã thêm 18.000 ha, quy hoạch lại 3 loại rừng theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển ,nông thôn, rà soát lại qui, mô, ranh giới diện tích của các Lâm trường quốc doanh theo chủ trương, sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh tại Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ.

- Đất nghĩa địa: Chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý đất xây dựng mồ mã, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh nghiêm cấm mở rộng đất nghĩa địa trên đất nông nghiệp; đồng thời giao các ngành chức năng xây dựng đề án qui hoạch hệ thống nghĩa trang, qui định định mức đất chôn cất người chết và xây dựng lăng mộ trong các nghĩa trang. Bên cạnh đó vận động nhân dân thay đổi tập quán chôn cất từ ''địa táng'' sang 'hoả táng''. Mục đích và giảm đất nghĩa địa đến năm 2010 còn khoảng 7500 ha như qui hoạch sử dụng đất đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đối với đất chưa sử dụng: Tăng cường đầu tư khai hoang cải tạo đất đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để đến năm 2010 đất bằng chưa sử dụng còn dưới 9000 ha, đất đồi núi chưa sử dụng còn khoảng 17000 ha.

VI. Kiến nghị và đề xuất:

Kiểm kê đất đai 5 năm một lần là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai được qui định tại Điều 53 Luật Đất đai.

Kiểm kê đất đai năm 2005 có những ưu thế đó là:

Được thực hiện trên cơ sở áp dụng các thành tựu mới của công nghệ vào việc điều tra, khoanh vẽ các hoại đất ở thực địa như bản đồ địa chính (có 491/50 xã có bản đồ địa chính, lần kiểm kê đất đai năm 2000 có 35 xã), bình đồ ảnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, đồng thời kế thừa các tài liệu đã lập trong giai đoạn 2000 - 2005 như hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, của tỉnh và các huyện, thành phố Huế và các tài liệu có liên quan như bản đồ địa giới hành chính 364/CT, kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg.

Việc xử lý, tổng hợp số liệu kiểm kê đất dai được thực hiện xuyên suốt từ xã, phường, thị trấn đến cấp huyện và tỉnh bằng phần mềm TK-05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhìn chung kiểm kê đất đai năm 2005 đã thống kê và phân tích, đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất, xác định quỹ đất chưa sử dụng một cách đầy đủ của các đơn vị hành chính trong tỉnh; đồng thời thành lập bộ hồ sơ về số liệu đất đai có chất lượng và độ tin cậy tốt nhất từ trước tới nay. Những kết quả thu được từ Kiểm kê đất đai năm 2005 và cơ sở để tỉnh nắm chắc và quản chặt quỹ đất đai của địa phương, sử dụng đất có hiệu quả và làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.

Qua thực hiện Kiểm kê đất đai năm 2005 rút ra được bài học kinh nghiệm:

- Việc thực hiện ở các cấp đúng thời gian qui định là do được sự chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Sự đầu tư kinh phí, cung cấp đủ tài liệu bản đồ cần thiết và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện đã coi trọng việc hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc , phát hiện và sự chỉ đạo nghiệp vụ , phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời các vướng mắc từ cơ sở để việc thống kê được thống nhất từ xã đến tỉnh. Tổ chức kiểm tra nghiêm túc chặt chẽ, hồ sơ tài liệu kiểm kê trong quá trình thực hiện cũng như nghiệm thu kết quả.

Tuy nhiên để những lần kiểm kê đất đai tới, cụ thể là Kiểm kê đất đai năm 2010 số liệu có độ chính xác cao hơn và khi tiến hành không phải mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Có kế hoạch đầu tư kinh theo chương trình mục tiêu để triển khai nhanh công tác đo đạc bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh. Bởi vì chất lượng số liệu thống kê đất đai gắn liền với tài liệu bản đồ được dùng để điều tra khoanh vẽ thực địa.

- Cho bay chụp ảnh hàng không trên địa bàn tỉnh vì tư liệu Bộ cung cấp cho tỉnh trong thời gian bay chụp 1999 - 2000, nay mức độ biến động lớn, tốn nhiều công sức chỉnh lý.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính cho cả 3 cấp, vì hiện nay việc lập hồ sơ địa chính ,được phân tán theo cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không đáp ứng được việc quản lý cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất để tham gia thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất.

- Tổ chức tốt việc quản lý biến động đất đai, đưa công tác này đi vào nề nếp, trước mắt là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi biến động đất đai. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tạo điều kiện và giúp tỉnh làm điểm công tác theo dõi và chỉnh lý biến động đất đai; Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ đầu tư một phần kinh phí cho công tác này.



- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính các cấp nhất là cấp huyện, cấp xã, phường thị trấn.

Nơi nhận:

- Như điều 4

- CT và PCT UBND tỉnh

- VP: LĐ và các CV:TC,TM,NN,NC,TH

- Lưu :VT,LT

TM/ UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


( Đã ký)


Nguyễn Ngọc Thiện

Каталог: Upload -> DOCUMENTS -> 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2008 -> TỈnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/bnn ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-ttg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm
2008 -> TỈnh thừa thiên huế
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc = = Số: 68 /ub-bc
2008 -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Danh mục các vị trí công tác

tải về 170.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương