UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị



tải về 3.28 Mb.
trang6/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011

Tốc độ tăng lao động trong ngành thương mại đạt 1,2%/năm, trong khi tốc độ tăng lao động xã hội trên địa bàn tỉnh là 2%/năm trong các năm 2006 - 2010.

Tốc độ tăng lao động của ngành thương mại của tỉnh thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trên phạm vi cả nước (bình quân 3,9%/năm). Mặt khác, tỷ lệ lao động của ngành thương mại trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ lao động ngành thương mại trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế cả nước năm 2009 là 11,05%, trong khi của tỉnh chỉ là 10,5% (số liệu 2010).

Có thể nhận thấy ngành thương mại đang đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, so với cả nước, vai trò này của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá thấp.



      1. Trình độ công nghệ

Bên cạnh việc khai thác thông tin thị trường từ các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Công Thương,... một số doanh nghiệp thương mại ở Quảng Trị đã đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào khai thác thông tin thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 20.181 thuê bao Internet trong đó các doanh nghiệp chiếm phần lớn. Việc ứng dụng CNTT ở một số doanh nghiệp (đặc biệt là ở các doanh nghiệp xuất khẩu) đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động điều hành, quản lý và phát triển sản xuất- kinh doanh, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong phát triển thương mại.

Về thương mại điện tử, theo thống kê của Sở TT&TT, Quảng Trị, đến tháng 9/2010, có 50 doanh nghiệp tham gia và bước đầu khai thác mô hình thương mại điện tử. Tuy nhiên, do hạn chế về ứng dụng CNTT cũng như kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả ứng dụng chưa cao. So với yêu cầu của thực tiễn và mặt bằng chung của các địa phương khác trong cả nước, việc khai thác thông tin trong các doanh nghiệp ở Quảng Trị còn ở mức thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và động lực của thông tin trong hoạt động của mình nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động thương mại của doanh nghiệp.

Ngày 22/05/2009, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2010. Cuối tháng 5 năm 2010, Cổng thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Trị đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là những cơ sở tích cực cho việc hình thành và phát triển TMĐT. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả Cổng thông tin này, đồng thời phát triển TMĐT trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như khâu thanh toán, nguồn nhân lực, các vấn đề bảo mật, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ…


    1. Tình hình đầu tư phát triển

Thực hiện vốn đầu tư xã hội vào ngành thương mại của tỉnh tăng bình quân tới 23,3%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010 (cao hơn tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư thực hiện của tỉnh – 18,7%/năm). Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào ngành thương mại trong tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2005 là 219,1 tỷ đồng chiếm 10,9% trong tổng số, đến năm 2009 là 625,2 tỷ đồng đạt 13,2% - cao nhất trong các ngành kinh tế của tỉnh và năm 2011 là 789,3 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư thực hiện của tỉnh.

Biểu đồ 2.2. Vốn đầu tư thực hiện (giá thực tế) của tỉnh Quảng Trị phân theo ngành kinh tế




Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị 2011

    1. Công tác xúc tiến thương mại

Thời gian gần đây, việc quảng bá thương hiệu hàng hóa của Quảng Trị cũng đã được quan tâm hơn. Trên thực tế, các hội chợ, triển lãm được tổ chức trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc phát triển thương mại Quảng Trị.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại của Quảng Trị cũng thường xuyên tham gia vào các hội chợ, triển lãm ở phạm vi ngoài tỉnh và cả các hội chợ triển lãm trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, trong năm 2012, tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội chợ Công Thương Miền Trung - Tây Nguyên - Nhịp cầu xuyên Á – Quảng Trị 2012 vào tháng 7 năm 2012 thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012 với kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 1,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính cho đến nay, việc chưa có một trung tâm hội chợ triển lãm chuyên biệt cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.


  1. Thực trạng kết cấu hạ tầng thương mại

3.1. Thực trạng phát triển hệ thống bán buôn

Hệ thống bán buôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản đã được tổ chức theo các loại hình, hình thành các hệ thống bao gồm:



Một là các đại lý (cấp 1, cấp 2 và cấp 3) chuyên tiêu thụ những sản phẩm hoặc hàng hoá có nhãn hiệu của một ngành sản xuất. Những đại lý này có các cửa hàng kinh doanh, chuyên doanh tại các khu vực của chính doanh nghiệp sản xuất; hoặc là công ty bán buôn đã liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất.

Hai là các doanh nghiệp bán buôn là các công ty thương mại theo ngành hàng hoặc kinh doanh tổng hợp, đa số các doanh nghiệp này vẫn còn hoạt động bán buôn và chủ yếu là các loại hàng hoá truyền thống. Sự thu hẹp quy mô bán buôn của các loại doanh nghiệp này đang diễn ra rõ rệt. Hầu hết các doanh nghiệp này phải kết hợp đầu tư sản xuất, bán buôn và bán lẻ.

Ba là các doanh nghiệp sản xuất – bán buôn. Do nhu cầu mở rộng tiêu thụ sản phẩm, một số doanh nghiệp sản xuất tự tổ chức hệ thống bán buôn sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, do qui mô sản lượng và khả năng tài chính, nên mạng lưới bán buôn của các doanh nghiệp sản xuất thường mỏng và tập trung vào thị trường tiêu thụ chính.

Bốn là các hộ bán buôn thường phát triển tự phát và trình độ quản lý không chuyên nghiệp nên khó có thể phát triển thành quy mô lớn.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa hình thành các loại hình bán buôn hiện đại, được tổ chức chuyên nghiệp như chợ bán buôn; sở giao dịch hàng hoá; trung tâm bán buôn; kho hàng hóa; tổng kho quy mô lớn và hệ thống phân phối theo mô hình Cash & Cary hay hội chợ bán buôn.



3.1. Thực trạng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ

Mạng lưới bán lẻ hàng hoá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu gồm các loại hình truyền thống như chợ và các loại hình cửa hàng bán lẻ, các loại hình bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại; siêu thị (tổng hợp và chuyên doanh) và các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh đã xuất hiện nhưng chưa phát triển.



    • Mạng lưới chợ:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 80 chợ các loại, trong đó có 04 chợ hạng I, 05 chợ hạng II và 71 chợ hạng III (trong đó có 3 chợ đầu mối). Ngoài ra trên địa bàn các huyện, thị, thành phố còn có khá nhiều chợ tạm (18 chợ tạm), một số chợ hạng III có vai trò là nơi tập trung bán buôn hàng hóa nông sản, thủy sản. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các chợ trên địa bàn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hoá của dân cư.

Với tổng số 80 chợ trên 141 xã, phường, thị trấn, Quảng Trị có mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính xã, phường là 0,57 chợ/xã, phường, thị trấn, thấp hơn mức bình quân cả nước là 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn.



Biểu 3.10. Tổng hợp chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Huyện, thành phố, thị xã

Số lượng chợ

Phân loại chợ

Chợ tự phát (không phân hạng)

Hạng

I

Hạng II

Hạng III


Chợ Đầu mối (nằm trong chợ hạng III)

1. TP. Đông Hà

8

1

1

6




08

2. Thị xã Quảng Trị

2

1

0

1







3. Huyện Vĩnh Linh

13

1

1

11

1




4. Huyện Gio Linh

11

1

1

9

1




5. Huyện Cam Lộ

8

0

0

8







6. Huyện Triệu Phong

18

0

1

17







7. Huyện Hải Lăng

11

0

0

11







8. Huyện Hướng Hóa

7

0

1

6

1




9. Huyện Đakrông

2

0

0

2







10. Huyện đảo Cồn Cỏ

0

0

0










Tổng số

80

4

5

71

3




Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị

Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Quảng Trị là 4.739,8 km2, như vậy, bán kính phục vụ bình quân của 01 chợ là 4 km và bình quân 1 chợ phục vụ khoảng 8.000 nguời (cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước > 7.000 người/chợ).

Lực lượng tham gia kinh doanh chủ yếu trên chợ đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ và người sản xuất nhỏ trực tiếp bán sản phẩm. Quy mô của phần lớn các chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ở mức trung bình.

Tóm lại, mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh tạm thời đáp ứng được nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, mật độ chợ còn thấp, cơ sở vật chất chợ còn kém, bên cạnh đó sự phân bố còn chưa phù hợp, hạn chế khả năng khai thác các lợi thế về thương mại của tỉnh.




    • Trung tâm thương mại và siêu thị:

Theo báo cáo của Sở Công Thương Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh hiện có 10 siêu thị (3 siêu thị hạng I và 7 siêu thị hạng III), trong đó gồm 06 siêu thị tổng hợp và 04 siêu thị chuyên doanh. Tại huyện Hướng Hóa, thị trấn Lao Bảo có 2 trung tâm thương mại (Trung tâm thương mại Lao Bảo và Trung tâm thương mại Đông Á).

Biểu 3.11. Thống kê siêu thị hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số TT

Tên Siêu thị

Địa chỉ

Tên CQ, DN quản lý Siêu thị

Hạng Siêu thị

Nhóm hàng KD chính

Diện tích đất xây dựng

(m2)



Diện tích đất KD

(m2)



Năm khai trương

Dự kiến phát triển trong 5-10 năm tới

Mở rộng nâng cấp

Chuyển đổi mục đích KD

1

Siêu thị Quảng Hà

P1, TP Đông Hà

Công ty TNHH Minh Anh

3

Tổng hợp

1.128

1.128

2008




x

2

Siêu thị Thăng Bình

37 Đường Hùng Vương, TP Đông Hà

Công ty TNHH Thăng Bình

3

Điện máy

1.479

614

2008







3

Siêu thị Hoàng Huy

38 Tôn Thất Thuyết, TP Đông Hà

Công ty TNHH Hoàng Huy

3

Trang trí nội thất

963

970

2009







4

Siêu thị Hoàng Yến

Đông Giang, TP Đông Hà

Công ty TNHH Hoàng Yến

3

Vật liệu xây dựng

1.600

445

2010




x

5

Siêu thị Quang Long

20 Hùng Vương, TP Đông Hà

Công ty TNHH 1 TV Quang Long

3

Máy tính

181

256

2010







6

Siêu thị Mục Đa Hán

Trung tâm thương mại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Công ty TNHH 1 TV Chokchai Mucdahan-VN

3

Tổng hợp

663

586

2009




x

7

Siêu thị Thiên Niên Kỷ

TT Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ

1

Tổng hợp

7.244

8.030

2009







8

Siêu thị Mục Đa Hán

TT Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Công ty TNHH 1 TV Chokchai Mucdahan-VN

2

Tổng hợp

15.483

12.450

2009







9

Siêu thị Co.opmart Thành phố Đông Hà

02 Trần Hưng Đạo, TP Đông Hà

Công ty TNHH TM&DV Sài gòn- Đông Hà

1

Tổng hợp

2.526

5.472

2010

x




10

Siêu thị Sê Pôn

01 Phan Bội Châu, TP Đông Hà

Công Ty TNHH 1TV Thương mại Quảng Trị

3

Tổng hợp


350

600

2012








Biểu 3.12. Thống kê TTTM hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số TT

Trung tâm thương mại

Địa chỉ

Tên CQ, DN quản lý TTTM

Đặc điểm KD

Diện tích đất xây dựng

(m2)



Diện tích đất KD
(m2)

Năm khai trương

Dự kiến phát triển trong 5-10 năm tới

Chuyên về bán lẻ

Có KD dịch vụ khác

Mở rộng nâng cấp

Chuyển đổi mục đích KD

1

Trung tâm thương mại Lao Bảo

TT Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

UBND Huyện Hướng Hóa

x

x

10.380

9.000

2003







2

Trung tâm thương mại Đông Á

TT Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Công ty Cổ phần Đầu tư Hiệp Thành Lao Bảo

x

x

12.100

10.560

2008




x


tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương