UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị


Biểu 1.6. Định hướng phát triển KT-XH chung toàn tỉnh đến năm 2020



tải về 3.28 Mb.
trang3/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

Biểu 1.6. Định hướng phát triển KT-XH chung toàn tỉnh đến năm 2020





Thực hiện 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tốc độ tăng (%)

2011 - 2015

2016-2020

1. GDP – Phương án II

(Tỷ đồng, giá SS 1994)

3.008

5.302 – 5.543

9.769 – 10.212

12,0

13%

GDP/người (triệu đồng)

16,5

34-35

69




2. Cơ cấu (%) – P.án II

100

100

100

- Nông lâm thuỷ sản

28,4

20

13

- Công nghiệp, XD

35,8

49

56

- Dịch vụ

35,8

31

31

Nguồn:

  • Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XIV tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV;

  • Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV;

  • Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Trị đến năm 2020;

  • Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 được tính toán căn cứ vào mục tiêu theo phương án chọn đã xác định trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi phương án phát triển trong giai đoạn 2011 – 2015; phù hợp với triển vọng phát triển chung của cả nước.

  1. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan

2.1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giai đoạn 2011 - 2020, ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất quan trọng, có vai trò to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giữ ổn định chính trị xã hội. Mục tiêu của tỉnh Quảng Trị là duy trì nhịp độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt bình quân 4 - 4,5% /năm. Trong cơ cấu nội bộ, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm dần còn 70,8% vào năm 2015 và năm 2020 còn 64,5%; lâm nghiệp ổn định tỷ trọng khoảng 5,1-5,3%; ngành thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao, chiếm 24,1% năm 2015 và tăng lên 30,4% năm 2020 trở thành ngành kinh tế quan trọng trong kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.



Với mục tiêu đó, sản xuất ngành của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp với mỗi vùng, hình thành các vùng sản xuất tập trung cao sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng hàng hóa, xuất khẩu.

Biểu 1.7. Quy hoạch diện tích một số loại cây trồng của tỉnh đến năm 2020

STT

Các loại cây trồng

Đơn vị

Hiện trạng

Quy hoạch

 

 

 

Năm 2010

Năm 2020

1

Cây lương thực có hạt

 

 

 




Lúa

ha

48.031

46.000

 

Ngô

ha

3.562

6.000

2

Cây chất bột

 

 

 

 

Sắn

ha

9.770

10.000

 

Khoai lang

ha

3.200

3.500

3

Cây công nghiệp hàng năm

 

 

 

 

Cây Lạc

ha

4.784

9.000

 

Cây thức ăn gia súc

ha

-

2.000

 

Cây CN ngắn ngày khác

ha

182

500

4

Cây công nghiệp lâu năm

 

 

 




Cà phê

ha

3.655

5.000




Cao su

ha

9.107

21.000-22.000




Hồ tiêu

ha

1.781

3.000

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Trị đến năm 2020

2.2. Ngành công nghiệp và xây dựng

Giai đoạn 2011 - 2020, ngành công nghiệp - xây dựng được xác định là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Mục tiêu đặt ra là đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng hiện đại, vững chắc, gắn với bảo vệ môi trường, phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 16 - 17% năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17 - 18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 16 - 17%/năm.

Các ngành công nghiệp chủ yếu được định hướng phát triển là:


  • Các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương, có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu như chế biến cà phê , cao su, hồ tiêu, chế biến lương thực, thực phẩm, tinh bột sắn, thủy hải sản, lâm sản...

  • Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng, phụ gia xi măng, vật liệu xây, tấm lợp...

  • Các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản như khai thác silicát, khai thác và chế biến titan, khai thác than bùn...

- Công nghiệp cơ khí: Phát triển các cơ sở đóng và sửa chữa tàu đánh cá, phương tiện vận tải, máy nông nghiệp, cán kéo thép, cơ khí chế tạo, sản xuất phụ tùng, linh kiện máy móc; sản xuất phụ tùng xe máy, xe đạp; lắp ráp xe ô tô tải nhẹ...

Các ngành công nghiệp hóa chất (sản xuất phân bón NPK, săm lốp xe máy,...), công nghiệp cơ khí và sản xuát các sản phẩm từ kim loại, công nghiệp điện...

Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp khác: Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày da; lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh; sản xuất hàng mỹ nghệ, sản phẩm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.

2.3. Ngành dịch vụ

Định hướng giai đoạn 2011 - 2020, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh là bám sát định hướng phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân. Phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình dịch vụ, tạo bước phát triển mạnh dịch vụ du lịch, đưa tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại dịch vụ bỉnh quân từ 11 - 12%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10 -11%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 từ 12 - 13%/năm.



  • Về thương mại:

+ Ưu tiên phát triển thương mại theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các loại hình hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh; tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho hàng hóa nông sản, đặc sản của địa phương, mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

+ Củng cố và mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa sản xuất tại địa phương. Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn và khả năng cạnh tranh cao.

+ Phát triển TP. Đông Hà, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo thành một trong những trung tâm giao lưu hàng hóa, dịch vụ lớn của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với các nước, các vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

+ Khuyến khích phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng.



+ Xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày, bán các sản phẩm địa phương, các trung tâm phân phối hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị văn minh, hiện đại trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

  • Về du lịch: Đẩy nhanh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế của tỉnh. Thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các tỉnh Miền Trung, các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây để khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của mỗi địa phương; hợp tác với Lào, Thái Lan xây dựng các chương trình du lịch kết nối các di sản văn hoá của 3 nước dọc hành lang kinh tế Đông - Tây. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh sẽ tập trung và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ, khai thác các điểm du lịch hoài niệm, du lịch nhân văn như: Thành cổ Quảng Trị, cứ điểm Khe Sanh, Làng Vây, sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, Nghĩa trang liệt sỹ đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,...

  • Về các ngành dịch vụ khác: Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ: bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải... góp phần tích cực phát triển kinh tế và xây dựng xã hội văn minh.

    1. 2.4. Kết cấu hạ tầng

  • Về giao thông

Quảng Trị đặt mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên hoàn nối các địa bàn trong tỉnh một cách thông suốt, hòa nhập vào hệ thống giao thông liên vùng và cả nước và nối với các tuyến đường trong Hành lang kinh tế Đông - Tây với Lào và các nước trong khu vực.

  • Đường bộ: (1) Phát triển hệ thống đường cao tốc trên địa bàn gồm có 03 tuyến: tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo; (2) Xây dựng và nâng cấp hệ thống Quốc lộ trên địa bàn đến năm 2020 gồm có 06 tuyến, trong đó 04 tuyến trục dọc, 02 tuyến trục ngang; (3) Xây dựng, nâng cấp, mở rộng toàn bộ đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV với tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 100%; (4) Bên cạnh việc cầu Cửa Việt đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng, đầu tư xây dựng hệ thống các cầu lớn khác như cầu Bắc Phước, Vĩnh Phước, Đại Lộc, Ba Buôi, Châu Thị, An Tiêm, cầu qua Sông Hiếu (đến năm 2015) và cầu Hội Yên 1, Hội Yên 2, cầu qua sông Thạch Hãn (giai đoạn 2016 -2020); (5) Nâng cấp hệ thống giao thông đô thị, hệ thống đường huyện, liên xã và hệ thống cảng trung chuyển công ten nơ, kho bãi, bến xe;

  • Đường sắt: Phát triển mạng lưới đường sắt phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tập trung: cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia hiện có vào đúng cấp kỹ thuật đạt tốc độ 120km/h; nâng cấp ga Đông Hà đạt tiêu chuẩn ga cấp 2; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cận cao tốc Lao Bảo - Mỹ Thuỷ (trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và đấu nối vào các tuyến đường sắt Bắc - Nam); nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt chuyên dùng Đông Hà - Cửa Việt.

  • Đường hàng không: Quy hoạch, xây dựng Cảng hàng không sân bay Quảng Trị tại Quán Ngang (huyện Gio Linh);

  • Đường thủy: (1) Cải tạo, nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Việt, đảm bảo cho tàu có trọng tải 2.000 - 6.500 DWT giao thông an toàn, thuận tiện; (2) Nghiên cứu xây dựng cảng Mỹ Thuỷ (Hải Lăng) đáp ứng cho tàu từ 40.000 - 50.000 DWT vào cập cảng thuận lợi; (3) Đầu tư nâng cấp cảng Đông Hà đảm bảo cho tàu trọng tải 200 - 350 tấn vào cập cảng thuận lợi; xây dựng bến tàu khách Đông Hà, một số bến đò ngang đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân; (4) Xây dựng bến tàu và mở tuyến vận tải biển Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ phục vụ nhu cầu đi lại giữa đất liền với huyện đảo Cồn Cỏ.

  • Về hệ thống thủy lợi

  • Tiếp tục nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo tưới tiêu ổn định, chủ động cho 85% diện tích đất canh tác lúa, mở rộng diện tưới cho cây màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

  • Tập trung xây dựng hoàn thành các công trình thuỷ lợi quan trọng như: đập Sa Lung, kênh La Ngà, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, hồ Đá Mài - Tân Kim, hồ Hà Thượng...; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy lợi nhỏ miền núi.

  • Tiếp tục kiên cố hóa kênh mương, xây dựng hệ thống đê biển, đê kè chống sạt lở bờ sông, hệ thống đê bao chống lũ, chống úng cho vùng trũng, hệ thống công trình ngăn mặn, chống mặn xâm thực ven sông, ven biển tại các địa bàn ven biển, các cửa sông xung yếu.

  • Về hệ thống lưới điện, cấp nước và bưu chính viễn thông:

  • Mở rộng quy mô nguồn cung cấp điện và hệ thống truyền tải điện, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng điện. Từng bước hiện đại hóa hệ thống lưới điện, các đô thị, cải tạo hệ thống lưới điện, phát triển lưới điện đến các thôn, bản chưa có điện. Xây dựng hệ thống cấp điện, nước cho huyện đảo Cồn Cỏ.

  • Hiện đại hóa mạnh bưu chính – viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật của lĩnh vực bưu chính, viễn thông, thông tin truyền thông, truyền hình.

  • Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt, phấn đấu đến năm 2015 có 95% dân số thành thị và 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và đến năm 2020 có 100% dân số thành thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Nâng cấp cải tạo các nhà máy cấp nước, mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước nhằm khai thác hiệu quả công suất của các nhà máy.

    1. 2.5. Phát triển mạng lưới đô thị

Định hướng đến năm 2020, hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị hình thành 04 trục đô thị bao gồm:

  • Trục đô thị Quốc lộ 1A: bao gồm Hồ Xá, thị trấn Gio Linh, thành phố Đông Hà, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị, thị trấn Hải Lăng.

  • Trục đô thị Quốc lộ 9: bao gồm thị trấn Cửa Việt, thành phố Đông Hà, thị trấn Cam Lộ, thị trấn Krông Klang, khu KTTM đặc biệt Lao Bảo.

  • Trục đô thị đường Hồ Chí Minh và ven biên giới: bao gồm thị trấn Hướng Phùng, khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, thị trấn Tà Rụt (nhánh Tây); thị trấn Bến Quan, thị trấn Cam Lộ (nhánh Đông) và thị trấn biên giới A. Túc.

  • Trục đô thị ven biển: bao gồm thị trấn Cửa Tùng, thị trấn Cửa Việt, thị trấn Bồ Bản và thị trấn Mỹ Thủy.

Mạng lưới đô thị này sẽ là địa bàn kinh tế năng động - hạt nhân tăng trưởng kinh tế của Quảng Trị, đi đầu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn, lôi kéo các vùng phụ cận cùng phát triển.

    1. 2.6. Dân số, lao động và các lĩnh vực xã hội

  • Về dân số

Quy mô dân số Quảng Trị đến năm 2015 dự kiến đạt khoảng 610 nghìn người và năm 2020 đạt khoảng 619 nghìn người. Dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tiếp tục giảm và ở mức dưới 1,0% trong thời kỳ 2011 - 2020. Cùng với sự đô thị hóa, dự báo tỷ lệ dân số đô thị tăng lên 33% vào năm 2015 và đạt 40% vào năm 2020.

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành và phát huy tối đa các thế mạnh của từng vùng lãnh thổ, Quảng Trị sẽ tiến hành phân bố lại dân cư hợp lý giữa các vùng miền, các đơn vị hành chính. Việc sắp xếp, bố trí lại dân cư phải gắn với quy hoạch phát triển sản xất, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng kinh tế mới để khai thác tiềm năng về lao động, đất đai theo hướng ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Ngoài ra, tỉnh sẽ khai thác lợi thế trục đường Hồ Chí Minh để hình thành các điểm dân cư tập trung mới và thực hiện bố trí, sắp xếp tuyến dân cư biên giới Việt - Lào và di dân phát triển kinh tế huyện đảo Cồn Cỏ.



  • Về lao động

Lực lượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu việc làm đến năm 2015 khoảng 341,4 nghìn người, năm 2020 khoảng 360,9 nghìn người. Trong khi đó, khả năng tạo việc làm trong nội bộ nền kinh tế tỉnh vào năm 2015 khoảng 337,1 nghìn người và năm 2020 khoảng 355,6 nghìn người. Dự kiến đến năm 2015, tỉ lệ lao động phi sản xuất nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) sẽ tăng lên 52% năm 2015, đến năm 2020 tỉ lệ này tăng lên 57%, chiếm ưu thế trong cơ cấu lao động. Đây là quá trình chuyển đổi căn bản phân công lại lao động xã hội.

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ lao động, Quảng Trị phải chú trọng đào tạo lực lượng lao động khoa học, kỹ thuật, quản lý, đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới. Phấn đấu tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2015 (trong đó đào tạo nghề khoảng 33%) và lên 50% vào năm 2020 (trong đó đào tạo nghề 44%).

Quảng Trị cũng cần gắn phát triển giáo dục, đào tạo với định hướng phát triển nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: Chú trọng công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông; điều chính hợp lý cơ cấu bậc học, ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục - đào tạo; xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích, thu hút đội ngũ trí thức có trình độ cao về công tác, hoặc tham gia đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.


  • Về giải quyết việc làm và mức sống dân cư:

+ Giải quyết việc làm: (1) Giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động là hướng cơ bản, thông qua việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời coi trọng mở rộng và phát triển việc làm ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Phấn đấu hàng năm tạo việc làm mới cho trên 8.000 lao động, duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị ở mức dưới 4% trong suốt thời kỳ 2011-2020, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn; (2) Tạo môi trường thuận lợi về hạ tầng sản xuất và hành lang pháp lý thủ tục hành chính thông thoáng để người dân tự lập, tổ chức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bản thân.

+ Xóa đói giảm nghèo: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo nhanh và bền vững, chống tái nghèo; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% vào năm 2010 (theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006 - 2010), sau năm 2010 bình quân mỗi năm giảm 2,5 - 3% hộ nghèo.

Tóm lại, trong thời kỳ từ nay đến năm 2015 và 2020, nền kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị sẽ có những phát triển và thay đổi đáng kể, GDP hàng năm và GDP đầu người tăng khá làm tăng sức mua, tạo cầu cho thị trường bán lẻ. Dân số tăng tạo điều kiện phát triển nhân lực của ngành thương mại. Mặt khác, hoạt động của các ngành sản xuất được quan tâm phát triển, tạo thuận lợi về các nguồn cung ứng hàng hoá cho ngành thương mại. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước đuợc quan tâm đầu tư, hệ thống đô thị phát triển, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế tăng và ổn định… là những điều kiện tốt cho sản xuất và giao thương trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Từ những định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xu thế phát triển thương mại của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2020, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, dự báo sẽ mang đến cho Quảng Trị những cơ hội lớn trong phát triển thương mại nhờ khả năng mở rộng thị trường, tăng các nguồn cung ứng hàng hoá chất lượng cao và phong phú, giao thông thuận lợi, các ngành dịch vụ hỗ trợ được phát triển, tăng khả năng thu hút các lực lượng thương nhân đến tham gia họat động thương mại, đồng thời đòi hỏi ngành thương mại có những quan điểm, định hướng và quy hoạch phát triển cụ thể phù hợp nhằm tận dụng được những cơ hội này.




Phần thứ hai

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2002 - 2010

          1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH

  1. Vị trí, vai trò, quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Trị

Ngành thương mại của tỉnh đã có đóng góp đáng kể vào GDP chung. Trong giai đoạn 2006 - 2011, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành thương mại trong tổng GDP của tỉnh đã tăng từ 10,1% (2005) lên 10,9% (2010) và 10,5% (2011). Xét theo phân ngành kinh tế, tỷ lệ đóng góp vào GDP chung của ngành thương mại đứng thứ 4 sau các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xây dựng và đứng đầu trong số các ngành dịch vụ.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị tăng thêm ngành thương mại đã đạt tốc độ tăng bình quân 9,0%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực dịch vụ (8,5%/năm) nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của toàn tỉnh (10,7%/năm).




tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương