UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị



tải về 3.28 Mb.
trang2/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

1. Mục tiêu của quy hoạch


Từ phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế theo xu thế hội nhập tác động đến ngành thương mại; phân tích đánh giá các nguồn lực; phân tích thực trạng phát triển ngành thương mại những năm qua để xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển, các bước đi thích hợp, các dự án quan trọng của ngành thương mại trong những năm tới một cách khoa học, tiên tiến và mang tính khả thi cao. Quy hoạch sẽ đóng vai trò là cơ sở để thực hiện và phát triển ngành thương mại Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Những căn cứ để xây dựng “Quy hoạch phát triển thương mại Quảng Trị đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo’’


a. Căn cứ pháp lý

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 30/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến 2010”;

- Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003;

- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 1085/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;

- Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 3621/QĐ – BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ KH&CN công bố TCVN 9211: 2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế;

- Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;

- Thông tư 17/2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 về quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại.

- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 6 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030;

- Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2025;

- Thông tư số 39/2011/TT – BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ – CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Quyết định số 0974/QĐ – BCT ngày 05/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Phê duyệt “Điều chỉnh‚ sửa đổi, bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đến năm 2015, định hướng đến năm 2025’’.

- Quyết định số 1665/QĐ – BCT ngày 05/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025’’.

- Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 06/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương và Quyết định số 1566/QĐ-STC ngày 15/7/2010 của Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt dự toán lập “Quy hoạch phát triển thương mại Quảng Trị đến năm 2020”;

b. Các căn cứ khác

- Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị.

- Chương trình hành động số 15 – CTHĐ/TU ngày 27/6/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, về tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

- Quy hoạch tổng thể KT – XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

- Các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật, các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và 2020 đã được phê duyệt.

- Các Văn bản của Đảng và Nhà nước, Chính phủ về phát triển thương mại của cả nước, vùng kinh tế khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

- Các bản chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại của cả nước, của vùng.

- Nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, các Sở ngành và các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh.

- Các tài liệu khác có liên quan đến ngành thương mại của tỉnh.

3. Đối tượng và phạm vi quy hoạch

- Qui hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh tập trung vào các đối tượng là kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu đảm bảo cho các hoạt động bán buôn, bán lẻ, xuất - nhập khẩu và xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Về thời gian: xác định quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh trong giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng cho các năm tiếp theo.

- Quy hoạch phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được đặt trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng kinh tế Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.



4. Các yêu cầu đối với quy hoạch

- Được xây dựng có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí; quy hoạch phải thể hiện được tính cân đối và tính hiệu quả trong phát triển;

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020;

- Phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển của ngành thương mại, đồng thời phải có bước đi cụ thể từng giai đoạn;

- Phải được phối hợp liên ngành với các ngành có liên quan, xác định được mối tương hỗ, tránh chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành.

5. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu


- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh trong những năm qua.

- Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển ngành thương mại Tỉnh.

- Luận chứng các phương hướng phát triển ngành thương mại đến năm 2020.

- Các giải pháp thực hiện.


6. Các phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong phần đánh giá nguồn lực phát triển và phân tích hiện trạng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến phát triển ngành. Dựa vào các số liệu thống kê để phân tích, rút ra những qui luật phát triển.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong tất cả các khâu của việc lập qui hoạch. Yêu cầu chung là phải so sánh, đối sánh trong việc đánh giá vai trò của ngành đối với ngành tương tự trên thế giới và các ngành khác trong nền kinh tế theo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Cụ thể là: (i) Các chỉ tiêu đánh giá cần phải được so sánh, đối sánh với sự phát triển của ngành trong nước, trong các thời kỳ khác nhau; (ii) Phải có so sánh với các nước trên thế giới (đặc biệt với các nước có điều kiện tương tự) về sự phát triển của ngành.

- Phương pháp lựa chọn phương án tốt nhất: cần sử dụng các phương pháp định lượng, kinh tế lượng, phương pháp mô hình toán học, ... để đưa ra phương án có tính thuyết phục cao.

7. Nội dung Quy hoạch: gồm 4 phần lớn:

Phần thứ nhất: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị.

Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị và tình hình thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2002 – 2010.

Phần thứ ba: Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo

Phần thứ năm: Một số chính sách, giải pháp phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị thời kỳ đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo./.

Phần thứ nhất

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ


  1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

  1. Điều kiện tự nhiên

    1. Vị trí địa lý

Quảng Trị là tỉnh ven biển, thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên là 4.739,82 km2, bằng 1,3% diện tích cả nước. Phía Bắc Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, bao gồm Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện là: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ.

Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng… Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vào các sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 170km).



Những đặc điểm về vị trí địa lý - kinh tế là lợi thế rất lớn để tỉnh có thể mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

    1. Địa hình và khí hậu

  • Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với 4 dạng chính: địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện… và phát triển thương mại; địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm; địa hình đồng bằng với những vùng đất khá màu mỡ và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh; và địa hình ven biển, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc biển, không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại cũng như ổn định đời sống dân cư.

  • Khí hậu Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào… Tuy nhiên, khí hậu tại đây khá khắc nghiệt với hạn hán vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9) do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và lũ lụt vào mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 2) do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

    1. Tài nguyên

Các nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch.

  • Tài nguyên đất: Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất tự nhiên là 473.982 ha, chiếm 1,3% của cả nước và 4,6% của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 87.838 ha (chiếm 18,5% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với 28.481ha và đất trồng cây lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…) với 34.561 ha. Đáng chú ý là diện tích đất chưa sử dụng lên tới 53.829ha (chiếm 11,36% diện tích tự nhiên) nhưng bao gồm cả đất cồn cát, đất chua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, nhiều diện tích bị kết vón đá ong, phân bố rải rác, không tập trung và còn có bom mìn chưa được rà phá. Để có thể khai thác hết tiềm năng của diện tích đất chưa sử dụng trong việc phát triển kinh tế, Quảng Trị cần đầu tư lớn cả về vốn và kỹ thuật, thủy lợi cũng như công tác rà phá bom mìn…

  • Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 290.476 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 44,6%, rừng phòng hộ chiếm 32,5% và rừng đặc dụng chiếm 22,9%. Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật, trong đó có 175 loài cây gỗ. Tổng trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 11 triệu m3.

Do hậu quả của chiến tranh cũng như tập tục phá rừng để phát nương làm rẫy nên hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái, chất lượng và trữ lượng rừng tự nhiên cũng bị giảm sút. Trong khi đó, chất lượng rừng trồng là khá tốt, tập trung vào các loại cây có hiệu quả kinh tế khá cao như keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai được trồng tập trung và thâm canh.

  • Tài nguyên biển: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Tỉnh có vùng lãnh hải độc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, là ngư trường đánh bắt rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm… Bên cạnh đó, vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiệm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để nuôi trồng thủy hải sản các loại. Ngoài ra, ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng.

  • Tài nguyên nước: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bao gồm hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sông Hiếu Giang và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh) cùng hệ thống suối phân bố dày đặc ở thượng nguồn. Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Trị có thể khai thác nguồn nước mặt dồi dào phục vụ cho sản xuất cũng như những tiềm năng thủy điện. Bên cạnh đó, hệ thống nước ngầm với chất lượng khá tốt theo các chỉ tiêu hóa học cũng là nguồn cung cấp quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất.

  • Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh khá phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đá vôi xi măng với trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung tại các mỏ Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập. Ngoài ra nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng cũng khá dồi dào như đá xây dựng (trữ lượng khoảng 500 triệu m3 phân bố tại khoảng 10 điểm mỏ dọc theo Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh), sét gạch ngói và sét xi măng (dự báo trữ lượng khoảng 146,9 triệu m3), cát thủy tinh (trữ lượng khoảng 139,4 nghìn tấn), vàng (6 điểm mỏ có triển vọng khai thác, dự báo trữ lượng khoảng 79,6 tấn), titan – zircon (dự báo khoảng 3 triệu tấn).

  • Tài nguyên du lịch: Tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Bên cạnh hệ thống di tích chiến tranh cách mạng với những địa danh nổi tiếng như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…, Quảng Trị còn có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ… Tiềm năng đó cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.

  1. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1. Dân số, nguồn nhân lực và mức sống dân cư

2.1.1. Dân số

    • Về quy mô dân số: Dân số của tỉnh năm 2011 là 604.719 người, (chiếm 0,69% dân số cả nước và chiếm 3,17% dân số vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung), trong đó, nam chiếm 49,4% và nữ chiếm 50,6%. Tốc độ tăng dân số bình quân thấp, ở mức 0,34%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm dần từ 1,57% năm 2000 xuống còn 1,29% năm 2005 và chỉ còn 1,14% năm 2010. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong việc nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

    • Về phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2011 là 127 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước (mật độ dân số bình quân của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 197 người/km2, của cả nước là 263 người/km2). Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại thành phố Đông Hà với mật độ 1.146 người/km2, trong khi huyện Đakrông chỉ có 30 người/km2.

Phần lớn dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2011 chiếm tới 71,19% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của Quảng Trị trong công cuộc đô thị hóa đã giúp tỷ lệ dân cư thành thị của tỉnh có sự tăng trưởng khá, từ 23,8% năm 2000 lên 25,8% năm 2005 và đạt 28,81% năm 2011, cao hơn so với tỷ lệ dân cư thành thị của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (khoảng hơn 24%) tuy vẫn thấp so với mặt bằng chung của cả nước (29,6%).

Biểu đồ 1.1. Dân số trung bình tỉnh Quảng Trị phân theo thành thị,

nông thôn (nghìn người)



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011

  • Về chất lượng dân số: Do một bộ phận không nhỏ dân cư trong tỉnh là người dân tộc thiểu số (theo kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2009 thì dân tộc thiểu số chiếm khoảng 11,5% dân số của tỉnh, trong đó người Vân Kiều chiếm 9,2% và người Pa Cô chiếm 2,3%), sống rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục lạc hậu... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư nhìn chung còn thấp, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị cũng đã chú trọng đến công tác đầu tư cho giáo dục, y tế và đạt những kết quả tích cực. Tỷ lệ số xã phổ cập THCS tăng dần từ 79% năm 2005 lên 90% năm 2011, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng từ 87,5% lên 97%. Các chỉ tiêu về y tế cũng được cải thiện đáng kể: tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế tăng từ 9,4% năm 2005 lên 75% năm 2011; tỷ lệ xã có bác sỹ tăng từ 53,6% lên 70%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 25,9% xuống còn 19,5%...1

      1. Nguồn nhân lực

Hiện nay, cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng đang ở vào thời kỳ dân số vàng. Năm 2011 toàn tỉnh có 329.870 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54,55% dân số. Bên cạnh đó, dân số dưới 15 tuổi chiếm khoảng 37,9%, là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.

Tuy nhiên, đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Năm 2011, số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 39,4% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 7,3%; trung học chuyên nghiệp 5,4%; công nhân kỹ thuật có bằng 3,9%, công nhân kỹ thuật không bằng 21%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 1,8%), còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 60,6%. Mặt khác, Quảng Trị gặp không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng lao động do toàn tỉnh hiện chỉ có 3 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1 trường cao đẳng và 1 phân hiệu của Đại học Huế. Đây chính là một trở ngại trong việc phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



      1. Lao động và việc làm

Năm 2011, số lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chiếm 53,33% tổng dân số, đạt 322.512 người, tăng 1,59% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế còn chậm, bên cạnh đó xu hướng dịch chuyển lao động khỏi địa bàn đến các địa phương khác, nhất là các trung tâm kinh tế lớn như Đà Nẵng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Về phân bố lao động, khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn thu hút nhiều lao động nhất, tuy tỷ trọng đã giảm từ 64% năm 2005 xuống chỉ còn 55,4% vào năm 2011 (tỷ lệ của cả nước là 48,2% năm 2010). Dự báo trong những năm tới, lực lượng lao động sẽ tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.



      1. Mức sống của dân cư

Thu nhập và đời sống dân cư trong tỉnh những năm qua đã được cải thiện từng bước. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư cả nước năm 2010, mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng (theo giá thực tế) có sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2010 đạt 950,7 nghìn đồng/người/tháng (tăng gấp 5 lần so với năm 2000). Mức thu nhập này (năm 2010) còn thấp hơn so với mặt bằng thu nhập của vùng BTB&DHMT (1.018,1 nghìn đồng/người/tháng) và thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu này của cả nước (1.387,2 nghìn đồng/người/tháng).

Có sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn và khoảng cách này duy trì một cách ổn định trong những năm qua. Nếu năm 2000, thu nhập của dân cư thành thị cao gấp 1,74 lần thu nhập của dân cư nông thôn, thì đến năm 2010 tỷ lệ này là 1,84 lần (thấp hơn so với cả nước – 2,0 lần). Trong cùng thời kỳ, mức độ chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao nhất với những người có thu nhập thấp nhất gia tăng đáng kể, từ mức 4,39 lần (2000) lên 6,48 lần (2008) và 6,7 lần (2010).

Về cơ cấu thu nhập, do phần lớn dân cư sống ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn thu từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, tuy đã giảm mạnh từ 47,9% năm 2000 xuống 31,8% năm 2008, cao hơn nhiều so với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (26,4%), và cả nước (24%). Bên cạnh đó, tỷ trọng thu nhập từ tiền công, tiền lương trong tổng thu nhập gia tăng mạnh mẽ từ 19,7% năm 2000 lên 31,3% năm 2008, tiến gần đến mặt bằng chung của vùng BTB&DHMT (33,2%) và cả nước (34,7%).

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song mức sống dân cư đã được cải thiện. Giai đoạn 2005-2010, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm trên 3%. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 13%2, thấp hơn mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (17,6% - số liệu 2009) nhưng vẫn cao hơn mặt bằng chung của cả nước (12,3% - số liệu 2009).

Do thu nhập còn thấp, chi tiêu bình quân đầu người chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập (85,7% năm 2010). Trong đó, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống (ăn, uống...) là chủ yếu, chiếm tới 50,4% tổng chi tiêu, chi cho các nhu cầu đời sống (không phải ăn, uống...) chiếm khoảng 36,0%, còn lại là chi khác. Đáng chú ý là chi cho y tế và giáo dục chiếm tỷ trọng khá trong tổng chi, đạt 13,4%.

Thu nhập và mức sống dân cư từng bước được cải thiện là yếu tố làm tăng sức mua, quỹ mua trên thị trường, là nhân tố thúc đẩy hoạt động thương mại và thị trường của tỉnh phát triển.



    1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

      1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Quảng Trị đạt 10,7%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 20,7%/năm, dịch vụ tăng 8,5%/năm và nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng khi so sánh với mặt bằng chung của cả nước (tốc độ tăng trưởng tương ứng là khoảng 7%, 7,9%, 7,7% và 3,3%).

Tính theo đóng góp điểm phần trăm tăng trưởng của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng GDP chung của tỉnh, theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 so với 2009 tăng 10,6%, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 6,5 điểm phân trăm, khu vực dịch vụ đóng góp 3,2 điểm phần trăm và khu vực nông nghiệp là 0,9 điểm phầm trăm.



Biểu 1.1. Đóng góp điểm phần trăm tăng trưởng GDP

theo khu vực kinh tế năm 2010

Đơn vị %




Tốc độ tăng trưởng GDP

Điểm phần trăm theo ngành

Tỷ lệ đóng góp theo ngành

GDP chung

10,6

10,6

100,0

1. Nông nghiệp

3,3

0,9

8,9

2. Công nghiệp-XD

17,4

6,5

61,3

3. Dịch vụ

9,3

3,2

29,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011

GDP bình quân đầu người tăng khá nhanh, nhờ đó khoảng cách về GDP bình quân đầu người so với mặt bằng chung của cả nước được thu hẹp đáng kể. Theo giá thực tế, năm 2005, GDP/người tỉnh Quảng Trị đạt 5,77 triệu đồng, bằng 57,2% so với cả nước; năm 2007, GDP/người tỉnh Quảng Trị đạt gần 8,51 triệu đồng bằng 63,4% so với cả nước; năm 2009 đã đạt 13,61 triệu đồng bằng 70,6% cả nước và đến năm 2010 đạt 16,47 triệu đồng, gấp 2,85 lần so với năm 2005. Năm 2011 đạt 21,5 triệu đồng, gấp 3,73 lần so với năm 2005.



Biểu đồ 1.1. GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người

của Quảng Trị so với cả nước



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị và Niên giám thống kê cả nước năm 2011

      1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị đang từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương ứng đối với các ngành nông nghiệp. Nhờ có sự tăng trưởng mạnh ngành công nghiệp – xây dựng, tỷ trọng của ngành này trong GDP toàn tỉnh đã tăng từ 25,6% năm 2005 lên 37% năm 2011, cùng với dịch vụ là hai ngành có đóng góp lớn nhất vào GDP của tỉnh Quảng Trị. Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp đã giảm tương ứng từ 35,9% xuống còn 27,9%, nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước (22% năm 2011).

Biểu đồ 1.2. Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phầm trên địa bàn

tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2011

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011

    1. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế chủ yếu

      1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị theo hướng phi nông nghiệp được phản ánh một phần qua sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (bình quân đạt 7,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và chỉ còn 3,4%/năm trong giai đoạn 2006-2010).

Biểu 1.2: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Quảng Trị - Giai đoạn 2001 - 2010




2001-2005

2006-2010

Nông nghiệp

6,0%

2,2%

Lâm nghiệp

8,0%

8,6%

Thủy sản

19,2%

6,5%

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

7,9%

3,4%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011

  • Về nông nghiệp

Năm 2011, GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị (giá hiện hành) đạt 5.455,621 tỷ đồng, đóng góp tới 79,66% vào GTSX của khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2012: 5.456,555 tỷ đồng, đóng góp tới 77,78 % vào GTSX của khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX của ngành thấp, chỉ đạt 2,2%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã tập trung sản xuất theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp nên giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp đã tăng từ khoảng 33,00 triệu đồng năm 2007 lên gần 62,11 triệu đồng và năm 2011; năm 2012 khoảng 62,12 triệu đồng/ha.

Về cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và tăng khá đều đặn từ 62,5% năm 2005 lên 70,6,1% năm 2011 và 67,6% năm 2012; ngành chăn nuôi và dịch vụ chiếm tỷ trọng lần lượt là 24,5% và 13% (năm 2005), 25,3% và 4,1% (năm 2011), 26,0% và 6,4% năm 2012.

Về trồng trọt, Quảng Trị tập trung phát triển theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập, thâm canh, chuyên canh, hình thành vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Năm 2011, GTSX ngành trồng trọt (theo giá hiện hành) đạt 3.852,912 tỷ đồng. Tuy cây lương thực hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX của ngành trồng trọt (36,0%) nhưng đã giảm đáng kể so với năm 2005 (44,3%). Thay vào đó là tỷ trọng ngày càng lớn của cây công nghiệp lâu năm trong GTSX ngành (từ 25,1% năm 2005 lên 35,1% năm 2011).

Giai đoạn 2006-2010, diện tích đất trồng trọt của tỉnh đã tăng thêm 7.341 ha trong đó chủ yếu là diện tích trông cây công nghiệp lâu năm (tăng 4.172 ha) và diện tích trồng cây lương thực (tăng 2.624 ha). Các vùng sản xuất chuyên canh tập trung đã và đang hình thành và phát triển ngày càng rõ nét như vùng lúa tập trung tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh (khoảng 9.000 ha), vùng sắn nguyên liệu ở Hướng Hóa và các huyện trong tỉnh với diện tích 8.500 ha; vùng cao su trồng tập trung, cao su tiểu điền và vùng hồ tiêu tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ; cà phê ở huyện Hướng Hóa; vùng rau đậu thực phẩm trên vùng cát ven biển.



Biểu đồ 1.3. Diện tích một số cây công nghiệp lâu năm (ha) – Năm 2010



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2010

Biểu đồ 1.4. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt tỉnh Quảng Trị



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2010

  • GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Trị (giá hiện hành) đạt 1.379,031 tỷ đồng năm 2011, chiếm tỷ trọng 25,3% trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp (so với 24,5% năm 2005). Nguyên nhân của sự tăng này chủ yếu là do ảnh hưởng của giá cả trên thị trường, trong khi số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm đều giảm, do tình hình dịch bệnh, thiên tai, giá cả đầu vào cho chăn nuôi tăng cao nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đang được chú trọng phát triển, các tiến bộ về giống được ứng dụng đã nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi, gia súc chiếm phần lớn (84,4%), trong khi tỷ trọng của gia cầm và các sản phẩm không qua giết thịt còn thấp, lần lượt là 14% và 1,6% năm 2011.

  • Về lâm nghiệp

Tuy có tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX lâm nghiệp khá cao trong giai đoạn 2006 - 2010 (8,6%/năm), nhưng quy mô ngành lâm nghiệp Quảng Trị còn hạn chế. GTSX lâm nghiệp của tỉnh theo giá hiện hành năm 2011chỉ đạt 336,077 tỷ đồng , trong đó chủ yếu là khai thác lâm sản (66,70%); năm 2012: 368,187 tỷ đồng, trong đó khai thác lâm sản (chiếm 69,84%).

Trong những năm gần đây, công tác trồng rừng được chú trọng, diện tích rừng trồng tiếp tục được mở rộng, mỗi năm trồng mới khoảng 4000-5000 ha. Sản lượng gỗ khai thác tăng rất nhanh từ 44.606m3 lên 181.602m3 năm 2011. Tỉnh đã hình thành vùng rừng nguyên liệu ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh… cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp gỗ ván nhân tạo (MDF). Hiện Quảng Trị tiếp tục triển khai công tác giao rừng, giao đất gắn trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ sản xuất lâm nghiệp, qua đó góp phần tích cực trong việc bố trí lại dân cư, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế.



  • Về thủy sản

Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng của GTSX ngành thủy sản 2001-2005 (bình quân đạt 19,2%/năm), tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2006-2010 và chỉ đạt bình quân 6,5%/năm. Nuôi trồng thủy sản đang được chú trọng phát triển nhằm phát huy lợi thế về biển, sông, hồ và đạt được những kết quả tích cực. Năm 2011, GTSX ngành thủy sản Quảng Trị đạt 1.057,046 tỷ đồng (theo giá hiện hành), trong đó: nuôi trồng chiếm 51,58% và khai thác chiếm 48,42% và năm 2012 đạt 1.191,070 tỷ đồng, trong đó: nuôi trồng chiếm 49,62% và khai thác chiếm 50,38%. Về khai thác, đánh bắt xa bờ phát đã có sự phát triển nhưng chưa mạnh do gặp khó khăn về vốn đầu tư tàu thuyền, phương tiện kỹ thuật và kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm còn thấp.

Nuôi trồng thủy sản đang được chú trọng phát triển nhằm phát huy lợi thế về biển, sông, hồ và đạt được những kết quả tích cực. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng nhanh chóng, từ 2.235,8 ha năm 2005 lên 3.062,9 ha năm 2010, chủ yếu là dành cho nuôi cá nước ngọt (1910,5ha), nuôi cá nước mặn, lợ (1.125ha) và nuôi tôm nước mặn, lợ (1.116,1ha).



Về khai thác, đánh bắt xa bờ phát triển chưa mạnh do gặp khó khăn về kỹ thuật và kinh nghiệm. Tàu thuyền đánh cá trong tỉnh đa phần có công suất nhỏ, hoạt động chủ yếu đánh bắt ven bờ nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để có thể phát triển mạnh đội tàu đánh bắt xa bờ, cần có những chính sách hỗ trợ đồng bộ của chính quyền nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngư dân, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm…

Tóm lại, sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã được chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng qui mô, diện tích và sản lượng. Một số chương trình khuyến nông, đưa giống mới cũng được chú trọng áp dụng, qua đó nâng tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chưa rõ nét và thiếu bền vững, sản xuất lương thực vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng, tỷ trọng chăn nuôi còn thấp. Để tạo điều kiện cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển, tỉnh Quảng Trị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quy hoạch, giúp nông dân trong việc định hướng cây trồng, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tạo đầu ra cho sản phẩm…

      1. Ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GTSX của tỉnh Quảng Trị khá cao, đạt bình quân 19,7% năm trong giai đoạn 2006 – 2010, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước, 13,8%. Giá trị SXCN (theo giá hiện hành) năm 2011 đạt 5.147,495 tỷ đồng tăng 31,6% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 6.134,636 tỷ đồng tăng 19,18% so với năm 2011. Khu vực kinh tế Nhà nước tăng bình quân 66,7%/năm giai đoạn 2006 -2010 (trong đó kinh tế nhà nước địa phương tăng bình quân 13,41%/năm); năm 2011 tăng 25,07% so với năm 2010 và năm 2012 chỉ tăng 4,81% so với năm 2011; Kinh tế ngoài Nhà nước tăng bình quân 69,8% giai đoạn 2006 -2010, năm 2011 tăng 36,02% so với năm 2010 và năm 2012 chỉ tăng 26,83% so với năm 2011.

Biểu 1.3. GTSX công nghiệp của tỉnh Quảng Trị (theo giá so sánh 2010)

phân theo các ngành công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu


2005

2009

2010

2011

2012

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 (%/năm)

Tổng số

1.548,955

3.400,537

3.911,419

4.478,333

5.048,562

19,7%

- Công nghiệp khai khoáng

159,682

217,534

240,416

357,466

388,240

10,1%

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

1.277,714

2.577,092

2.964,626

3.586,621

4.078,415

18,7%

- CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

79,902

557,409

650,506

464,491

495,690

40,2%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2012

Phân ngành CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước có tốc độ phát triển nhanh nhât (bình quân 40,2%/năm) trong khi phân ngành công nghiệp khai thác còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng (chỉ đạt 10,1%/năm trong cùng kỳ).

GTSX công nghiệp (giá hiện hành) của tỉnh Quảng Trị tăng đều qua các năm và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2006 - 2010, từ 1.094,067 tỷ năm 2005 lên 3.911,419 tỷ đồng năm 2010 và đạt 5.147,495 tỷ đồng năm 2011, trong đó khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất (35,23%), tiếp theo là khu vực kinh tế tư nhân (28,57%), khu vực kinh tế nhà nước Trung ương (23,01%), trong khi khu vực kinh tế nhà nước địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ (7,74%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một phần rất nhỏ (5,27%).

Phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX công nghiệp Quảng Trị (80,27% năm 2011). Tiếp đến là phân ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (10,3%) và phân ngành công nghiệp khai khoáng (7,98%).



Biểu 1.4. GTSX công nghiệp Quảng Trị (theo giá hiện hành)

phân theo ngành công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm

Chỉ tiêu

2005

2009

2010

2011

2012

GTSX ngành CN

1.094,067

3.308,974

3.911,419

5.147,495

6.134,636

- Công nghiệp khai khoáng

140,169

204,845

240,416

410,549

446,466

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

818,924

2.563,383

2.964,626

4.132,124

5.006,610

- CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

103,402

500,944

650,506

531,010

596,300

Cơ cấu (%)




- Công nghiệp khai khoáng

12,81

6,19

6,15

7,98

7,28

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

74,85

77,47

75,79

80,27

81,61

- CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

9,45

15,14

16,63

10,32

9,72

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2012

Năng lực công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong phú, góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và GDP của tỉnh nói chung. Các dự án trọng điểm đã đưa vào hoạt động, nay tiếp tục được phát huy như: nhà máy gỗ MDF công suất 60.000 m3/năm; nhà máy tinh bột sắn ở Hướng Hoá và Hải Lăng; nhà máy may xuất khẩu Hoà Thọ, công suất 20 chuyền; nhà máy sản xuất phân bón NPK Bình Điền- Quảng Trị; nhà máy chế biến cà phê của Công ty Thái Hoà... Ngoài ra, còn khá nhiều dự án đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ, đưa vào hoạt động vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 như dự án nghiền klinke công suất 250.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất que hàng Xuyên Á tại cụm công nghiệp Diên Sanh; nhà máy nghiền Zircon siêu mịn 4.500 tấn/năm; dự án nhà máy may công nghiệp Phong Phú ở cụm CN Diên Sanh…. Tuy nhiên, trong danh mục sản phẩm công nghiệp sản xuất ra trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn thiếu vắng nhiều sản phẩm công nghiệp tiêu dùng (thuộc nhóm hàng điện tử gia dụng, đồ dùng gia đình) đang rất phát triển ở nước ta hiện nay và các sản phẩm cơ khí.



Biểu 1.5. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu




Đơn vị

2005

2009

2010

2011

2012

1. Quặng kim loại màu

Tấn

15.328

31.567

35.393

43.117

36.273

2. Đá các loại

1000 m3

608

812

870

935

751

3. Cá sấy khô đã chế biến

Tấn

120

79

480

489

490

4. Quần áo may sẵn

1000 cái

1.769

1.565

1.622

1.721

1.820

5. Gỗ xẻ các loại

1000 m3

18,500

52,100

81,801

117,477

98,320

6. Ván ép

1000 m3

8,560

56,536

69,090

78,490

77,953

7. Gạch nung

1000 viên

124.813

147.416

133.623

139.580

160.150

8. Xi măng

Tấn

71.400

95.600

83.265

82.898

75.156

9. Cửa ra vào bằng sắt

M2

156.900

175.620

190.534

196.074

117.758

10. Cửa ra vào bằng nhôm

M2

179.860

236.500

247.257

252.480

262.900

11. Điện sản xuất

Triệu kw/h

 

 324

314

299

292

12. Điện thương phẩm

1000kw/h

170,2

286,0

335,0

366,0

407,0

13. Nước uống được

1000m3

4.436

6.244

7.019

7.246

8.826

14. Phân bón NPK

Tấn

3.860

9.711

18.975

28.387

33.098

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2012

Hiện quy mô sản xuất công nghiệp của tỉnh đang tiếp tục được cải thiện với việc phát triển kết cấu hạ tầng các khu cụm công nghiệp, như khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và một số cụm công nghiệp làng nghề được tập trung đầu tư xây dựng.



Bên cạnh những thành công bước đầu, ngành công nghiệp Quảng Trị vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn như trang thiết bị và công nghệ còn lạc hậu, thiếu lực lượng lao động lành nghề, sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên hàm lượng giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh trạnh trên thị trường trong và ngoài nước…

2.3.3. Các ngành dịch vụ

  • Về thương mại

  • Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội theo giá thực tế đạt 9.020,45 tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tới 91,99%. So với năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 đã tăng gấp 3,0 lần. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 đạt 11.649,91 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 29,15% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 14.907,97 tỷ đồng tăng 27,96% so với năm 2011.

  • Xuất khẩu trên địa bàn của Quảng Trị tăng nhanh: năm 2005, tổng trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn chỉ đạt 12,344 triệu USD thì đến năm 2010 đạt gần 63,383 triệu USD, gấp 5,13 lần năm 2005; năm 2011 đạt 80,788 triệu USD tăng 27,46% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 95,749 triệu USD tăng 18,52% so với năm 2011. Một số mặt hàng xuất khẩu chính là tinh bột sắn, cà phê, cao su, hồ tiêu… chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô hoặc qua sơ chế, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp.

  • Về du lịch

Quảng Trị là một tỉnh có lợi thế về du lịch do sở hữu nhiều tài nguyên du lịch vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính nhân văn. Trong 10 năm qua tỉnh rất quan tâm đầu tư phát triển để ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Quảng Trị. Từ năm 2005 đến 2011, doanh thu dịch vụ lưu trú đã tăng lần lượt: Năm 2005: 23,24 tỷ đồng; Năm 2010: 48,05 tỷ đồng; Năm 2011: 50,24 tỷ đồng và năm 2012: 54,61 tỷ đồng. Phần lớn doanh thu này đến từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước (Năm 2005: 93,30% ; Năm 2010: 97,83%; Năm 2011: 98,17% và Năm 2012: 99,10%).

  • Quảng Trị là một tỉnh có lợi thế về du lịch do sở hữu nhiều tài nguyên du lịch vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính nhân văn. Tuy nhiên, do công tác tổ chức còn mang tính tự phát nên lượng khách du lịch đến Quảng Trị còn hạn chế so với tiềm năng (263,003 nghìn người năm 2010, năm 2011 tăng lên 327,664 nghìn người, năm 2012 giảm xuống còn 321,320 nghìn người) và bao gồm chủ yếu là khách nội địa (chiếm 92,16% năm 2010, 87,61% năm 2011 và 1,12% năm 2012), số lượng khách quốc tế còn quá ít. Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ còn thấp, tỷ lệ ngày lưu khách năm 2010 là 1,21 ngày/khách, năm 2011 là 1,09 ngày/khách và năm 2012 là 1,11 ngày/khách.

  • Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh còn ít, đến năm 2010 cả tỉnh chỉ có 45 cơ sở, song quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao so với các tỉnh khác trong khu vực. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn thiếu tính chuyên nghiệp, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ còn đơn điệu, chất lượng thấp. Do đó tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

  • Về ngành vận tải

  • Ngành vận tải có bước phát triển đáng kể cả về số lượng phương tiện vận tải (từ 927 ô tô chở hàng và 578 ô tô chở khách năm 2005 lên 1.644 ô tô chở hàng và 609 ô tô chở khách năm 2010) và về doanh thu vận tải, bốc dỡ (từ 240,6 tỷ đồng năm 2005 lên 585,494 tỷ đồng năm 2010, 693,139 tỷ đồng năm 2011 và năm 2012 là 776,402 tỷ đồng.

  • Khối lượng vận chuyển hành khách (628.282 nghìn người.km năm 2010 giảm xuống còn 468.096,4 nghìn người.km năm 2011 và tăng lên 474.713,3 nghìn người.km năm 2012). Vận chuyển hàng hóa (5.824,4 nghìn tấn năm 2010, 5.998,3 nghìn tấn năm 2011 và 6.219,4 nghìn tấn năm 2012) đều tăng nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 17,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tăng 2,99% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 3,69% so với năm 2011.

    1. Về tình hình thu chi ngân sách

Tổng thu ngân sách tăng liên tục qua các năm, từ 648,631 tỷ năm 2005 lên 2.186,440 tỷ năm 2010 và 2.812,067 tỷ năm 2011, tốc độ tăng bình quân là 47,41%/ năm trong giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011 tăng 28,61% so với năm 2010, trong đó: thu nội địa tăng từ 295,891 tỷ đồng năm 2005 lên 716,308 tỷ đồng năm 2010 và 889,337 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 28,42%/năm, năm 2011 tăng 24,16% so với năm 2010. Về cơ cấu thu ngân sách nhà nước thì thu nội địa có xu hướng giảm tương đối so với nguồn thu NSNN: năm 2005 chiếm 45,62%, năm 2010 chiếm 32,76%, năm 2011 chiếm 31,63%; nguồn thu nội địa chủ yếu là từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (năm 2011: 417,064 tỷ đồng chiếm 46,9% thu nội địa) và thu về nhà, đất (năm 2011: 212,570 tỷ đồng chiếm 23,90% thu nội địa). Thu Hải quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu) tăng liên tục qua các năm, từ 83,194 tỷ đồng năm 2005 lên 385,913 tỷ đồng năm 2010 và 562,985 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 tăng 72,77%/năm, năm 2011 tăng 45,88% so với năm 2010. Về cơ cấu nguồn thu hải quan chủ yếu là từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, năm 2010 là 369,532 tỷ đồng chiếm 95,76% và năm 2011 là 555,079 tỷ đồng chiếm 98,60% tổng số thu hải quan.

Tổng chi ngân sách tăng liên tục qua các năm, năm 2005 đạt 1.746,993 tỷ đồng, năm 2010 đạt 4.994,619 tỷ đồng tăng bình quân khoảng 37,18%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, năm 2011 tổng chi ngân sách 6.991,544 tỷ đồng tăng 41,40% so với năm 2010, tăng gấp 4,0 lần so với năm 2005.

Việc tăng nhanh chi ngân sách trên địa bàn những năm qua đã góp phần quan trọng cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, tăng cường các nguồn lực để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế.


  1. Điều kiện về cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây, Quảng Trị đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nâng cấp và mở rộng mạng lưới giao thông, điện lưới, thủy lợi, cấp nước, bưu chính viễn thông… tao điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

    1. Giao thông vận tải

Quảng Trị có điều kiện thuận lợi phát triển các loại giao thông cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Mạng lưới đường bộ bao gồm 4 tuyến Quốc lộ, 20 tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã được phân bố hợp lý. Các tuyến đường giao thông về trung tâm xã và các cụm dân cư miền núi, các tuyến đường ven biển, tuyến các đường đến khu dịch vụ hậu cần nghề cá được hình thành và phát triển… góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuyến Đường 9, Đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam nối kết với nhau liên hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ.

Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 76 km, bao gồm 7 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3, 4 thuận lợi cho hành khách đi lại và vận chuyển hàng hóa. Ga Đông Hà là một trong những ga chính trong khu vực, đã được nâng cấp, mở rộng khá khang trang.

Về đường thủy, Quảng Trị có 4 sông lớn, bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải và sông Mỹ Chánh, với tổng chiều dài trên 400km trong đó có khoảng 300 km hoạt động vận tải, có cảng sông Đông Hà đi Cửa Việt. Ngoài ra, cảng biển Cửa Việt (có hai cầu cảng dài 128m) nối liền với Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar thông qua Quốc lộ 9 và cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo là nơi xuất nhập, thông quan nhiều hàng hóa.



    1. Cơ sở hạ tầng công nghiệp

Quảng Trị hiện đã hình thành 03 khu công nghiệp (KCN), bao gồm KCN Nam Đông Hà (98,6ha), KCN Quán Ngang (205 ha, trong đó giai đoạn 1: 139 ha) và KCN Tây Bắc Hồ Xá (294 ha, trong đó giai đoạn 1: 157,6 ha). Đến nay, tại KCN Nam Đông Hà đã có 25 dự án đăng ký và triển khai đầu tư với tổng mức đầu tư 1.433 tỷ đồng, tại KCN Quán Ngang có 17 dự án trong nước đầu tư với tổng vốn đạt gần 4.000 tỷ đồng, tại KCN Tây Bắc Hồ Xá có 4 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 47 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 94,5% đối với KCN Nam Đông Hà; 57,4% đối với KCN Quán Ngang3 và gần 5% đối với KCN Tây Bắc Hồ Xá (riêng đối với KCN này đang trong giai đoạn triển khai lập qui hoạch chi tiết).

Bên cạnh 3 KCN, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 16 cụm công nghiệp (CCN), trong đó có 3 CCN cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng và có tỷ lệ lấp đầy cao (gần 100%) là CCN làng nghề Diên Sanh (huyện Hải Lăng), CCN Đông Lễ (TP. Đông Hà) và CCN Hướng Tân (huyện Hướng Hóa). Đã có 74 dự án đầu tư vào 11 CCN trên địa bàn, với tổng vốn đầu tư 1.582 tỷ đồng, trong đó 45 dự án đã đi vào hoạt động, 14 dự án đã được cấp phép đầu tư, 06 dự án đăng ký đầu tư, giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 lao động trong tỉnh.

Hiện, trên địa bàn tỉnh tiếp tục hình thành các cụm công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp như: cụm công nghiệp Nam Cửa Việt, cụm công nghiệp Tà Rụt ... Đặc biệt Quảng Trị đang hoàn thiện các thủ tục để thành lập khu Đông Nam Quảng Trị nhằm thúc đẩy hơn nữa phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.


    1. Hệ thống điện, thủy lợi và bưu chính viễn thông

Chương trình điện khí hóa của Quảng Trị được tập trung đầu tư mở rộng. Nguồn điện cung cấp cho Quảng Trị chủ yếu từ điện lưới quốc gia đã được truyền tải tới 100% số xã, phường. Bên cạnh đó, các công trình thuỷ điện hoà vào làm tăng thêm năng lực và ổn định điện của mạng lưới quốc gia đảm bảo cho việc sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của nhân dân.

Hệ thống thủy lợi được ưu tiên đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện có 12 hệ thống hồ chứa nước có tổng dung tích trên 250 triệu m3 nước, 12 trạm bơm điện có tổng công suất lắp máy gần 1000 kw; 2 đập dâng và 666 km kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân4. Hàng năm, các công trình thủy lợi đều được duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn vận hành, an toàn công trình trong mùa mưa lũ.

Bưu chính viễn thông, thông tin, báo chí được phát triển nhanh bằng nhiều nguồn lực. Trên toàn tỉnh có 09 bưu điện huyện, thị xã, 33 bưu cục khu vực. Số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân là 51,79 (gấp hơn 5 lần so với năm 2005. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo cho sự thông suốt thông tin một cách kịp thời. Chất lượng hoạt động thông tin báo chí ngày càng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát thanh – truyền hình đạt 100% số xã phường, thị trấn.



  1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020

  1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020

  • Về tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá các lợi thế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh và dựa trên cách tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với cả nước từ nay đến năm 2020 theo các mức độ khác nhau, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã đưa ra 3 phương án tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng đã luận chứng lựa chọn phương án II là phương án mục tiêu của tỉnh và phương án III là phương án phấn đấu.

Mục tiêu chủ đạo: Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức bình quân chung của cả nước, đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 95%. Tăng trưởng kinh tế (GDP – giá so sánh 1994) đạt 12% thời kỳ 2011 – 2015 và 13% thời kỳ 1016 – 2020. Thu nhập GDP bình quân/người (giá HH) đạt 34 – 35 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 69 triệu đồng vào năm 2020.



Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ phương án mục tiêu và trên cơ sở luận chứng ưu tiên phát triển các ngành và lĩnh vực, cân đối, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã đưa ra 3 phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Quan điểm chủ đạo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH với cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Trong 3 phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương án cơ cấu kinh tế được lựa chọn là phương án II: đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 13%, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng đạt 56%, dịch vụ chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế tính theo GDP của tỉnh.

Tuy nhiên, từ thực tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh giai đoạn 2006 – 2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh đã xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2015 từ 12 – 13%/năm, tức là bằng hoặc cao hơn so với phương án chọn trên đây. Đồng thời, về cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 cũng được xác định lại với tốc độ chậm hơn.




tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương