UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị


IV. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường Quảng Trị với các thị trường trong và ngoài nước



tải về 3.28 Mb.
trang15/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26

IV. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường Quảng Trị với các thị trường trong và ngoài nước

    1. Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa thị trường Quảng Trị với thị trường các địa phương khác trong nước

+ Tổ chức nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường trọng điểm, thị trường các tỉnh lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng giao lưu thương mại để có hướng điều chỉnh phù hợp cơ cấu sản xuất và thương mại của tỉnh.

+ Nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương có mối quan hệ liên kết thương mại với tỉnh Quảng Trị. Các điều kiện ưu đãi có thể áp dụng như cho vay tín dụng ưu đãi, bán hàng trả chậm, sử dụng đất và địa điểm kinh doanh...

+ Tiến hành trao đổi, ký kết, thoả thuận của doanh nghiệp thương mại, địa phương về mua bán sản phẩm hàng hoá, có thể là cung ứng nguyên vật liệu và nhận tiêu thụ lại một phần sản phẩm, hay những cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.

+ Liên kết với các tỉnh trong vùng tập trung trên các phương diện như: tạo lập môi trường pháp lý; xây dựng mạng lưới thông tin; không ngừng nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết các kiến thức về kinh tế thị trường, về tiêu dùng cho dân cư....



    2. Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa thị trường Quảng Trị với các thị trường ngoài nước có tính chiến lược

+ Tăng cường liên kết và xúc tiến hoạt động hợp tác khu vực ASEAN để hình thành tập đoàn thương mại đa quốc gia của khu vực dưới sự bảo trợ của Chính phủ các nước thành viên ASEAN. Các tập đoàn này vừa phát triển mạng lưới kinh doanh tại các nước trong khu vực và toàn cầu vừa làm nòng cốt thúc đẩy tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN trong tầm nhìn đến 2020.

+ Chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, công nghệ và xuất xứ công nghệ theo hướng sản phẩm tạo ra phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường xuất khẩu.

+ Khuyến khích các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới.

+ Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của Quảng Trị.



V. Đánh giá tác động và giải pháp bảo vệ môi trường đối với hoạt động thương mại

1. Những tác động môi trường của hoạt động thương mại

Những tác động đến môi trường trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh chủ yếu là từ hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa và hoạt động của các loại hình tổ chức thương mại như chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm… Trong đó, tác động làm ô nhiễm môi trường từ các loại hình thương mại, đặc biệt là từ mạng lưới chợ đang và sẽ là vấn đề cấp thiết cần giải quyết vì mạng lưới chợ hiện đang bị xuống cấp và các yêu cầu về vệ sinh môi trường chợ chưa được đảm bảo.

Những ô nhiễm chủ yếu do hoạt động kinh doanh trong các loại hình tổ chức thương mại và trong các loại hình chợ bao gồm:

- Ô nhiễm từ chất thải rắn: bao gồm rác thải vô cơ (giấy, túi bao gói, vỏ hộp…), và rác thải hữu cơ chủ yếu là rác thải trong quá trình sơ chế (giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến hải sản, sơ chế rau, củ quả) đặc biệt trong khu kinh doanh thực phẩm tươi sống, khu kinh doanh hải sản, nơi mà việc chế hiến nông sản thực phẩm tươi sống được thực hiện tại chỗ và là hoạt động hầu như rất phổ biến trên các chợ của Quảng Trị, tạo khối lượng rác thải hữu cơ hàng ngày khá lớn.

- Ô nhiễm nguồn nước thải: nước thải chợ có hàm lượng vi sinh vật cao, có đặc tính gây ô nhiễm lớn do chứa nhiều mầm bệnh có khả năng gây bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và dễ lây lan. Nước thải chẩy vào hệ thống cống, hệ thống sông ngòi mà không qua xử lý. Nước thải ứ đọng trên nền chợ nên hiện tượng sình lầy, ngập úng, nhất là trong mùa mưa xảy ra thường xuyên.

- Ô nhiễm nguồn không khí: ô nhiễm do rác thải bị phân hủy, ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm chéo từ các quầy hàng…

- Vệ sinh an toàn thực phẩm trên các chợ: hàng hóa không qua kiểm tra, kiểm nghiệm, không công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu lưu thông trên các chợ.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:

- Vị trí đặt chợ và các loại hình cửa hàng không đảm bảo tiêu chuẩn khoảng cách với đường giao thông và các công trình công cộng (cơ quan, trường học) gây ô nhiễm về tiếng ồn và ô nhiễm bụi trong không khí.

- Cơ sở vật chất của các chợ cũ xuống cấp nghiêm trọng, các chợ mới xây cũng không đảm bảo đầy đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật về vệ sinh môi trường như: hệ thống cấp thoát nước, khu vệ sinh, hệ thống phòng cháy chữa cháy…

- Tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải: rác thải không được thu gom và xử lý kịp thời, triệt để. Rác thải không được phân loại tại nguồn, thu gom chủ yếu theo phương thức thủ công và được xử lý tại các bãi chôn tự nhiên.

- Phân công thực hiện, phối hợp quản lý trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành thương mại chưa được chặt chẽ.



2. Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại

- Xây dựng, thiết kế các công trình thương mại phù hợp với phân bố không gian chung, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên ở từng khu vực.

- Xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động thương mại gây ra: ô nhiễm tại các loại hình thương mại bán lẻ (trong đó ô nhiễm tại các chợ cần đặc biệt quan tâm), ô nhiễm do hoạt động vận chuyển, lưu giữ hàng hóa (nội địa và xuất nhập khẩu)…

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện các qui định có liên quan đến bảo vệ môi trương chung trên địa bàn tỉnh cũng như đối với các hoạt động thương mại.

- Thực hiện các qui chế kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chuỗi cung ứng hàng hóa, thực hiện các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi và các cơ sở vi phạm.

- Thực hiện cơ chế quản lý giá, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá đặc sản, bảo vệ lợi ích của khách du lịch và giữ gìn uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất.

- Tuyên truyền để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng, người kinh doanh; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật liên quan tới các tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường.



VI. Tổ chức thực hiện qui hoạch

1. Công khai dự án Quy hoạch

Sau khi Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, tổ chức công bố công khai và rộng rãi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch.



2. Tổ chức triển khai thực hiện

- Sở Công Thương là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch với các nhiệm vụ như sau:

+ Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện các Quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành (Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm, siêu thị, các tổng kho,...) và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, từ đó có các biện pháp và chính sách phù hợp để mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và các phân ngành bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại phát triển một cách hài hoà, hợp lý, hiệu quả.

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn, công ty phân phối đa quốc gia, các nhà phân phối lớn trong nước vào đầu tư phát triển các hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án: về hỗ trợ doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; Đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp thương mại áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh.

+ Thúc đẩy thành lập hiệp hội các doanh nghiệp thương mại của tỉnh và hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển ngành, thực hiện các chương trình liên kết giữa các nhà phân phối của Quảng Trị và với các nhà phân phối trong và ngoài nước, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại.

+ Xây dựng các quy hoạch chi tiết của ngành thương mại, như Quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ; Quy hoạch hệ thống xăng dầu, ...

+ Trên cơ sở quy hoạch thương mại, chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, phối hợp tổ chức xúc tiến thu hút đầu tư cho hoạt động thương mại ngay trong năm 2010.

3. Phối hợp thực hiện

Để thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển thương mại, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị cần phối hợp thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể:



- Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và vào ngành thương mại của tỉnh.

- Sở Tài chính: bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cho các hạng mục công trình thương mại có sự hỗ trợ của kinh phí của Nhà nước;

- Sở Xây dựng: đảm bảo bố trí không gian và kiến trúc phù hợp theo tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh.

- Sở Giao thông vận tải: triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại và cho lưu chuyển hàng hoá trên thị trường. Phối hợp với Công an tỉnh cải tiến và hoàn thiện quản lý giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại ở các khu vực cũng như thuận lợi cho việc cung ứng, bốc dỡ và nhập hàng vào mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

Điều chỉnh và bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh cho phát triển thương mại, xác định địa giới cho các loại hình thương mại đã được quy hoạch. Phối hợp với Sở Công Thương và các sở/ngành khác để xây dựng và ban hành các chính sách sử dụng đất cho phát triển thương mại của tỉnh.



- UBND các huyện, thành, thị:

* UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, từ đó có các biện pháp và chính sách để thực hiện.

* Phối hợp liên ngành và liên vùng nhằm triển khai các giải pháp, chương trình, kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thương mại của tỉnh. Đảm bảo bố trí và sử dụng cán bộ có năng lực phù hợp và trình độ chuyên nghiệp về quản lý thương mại trên địa bàn.

4. Lộ trình thực hiện

Tổ chức và điều hành thực hiện Qui hoạch cần phải cụ thể hoá thành các kế hoạch 5 năm.



Giai đoạn 2010 - 2015:

+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy, các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển và quản lý thương mại của tỉnh;

+ Tìm kiếm và tranh thủ các nguồn vốn, tiến hành xây dựng các chợ xã, liên xã, đảm bảo số lượng chợ cần thiết với mục tiêu phục vụ đầy đủ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của dân cư nông thôn.

+ Xây dựng các quy hoạch chi tiết ngành thương mại, xây dựng các khu trung tâm thương mại, trung tâm thương mại – dịch vụ tổng hợp, chợ đầu mối nông sản...

+ Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi và khuyến khích đầu tư theo định hướng phát triển của ngành thương mại tỉnh. Tập trung vào các dự án nâng cấp, xây mới để phát triển nhanh các loại hình thương mại hiện đại ở nội thành và ở các khu đô thị mới, ngoại vi;

+ Thúc đẩy hình thành và phát triển các hệ thống phân phối theo dạng ‘chuỗi‘;

+ Hỗ trợ để xây dựng và phát triển một số công ty thương mại lớn của tỉnh;

+ Thành lập hiệp hội các nhà phân phối, doanh nghiệp thương mại của tỉnh;

+ Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường mục tiêu chiến lược của tỉnh.

+ Phát triển mạnh thương mại điện tử.



Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Hoàn thiện mạng lưới thông tin và dự báo của ngành thương mại;

+ Phát triển các loại hình thương mại hiện đại ở nông thôn;

+ Đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại và đạt trình độ phát triển ngang bằng với thương mại của các tỉnh phát triển.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN

Từ những vấn đề về thực trạng và tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng của tỉnh Quảng Trị, của cả nước, của vùng BTB&DHMT cho thấy, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo, mục tiêu đặt ra trong quy hoạch hoàn toàn có thể đạt được dựa trên phương án lựa chọn và các định hướng phát triển, vấn đề là cần có các biện pháp tác động tích cực theo hướng mở rộng qui mô và phạm vi để qua đó tạo cơ sở phát triển tốt các hoạt động thương mại. Đồng thời, các cơ cấu thương mại trên địa bàn tỉnh cũng cần được định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, tổ chức hoá, xã hội hoá, tiêu chuẩn hoá để tạo giá trị tăng thêm cao hơn đóng góp vào GDP của tỉnh, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ các ngành sản xuất và du lịch phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân của tỉnh.



II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị với Chính Phủ

- Về sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống hạ tầng thương mại hiện hành:

Để thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn các tỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện hành đối với các dự án đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại tại các địa phương. Cụ thể, trước mắt cần sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2010 về chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng -Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao theo hướng bên cạnh loại hình chợ, cần bổ sung các dự án đầu tư các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác như Siêu thị, Trung tâm thương mại... do các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo qui định của các Nghị định này.

- Về ban hành các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống hạ tầng thương mại:

+ Ban hành các chính sách thiết thực để phát triển thương mại tại các địa phương, nhất là các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT), khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại tại khu vực này phát huy hiệu quả, qua đó phát huy vai trò của thương mại trong việc dẫn dắt các hoạt động sản xuất phát triển trên địa bàn tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư;

+ Xây dựng Quy hoạch phát triển thương mại của vùng BTB&DHMT và của cả nước, theo đó Qui hoạch phát triển thương mại của Quảng Trị có căn cứ thực hiện phù hợp với xu hướng phát triển chung;

+ Có chính sách hỗ trợ thoả đáng kinh phí đầu tư hạ tầng thương mại tại các vùng đô thị và miền núi, nhất là hạ tầng chợ.

2. Kiến nghị Bộ Công Thương

- Sớm ban hành thống nhất các bộ tiêu chuẩn về các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ truyền thống hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, trên cơ sở đó tỉnh có căn cứ để xây dựng và quản lý có hiệu quả các loại hình thương mại này trên địa bàn;

- Cung cấp, cập nhật thông tin cho tỉnh về các vấn đề kinh tế, thương mại trong và ngoài nước;

- Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ của ngành thương mại của tỉnh (gồm: cán bộ quản lý về thương mại của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố cũng như đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh)./.



Phụ lục 1:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

GIAI ĐOẠN 2011-2015

TT

Tên công trình

Địa điểm

(xã, phường, thị trấn)

Hình thức xây dựng

Phân Hạng

Quy mô, diện tích (m2)

Tổng mức vốn đầu tư

(Triệu đồng)

I

Huyện Hải Lăng













58.500

1

Chợ Hải Lăng

Thị trấn Hải Lăng

Xây mới

II

3.000

15.000

2

Chợ Mỹ Chánh

Xã Hải Chánh

Xây mới

II

6.000

40.000

3

Chợ Hải Lâm

Xã Hải Lâm

Xây mới

III

> 1.000

3.500

II

Huyện Cam Lộ













6.000

1

Chợ Cùa

Xã Cam Chính

Xây mới

III

5.000

6.000

III

Huyện Vĩnh Linh













5.000

1

Chợ Hồ Xá III

Thị trấn Hồ Xá

Xây mới

III

2.500

5.000

IV

Huyện Hướng Hóa













18.000

1

Chợ Tân Long – Chợ ĐMNS

Xã Tân Long

Nâng cấp, cải tạo

III

2.500

10.000

2

Chợ Xuân Phước

Thị trấn Lao Bảo

Xây mới

III

3.000

8.000

V

Huyện Gio Linh













41.000

1

Chợ Trung tâm thị trấn Cửa Việt

Thị trấn Cửa Việt

Xây mới

II

18.670

20.000

2

Chợ Hải Thái – Chợ ĐMNS

Xã Hải Thái

Xây mới

III

10.000

10.000

3

Chợ Nam Đông

Xã Gio Sơn

Nâng cấp, cải tạo

III

8.000

11.000

VI

Huyện Đakrông













6.500

1

Chợ Ba Lòng

Xã Ba Lòng

Xây mới

III

3.000

3.500

2

Chợ Cầu ĐaKrông

Xã ĐaKrông

Xây mới

III

1.000

3.000

VII

Thành phố Đông Hà













67.500

1

Chợ Phường 5

Hàm Nghi, TP. Đông Hà

Xây mới

II

14.193

45.000

2

Chợ Đông Lương

KP1, phường Đông Lương

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng

II

3.042

2.500

3

Chợ Phường 3

Khu phố 6, phường 3

Xây mới

II

10.000

20.000

VIII

Thị xã Quảng Trị













55.000

1

Chợ Quảng Trị

Phường II

Nâng cấp, cải tạo

I

12.000

5.000

2

Siêu thị Quảng Trị

Trung tâm thị xã Quảng Trị

Xây mới

I

3.500

50.000

IX

Huyện Triệu Phong













6.500

1

Chợ Triệu Đông

Xã Triệu Đông

Xây mới

III

3.000

3.500

2

Chợ Chùa

Xã Triệu Phước

Xây mới

III

3.000

3.000

X

Huyện đảo Cồn Cỏ













5.000

1

Chợ Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ

Xây mới

III

700

5.000




Tổng cộng













269.000


tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương