UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị


Quy hoạch phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế



tải về 3.28 Mb.
trang13/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   26

2. Quy hoạch phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế

* Đối với thương mại nhà nước:

Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp thương mại nhà nước của tỉnh (hiện nay toàn tỉnh chỉ còn 01 DNNN), theo hướng thành lập công ty cổ phần mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, đến năm 2014 hoàn thành việc thực hiện cổ phần hóa DNNN thương mại của tỉnh; tập trung phát triển mạng lưới công ty ở các trung tâm, cụm thương mại, vùng sản xuất nông sản, trồng cây công nghiệp để vừa phục vụ vừa tổ chức thu mua chế biến sản phẩm do nông dân sản xuất ra. Trong đó, tập trung chủ yếu là thành phố Đông Hà, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo và các xã miền núi.

Doanh nghiệp thương mại cổ phần mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối phải đóng vai trò hạt nhân cho sự phát triển của các trung tâm, các cụm thương mại; có cơ chế, chính sách thích hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với các thành phần kinh tế khác kể cả doanh nghiệp thương mại nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn để tổ chức các hoạt động thương mại và thiết lập hệ thống kinh doanh đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Doanh nghiệp thương mại cổ phần trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, phải làm tốt nhiệm vụ tham gia kinh doanh trực tiếp hoặc phối hợp tạo động lực tham gia của các thành phần kinh tế khác vào quá trình thu mua nông sản và khai thác hàng xuất khẩu. Trong thương mại bán lẻ, thương mại cổ phần nhà nước nghiên cứu xây dựng và áp dụng các hình thức phục vụ văn minh, trước hết tại trung tâm thương mại thành phố Đông Hà và Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tuỳ theo sự phát triển về nhu cầu tiêu dùng và mức độ cải thiện thu nhập của dân cư trong khu vực.

* Đối với thương mại tập thể:

Đây là thành phần kinh tế thuộc hình thức hợp tác kinh doanh của người tiêu dùng (HTX mua bán trước đây) hay của người sản xuất nhỏ (HTX sản xuất) hay của những người buôn bán nhỏ (góp vốn kinh doanh). Thành phần thương mại này có vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ đi lên nhằm từng bước liên kết các khâu của quá trình sản xuất theo định hướng đến thị trường. Có thể xác định qui hoạch phát triển thành phần thương mại này theo hướng:

- Phát triển một cách tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tại các cụm thương mại sẽ phát triển các hợp tác xã của người buôn bán nhỏ, trên cơ sở các HTX nông nghiệp sẽ phát triển thành HTX phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và cung ứng tư liệu sản xuất cho người sản xuất nhỏ theo mô hình HTX thương mại dịch vụ.

- Trong quá trình thương mại, có thể xem thành phần thương mại này là những đơn vị cơ sở đảm nhận khâu thu gom và bán lẻ hàng hoá trực tiếp trên một khu vực nhỏ. Trong điều kiện của nền sản xuất nhỏ, phân tán, thành phần thương mại này được xem là những hạt nhân cơ bản để thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển thị trường trên qui mô ngày càng rộng hơn, đặc biệt là quá trình liên kết các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để tạo nên qui mô sản xuất đủ lớn và do đó mang lại hiệu quả cao cho sản xuất ở khu vực nông thôn.

- Chú trọng phát triển các tổ hợp thương mại hay HTX cung - tiêu của người sản xuất và tổ hợp kinh doanh hay HTX thương mại - dịch vụ của người buôn bán nhỏ, nhất là những người buôn chuyến. Trong đó, các HTX thương mại - dịch vụ là cơ sở để phát triển thành hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh.

* Đối với thương mại tư nhân:

Là thành phần kinh doanh thương mại hiện đang hoạt động rất có hiệu quả và cần được quan tâm phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính thành phần kinh tế này tạo nên sự năng động của các dòng lưu thông kinh tế và thương mại. Trong điều kiện của tỉnh Quảng Trị, thành phần thương mại này được qui hoạch phát triển theo hướng:

- Khuyến khích phát triển: tại thành phố Đông Hà, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, thị xã Quảng Trị và các thị trấn của các huyện, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tư nhân thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty thương mại cổ phần; tại các cụm thương mại sẽ tùy theo qui mô thực tế để khuyến khích tư nhân thành lập doanh nghiệp hay tổ hợp của người kinh doanh thương mại; tại tụ điểm thương mại sẽ phát triển mạnh các hộ kinh doanh có chỗ ngồi (vị trí kinh doanh) cố định, thường xuyên, qua đó nâng qui mô kinh doanh của chợ, nhất là đối với các chợ xa trung tâm.

- Thành phần thương mại này sẽ là lực lượng chủ yếu trên thị trường thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí lưu thông, khai thác và phát triển thị trường cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm có qui mô lớn, vừa và nhỏ. Đồng thời, thành phần thương nghiệp này cũng sẽ tạo nên lực lượng chính bán lẻ hàng hoá trên thị trường giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Chú trọng phát triển các doanh nghiệp thương mại tư nhân và công ty cổ phần, công ty TNHH cả về qui mô và phạm vi kinh doanh để trở thành lực lượng chính cùng với thành phần thương mại cổ phần nhà nước góp phần tích cực đưa thương mại của tỉnh phát triển và hướng ra thị trường trong và ngoài nước.

* Đối với thương mại có vốn đầu tư nước ngoài:

Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ trên thế giới vào ngành thương mại Quảng Trị nhằm hiện đại hoá ngành với tốc độ nhanh hơn; khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, hiện đại, quy mô lớn, như các siêu thị hạng I, cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm bán buôn, chợ bán buôn nông sản....; thúc đẩy và khuyến khích liên kết giữa các công ty phân phối nước ngoài với các nhà cung ứng hàng hoá trong nước.

3. Quy hoạch các loại hình thương mại chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị


    3.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ

+ Giảm bán kính phục vụ bình quân của một chợ từ 4 km/chợ hiện nay xuống còn khoảng 3,5 km/chợ. Đồng thời, để tránh quá tải đối với năng lực phục vụ của chợ, giảm số lượng dân cư phục vụ bình quân từ khoảng 8 ngàn dân/chợ xuống còn khoảng 5 ngàn dân/chợ.

+ Tăng diện tích bình quân của hộ kinh doanh cố định trên chợ từ 3,8 m2/hộ hiện nay lên 6 m2/hộ vào năm 2010 và 10 m2/hộ vào năm 2020.

+ Đảm bảo tỷ lệ hàng hoá và dịch vụ lưu thông qua hệ thống chợ trong tỉnh chiếm 55-60% tổng mức LCHHBL và doanh thu dịch vụ chung vào năm 2010, 55% năm 2015 và 30% vào năm 2020.

+ Khuyến khích các hộ có vị trí kinh doanh cố định trên chợ, phấn đấu nâng số hộ kinh doanh cố định trên chợ từ mức 41 hộ/chợ lên mức 65 -80 hộ/chợ vào năm 2015. Trong thời kỳ từ sau năm 2015 đến 2020, sẽ tuỳ theo xu hướng phát triển thực tế có thể tăng thêm số hộ kinh doanh cố định trên chợ nhằm giải quyết việc làm.

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, số lượng chợ cần qui hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 129 chợ, trong đó có 04 chợ bán buôn nông sản tổng hợp; 01 chợ bán buôn gia súc, gia cầm; 02 chợ đầu mối nông sản; 02 chợ đầu mối thủy sản; gồm: 07 chợ hạng I; 11 chợ hạng II và 111 chợ hạng III. Trong đó: cải tạo, nâng cấp, mở rộng 52 chợ; xây dựng mới (kể cả di dời chợ cũ và xây dựng ở vị trí mới hoặc xây dựng chợ tại vị trí chợ tạm hiện có) 77 chợ tại các huyện, thị xã, thành phố; giải tỏa 07 chợ tạm không nằm trong quy hoạch ở TP. Đông Hà do diện tích quá nhỏ hẹp. Cụ thể, dự kiến qui hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo các huyện, thị xã, thành phố như sau:

- Huyện Hải Lăng:

Hiện có: 11 chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp: 10 chợ; xây mới: 11 chợ. Như vậy, đến năm 2020, huyện Hải Lăng có 21 chợ: trong đó có 02 chợ hạng II và 19 chợ hạng III.

- Huyện Cam Lộ:

Hiện có: 03 chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp: 02 chợ; xây dựng mới 08 chợ. Như vậy, đến năm 2020, huyện Cam Lộ có 10 chợ, trong đó: 01 chợ hạng I; 01 chợ hạng II và 8 chợ hạng III.



- Huyện Vĩnh Linh:

Hiện có: 12 chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp: 11 chợ; xây dựng mới: 12 chợ. Như vậy, đến năm 2020, huyện Vĩnh Linh sẽ có 23 chợ, trong đó có 01 hạng I; 01 chợ hạng II và 21 chợ hạng III.



- Huyện Hướng Hóa:

Hiện có: 07 chợ; trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp: 07 chợ; xây dựng mới: 05 chợ. Như vậy, đến năm 2020, huyện Hướng Hóa sẽ có 12 chợ, trong đó có 01 chợ hạng I và 11 chợ hạng III.



- Huyện Gio Linh:

Hiện có: 10 chợ; trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp, mở rộng: 09 chợ; xây dựng mới: 05 chợ. Như vậy, đến năm 2020, huyện Gio Linh sẽ có 14 chợ, trong đó có: 01 chợ hạng I; 01 chợ hạng II (chợ ĐMTS) và 12 chợ hạng III (trong đó có: 01 chợ ĐMNS).



- Huyện Đakrông:

Hiện có: 02 chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp, mở rộng: 02 chợ; xây dựng mới: 05 chợ. Như vậy đến năm 2020, huyện Đakrông sẽ có 07 chợ ( 07 chợ hạng III).



- Thành phố Đông Hà:

Hiện có: 07 chợ nằm trong quy hoạch và 8 chợ tự phát (chợ tạm); trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành giải toả: 07chợ tạm; cải tạo, nâng cấp, mở rộng: 06 chợ; quy hoạch và xây dựng mới: 07 chợ. Như vậy, đến 2020 thành phố Đông Hà sẽ có 13 chợ, trong đó có 02 chợ hạng I; 04 chợ hạng II (trong đó có 03 chợ hạng II có đảm nhiệm bán buôn nông sản) và 07 chợ hạng III.



- Thị xã Quảng Trị:

Hiện có: 02 chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp, mở rộng: 02 chợ; xây dựng mới 01 chợ. Như vậy, đến năm 2020, Quảng Trị sẽ có 03 chợ, trong đó có 01 chợ hạng I và 02 chợ hạng III.



- Huyện Triệu Phong:

Hiện có: 15 chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành cải tạo, nâng cấp: 03 chợ; xây dựng mới: 22 chợ. Như vậy, đến năm 2020, huyện Triệu Phong sẽ có 25 chợ, trong đó có 02 chợ hạng II (trong đó có 01 chợ hạng II đóng vai trò là chợ bán buôn nông sản) và 23 chợ hạng III (trong đó có 01 chợ hạng III đóng vai trò là chợ bán buôn thủy sản).



- Huyện Cồn Cỏ:

Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có chợ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 xây dựng mới 01 chợ hạng III. (phụ lục 2).



    3.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Trên cơ sở thực trạng và xu hướng phát triển giao thông, cũng như những quan điểm phát triển mạng lưới cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, hiện có 93 cửa hàng xăng dầu (không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 01 cửa hàng do không đủ tiêu chuẩn), dự kiến giữ nguyên 92 cửa hàng, xây dựng thêm 53 cửa hàng xăng dầu khác phù hợp với qui hoạch phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh, tổng số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 145 cửa hàng. Trước mắt, trong giai đoạn tới quy hoạch phát triển một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn các huyện, thị, thành phố như sau:

- Huyện Hải Lăng:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 12 cửa hàng xăng dầu (CHXD). Giai đoạn 2011- 2020 xây dựng 07 CH bán lẻ xăng dầu mới. Như vậy đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hải Lăng có 19 cửa hàng.



- Huyện Cam Lộ:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 12 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011- 2020, dự kiến xây dựng mới 02 CHXD tại các xã có nhu cầu nhưng chưa có CHXD. Như vậy đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 14 CHXD.



- Huyện Vĩnh Linh:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 14 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011 – 2020, dự kiến xây dựng 08 CHXD. Như vậy đến năm 2020 trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 22 CHXD.



- Huyện Hướng Hóa:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 12 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011 – 2020, xây dựng thêm 03 CHXD. Như vậy đến năm 2020 huyện Hướng Hóa có 15 CHXD.



- Huyện Gio Linh:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 12 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011 – 2020, xây dựng thêm 06 CH mới. Như vậy đến năm 2020 trên địa bàn huyện Gio Linh có 18 CHXD.



- Huyện Đakrông:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 03 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011- 2020 xây dựng thêm 07 CHXD. Như vậy đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đakrông có 10 CHXD.



- Thành phố Đông Hà:

Hiện tại trên địa bàn thành phố Đông Hà có 15 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011 - 2020 xây mới 07 CHXD. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đông Hà có 22 CHXD.



- Thị xã Quảng Trị:

Hiện tại trên địa bàn thị xã có 04 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011-2020 xây mới 02 CHXD. Như vậy, tính đến năm 2020 thị xã Quảng Trị có 06 CHXD.

- Huyện Triệu Phong:

Hiện tại trên địa bàn huyện Triệu Phong có 09 CHXD đang hoạt động. Giai đoạn 2011- 2020 xây dựng mới 09 CHXD. Như vậy đến năm 2020 trên địa bàn huyện Triệu Phong có 18 CHXD.

- Huyện Cồn Cỏ:

Hiện tại trên địa bàn huyện Cồn Cỏ chưa có CHXD. Giai đoạn 2011- 2020 xây dựng mới 01 CHXD trên địa bàn huyện. (phụ lục 3).



3.3. Quy hoạch hệ thống kho, cảng xăng dầu:

Hệ thống kho, cảng xăng dầu được quy hoạch và xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh (kể cả nhu cầu đảm bảo hậu cần cho quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai...), nhu cầu xăng dầu của các tỉnh lân cận, các tỉnh ven biển khu vực miền Trung có điều kiện nhập xuất xăng dầu (xuất bán nội địa) và xuất khẩu sang thị trường Lào. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 01 kho cảng tiếp nhận xăng dầu của Công ty TNHH sản xuất - thương mại Hưng Phát (trên cở sở kho xăng dầu của Công ty Cổ phần Dầu khí Cửa Việt cũ chuyển nhượng) với dung tích kho chứa hiện tại khoảng 45.000 m3, dự kiến quy hoạch và xây dựng hệ thống kho chứa xăng dầu có dung tích từ 300 - 350.000 m3 trên diện tích đất sử dụng 119.780 m2 tại thị trấn Gio Việt, huyện Gio Linh. Quy hoạch kho cảng xăng dầu tại xã Hải An, huyện Hải Lăng 01 kho cảng xăng dầu với dung tích 20.000 m3 trên diện tích đất sử dụng khoảng 40.000 m2. (phụ lục 4).



    3.4. Quy hoạch phát triển trung tâm logistics, trung tâm bán buôn, trạm thu mua hàng hoá

- Huyện Hải Lăng:

+ Xây dựng 01 trung tâm Logistics (25 ha) nằm trên địa bàn Hải Ba hoặc Xã Hải An, huyện Hải Lăng phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Mỹ Thủy.

+ Xây dựng 01 trung tâm giao dịch bán buôn, xuất khẩu hàng nông, thủy hải sản (05 ha) phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thị trấn Hải Lăng.

- Huyện Vĩnh Linh:

+ Bố trí xây dựng trung tâm giao dịch bán buôn (10 ha gồm cả hệ thống kho, bãi) các mặt hàng nông sản, thủy sản thế mạnh của huyện.



- Huyện Hướng Hóa:

+ Xây dựng 01 trung tâm logistics tại thị trấn Lao Bảo hoặc xã Tân Thành (15 ha gồm cả hệ thống kho, bãi) trên tuyến QL9 – Hướng Hóa - Đakrông thực hiện chức năng kết nối thị trường Lào với các vùng miền.



- Huyện Gio Linh:

+ Xây dựng 01 trung tâm Logistics (10 ha) tại khu công nghiệp Quán Ngang.



- Thành phố Đông Hà:

+ Xây dựng 01 trung tâm giao dịch bán buôn, xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy hải sản (05 ha) phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên toàn tỉnh và thành phố Đông Hà (trong đó bao gồm cả hệ thống kho, bãi, khu vực sơ chế và sàn giao dịch nông, lâm, thủy hải sản thuộc trung tâm bán buôn).

Trung tâm bán buôn này sẽ có các lợi thế về đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, thuận lợi cho việc thu gom và phát luồng hàng hoá. Trung tâm bán buôn bao gồm cả chợ đầu mối, trạm thu mua hàng hoá, kho hàng, trung tâm logistics gắn với chế biến, bao gói hàng nông sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, cung ứng các dịch vụ chất lượng cao.

Ngoài ra, trung tâm bán buôn (TTBB) có khả năng tập trung và điều phối lượng hàng hoá xuất nhập lớn, lượng hàng hoá ra vào khu vực thành phố Đông Hà, trong đó “hàng vào” chủ yếu là nông sản, lâm, thủy sản chưa qua sơ chế, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, “hàng ra” chủ yếu là vật liệu xây dựng, nông sản chế biến .... Ngoài ra, còn có khả năng cung ứng tốt các dịch vụ cho các hoạt động thương mại diễn ra tại TTBB này. ( phụ lục 5)



    3.5. Quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 siêu thị chủ yếu tập trung tại thành phố Đông Hà (07 ST) và huyện Hướng Hóa (03 ST). Dự kiến xóa bỏ, (hoặc chuyển đổi công năng sang loại hình khác) 03 siêu thị; phát triển thêm 22 siêu thị (ST) bao gồm: huyện Hải Lăng (03 ST); Cam Lộ (01 ST); Vĩnh Linh (06 ST); Hướng Hóa (01 ST) Gio Linh (03 ST); TP. Đông Hà (xóa bỏ, chuyển đổi: 03 ST; xây mới: 02 ST); TX. Quảng Trị (02 ST) và huyện Triệu Phong (03 ST), huyện Đakrông (01 ST). Như vậy đến năm 2020, tổng số siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 29 siêu thị.

Cụ thể, dự kiến vị trí không gian của hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo các huyện, thị xã, thành phố (Phụ lục 6).



    3.6. Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm

Dự kiến tập trung phát triển hệ thống trung tâm thương mại (TTTM) tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị và tại trung tâm các huyện. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện phát triển dân số, qui hoạch dân cư và phát triển đô thị cũng như quá trình cải thiện thu nhập và mở rộng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, quá trình phát triển sản xuất và mở rộng các nguồn cung ứng hàng hoá,... hệ thống TTTM được hình thành mới sẽ khác nhau về số lượng, qui mô cũng như thời gian xây dựng tuỳ theo từng địa bàn. Cụ thể như sau:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 TTTM tập trung tại huyện Hướng Hóa. Dự kiến phát triển thêm 05 TTTM và 05 trung tâm mua sắm bao gồm: huyện Hải Lăng (01 TTMS); Đakrông (01 TTMS); Vĩnh Linh (01 TTTM); TP. Đông Hà (03 TTTM); Cam Lộ (01 TTMS); TX. Quảng Trị (01 TTTM, 01 TTMS) và huyện Triệu Phong (01 TTMS). Như vậy đến năm 2020, tổng số trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 07 trung tâm thương mại và 05 trung tâm mua sắm.

Cụ thể, dự kiến vị trí không gian của hệ thống TTTM và trung tâm mua sắm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo các huyện, thị xã, thành phố ( Phụ lục 7).


    3.7. Quy hoạch phát triển khu thương mại - dịch vụ tổng hợp

- Các điều kiện phát triển của các khu thương mại – dịch vụ tổng hợp là:

Nằm trên các khu vực có giao lộ của các tuyến giao thông chính, là đầu mối giao lưu buôn bán, trung chuyển hàng hoá và là khu vực có nhiều hộ kinh doanh, tỷ lệ lao động cao và cơ cấu ngành nghề tương đối đa dạng; nằm ở vị trí trung tâm của một huyện, một khu vực sản xuất, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, mật độ dân cư khá tập trung và nhu cầu mua khá lớn.

- Về tính chất, các khu thương mại – dịch vụ tổng hợp sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của dân cư trong khu vực, cung ứng vật tư sản xuất có tính phụ trợ, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất. Nhưng, mục tiêu quan trọng hơn cần đạt được trong thời kỳ qui hoạch là trở thành đầu mối tổ chức khai thác các nguồn hàng được sản xuất ra trong huyện, thị và các vùng lân cận để cung ứng trực tiếp cho các thị trường khác, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh. Các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp này đảm nhiệm đa

chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư trong khu vực lan toả.

- Các loại hình thương mại cần phát triển tại khu thương mại – dịch vụ tổng hợp bao gồm: các trung tâm thương mại phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua bán của dân cư và các khu, cụm công nghiệp tại các địa bàn đó; các siêu thị; các dãy cửa hàng chuyên doanh và tổng hợp, các dịch vụ ăn uống, giải trí, làm đẹp, sửa chữa và may đo...

Trên cơ sở cân đối khả năng phát triển dân số và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ trong thời gian tới, các khu TM-DVTH sẽ được xây dựng tại các điểm dân cư tập trung ở các đô thị trung tâm và tại các điểm hình thành các khu, cụm công nghiệp.

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sẽ phát triển 26 khu thương mại - dịch vụ tổng hợp (khu TM-DVTH), bao gồm: huyện Hải Lăng (02 khu TM-DVTH); Cam Lộ (05 khu TM-DVTH); Vĩnh Linh (03 khu TM-DVTH); Hướng Hóa (06 khu TM-DVTH); Gio Linh (04 khu TM-DVTH); Đakrông (02 khu TM-DVTH) và Triệu Phong (04 khu TM-DVTH).

Cụ thể, dự kiến vị trí không gian của hệ thống khu thương mại - dịch vụ tổng hợp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo các huyện, thị, thành phố (Phụ lục 8).



    3.8. Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng, bến bãi

Từ nay đến năm 2020, bên cạnh hệ thống kho gắn liền với các chợ đầu mối, các trung tâm bán buôn hàng hoá, các trung tâm logistics, các trạm thu mua hàng hoá, cần bố trí xây dựng các kho và bến bãi gắn với hệ thống cảng (nhằm phục vụ cho hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hoá bằng đường sông, biển giữa Quảng Trị với các địa bàn khác, chủ yếu là các tỉnh lân cận), hệ thống ga đường sắt và trong các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện thị, thành phố. Kho hàng và bến bãi cần có diện tích tối thiểu từ 2.000 - 3.000 m2 trở lên.

Dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sẽ phát triển 09 kho, bãi để hàng bao gồm: thị xã Quảng Trị (01 kho, bãi); Triệu Phong (01 kho, bãi); Cam Lộ (01 kho, bãi); Vĩnh Linh (01 kho, bãi); Gio Linh (02 kho, bãi); Đông Hà: (01 kho, bãi); Đakrông (01 kho, bãi) và Hướng Hóa (01 kho, bãi). Cụ thể, dự kiến vị trí không gian của hệ thống kho hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo các huyện, thị, thành phố (Phụ lục 9).



    3.9. Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng

Từ nay đến năm 2020, bên cạnh các loại hình thương mại truyền thống và hiện đại đã qui hoạch phát triển ở trên, cần phát triển thêm loại hình thương mại hiện đại là hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng bách hóa, tạp hóa, các cửa hàng lưu niệm, cửa hàng phục vụ ăn nhanh trên địa bàn các huyện, thị, thành phố. Loại hình này được phát triển tại các khu thương mại trung tâm của các địa bàn, hoặc được gắn liền với các khu du lịch, các làng nghề, các trung tâm giới thiệu sản phẩm, đặc sản vùng miền hay tại các điểm dừng chân trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ. Các cửa hàng này có diện tích tối thiểu từ 100 – 150 m2 trở lên.

    3.10. Đối với các điểm kinh doanh thương mại (không đáp ứng được tiêu chuẩn chợ hạng III)

    Công nhận sự tồn tại mô hình chợ và các điểm buôn bán phục vụ dân sinh với quy mô cấp thôn, bản, khu phố, đường phố phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân cư tại chổ và xem như một hệ thống thương mại cơ sở.

    Tiến hành tổ chức, sắp xếp lại các điểm kinh doanh thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương, trên cơ sở đảm bảo yêu cầu công tác quản lý, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông và trật tự xã hội...


III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ, SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ LỰA CHỌN ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển các công trình thương mại

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các hạng mục công trình thương mại cần đầu tư để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phù hợp với khả năng phát triển không gian thương mại tỉnh Quảng Trị bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Việc tính toán vốn đầu tư cho các công trình thương mại được dựa trên cơ sở bố trí không gian thương mại, yêu cầu qui hoạch phát triển của loại hình thương mại tại các địa bàn, qui mô xây dựng cho mỗi loại công trình thương mại đã xác định tại địa bàn cụ thể và khả năng tăng trưởng của ngành thương mại trong kỳ qui hoạch.

Theo phương án chọn, trong giai đoạn 2011 – 2015 là 12%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 là 13%/năm, giai đoạn 2021 – 2025 là 17% và giai đoạn 2026 – 2030 là 18%. Đồng thời, nếu tính theo hệ số ICOR ở mức bình quân chung của ngành thương mại thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển thương mại của tỉnh Quảng Trị trong kỳ qui hoạch bằng 4,0 – 5,0 lần giá trị tăng thêm của ngành thương mại. Như vậy, căn cứ vào mục tiêu giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong từng giai đoạn, có thể tính được nhu cầu vốn đầu tư phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị bình quân hàng năm trong cả giai đoạn 2011 - 2020 là 315 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển trong thời kỳ này khoảng 3.146 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển thương mại bình quân hàng năm trong cả giai đoạn 2021 - 2030 là 840 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển trong thời kỳ này khoảng 8.410 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu để xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020 khoảng 950 - 1.250 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng 2.520 - 3.360 tỷ đồng, chiếm tối thiểu khoảng 30-40% so với với tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh. Theo tính toán, vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 khoảng 94 – 126 tỷ/năm và giai đoạn 2021-2030 khoảng 250 – 335 tỷ đồng.




tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương