UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


H. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KT-XH CỦA PHÁT TRIỂN CN



tải về 3.59 Mb.
trang26/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   37



H. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KT-XH CỦA PHÁT TRIỂN CN


Việc thực hiện Dự án: “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” là việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của Ninh Bình, qua đó sẽ có những tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng trên địa bàn các địa phương trong tỉnh.

Một số hiệu quả chủ yếu của việc phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình như sau:

- Hình thành một mạng lưới công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó tạo cơ hội, để các ngành công nghiệp phát triển và các ngành kinh tế, dịch vụ khác cùng hỗ trợ phát triển.

- Hình thành mối quan hệ đầu tư, nguyên liệu và thị trường giữa vùng với vùng và giữa các địa phương với nhau. Tạo sự gắn kết, qua lại giữa các ngành kinh tế, giữa cơ sở sản xuất, người lao động sản xuất với các ngành dịch vụ hỗ trợ.

- Hỗ trợ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, giảm dần sự chênh lệch về kinh tế và thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

- Tạo điều kiện phân bố hợp lý hơn về sức sản xuất theo địa bàn. Hình thành những tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp nông thôn, là động lực thúc đẩy quá trình đầu tư đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa

- Tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tăng nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương.

- Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành công nghiệp, hình thành tác phong lao động công nghiệp.


K. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP


Việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các địa phương tỉnh Ninh Bình chắc chắn sẽ có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và xã hội không chỉ đối với xung quanh khu vực cơ sở sản xuất công nghiệp mà còn có thể có những ảnh hưởng nhất định tới phạm vi từng khu vực hay toàn vùng. Việc đánh giá tác động môi trường phải có những nghiên cứu cụ thể, và sẽ có những báo cáo đánh giá đến những tác động môi trường cụ thể và chi tiết. Trong khuôn khổ của Dự án: “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” chỉ đề cập khái quát đến những tác động chủ yếu của Dự án và đưa ra những biện pháp cơ bản để khống chế một phần những tác động tiêu cực của dự án.

1. Dự báo các tác động của sản xuất tới môi trường

Kết quả của phát triển công nghiệp thời gian qua đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng đã tạo nên sức ép lớn về môi trường, do hạn chế về nguồn vốn đầu tư nên hệ thống hạ tầng môi trường chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ.

Hầu hết các khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề, đặc biệt là các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm... đã phát sinh nước thải sản xuất, gây ô nhiễm các sông ngòi lân cận, từ đó gây ô nhiễm cho các sông khác như khu vực Công ty CP Đồng Giao... Một số nơi không khí bị ô nhiễm trực tiếp do khí thải sản xuất phát ra từ 4-6 lần TCVN như khu vực: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Công ty CP bê tông thép; Nhà máy phân đạm; Nhà máy kính Tràng An…

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản một số khu vực chưa đảm bảo đúng mức, thiếu sự hoàn nguyên, phục hồi môi trường sau khi khai thác làm ảnh hưởng đến cảnh quan và sinh thái. Hầu hết việc giảm thiểu ô nhiễm trong hoạt động khai thác còn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

- Chất thải rắn công nghiệp

Theo Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tổng lượng rác thải công nghiệp các năm gần đây của tỉnh đạt khoảng 11.700 tấn/năm chiếm khoảng 8,4% tổng rác thải rắn toàn tỉnh. Hiện rác thải công nghiệp chủ yếu được thu gom tái sử dụng hoặc tự chôn lấp, còn lại các cơ sở sản xuất ký hợp đồng với Công ty môi trường và dịch vụ địa phương để thu gom vận chuyển đến bãi rác chung của tỉnh để xử lý.

Trên địa bàn tỉnh, các khu, cụm công nghiệp hiện đã thu hút được khoảng 118 dự án công nghiệp (khu công nghiệp 63 dự án; cụm công nghiệp 55 dự án). Với tốc độ phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ước tính tổng lượng chất rắn công nghiệp của các cơ sở công nghiệp đến năm 2020 sẽ gấp ~4 lần so với hiện nay và đạt gần 47.000 tấn/năm chiếm 20,3% tổng lượng chất thải rắn toàn tỉnh.

- Ô nhiễm không khí

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong những năm qua các ngành công nghiệp phát triển mạnh, đã và đang làm tăng ô nhiễm môi trường chung và môi trường không khí bởi các khí CO, CO2, NOx và bụi.

Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 35% cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các hoạt động của Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư như Xí nghiệp cơ khí Tiến Lực (Tp. Ninh Bình); Nhà máy xi măng (tại Tx. Tam Điệp)… có nồng độ các khí NO2, CO, SO2, H2S và nồng độ bụi lơ lửng đều cao hơn TCVN. Ngành công nghiệp sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản cũng đang phát thải lượng lớn bụi và khí độc.

Ngoài bụi, ngành khai thác còn sinh ra hàng loạt các hơi khí độc do nổ mìn, từ các máy đập, nghiền sử dụng dầu Diezen,... như CO, NOx, SO2, H2S,... Ngoài ra quá trình nổ mìn còn gây ra hàng loạt những tác động tiêu cực khác đối với con người, sinh quyển và cả công trình xây dựng trong khu vực.

Môi trường không khí tại các khu công nghiệp ở huyện Yên Khánh, huyện Gia Viễn, thị xã Tam Điệp,... theo đánh giá đã bị ô nhiễm. Trong giai đoạn tới theo tiến trình phát triển công nghiệp của tỉnh, môi trường không khí có thể bị ô nhiễm cục bộ và gia tăng nếu hoạt động xây dựng hạ tầng, sản xuất của các nhà máy và khu công nghiệp tại các khu vực không có các biện pháp giảm thiểu khí thải vào môi trường không khí. Điều đó sẽ tạo nên những sức ép lớn đến môi trường không khí tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

- Nước thải từ sản xuất công nghiệp

Là tỉnh có nền công nghiệp khá phát triển, mặc dù nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có nhiều cố gắng cải tiến công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên, nhiên liệu đầu vào, đầu tư các công trình xử lý môi trường, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp còn sử dụng hệ thống công nghệ cũ, đã qua thời gian sử dụng, cùng với sự thiếu đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường nên ít nhiều đã và đang gây tác hại xấu đến chất lượng môi trường khu vực xung quanh.

Theo Dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Ninh Bình đến năm 2020” hiện nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh được đánh giá như sau:

+ Nước sông Đáy, sông Hoàng Long: Một số đoạn có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ: chỉ số COD, BOD, NH3, NO3- cao, có thời điểm vượt TCVN quy định cho nguồn nước mặt. Các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn nước mặt.

+ Nước hồ ao, kênh lạch, đặc biệt đoạn khu dân cư thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, các thị trấn đều bị ô nhiễm hữu cơ, nguồn ô nhiễm đều phát sinh từ nước thải sinh hoạt. Khu vực thị xã Tam Điệp ô nhiễm hữu cơ chủ yếu từ nước thải chăn nuôi và chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhiều làng nghề truyền thống với các ngành nghề chính như sau: Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu...

Tại các làng nghề hầu hết chất thải chưa được thu gom xử lý triệt để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường, gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước mặt. Các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước là phẩm nhuộm, các hợp chất chứa lưu huỳnh trong công đoạn tẩy trắng và sấy nguyên liệu. Những hóa chất này gây ô nhiễm nguồn nước tại khu vực làng nghề dệt chiếu cói Yên Khánh, Kim Sơn.

Chế biến nông sản thực phẩm tại làng nghề nông thôn Yên Ninh cũng là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử dụng nước đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải không nhỏ. Nước thải của làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Hiện nay nước thải tại làng nghề này chỉ mới được xử lý sơ bộ ở các hộ gia đình rồi dổ ra hệ thống cống rãnh có nắp đậy. Đối với làng nghề thêu ren tại huyện Hoa Lư, điển hình là làng nghề thêu ren thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, hóa chất dùng cho quá trình tẩy nhuộm vải sợi hầu như không được thu gom, xử lí đã gây ô nhiễm đất và nước khá nghiêm trọng.



2. Phương hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của mỗi công dân.

- Lồng ghép các yêu cầu về BVMT trong các qui hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của ngành, qui hoạch các khu, cụm công nghiệp.

- Từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng, chọn lựa các nhiên liệu phù hợp trong sản xuất.

- Đầu tư, xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung cho các khu, cụm CN, làng nghề trong tỉnh.

- Xây dựng các cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường.

- Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu, cụm công nghiệp hiện nay, các cơ sở sản xuất bao gồm đánh giá lượng ô nhiễm do khí thải công nghiệp, nước thải sản xuất và chất thải rắn nguy hại và không nguy hại.

- Đánh giá tác động môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là các nhà máy đã được cấp phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.

- Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp, thực hiện nghiêm túc công tác quan trắc định kỳ, phân tích các chất thải độc hại. Hỗ trợ công tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.

- Tăng cường năng lực và trách nhiệm quản lý môi trường của các cơ quan quản lý Nhà nước.

PHẦN THỨ NĂM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương