UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


G. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN



tải về 3.59 Mb.
trang25/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   37

G. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN


1. Định hướng chung

Củng cố và phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn hiện có, phát triển các ngành nghề mới và đặt trong mối liên kết, hợp tác giữa các ngành công nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ kinh tế để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Khuyến khích liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ thành cụm, nhóm cơ sở để tăng khả năng huy động vốn, đầu tư phát triển và hình thành mạng lưới vệ tinh cho các ngành công nghiệp của tỉnh.

Thúc đẩy phát triển các nghề chế biến nông, lâm sản, lương thực, thực phẩm tại các vùng nguyên liệu, chú ý khâu sơ chế và bảo quản tại chỗ.

Phát triển một số làng nghề thủ công truyền thống gắn với các tuyến du lịch, điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu chế tác các sản phẩm mang dấu ấn “Cố đô Hoa Lư” phục vụ du khách thập phương khi đến Ninh Bình.

Tiếp tục củng cố, phát triển xây dựng một số làng nghề truyền thống đạt tiêu chí làng nghề nông thôn. Phát triển làng nghề cần gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu làng nghề.

Hàng năm dành một phần kinh phí ổn định cho công tác khuyến công để trực tiếp hỗ trợ phát triển TTCN, khôi phục làng nghề, phát triển và du nhập ngành nghề mới trên địa bàn các địa phương.



2. Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 90 làng nghề và đến năm 2030 có trên 140 làng nghề được tỉnh công nhận.

Thu nhập bình quân năm 2015 đạt 26,2 triệu đồng/người/năm; năm 2020 đạt 32,7 triệu đồng/người/năm và đến năm 2030 đạt 40 triệu đồng/người/năm.

Dự kiến giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (chế biến cói, thêu ren, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ năm 2015 đạt 12 triệu USD, năm 2020 đạt 30 triệu USD, năm 2030 là 120 triệu USD).



3. Quy hoạch phát triển các nhóm ngành hàng chủ yếu

3.1. Phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị xuất khẩu

- Nhóm làng nghề chế biến cói và sản xuất các sản phẩm cói:

Đây là các làng nghề góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng năm cho tỉnh, đồng thời giải quyết một lượng lớn về việc làm cho lao động địa phương nhất là lao động nữ. Do đó, cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, tích cực xúc tiến tiếp thị các thị trường mới nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Cần phát triển bền vững vùng nguyên liệu tại chỗ theo hướng chuyên canh, đầu tư cải tạo và phát triển các giống cói cho năng suất và chất lượng cao. Kết hợp mở rộng thu mua nguyên liệu từ các vùng khác ngoài tỉnh, nhập nguyên liệu từ các địa phương xung quanh khi thiếu hụt nguyên liệu. Tuy nhiên, cần chú trọng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đầu tư phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là chú trọng đến các mẫu mã sản phẩm theo định hướng xuất khẩu, gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các địa phương Kim Sơn, Yên Khánh và Yên Mô là những huyện chủ lực của Ninh Bình về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cói. Do có lợi thế về vùng nguyên liệu tại địa phương cũng như gần vùng nguyên liệu của huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Dự kiến phát triển vùng nguyên liệu cói vào khoảng 400 ha cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhằm đảm bảo nguyên liệu cho phát triển nghề.

- Nhóm làng nghề thêu ren xuất khẩu:

Nghề thêu ren cũng là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp mang lại nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu cho Ninh Bình. Trong đó, làng nghề thêu ren Văn Lâm (huyện Hoa Lư) đã nổi tiếng với các sản phẩm có chất lượng và độ tinh xảo cao, đã được xuất khẩu đến các thị trường trên thế giới.

Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề, thiết kế mẫu, thường xuyên trau dồi kỹ năng cho người lao động thông qua việc mở các lớp tập huấn tay nghề, đặc biệt là tập huấn sản xuất các mặt hàng cao cấp có độ tinh xảo nhằm hướng đến các thị trường khó tính.

Tăng cường học tập và giao lưu với các làng cùng làm nghề trong nước nhằm trao đổi kinh nghiệp và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm và tìm kiếm các thị trường tiềm năng, nhất là các thị trường xuất khẩu.

Đầu tư thành lập trung tâm xúc tiến và tiếp thị sản phẩm thông qua các hình thức tiếp cận thị trường như tham dự các hội chợ hàng công nghiệp-TTCN, làng nghề ở trong và ngoài nước, xây dựng trang Web giới thiệu làng nghề và sản phẩm, liên kết với doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu tìm đầu ra cho sản phẩm…

3.2. Phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống

- Nhóm làng nghề chế tác đã mỹ nghệ

Trên địa bàn xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư) có đến 12/13 làng làm nghề chế tác đá mỹ nghệ với hàng chục doanh nghiệp tư nhân và hàng trăm hộ tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế tác đá mỹ nghệ. Để phát triển bền vững nghề cần có sự quy hoạch ổn định về nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, chủ động về nguồn nguyên liệu tại địa phương, giảm dần nhập nguyên liệu ngoại tỉnh.

Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và đa dạng hóa các sản phẩm đá mỹ nghệ phục vụ các dịch vụ du lịch, làm quà tặng, quà lưu niệm, đồ trang sức…

- Nhóm các làng nghề sản xuất đồ mộc mỹ nghệ

Làng nghề mộc truyền thống Phúc Lộc (thành phố Ninh Bình) với các sản phẩm chính là sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống mới chỉ dừng ở mức tiêu thụ tại địa phương. Sản phẩm của làng nghề chưa có độ tinh xảo và tính mỹ thuật tuy nhiên nghề mộc mỹ nghệ đòi hỏi phải có thợ có tay nghề và năng khiếu thẩm mỹ và một quá trình đầu tư, phát triển lâu dài. Cần ứng dụng các công nghệ trong xử lý nguyên liệu gỗ và ứng dụng các máy móc chế biến trong gia công sản phẩm nhằm tạo độ đồng đều, mỹ thuật cho sản phẩm.



- Nhóm các làng nghề sản xuất mây tre đan

Đa phần các làng nghề sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn phục vụ cuộc sống của dân cư địa phương, chưa có các sản phẩm mỹ nghệ nổi bật, có chất lượng để xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ. Trong thời gian tới, cần đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong việc xử lý nguyên liệu nhằm tăng độ bền và tạo màu sắc đa dạng cho sản phẩm, tìm kiếm các nguyên liệu có khả năng kết hợp, thay thế nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao tính thẩm mỹ và gia tăng giá trị.

Chú trọng vào khâu thiết kế mẫu và sáng tạo mẫu mã mới, kết hợp với các chất liệu khác để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

 - Nhóm các làng nghề chế biến và sản xuất rượu

Huyện Kim Sơn còn nổi tiếng với làng nghề rượu Lai Thành, tuy nhiên hiện có đến ~50% số hộ gia đình sản xuất rượu theo phương thức thủ công (~1.500 hộ/3.300 hộ). Để phát triển nghề sản xuất rượu truyền thống, cần xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn ngành, đặc biệt trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo quy trình sản xuất chuẩn.

Ngoài ra, cần chú trọng thiết kế mẫu mã cho chai, lọ, bình đựng nhằm kích thích thị hiếu tiêu dùng, thông qua các thiết kế độc đáo của sản phẩm, hướng đến nhu cầu mua sắm của du khách khi mở các tuyến, điểm du lịch làng nghề.



3.3. Phát triển các làng nghề gắn với dịch vụ du lịch

Khách du lịch đến Ninh Bình ngoài tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch sinh thái Tràng An; Tam Cốc-Bích Động; Nhà thờ đá Phát Diệm... còn có thể tham gia các tuyến, điểm du lịch đến các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Điều này tạo ra sự phong phú trong các sản phẩm du lịch và tạo thêm một nguồn thu từ việc bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho du khách (đặc biệt là khách du lịch nước ngoài), gián tiếp quảng bá và tiếp thị sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh qua kênh du lịch.

- Khu vực huyện Kim Sơn có Khu du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm và trong tương lai sẽ hình thành Khu du lịch Cồn Thoi. Việc phát triển du lịch gắn với các làng nghề trên địa bàn huyện Kim Sơn, Yên Khánh và Yên Mô như nghề chế biến cói và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cói, sản xuất các sản phẩm rượu truyền thống… sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ấn tượng cho du khách.

- Khu vực huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình có các Khu du lịch sinh thái Tam Cốc-Bích Động; Khu tâm linh Bái Đính-Tràng An; lịch sử cố đô Hoa Lư sẽ phát triển các tuyến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống như thêu ren Văn Lâm (huyện Hoa Lư); chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư); sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (Tp Ninh Bình).

- Khu vực huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn có Khu du lịch sinh thái Vân Long-Địch Lộng; suối nước khoáng nóng Kênh Gà; Rừng quốc gia Cúc Phương sẽ phát triển gắn với các làng nghề của huyện như thêu ren, mây tre đan, gốm, mộc mỹ nghệ…

3.4. Phát triển các làng nghề mới

Tích cực tham quan tìm hiểu và du nhập, nhân cấy nghề mới cho các làng có tiềm năng phát triển các nghề có tính chất phục vụ dịch vụ, du lịch và đời sống hàng ngày của cư dân như các nghề sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống, sản xuất các mặt hàng lưu niệm, kỷ niệm phục vụ du lịch sinh thái và các sản phẩm phục vụ du lịch tâm linh. Phát triển các nghề dịch vụ như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng gia dụng… phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương và các vùng lân cận.



Tổng vốn đầu tư phát triển 2011-2020 2021-2030

Làng nghề (Tỷ đồng) 970 1.322

Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương