UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


D. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ



tải về 3.59 Mb.
trang23/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   37

D. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ


Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hỗ trợ được xem như ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hóa trung gian khác, chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những chính sách ưu tiên của Chính phủ và được hy vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành Công nghiệp Việt Nam.

Đối với một số ngành, công nghiệp hỗ trợ chiếm tới 40-95% giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp. Trên bình diện cả nước, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn ở mức thấp, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các chi tiết đơn giản có giá trị gia tăng thấp.

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam được hiểu là ngành sản xuất nền tảng của các ngành công nghiệp chính yếu (các ngành công nghiệp chủ yếu) nó bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu... bằng các công nghệ chuyên môn hóa phục vụ cho ngành sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng (công cụ, tư liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng). Do đó, có thể nói ngành công nghiệp hỗ trợ là một lĩnh vực rất rộng.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, hiện đang có nhiều dự án công nghiệp lớn đã đi vào sản xuất hoặc đã và đang được thu hút đầu tư như: Các nhà máy xi măng Tam Điệp, The Vissai, Hệ Dưỡng, Duyên Hà…; Dự án nhà máy phân đạm (560.000 tấn/năm); Dự án sản xuất luyện cán thép chất lượng cao (công suất 1.500.000 tấn/năm); Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (1.200 MW); Dự án nhà máy lắp ráp ôtô (13.000 chiếc/năm); các dự án dệt may... như vậy, trong các giai đoạn tới, công nghiệp tỉnh Ninh Bình sẽ có tiền đề và cơ hội để tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những địa phương phát triển trong Vùng đồng bằng sông Hồng.

Do đó, để ngành công nghiệp tỉnh tăng trưởng một cách bền vững, bên cạnh việc tập trung phát triển các dự án đầu tư lớn cũng cần phải khuyến khích đầu tư các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp lớn nói trên. Với việc thiếu hụt các cơ sở công nghiệp hỗ trợ sẽ dẫn đến sự thiếu cân bằng, không chỉ thể hiện ở việc mất cân đối giữa sản xuất chính và sản xuất phụ mà còn được đo bằng tỷ trọng giữa giá trị tăng thêm, hàm lượng nội địa hóa sản phẩm so với giá trị sản xuất của sản phẩm.

Để phát triển ổn định các dự án công nghiệp có qui mô lớn, cần có các nhà máy công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ sản xuất các sản phẩm chính. Ví dụ như: Nhà máy sản xuất xi măng sẽ thu hút, tạo ra rất nhiều sản phẩm phụ bên cạnh các sản phẩm chính như sản xuất bao bì, phụ gia xi măng… Nhà máy nhiệt điện, khối lượng xỉ than rất lớn, cần có giải pháp để xử lý, đồng thời tạo ra các sản phẩm phụ. Cũng tương tự như vậy với các ngành công nghiệp sản xuất thép, hóa chất-phân bón, dệt may...



1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với mục đích tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh một cách bền vững và thân thiện với môi trường.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phù hợp với những đặc thù riêng của từng chuyên ngành, trên cơ sở phát huy năng lực đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là của các đối tác chiến lược-các tập đoàn, công ty lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của các ngành công nghiệp tỉnh với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực, phấn đấu trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất trong nước và khu vực.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chuyên môn hóa-hợp tác hóa, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Từng bước tham gia vào việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu, các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong khu vực, góp phần làm tăng giá trị gia tăng và tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp hỗ trợ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.



2. Quy hoạch và định hướng phát triển một số ngành chủ yếu

2.1. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy và sản xuất kim loại

Trên địa bàn Ninh Bình hiện có một số doanh nghiệp công nghiệp ngành chế tạo cơ khí, sản xuất thép, phôi thép với quy mô khá lớn. Do đó, tỉnh có cơ hội và khả năng phát triển một số lĩnh vực: hỗ trợ cho sản phẩm thép (sản xuất một số thiết bị thay thế, thùng rót thép, thùng rót thép trung gian, máy nghiền vôi, sản xuất các thiết bị lọc khói các loại, cung cấp vôi bột xử lý P và S trong luyện kim và nhà máy nhiệt điện); hỗ trợ cho ngành sản xuất cơ khí chế tạo (có thể phát triển một số khâu như đúc, hàn, nguội và sản xuất một số chi tiết máy móc nông nghiệp, máy công trình và ngành sản xuất ôtô, xe máy); sản xuất thiết bị phụ trợ ngành Xi Măng (con lăn, tấm nghiền),...

Để sản xuất hỗ trợ cho ngành công nghiệp, cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại các cơ quan chức năng của tỉnh cần vạch ra chương trình thu hút đầu tư sản xuất hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các dự án vào tỉnh, thực hiện các cuộc xúc tiến tìm kiếm đối tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí và sản xuất kim loại.

Nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, phân định rõ khu vực được dành cho phát triển các lĩnh vực sản xuất hỗ trợ cho ngành cơ khí, sản xuất thép. Các chính sách ưu đãi và khả năng cung ứng lao động cho các dự án.



2.2. Công nghiệp sản xuất, phân phối và dịch vụ ngành điện

Đầu tư mới, với công nghệ phù hợp để phát triển sản xuất hỗ trợ sản phẩm điện. Từng bước tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các thiết bị, vật tư, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các công trình điện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; trước hết là các kết cấu bê tông như cột điện bê tông ly tâm, lõi thép, bê tông đúc sẵn cho đường dây trung và hạ thế, các kết cấu gang thép thuộc phần nền, móng, cột, xà không gian, vỏ máy-thiết bị tĩnh, hoặc phần không dẫn điện của các thiết bị trong công trình.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển. Tạo điều kiện cho các Tập đoàn lớn xây dựng chi nhánh, cơ sở sản xuất hỗ trợ sản phẩm điện trên địa bàn; khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

Phát triển các hoạt động dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các công trình điện (nhà máy điện, lưới điện, trạm điện…), các thiết bị điện khác trên địa bàn.



2.3. Ngành công nghiệp Dệt may-Da giày

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may-da giày trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp, như: ngành cơ khí sản xuất linh kiện phụ tùng; ngành sản xuất các hóa chất cho ngành dệt may, giày dép, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may, da giày…

Kêu gọi đầu tư một số cơ sở sản xuất phụ liệu ngành may như chỉ may, khóa kéo, cúc nhựa, chun các loại... thu hút các chuyên gia về thiết kế mẫu và maketing, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của ngành.

Trong xu hướng phát triển thị trường, ngành may tại một số thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản... thêu, in trên sản phẩm rất phong phú và đa dạng, nhiều sản phẩm thời trang chi phí cho công nghệ thêu, in còn lớn hơn tiền gia công may trên một sản phẩm, do đó công nghệ của ngành thêu in cần phải đầu tư đáp ứng với nhu cầu của thị trường phục vụ cho ngành dệt may.

Thời gian tới, trên cơ sở các làng nghề, khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị phát triển một số cơ sở thêu ren (máy thêu vi tính hiện đại với dàn máy lập trình thiết kế mẫu thêu) đáp ứng nhu cầu phát triển.

Đầu tư phát triển sản phẩm thêu, in trên các loại vải, giấy, bao bì... có thể đầu tư các cơ sở mới hoặc hình thành các phân xưởng tại các cơ sở may.

Thu hút các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu như chỉ may, cúc nhựa, bao bì, keo dán, các loại băng: băng dệt, băng chun, băng gai, nhãn mác.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương