UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT, PHÂN BÓN, NHỰA



tải về 3.59 Mb.
trang20/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   37

V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT, PHÂN BÓN, NHỰA


1. Phương hướng phát triển

Khai thác hiệu quả công suất của các nhà máy sản xuất hiện có và mở rộng quy mô sản xuất phù hợp. Đầu tư chiều sâu, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị lên ngang tầm với trình độ tiên tiến trong khu vực.

Phát triển đa dạng các sản phẩm phân bón, nâng cao tỷ trọng sản phẩm hóa chất và các sản phẩm khác trong cơ cấu sản phẩm có giá trị cao, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm như khí oxi, khí axetylen, muối Mg từ đôlômít… phát triển ngành hóa dược công nghệ cao gắn với vùng nguyên liệu.



2. Mục tiêu và quy hoạch phát triển

Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt khoảng 1.706 tỷ đồng và năm 2020 đạt 3.955 tỷ đồng. Tỷ trọng của ngành trong công nghiệp tỉnh đạt ~8,7% vào năm 2015 và 11,4% vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 50%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 18,3%/năm.



Bảng 51: Chỉ tiêu chính phát triển ngành đến năm 2020

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

224,7


1.706

3.955

Cơ cấu trong toàn ngành công nghiệp

2,6%

8,7%

11,4%

Với các mục tiêu trên ngành công nghiệp hóa chất của tỉnh cần đầu tư và phát triển một số công trình chủ yếu sau:

Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Ổn định sản xuất Nhà máy phân lân Ninh Bình, phấn đấu đạt sản lượng 360.000 tấn bằng 80% công suất của nhà máy.

Ổn định sản xuất Nhà máy sản xuất và ứng dụng nhũ tương nhựa đường tại KCN Gián Khẩu (huyện Gia Viễn) với công suất 13.500 tấn/năm.

Hoàn thành đầu tư và phấn đấu đạt khoảng 70-80% công suất Nhà máy phân đạm từ than cám tại KCN Khánh Phú (huyện Yên Khánh) công suất 560.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 10.673 tỷ đồng (667 triệu USD).

Hoàn thành đầu tư Dự án nhà máy SX phân bón NPK Bình Điền – Ninh Bình, công suất 400.000 tấn/năm tại KCN Khánh Phú (Công ty cổ phần phân bón Bình Điền).

Duy trì ổn định hoạt động nâng công suất Nhà máy sản xuất ắc quy tại KCN Khánh Phú đạt công suất 600.000 Kwh/năm. Vốn đầu tư 371 tỷ đồng.

Đầu tư chiều sâu, mở rộng và nâng chất lượng sản phẩm của Cty Dược phẩm Ninh Bình. Vốn đầu tư 100 tỷ đồng, thu hút 250 lao động.

Duy trì hoạt động và nâng công suất Nhà máy sản xuất vật tư y tế (bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế) tại KCN Tam Điệp đạt công suất 308 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 50 tỷ đồng, thu hút 250 lao động.

Khuyến khích đầu tư và phát triển Nhà máy hóa dược công nghệ cao với sản phẩm chiết xuất và tổng hợp các nguyên liệu thuốc từ thiên nhiên. Dây chuyền công suất ban đầu khoảng 100.000 tấn thành phẩm/năm, vốn đầu tư 3,0 triệu USD.

Phát triển sản xuất Nhà máy sản xuất găng tay cao cấp ACE tại KCN Khánh Phú với công suất 45 triệu SP/năm.

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa dân dụng và công nghiệp tại CCN. Công suất 2.000 tấn/năm.

Khuyến khích phát triển nhà máy sản xuất túi bao bì và các trang thiết bị phòng hộ trong ngành y tế bằng vải không dệt. Công suất 35 triệu SP/năm. Vốn đầu tư 387 tỷ đồng.

Phát triển Nhà máy bao bì tráng ni lông tại các khu, cụm công nghiệp. Công suất 10 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 15 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư, phát triển cơ sở in ấn nhãn mác, bao bì phục vụ các ngành chế biến thực phẩm, may mặc xuất khẩu và các ngành kinh tế khác. Vốn đầu tư 5 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất và phấn đấu đạt 70% công xuất Dự án nhà máy xử lý phế thải cao su và plastic để sản xuất nguyên liệu làm chất đốt công nghiệp tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, công suất 240 tấn nguyên liệu/ngày, vốn đầu tư 496 tỷ đồng.

- Giai đoạn sau năm 2020

Đầu tư chiều sâu, ổn định sản xuất các cơ sở sản xuất hiện có.

Ổn định sản xuất, phấn đấu đạt 100% công suất Nhà máy phân đạm từ than cám tại KCN Khánh Phú (huyện Yên Khánh) công suất 560.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 10.673 tỷ đồng.

Phấn đấu đạt 100% công suất Nhà máy phân lân Ninh Bình (huyện Hoa Lư) công suất 450.000 tấn/năm.

Phấn đấu đạt 100% công suất nhà máy SX phân bón NPK Bình Điền – Ninh Bình, công suất 400.000 tấn/năm tại KCN Khánh Phú, do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đầu tư.

Ổn định sản xuất, đầu tư nâng công suất Nhà máy sản xuất ắc quy tại KCN Khánh Phú lên 500.000 Kwh/năm. Vốn đầu tư 171 tỷ đồng.

Nâng công suất và phát triển Nhà máy sản xuất găng tay cao cấp ACE tại KCN Gián Khẩu với công suất 45 triệu SP/năm. Vốn đầu tư 48 tỷ đồng.

Phát triển Nhà máy phân vi sinh từ than bùn tại Tx. Tam Điệp hoặc huyện Nho Quan đáp ứng nhu cầu phân bón trên địa bàn các huyện.


VI. CÔNG NGHIỆP DỆT MAY-DA GIÀY


1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may cả nước

Theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may cả nước như sau:

Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt May phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.



Bảng 52: Mục tiêu ngành dệt may cả nước đến năm 2020

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2020

1. Kim ngạch XK

Tr.USD

18.000

25.000

2. Sử dụng lao động

1.000 ng

2.750

3.000

3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ

1.000 Tấn

40

60

- Xơ, sợi tổng hợp

1.000 Tấn

210

300

- Sợi các loại

1.000 Tấn

500

650

- Vải các loại

Tr. m2

1.500

2.000

- Sản phẩm may

Tr. SP

2.850

4.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa

%

60

70

(Nguồn: Quy hoạch ngành Dệt may VN đến năm 2020)

2. Phương hướng phát triển ngành Dệt may tỉnh Ninh Bình

Định hướng phát triển ngành dệt may tỉnh Ninh Bình là hướng vào xuất khẩu. Tập trung sản xuất những sản phẩm có đặc thù riêng, sản phẩm may cao cấp đạt các tiêu chuẩn về môi trường và nhãn mác sinh thái.

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm của ngành dệt may-da giày hiện có. Chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm sợi phục vụ sản xuất khăn, (chi số trung bình): Vải dệt thoi khổ rộng chất lượng cao, vải dệt kim khổ rộng; dệt khăn xuất khẩu; sản phẩm may xuất khẩu; sản phẩm giày xuất khẩu.

Ưu tiên phát triển các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, để giảm bớt khó khăn về nguồn lao động của dự án.

Từng bước gắn công nghiệp dệt với công nghiệp may để nâng cao hiệu quả của từng ngành. Đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho may mặc xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Đối với ngành da giày, tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm từ da và giả da như va ly, túi xách, cặp, ví... Chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm mẫu mốt thời trang đồng bộ cùng với may mặc.



3. Quy hoạch phát triển

Đến năm 2015, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 1.241 tỷ đồng (giá so sánh 1994) với tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn 2011-2015 là 15,0%/năm.

Đến năm 2020, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 2.187 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,0%/năm.

Bảng 53: Một số chỉ tiêu phát triển


Chỉ tiêu

2010

2015

2020

GTSXCN (tỷ đồng)

617,1

1.241

2.187

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

43,8%/n

15,0%/n

12,0%/n

Tỷ trọng so với ngành CN (%)

7,1%

6,3%

6,3%

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Duy trì ổn định hoạt động các nhà máy may xuất khẩu trên địa bàn.

Ổn định sản xuất sản phẩm của Nhà máy may xuất khẩu Đài loan (Cty TNHH Great Global) tại khu công nghiệp Gián Khẩu. Phấn đấu phát huy tối đa công suất 16 triệu sản phẩm/năm, mở rộng sản xuất dây chuyền 2 tại xã Khánh Nhạc huyện Yên Khánh.

Tiếp tục duy trì phát triển, đầu tư mở rộng sản xuất Nhà máy may và gia công các sản phẩm may mặc thể thao tại khu công nghiệp Tam Điệp, công suất 5 triệu sản phẩm/năm.

Ổn định sản xuất Nhà máy may mặc Tech Textile tại khu công nghiệp Gián Khẩu, công suất 1.100 sản phẩm may/năm.

Thu hút và khuyến khích đầu tư Nhà máy sản xuất phụ liệu may (Khóa kéo, dệt nhãn mác, chun, bông lót, cúc các loại,...). Vốn đầu tư 80 tỷ đồng.

Ổn định sản xuất của nhà máy gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu của Cty LEVI STRaUSS VN và Nhà máy may của Cty TNHH NienHsing Ninh Bình tại khu công nghiệp Khánh Phú.

Thu hút đầu tư Nhà máy kéo sợi hiện đại, có mức độ tự động hóa cao, sản xuất các loại sợi chi số thấp và vừa. Công suất 3.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 345 tỷ đồng.

Khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất vào các cụm công nghiệp, khu TTCN (đất sản xuất kinh doanh) để sử dụng lao động tại các địa phương trong tỉnh.

Phát triển sản xuất giai đoạn I, Nhà máy vải dệt và may mặc, công suất 5.800 tấn/năm và 6,0 triệu sản phẩm/năm tại KCN Gián Khẩu. Tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng.

Duy trì phát triển mở rộng sản xuất Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu ADoRA tại KCN Tam điệp, công suất 10 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 289 tỷ đồng; nhà máy may xuất khẩu (Cty TNHH Hoàng Thắng) tại khu công nghiệp Khánh Phú. Vốn đầu tư 30 tỷ đồng.

Ổn định sản xuất Nhà máy may xuất khẩu (Cty TNHH Hoàng Thắng) tại khu công nghiệp Khánh Phú. Vốn đầu tư 30 tỷ đồng; Nhà máy vải địa kỹ thuật tại khu công nghiệp Tam Điệp với công suất 3 triệu m2/năm.

Duy trì ổn định Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu giày ADORA tại khu công nghiệp Tam Điệp, phấn đấu đạt 100% công suất nhà máy với 10 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 289 tỷ đồng. Hoàn thành đầu tư dự án Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu giày ADORA, giai đoạn II tại khu công nghiệp Tam Điệp.

- Giai đoạn sau năm 2020:

Ổn định sản xuất và nâng công suất các Nhà máy dệt may trên địa bàn tỉnh khi có điều kiện.

Hoàn thành việc đảo chuyển địa điểm sản xuất các doanh nghiệp phù hợp với qui hoạch và vệ sinh môi trường. Phấn đấu trong tp Ninh Bình không còn tồn tại các xí nghiệp may và các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Duy trì ổn định và phát triển sản xuất Nhà máy may xuất khẩu Đài Loan (Cty TNHH Great Global) tại KCN Gián Khẩu đạt tối đa công suất 16 triệu sản phẩm/năm, thu hút 1.200 lao động.

Tiếp tục duy trì ổn định phát triển sản xuất Nhà máy sản xuất quần bò của Cty TNHH NienHsing Ninh Bình công suất 24 triệu sản phẩm/năm.

Hoàn thành đầu tư giai đoạn iI, Nhà máy sản xuất vải dệt và may mặc tại KCN Gián Khẩu đạt công suất thiết kế 5.800 tấn/năm và 6 triệu sản phẩm/năm. Tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng, thu hút 2.000 lao động.

Khuyến khích và thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp, Nhà máy sợi chất lượng cao, công suất nhà máy 3.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 900 tỷ đồng.

Phát triển Nhà máy dệt thoi, công suất nhà máy 12 triệu mét/năm. Vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Nâng công suất Nhà máy sản xuất sản phẩm vải địa kỹ thuật tại KCN Tam Điệp lên công suất 6 triệu m2/năm. Vốn đầu tư 45 tỷ đồng, thu hút 250 lao động.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương