UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


II. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG



tải về 3.59 Mb.
trang18/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   37

II. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG


1. Phương hướng phát triển

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm, đồ uống trên cơ sở gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng các chương trình sản xuất sạch và phát triển các sản phẩm sạch, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Việc phát triển lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ lợi ích người chế biến với người sản xuất nguyên liệu.

Phát triển một số ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn, có lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương, có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm dứa, dưa bao tử, trái cây, thịt lợn sữa đông lạnh, tôm, cá, cua, gạo chất lượng cao… Phát triển các sản phẩm chế biến cói, thực phẩm rau quả, sản xuất đồ uống, chế biến thức ăn chăn nuôi…



2. Dự báo nguồn nguyên liệu

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020”, một số sản phẩm của ngành nông, lâm, thủy hải sản của tỉnh được dự báo phát triển như sau:



Bảng 45: Dự báo nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp

TT

Loại cây, con

Đơn vị

2010

2015

2020

1

Lúa

1.000 tấn

490,4

474,1

485,3

2

Cây bột có củ (sắn, khoai)

tấn

49.089

64.045

67.650

3

Cây cói

tấn

3.168

3.200

3.280

4

Rau đậu các loại

tấn

148.728

193.780

224.356

5

Cây ăn quả

- Dứa

1.000 tấn

66,4

39,6

80,5

48

90

51,8

6

Đàn trâu+bò

con

49.334

60.600

65.500

7

Đàn dê

con

22.403

27.500

34.000

8

Đàn lợn

con

399.297

477.000

531.000

9

Đàn gia cầm

Tr.con

3.650,8

4.323,1

4.732,4

10

Sản lượng thịt hơi

tấn

40.444

71.176

90.886

11

Sản lượng thịt gia cầm

tấn

6.548

8.387

10.127

12

Diện tích nuôi trồng

Ha

9.421

13.700

16.450

13

Sản lượng thủy sản

tấn

24.820

70.340

88.805

14

Khai thác gỗ tròn

1.000 m3

11,362

15

18

(Nguồn: NGTK năm 2011 và QH phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đến 2020)

3. Mục tiêu phát triển

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015: 18,5%/năm; giai đoạn 2016-2020: 13,0%/năm. Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể:



Bảng 46: Chỉ tiêu chính phát triển ngành đến năm 2020

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Giá trị sản xuất CN (Tỷ đồng)

509,7

1.191

2.195

Tỷ trọng trên toàn ngành CN (%)

5,89%

6,1%

6,37%

4. Quy hoạch phát triển một số sản phẩm chủ yếu

4.1. Công nghiệp chế biến thủy hải sản và thực phẩm

4.1.1. Phương hướng phát triển

Nghiên cứu, đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng và mở rộng thị Nghiên cứu, đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

Trên cơ sở mở rộng thị trường và phục vụ nhu cầu của khách du lịch và người dân, cần nhanh chóng phát triển công nghiệp giết mổ, đông lạnh gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm súc sản, thủy sản, thực phẩm ăn liền... theo công nghệ hiện đại với quy mô phù hợp.

4.1.2. Quy hoạch phát triển.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Ổn định các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn.

Khuyến khích đầu tư chiều sâu, cải tiến mẫu mã, đưa sản lượng sản phẩm ăn liền các loại của Công ty TNHH Thái Bình Dương (KCN Gián Khẩu) đạt 60-70% công suất.

Phát triển dây chuyền giết mổ tập trung quy mô công nghiệp ở Tp.Ninh Bình và dây chuyền bán công nghiệp tại các địa phương còn lại với công suất giết mổ bình quân đạt 180-200 tấn/ngày và 3.000 gia cầm/giờ.

Khuyến khích đầu tư và phát triển Nhà máy chế biến thủy sản tại huyện Kim Sơn với công suất 1.000-2.000 tấn/năm, vốn đầu tư 8 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư Nhà máy chế biến rau câu và các sản phẩm từ rong biển tại huyện Kim Sơn. Công suất 1 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Khuyến khích phát triển cơ sở chế biến thức ăn thủy sản, công suất 10.000-15.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 16 tỷ đồng.

Khuyến khích thu hút đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng tại KCN Phúc Sơn (Tp. Ninh Bình) với công suất 1,5 triệu SP/năm. Vốn đầu tư ~10 triệu USD.



- Giai đoạn sau năm 2020

Đầu tư chiều sâu, ổn định sản xuất các doanh nghiệp hiện có.

Tùy theo nhu cầu thị trường, phấn đấu đạt 100% công suất 26.140 tấn/năm sản phẩm ăn liền các loại của Công ty TNHH Thái Bình Dương tại khu công nghiệp Gián Khẩu.

Khuyến khích và thu hút đầu tư xây dựng Nhà máy súc sản tại khu vực lân cận thành phố Ninh Bình, công suất 1.000 tấn/năm (gồm: lò mổ, kho lạnh, xưởng chế biến đồ ăn nguội, xe lạnh chuyên dụng), có kiểm tra thú y, sản phẩm là thịt tươi ướp lạnh, đồ ăn nguội đóng gói tiệt trùng). Vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

Phát triển năng lực sản xuất của cơ sở chế biến thức ăn thủy sản, công suất 10.000-15.000 tấn/năm đạt 100% công suất đảm bảo cung cấp nhu cầu thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4.2. Sản xuất đồ uống

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Thu hút đầu tư phát triển Nhà máy bia cao cấp tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, Tp. Ninh Bình, công suất 150 triệu lít/năm. Vốn đầu tư 20 triệu USD.

Khuyến khích đầu tư phát triển Nhà máy sản xuất rượu Vodka tại CCN Đồng Hướng (huyện Kim Sơn). Công suất ~ 2,0 triệu lít/n, vốn đầu tư 2-3 triệu USD.

Khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến lại rượu thủ công trên địa bàn huyện Kim Sơn và các địa phương trong tỉnh có nghề nấu rượu truyền thống.

Tiếp tục xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng xây dựng thương hiệu Rượu Kim Sơn.

Nghiên cứu và thu hút đầu tư phát triển nhà máy chế biến sữa tại KCN Tam Điệp, công suất 50 triệu lít/năm. Vốn đầu tư 10-20 triệu USD.



- Giai đoạn sau năm 2020:

Ổn định sản xuất của Công ty CP nước khoáng Cúc Phương, phấn đấu đạt công suất 10 triệu lít/năm.

Phấn đấu đạt 100% công suất Nhà máy bia cao cấp tại Tp. Ninh Bình đạt công suất 150 triệu lít/năm. Tùy theo điều kiện thị trường, từng bước nâng công suất nhà máy đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường, đầu tư nâng công suất Công ty CP nước khoáng Cúc Phương lên 15 triệu lít/năm. Vốn đầu tư 5 tỷ đồng.



4.3. Chế biến cói

Theo Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng diện tích trồng cói của tỉnh từ nay đến năm 2020, sẽ ổn định và đạt diện tích khoảng 400 ha. Do đó, dự kiến sản lượng cói toàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ đạt ~3.200-3.300 tấn/năm.



- Dự kiến quy hoạch ngành CB cói giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:

Ổn định các cơ sở chế biến cói hiện có. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng lực và hiệu quả sản phẩm. Cải tiến mẫu mã và đa dạng các sản phẩm như mũ, giày dép cói; túi xách, làn, hộp, khay cói... Xây dựng hình ảnh về sản phẩm cói Ninh Bình qua các sản phẩm thủ công có sắc thái riêng, tạo dựng vị trí, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Khuyến khích đầu tư dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại CCN Thị Trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, với công suất 5 triệu SP/năm. Vốn đầu tư ~10 triệu USD.

Các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu hoàn chỉnh mô hình liên kết có hiệu quả giữa hai chủ thể chính là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người nông dân để đảm bảo cho ngành chế biến cói của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.



- Giai đoạn sau năm 2020

Ổn định sản xuất của các cơ sở chế biến cói hiện có, căn cứ thị trường tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp chế biến cói.

Duy trì phát triển hoạt đông sản xuất kinh doanh của các làng nghề chế biến cói đã được công nhận

4.4. Chế biến tinh bột sắn

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Ổn định sản xuất và phát huy hết công suất cơ sở chế biến bột sắn của Công ty TNHH 1 thành viên ELMACO tại huyện Nho Quan, công suất 15.000 tấn/năm. Chú trọng công tác xử lý môi trường và chất thải sau chế biến.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chế biến phát triển dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh tận dụng từ nguồn phế thải của cơ sở sản xuất.

- Giai đoạn sau năm 2020

Tùy theo điều kiện thị trường và vùng nguyên liệu, đầu tư chiều sâu, nâng công suất cơ sở chế biến tinh bột sắn lên 20.000 tấn/năm.



4.5. Công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi

Dự kiến nhu cầu thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc của tỉnh trong các giai đoạn tới sẽ ngày tăng cao. Dự kiến đến năm 2015 đàn trâu, bò, dê của tỉnh sẽ đạt khoảng 88.100 con; đàn lợn ~477.000 con; gia cầm trên 4,3 triệu; sản lượng thủy sản 70.340 tấn và đến 2020 tương ứng sẽ là 99.500 con; 531.000 con; 4,7 triệu con và 88.805 tấn.

Với nguyên liệu từ nông sản, thủy sản có được hàng năm trên địa bàn tỉnh việc hình thành các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản có quy mô vừa và nhỏ nhằm đáp ứng một phần nhu cầu thức ăn chăn nuôi cung cấp cho toàn tỉnh là hoàn toàn khả thi.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Ổn định sản xuất 02 cơ sở thức ăn chăn nuôi trên địa bàn là Công ty CP Khánh An và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi từ phế thải nông sản thực phẩm (Cty TNHH Alpha Vina-HQ).

Thu hút đầu tư nhà máy chế biến thức ăn thủy sản vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện Kim Sơn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

- Giai đoạn sau năm 2020

Tùy theo nhu cầu thị trường, đầu tư mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới phục vụ ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nâng công suất nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản hiện có.



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương