UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG, LÃNH THỔ



tải về 3.59 Mb.
trang16/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   37

B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG, LÃNH THỔ


1. Vùng Công nghiệp 1

Là vùng đồng bằng trũng trung tâm gồm hai địa phương là thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư chiếm 10,8% diện tích và 19,7% dân số toàn tỉnh.

Vùng là nơi có nhiều đầu mối giao thông liên vùng thuận lợi như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 38B cùng hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư khá thuận tiện. Các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh và có chỗ đứng trong thị trường sẽ tiếp tục phát triển trên địa bàn trong thời gian tới gồm các ngành: sản xuất thép, chế biến thực phẩm, đồ uống, gỗ, giấy... Riêng ngành sản xuất sản phẩm xi măng của Vùng trong giai đoạn tới sẽ phát triển ổn định về quy mô và sản lượng sản phẩm theo công suất đã quy hoạch.

Trong tương lai, khu vực Tp. Ninh Bình và huyện Hoa Lư là khu vực đô thị trung tâm và là khu du lịch của tỉnh, nên các dự án phát triển công nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Định hướng và khuyến khích phát triển trong Vùng các ngành công nghiệp sạch, ngành công nghiệp có công nghệ cao để khai thác nguồn lao động có tay

nghề hiện có, cũng như tạo môi trường khuyến khích phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp cho phát triển các ngành công nghiệp.

Do có vị trí nằm ở ngoại ô Tp.Ninh Bình, nên KCN Phúc Sơn có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, định hướng trong các giai đoạn tới cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút mạnh các ngành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường như: dệt, may, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, dụng cụ thiết bị y tế, sản xuất bia, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm,...

Ngoài ra, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được khuyến khích phát triển gắn với các tuyến du lịch như sản phẩm thêu ren Ninh Hải (huyện Hoa Lư), đồ gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (Tp.Ninh Bình), chạm khắc đá Ninh Vân (huyện Hoa Lư)...

Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của vùng sẽ đạt khoảng 6.346 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.400 tỷ đồng vào năm 2020. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ là ~15,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và trong giai đoạn 2016-2020 là ~10,6%/năm.

Tỷ trọng theo giá trị sản xuất công nghiệp của vùng sẽ có xu hướng giảm dần trong cơ cấu công nghiệp 03 vùng. Năm 2015, công nghiệp vùng sẽ chiếm khoảng 31,5% và đến năm 2020 giảm nhẹ còn khoảng 30-31% và đến năm 2030 dự báo còn khoảng 25-26% so với hiện nay (năm 2010) là 36,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh 1994).

2. Vùng Công nghiệp 2

Bao gồm thị xã Tam Điệp và 02 huyện Nho Quan và Gia Viễn có địa hình chủ yếu là đồi núi. Hiện vùng có diện tích 742,2km2 và 316.883 người chiếm 53,43% về diện tích và 34,9% về dân số so với toàn tỉnh.

Đây là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, do đã tích lũy được một số tiềm lực nhất định và có các công trình đầu tư lớn trên địa bàn (chiếm tới 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh). Trên địa bàn Vùng đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, trong đó có các khu công nghiệp Gián Khẩu, Tam Điệp chiếm đến đến 42,3% diện tích đất quy hoạch KCN tập trung trên địa bàn tỉnh. Hai khu công nghiệp Gián Khẩu và Tam Điệp sẽ vẫn là những hạt nhân phát triển của vùng với nhiều dự án lớn tiếp tục được mở rộng và đầu tư mới như: sản xuất xi măng, lắp ráp ôtô, cơ khí, dệt may...

Trong các giai đoạn tới, đây không những là khu vực động lực phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có thể trở thành một cực phát triển công nghiệp của cả Vùng đồng bằng sông Hồng. Do đó, Vùng phải tạo dựng cho được một cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, hậu cần dịch vụ phát triển đáp ứng các mục tiêu phát triển. Đây chính là một thuận lợi lớn nhưng cũng là một thách thức không nhỏ trong tiến trình phát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Bình.

Dự báo trong giai đoạn đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng đạt mức tăng trưởng ~17,6%/năm và ~11,4%/năm trong giai đoạn 2016-2020, tương ứng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt ~10.600 tỷ đồng vào năm 2015 và ~ 18.200 vào năm 2020. Cũng trong giai đoạn này, ngành công nghiệp của vùng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 54,5% năm 2010 xuống còn 52,0% năm 2020.

Dự báo trong giai đoạn 10 năm từ 2021-2030, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng sẽ tăng trưởng khoảng 9,3%/năm, thấp hơn giai đoạn 2011-2020 dự kiến là 14,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp của vùng sẽ tiếp tục duy trì khoảng 55% trong giai đoạn 2021-2030.



3. Vùng Công nghiệp 3

Vùng bao gồm các huyện Yên Khánh, Kim Sơn và huyện Yên Mô với diện tích 497,9 km2 chiếm 35,8% về diện tích và 45,4% về số dân so với toàn tỉnh. Địa hình của vùng chủ yếu là đất đồng bằng và bãi bồi ven biển Vùng này đất đai phì nhiêu và bờ biển dài (~18 km), thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

Đây là khu vực có hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ và chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nên sức hút trong đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp còn hạn chế (so với 3 vùng).

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới vùng sẽ có nhiều cơ hội và lợi thế lớn trong phát triển công nghiệp do hệ thống hạ tầng được từng bước đầu tư. Ngoài QL 10, trong các giai đoạn tới tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình-Thanh Hóa sẽ được đầu tư (đoạn Cầu Giẽ-Ninh Bình đang triển khai xây dựng); đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh; tuyến đường bộ ven biển Thanh Hóa-Ninh Bình-Nam Định cũng sẽ được phát triển. Ngoài ra, tại 02 huyện Kim Sơn và Yên Khánh có vị trí giáp với sông Đáy và có tuyến đường Bái Đính-Kim Sơn rất thuận lợi cho phát triển, mở rộng khu, cụm công nghiệp.

Dự kiến ngành, sản phẩm công nghiệp được ưu tiên phát triển và sẽ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp vùng trong các giai đoạn tới là ngành phân bón, hóa chất; cơ khí chế tạo, sản xuất thép, may mặc, kính nổi,… và đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng, chế tạo máy móc, thiết bị và công nghiệp công nghệ cao được khuyến khích đầu tư và phát triển.

Các ngành tiểu thủ công nghiệp của Vùng sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho dân cư và lao động như: chế biến thực phẩm, bún bánh Khánh Ninh (huyện Yên Khánh); chế biến thủy sản (huyện Kim Sơn); bún bánh Yên Thịnh (huyện Yên Mô); nghề chế biến cói (huyện Yên khánh, Kim Sơn, Yên Mô) phục vụ du lịch...

Ngoài phát triển các ngành công nghiệp, trong thời gian tới, vùng còn gắn phát triển với hình thành các vùng trồng cây công nghiệp tập trung như: đậu tương, cây cói, cây lạc… phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng và khai thác thủy sản tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng sẽ đạt ~5.800 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 22,2%/năm trong giai đoạn đến năm 2020 và tỷ trọng của vùng sẽ tăng nhanh và chiếm ~16-17% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh so với năm 2010 là 9,0%. Dự báo đến năm 2030, công nghiệp của vùng sẽ đạt khoảng 18-19% trong giá trị công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh 1994).



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương