UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030



tải về 3.59 Mb.
trang15/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   37

GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030



A. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN


1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 đã được thể hiện thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX và Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. Theo đó, các chỉ tiêu cơ bản như sau:



Bảng 39: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2020

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Tăng trưởng VA kinh tế

15,6%/n

14%-14,5%/n

11,5%

Cơ cấu (%, giá hiện hành)

100%

100%

100%

- NLN nghiệp

16,5%

9%-10%

7%

- CN+Xd

47,7%

47%-48%

45%

- TM-DV

35,8%

42%-43%

48%

VA (GDP)/người (quy USD)

1.108

2.315

3.915

GDP/người cả nước (quy USD)

1.168

2.000

3.000-3.200

Tỷ lệ so với cả nước

94,8%

115%

130%-122%


Ghi chú:

- Số liệu năm 2010 là số liệu thực hiện theo NGTK tỉnh năm 2010.

- Số liệu năm 2015 là mục tiêu phấn đấu theo NQĐHĐB tỉnh Ninh Bình lần thứ XX và KH phát triển KT-XH 2011-2015.

- Số liệu năm 2020 là mục tiêu của QH tổng thể KTXH đến năm 2020.

2. Quan điểm phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch phát triển KT-XH và Quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh, Quy hoạch công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Phát triển công nghiệp với cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả KT-XH và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập.

Phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có kết hợp với thu hút mạnh các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm công nghệ cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng lớn.

Công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải được phát triển theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Phân bố lực lượng sản xuất hợp lý trên địa bàn.

Phát triển công nghiệp phải gắn kết hài hòa với các hoạt động thương mại-dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và sinh thái, đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia.

3. Định hướng phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường, gắn với thị trường trong nước và khu vực.

Tập trung đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp trong mối liên hệ chặt chẽ với các khu, cụm công nghiệp trong khu vực. Coi đây vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu phát triển để thu hút các dự án công nghiệp lớn, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, điện-điện tử... có hàm lượng công nghệ cao.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, hóa chất phân bón,... xây dựng và phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có sức cạnh tranh và có khả năng phát triển ổn định trong thị trường khu vực.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống, đặc sản địa phương trong mối liên hệ chặt chẽ với các ngành dịch vụ-thương mại và du lịch trên địa bàn.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề thích nghi dần với cơ chế thị trường đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

Định hướng nhóm dự án ưu tiên phát triển:

- Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

- Đầu tư và phát triển các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ, sản xuất xi măng, gạch không nung, nhiệt điện, điện tử, dệt may, bia,...

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển làng nghề TTCN và nghề nông thôn.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

4. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030



4.1. Mục tiêu tổng quát

* Giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong đó:

- Từ nay đến năm 2015:

+ Ổn định sản xuất các cơ sở công nghiệp hiện có và thu hút đầu tư phát triển các ngành như: Chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp điện - điện tử và sản xuất kim loại; hóa chất-phân bón...

+ Tập trung đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Khánh Cư, Phúc Sơn, Tam Điệp tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp trong giai đoạn sau.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

+ Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiêp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững.

+ Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao có nhiều ưu thế trong phục vụ du lịch.



* Giai đoạn 2021-2030:

+ Tập trung đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.

+ Tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao như: sản xuất lắp ráp điện tử-điện lạnh; vật liệu mới, cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.

4.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn từ nay đến năm 2015 và các mục tiêu của phương án chọn của Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, việc luận cứ và xây dựng các mục tiêu phát triển cụ thể của công nghiệp Ninh Bình trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, được xây dựng như sau:



Phương án công nghiệp 1 (PACN 1):

- Giai đoạn từ nay đến 2020:

+ Giai đoạn đến năm 2015: Là phương án đề xuất trên cơ sở số liệu thực hiện năm 2010 của Cục Thống kê tỉnh, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn từ nay đến năm 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2015 và có tính đến các dự án công nghiệp như: Dự án nhà máy phân đạm (560.000 tấn/năm); Dự án sản xuất và lắp ráp ôtô (13.000 xe/năm); Nhà máy phân bón Bình Điền (400.000 tấn/năm); các dự án cơ khí, luyện thép chất lượng cao, may mặc... sẽ được đưa vào sản xuất ổn định và phát huy khoảng 50-100% công suất.

+ Giai đoạn 2016-2020:

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp được tính toán trên cơ sở các mục tiêu phát triển của Quy hoạch KT-XH đến năm 2020, với phần lớn các dự án ngành công nghiệp tiếp tục sản xuất ổn định và phát huy hiệu quả và mở rộng sản xuất như: sản phẩm xi măng, thép, phân đạm, ôtô…

Do đó, ngành công nghiệp dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 ~17,7%/năm và giai đoạn 2016-2020 ~12%/năm. (VA công nghiệp phấn đấu tăng trưởng 14,7%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và đạt 12%/năm trong giai đoạn 2016-2020).

Với phương án này, VA ngành công nghiệp của tỉnh sẽ tăng nhanh, năm 2015 sẽ đạt khoảng 5.056 tỷ đồng gấp gần 2 lần so với năm 2010 và năm 2020 đạt khoảng 8.910 tỷ đồng gấp 3,5 lần so với năm 2010 (theo giá so sánh 1994).

Tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây dựng) trong cơ cấu kinh tế sẽ chiếm 28-29% vào năm 2015 và duy trì khoảng 27% vào năm 2020. Tính thêm ngành xây dựng thì tỷ trọng ngành CN+XD năm 2015 sẽ chiếm ~47,0% và đến năm 2020 chiếm ~45% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh trong cùng thời kỳ (theo giá hiện hành).

Phương án này cũng sẽ đưa bình quân VA(GDP) trên đầu người theo giá hiện hành của tỉnh đạt ~52,0 triệu đồng (~2.315 USD) bằng 116% mức trung bình cả nước (so với năm 2010 là 92%) và đến năm 2020 đạt gần 94 triệu đồng (~3.915 USD) tương đương 130% mức bình quân cả nước trong cùng thời kỳ (theo giá hiện hành).

So với mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng, mức bình quân VA(GDP) trên đầu người của tỉnh so với Vùng sẽ từ 85,2% hiện nay (năm 2010) tăng lên bằng 105% vào năm 2015 và đạt khoảng 108% vào năm 2020 (theo giá hiện hành).

- Giai đoạn 2021-2030:

Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng, những cơ hội, lợi thế so sánh, cũng như những thách thức của tỉnh Ninh Bình trong các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp-Bộ Công Thương, dự báo nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2021-2030 sẽ tăng trưởng 9-10%/năm (thấp hơn so với giai đoạn 10 năm 2011-2020 được dự báo là 12,8%/năm). Trong đó, riêng ngành công nghiệp sẽ có mức tăng trưởng ~10%/năm.

Trên cơ sở đó, dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ tăng trưởng tương ứng khoảng 9-10%/năm trong giai đoạn 2021-2030, qua đó giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 82.000-85.000 tỷ đồng vào năm 2030, gấp 2,5 lần so với giá trị dự báo và phấn đấu đạt năm 2020 (theo giá so sánh 1994).

Phương án này được đề xuất là phương án thực hiện trong quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.



Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp của phương án như sau:

Giai đoạn 2011-2015 2016-2020 2021-2030

VĐT (1.000 tỷ đồng) 22-25 28-30 65-70


Phương án công nghiệp 2 (PACN 2):

- Giai đoạn đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng tương tự như PACN1.

- Giai đoạn 2016-2020: Là phương án xét đến việc hội tụ các yếu tố thuận lợi trong việc thu hút và thực hiện các dự án đầu tư công nghiệp. Phương án này có tính đến sự hình thành và phát triển của Dự án Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao (công suất 1,0 triệu tấn phôi thép/năm và 0,5 triệu tấn thép cán hợp kim dự ứng lực/năm) trong giai đoạn sau năm 2015.

Và như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của riêng ngành công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt khoảng 12,8%/năm và đưa tỷ trọng ngành công nghiệp+xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên chiếm ổn định 45-46% vào năm 2020.

Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng của các ngành Nông nghiệp, Thương mại-Dịch vụ có thể cũng có điều kiện để phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên trong dự án tạm sử dụng các thông số của phương án chọn trong "Quy hoạch kinh tế -xã hội tỉnh đến năm 2020".

Phương án này cũng sẽ đưa bình quân VA(GDP) trên đầu người theo giá hiện hành của tỉnh đạt 96 triệu đồng (~4.000 USD) vào năm 2020 gấp hơn 1,8 lần năm 2015 và tương đương 133% mức bình quân cả nước (phấn đấu đạt 3.000-3.200 USD năm 2020). Với phương án này, nền kinh tế toàn tỉnh tiếp tục được cải thiện và ổn định, bền vững hơn trong công nghiệp Vùng cũng như cả nước.



Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp như sau:

Giai đoạn 2011-2015 2016-2020 2021 - 2030

VĐT (1.000 tỷ đồng) 22-25 30-32 65-70


Sau khi đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội, những cơ hội, thách thức của nền kinh tế tỉnh Ninh Bình và để phát triển ổn định nền kinh tế, từ các phương án trên dự kiến PACN 1 là phương án chọn và PACN 2 là phương án phấn đấu để xây dựng các mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

5. Dự báo nguồn vốn phát triển



- Khả năng huy động từ ngân sách nhà nước

Với dự kiến đạt tỷ lệ tích lũy đầu tư từ VA (GDP) trong giai đoạn đến năm 2020 và từ nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện qua các Bộ ngành theo chương trình quốc gia. Trong giai đoạn đến năm 2015 và 2016-2020, nguồn vốn này được dự tính vào ~10-15% tổng nhu cầu vốn. Có thể nói đây chính là các nguồn vốn quan trọng đến phát triển công nghiệp của tỉnh. Vốn đầu tư từ ngân sách sẽ được tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như hạ tầng các khu công nghiệp và các công trình phục vụ công nghiệp khác.



- Khả năng đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư

Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và nhân dân trên địa bàn, nguồn vốn này được đánh giá vào khoảng 35-40% trong giai đoạn đến năm 2015 và 40-45% trong giai đoạn 2016-2020. Nguồn vốn này chủ yếu sẽ được đầu tư vào công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, hạ tầng các cụm công nghiệp,… có thể tạo ra nhiều việc làm cho lao động.



- Khả năng huy động vốn tín dụng đầu tư

Trong giai đoạn đến năm 2015 và 2016-2020, lượng vốn này được dự báo có thể đáp ứng ~8-10% nhu cầu vốn trong cùng thời kỳ. Vốn tín dụng dài hạn và vốn huy động từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chủ yếu sẽ tập trung cho một số cơ sở sản xuất kinh doanh được ưu tiên trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất hàng xuất khẩu…



- Vốn hợp tác với bên ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài và tỉnh ngoài được đánh giá sẽ chiếm ~35-45% tổng nhu cầu vốn giai đoạn đến năm 2020. Như vậy, cùng với nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân và dân cư, việc huy động và thu hút đầu tư từ nguồn vốn hợp tác với bên ngoài sẽ rất quan trọng, có tính quyết định đến tăng trưởng trong phát triển công nghiệp của Ninh Bình trong các giai đoạn tới.

6. Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành công nghiệp (giá so sánh 1994) trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp như sau: (Xin xem bảng 41 và 42).

Dự báo trong các giai đoạn tới, nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng vẫn là ngành chủ đạo và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tỷ trọng của ngành sản xuất VLXD so với năm 2010 có xu hướng giảm dần, từ 51,8% hiện nay giảm còn khoảng 49-50% vào năm 2015 và còn khoảng 43%-46% vào năm 2020, do sự phát triển của 02 ngành công nghiệp hóa chất, phân bón và công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và SX kim loại với các sản phẩm như: phân bón (đạm, lân, NPK), thép cán, phôi thép, lắp ráp ôtô…

Cụ thể, tỷ trọng 02 ngành công nghiệp hóa chất, phân bón và công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và SX kim loại sẽ tăng từ 21,1% hiện nay (năm 2010) lên 27-28% vào năm 2015 và đạt khoảng 31%-35% trong giai đoạn đến năm 2020.

Do vậy, những nhóm ngành công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của Ninh Bình từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là các ngành: Công nghiệp sản xuất VLXD; công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và sản xuất kim loại và Công nghiệp hóa chất-phân bón với tỷ trọng năm 2020 đạt khoảng 77-78% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh 1994).

7. Nhu cầu lao động công nghiệp



Bảng 40: Dự báo nhu cầu lao động CN cho các giai đoạn phát triển

Năm

2005

2010

2015

2020

2030

Phương án công nghiệp 1 (phương án chọn)

Giá trị sản xuất CN (tỷ đồng)

3.045,6

8.658

19.517

34.497

82.554

Năng suất lao động (tr.đ/người)

45,96

83,1

130

180

315

Lao động cần có (người)

66.269

104.141

150.128

191.650

262.070
LĐCN tăng thêm hàng năm

4.226

37.892

45.967

41.523

70.426

Phương án công nghiệp 2 (phương án phấn đấu)

Giá trị sản xuất CN (tỷ đồng)

3.045,6

8.658

19.517

36.433

86.427

Năng suất lao động (tr.đ/người)

45,96

83,1

130

190

325

Lao động cần có (người)

66.269

104.141

150.128

192.772

265.930
LĐCN tăng thêm hàng năm

4.226

37.892

45.967

42.644

73.158

Bng 41: Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình theo phương án 1 (phương án chọn).

TT

Năm

2005

Tỷ đồng

2010

Tỷ đồng

2015

Tỷ đồng

2020

Tỷ đồng

01-05

%/năm

06-10

%/năm

11-15

%/năm

16-20

%/năm
Phân nhóm ngành CN

3.045,6

8.658

19.516

34.497

26,8

23,2

17,7

12,1

1

CN khai thác Khoáng sản

127,43

341,2

642

1.158

18,3

21,8

13,5

12,5

2

CN Chế biến TP, Đồ uống

252,99

509,7

1.191

2.195

25,7

15,0

18,5

13,0

3

CN Chế biến Gỗ, Giấy

216,5

443,1

780

1.201

38,8

15,4

12,0

9,0

4

CN sản xuất VLXD

902,5

4.486

9.583

15.789

42,7

37,8

16,4

10,5

5

CN Hóa chất

139,1

224,7

1.706

3.955

6,3

10,1

50,0

18,3

6

CN Dệt may, Da giày

100,4

617,1

1.241

2.187

-0,3

43,8

15,0

12,0

7

CN Chế tạo máy, Điện tử, KL

927,1

1.605

3.673

6.873

56,6

11,6

18,0

13,3

8

CN khác

3,01

8,84

17,7

43,8

-6,6

24,0

15,0

19,8

9

SX và phân phối Điện, Nước

376,3

421,3

678

1.092

5,2

2,3

10,0

10,0
Cơ cấu theo phân ngành
Công nghiệp

100%

100%

100%

100%













1

CN Khai thác Khoáng sản

4,18%

3,94%

3,3%

3,36%













2

CN Chế biến TP, Đồ uống

8,31%

5,89%

6,1%

6,37%













3

CN Chế biến gỗ, giấy

7,11%

5,12%

4,0%

3,4%













4

CN sản xuất VLXD

29,63%

51,8%

49,1%

45,7%













5

CN Hóa chất

4,57%

2,6%

8,8%

11,4%













6

CN Dệt may, Da giày

3,3%

7,13%

6,3%

6,3%













7

CN Chế tạo máy, Điện tử, KL

30,44%

18,55%

18,8%

19,9%













8

CN khác

0,1%

0,1%

0,09%

0,13%













9

SX và phân phối Điện, Nước

12,36%

4,87%

3,48%

3,17%













Bng 42: Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình theo phương án 2 (phương án phấn đấu)

TT

Năm

2005

Tỷ đồng

2010

Tỷ đồng

2015

Tỷ đồng

2020

Tỷ đồng

01-05

%/năm

06-10

%/năm

11-15

%/năm

16-20

%/năm
Phân nhóm ngành CN

3.045,6

8.658

19.516

34.497

26,8

23,2

17,7

12,1

1

CN khai thác Khoáng sản

127,43

341,2

642

1.158

18,3

21,8

13,5

12,5

2

CN Chế biến TP, Đồ uống

252,99

509,7

1.191

2.195

25,7

15,0

18,5

13,0

3

CN Chế biến Gỗ, Giấy

216,5

443,1

780

1.201

38,8

15,4

12,0

9,0

4

CN sản xuất VLXD

902,5

4.486

9.583

15.789

42,7

37,8

16,4

10,5

5

CN Hóa chất

139,1

224,7

1.706

3.955

6,3

10,1

50,0

18,3

6

CN Dệt may, Da giày

100,4

617,1

1.241

2.187

-0,3

43,8

15,0

12,0

7

CN Chế tạo máy, Điện tử, KL

927,1

1.605

3.673

6.873

56,6

11,6

18,0

13,3

8

CN khác

3,01

8,84

17,7

43,8

-6,6

24,0

15,0

19,8

9

SX và phân phối Điện, Nước

376,3

421,3

678

1.092

5,2

2,3

10,0

10,0
Cơ cấu theo phân ngành
Công nghiệp

100%

100%

100%

100%













1

CN Khai thác Khoáng sản

4,18%

3,94%

3,3%

3,36%













2

CN Chế biến TP, Đồ uống

8,31%

5,89%

6,1%

6,37%













3

CN Chế biến gỗ, giấy

7,11%

5,12%

4,0%

3,4%













4

CN sản xuất VLXD

29,63%

51,8%

49,1%

45,7%













5

CN Hóa chất

4,57%

2,6%

8,8%

11,4%













6

CN Dệt may, Da giày

3,3%

7,13%

6,3%

6,3%













7

CN Chế tạo máy, Điện tử, KL

30,44%

18,55%

18,8%

19,9%













8

CN khác

0,1%

0,1%

0,09%

0,13%













9

SX và phân phối Điện, Nước

12,36%

4,87%

3,48%

3,17%















Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương