UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGHỀ NÔNG THÔN



tải về 3.59 Mb.
trang13/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   37

V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGHỀ NÔNG THÔN


Làng nghề truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang tiếp tục góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư của tỉnh.

Tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 75 làng nghề được công nhận là làng nghề cấp tỉnh trên tổng số 257 làng nghề và có nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Các ngành nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tương đối đa dạng, bao gồm: chế biến và bảo quản nông, lâm thủy sản; chế biến lương thực, thực phẩm; mây tre đan, thêu ren; gốm sứ; cơ khí sửa chữa...

Kim Sơn là huyện có số làng nghề đông nhất với 25 làng nghề; Hoa Lư có 13 làng nghề; Yên Mô có 11 làng nghề; Yên Khánh có 07 làng nghề; Nho Quan có 06 làng nghề; Gia Viễn có 05 làng nghề và Tp.Ninh Bình có 01 làng nghề (làng gỗ mỹ nghệ Phúc Lộc).

Một số nhóm làng nghề đáng chú ý hiện có như sau:



1. Nhóm làng nghề chế biến cói (39 làng nghề)

Chủ yếu tập trung ở huyện Kim Sơn (25 làng) và huyện Yên Khánh (05 làng), Yên Mô (09 làng). Thu nhập bình quân của một lao động tập trung đạt ~2,0 triệu đồng/tháng và lao động thời vụ lúc nông nhàn đạt ~0,8-1,0 triệu đồng/tháng.

Các sản phẩm cói của làng nghề đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của các thị trường trong và ngoài nước. Đến nay sản phẩm cói của Ninh Bình đã có mặt ở rất nhiều thị trường quốc tế như châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…

2. Nhóm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ (11 làng nghề)

Chủ yếu tập trung ở huyện Hoa Lư với khoảng 75% lao động nghề chế tác đá mỹ nghệ toàn tỉnh. Sản phẩm chế tác từ đá mỹ nghệ như cột đá, bia đá, tượng đá, mộ đá… chủ yếu phục vụ các công trình kiến trúc tâm linh như nhà thờ, đình, chùa, miếu… ở khắp mọi miền đất nước.

Trong đó, nổi tiếng nhất là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư). Đây là một nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ lâu đời ở Ninh Bình, đến nay vẫn được bảo tồn và phát triển. Các sản phẩm mỹ nghệ của Ninh Vân không những đáp ứng thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sang nhiều nước.

3. Nhóm làng nghề thêu ren (04 làng nghề)

Huyện Gia Viễn có 02 làng nghề, Hoa Lư và Nho Quan, mỗi huyện có 01 làng nghề, trong đó nổi tiếng là làng nghề Thêu ren Văn Lâm ở Ninh Hải (huyện Hoa Lư). Sản phẩm thêu ren của Ninh Bình tiêu thụ nội địa rất ít, chủ yếu là xuất khẩu (ủy thác) tới thị trường như Ý, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Đức...

Thu nhập trung bình của lao động làm nghề thêu ren trên địa bàn tỉnh hiện đạt khoảng 22-23 triệu đồng/lao động/năm.

Tuy nhiên nghề thêu ren trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp vốn hạn chế. Việc đầu tư sáng tạo mẫu mã hàng hóa chưa đa dạng, phong phú. Tiêu thụ sản phẩm chưa quản lý về giá cả nên uy tín của sản phẩm giảm sút.



4. Nhóm làng nghề mây tre đan, làm cót (07 làng nghề)

Là các làng nghề mây tre đan Đông Thịnh – La Bình (huyện Yên Khánh); làng nghề mây tre đan An Thái, làng nghề đan cót Vân Thị, làng nghề chẻ tăm hương Văn Hà (huyện Gia Viễn); làng nghề mây tre đan Sào Lâm, làng nghề sản xuất tăm hương xuất khẩu thần lũy II , làng nghề mây tre đan Đồng Nang (huyện Nho Quan). Mỗi làng nghề đều có sản phẩm đặc trưng riêng, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước. Phương thức sản xuất của các làng nghề đa phần là giản đơn, theo truyền thống và thói quen nên chất lượng sản phẩm chậm được cải tiến.

Nghề đan lát là nghề không ảnh hưởng đến môi trường do nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc tự nhiên, phế thải và phụ phẩm được tái sử dụng làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

5. Nhóm làng nghề mộc (02 làng nghề)

Có 02 làng nghề là gỗ mỹ nghệ Phúc Lộc (Tp. Ninh Bình) và gỗ mỹ nghệ Quỳnh Phong (huyện Nho Quan). Sản phẩm chủ yếu là đồ mộc gia dụng phổ thông, sử dụng gỗ nguyên liệu rừng trồng. Tuy nhiên, mẫu mã và độ tinh xảo của sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh.



6. Nhóm nghề gốm sứ

Đáng chú ý là làng nghề gốm Mỹ Lộc (huyện Nho Quan) với trên 90 hộ sản xuất chiếm 50% số hộ và 80% số lao động nghề gốm sứ toàn tỉnh. Thu nhập trung bình của lao động trong nghề hiện đạt ~28 triệu đồng/lao động/năm.

Sản phẩm gốm sứ hiện gồm những vật dụng thiết yếu hàng ngày như: bình hoa các loại, chậu hoa, bát đĩa... được tiêu thụ nội địa.

7. Nhóm các làng nghề khác

Gồm nhóm làng nghề làm bún (làng nghề bún bánh Yên Ninh, huyện Yên Khánh và làng nghề bún Yên Thịnh, huyện Yên Mô), làng nghề sản xuất cốt chăn bông Nhân Lý (huyện Hoa Lư).

Các làng nghề này sản xuất ra các sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn, giải quyết một phần công ăn việc làm cho lao động địa phương và cải thiện một phần thu nhập.

VI. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013


1. Những thành tựu và thuận lợi

Ngành công nghiệp Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, bước đầu đã xác định được phương hướng phát triển, tập trung khai thác tốt một số tiềm năng, thế mạnh và đã đầu tư xây dựng được một số công trình, sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế-xã hội.

Giai đoạn 2006-2010, công nghiệp Ninh Bình duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 05 năm tăng 23,2%/năm, tiếp tục đà tăng trưởng cao (giai đoạn 2001-2005 đã đạt là 26,8%/năm).

Tỷ lệ VA/GO công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn vừa qua được duy trì ổn định (giai đoạn 2006-2010 khoảng 30%-35%), năm 2010 đạt 29,3% (cả nước hiện nay là 24%). Điều này nói lên hiệu quả tăng trưởng công nghiệp Ninh Bình trong thời gian qua có những hiệu quả kinh tế nhất định.

Trên địa bàn tỉnh, hiện có một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh (như ngành sản xuất xi măng, công nghiệp phân bón, cơ khí ô tô…).

Một số doanh nghiệp ngành công nghiệp đã phát triển và hình thành được một lực lượng lao động truyền thống và lành nghề thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh.

Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của tỉnh còn nhiều, khoảng 3.100 ha, trong đó tỷ lệ sử dụng hiện chiếm khoảng 15%. Xu hướng chuyển dịch dòng đầu tư đang phát triển theo hướng thuận lợi và tích cực. Đây là những thuận lợi quan trọng cho phát triển công nghiệp trong các giai đoạn tới.

Lực lượng lao động ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần về tỷ trọng trong cơ cấu lao động toàn ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, năng suất lao động ngành công nghiệp Ninh Bình còn ở mức khá, năm 2013, tính theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) đạt ở mức 142 triệu đồng/người/năm; theo VA đạt 68,2 triệu đồng/người/năm.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện đang tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ.

2. Một số thách thức

Công nghiệp phân bố không đồng đều giữa các vùng, địa phương. Chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị mang lại nguồn tích lũy cao, có vị thế và tác động ảnh hưởng lớn đến thị trường. Quy mô sản xuất vừa và nhỏ là chủ yếu, chưa có khả năng tạo bước phát triển đột phá.

Tăng trưởng của của ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào một số ngành như xi măng, phân hóa học, thép xây dựng và hàng may mặc. Các ngành, sản phẩm công nghiệp khác còn nhỏ, khả năng canh tranh còn yếu. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp sạch còn thấp và chưa có định hướng phát triển rõ ràng.

Hoạt động đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, dẫn đến chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao và ảnh hưởng đến môi trường.

Xu hướng phát triển đang đặt ra vấn đề thu hút đầu tư có chọn lọc và lựa chọn về ngành nghề, sản phẩm… trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về công nghệ và môi trường.

Phát triển công nghiệp luôn tạo ra sức ép đối với môi trường nói chung và việc bảo tồn, phát triển du lịch nói riêng. Việc phát triển công nghiệp nếu không được quản lý tốt thì sẽ đứng trước nguy cơ ô nhiễm và hủy hoại môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

3. Nguyên nhân

Phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của tỉnh trong bối cảnh kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát đi đôi với suy giảm kinh tế.

Các yếu tố hỗ trợ cho phát triển công nghiệp gặp nhiều khó khăn, yếu về nguồn lực, hạn chế về nguyên liệu.

Môi trường đầu tư chậm được cải thiện, trong đó đặc biệt là về hạ tầng thiết yếu và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Mặc dù hệ thống hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu phát triển.



PHẦN THỨ BA

Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương