UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP



tải về 2.43 Mb.
trang1/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

__________________________
BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020



Nam Định, tháng 4 năm 2008

MỞ ĐẦU
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng, trong thời gian qua cùng với các tỉnh trong vùng, Nam Định đã có bước phát triển kinh tế - xã hội tương đối mạnh mẽ so với giai đoạn trước. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2010 đã được thực hiện và được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt từ năm 2003. Trên cơ sở quy hoạch đó, nhiều định hướng phát triển, dự án đầu tư đã được triển khai, thực hiện. Song đến nay, bối cảnh trong tỉnh, trong vùng cũng như trên phạm vi cả nước có nhiều yếu tố mới tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Đề án phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội vùng Nam đồng bằng sông Hồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 109/QĐ-TTg, Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đã xác định mục tiêu tăng trưởng cao của vùng trong giai đoạn tới nhất là các tỉnh trong tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Trong bối cảnh đó, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2020 nhằm phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế là rất bức thiết.

Từ những yêu cầu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 tính tới các điều kiện phối hợp với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh; xác định các quan điểm, mục tiêu, các phương án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2020 theo các bước đi thích hợp và đề xuất danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.

Trong báo cáo quy hoạch, các quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mạng lưới giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính - viễn thông, các công trình bảo vệ môi trường...), kết cấu hạ tầng xã hội (mạng lưới trường học, bệnh viện, công trình văn hoá - thông tin, công trình thể dục - thể thao...), quy hoạch phát triển đô thị được coi là quy hoạch "cứng". Đối với loại quy hoạch này Nhà nước cần đầu tư hoặc tạo cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư. Quy hoạch "mềm" bao gồm quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương mại... Các chỉ tiêu về khối lượng, giá trị sản xuất, diện tích gieo trồng... chỉ mang tính định hướng và do thị trường quyết định.

Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 bao gồm 5 phần chính:

(1) Các căn cứ xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

(2) Đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2005

(3) Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

(4) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.

(5) Các biện pháp, cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu.

Dưới đây là nội dung của Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.

PHẦN THỨ NHẤT

CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

I. CÁC VĂN BẢN CÓ TÍNH PHÁP LÝ

- Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.

- Quyết định số 191/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định 109/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

- Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006-2010;

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010;

- Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;

- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;

- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 5/10/2005 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010;

II. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NAM ĐỊNH

- Các đề án, quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng;

- Một số quy hoạch của các ngành ở Trung ương có liên quan đến tỉnh Nam Định;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2010;

- Các đề án, quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh Nam Định đã được phê duyệt;

- Nguồn dữ liệu, số liệu thống kê, các báo cáo, kết quả điều tra của các Sở ngành và các huyện, thành phố.

PHẦN THỨ HAI



ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2005

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh trong vùng

Nam Định nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng, ở toạ độ 19o53’ đến 20o vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o37’ kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp với biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2005 là 1.649,86 km2, được chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và một thành phố loại 2 trực thuộc tỉnh. Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21.

Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lưới đường bộ (QL 1, QL 10, QL 21), đường sắt xuyên Việt dài 45 km với 5 nhà ga, đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế, có bờ biển dài trên 72 km và vùng thềm lục địa rộng lớn. Đặc biệt chỉ cách Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng khoảng 90 km. Đây là những thị trường tiêu thụ rộng lớn (nhất là nông sản thực phẩm và lao động), đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Nam Định.

Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nưóc ngoài.


2. Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122 m, chỗ thấp nhất -3 m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên.

Vùng ven biển có bờ biển dài khoảng 72 km, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3. Khí hậu, thuỷ văn

a. Khí hậu

Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23o - 24oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9oC, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, có nhiệt độ trung bình là 27oC, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29,4oC (nhiệt độ nóng nhất có thể lên tới hơn 40oC).

- Độ ẩm: độ ẩm không khí ở Nam Định tương đối cao, trung bình năm 80 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%, thấp nhất là 81% (tháng 11).

- Nắng: hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.650 - 1.700 giờ. Mùa hạ, mùa thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ và chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

- Mưa: lượng mưa trung bình năm từ 1.750 - 1.800 mm phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa của cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2, có tháng hầu như không có mưa.

- Hướng gió: hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, có những tháng cuối mùa đông gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng.

- Bão: Nam Định nằm ở phía Tây vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 - 6 cơn bão/năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10).

Nhìn chung khí hậu của Nam Định thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.

b. Thuỷ văn

Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy chảy qua Nam Định đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu lắm, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều, thời gian triều lên ngắn (xấp xỉ 8 giờ), chiều xuống dài (khoảng 18 giờ). Biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7 m, cao nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là -0,11 m. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên hai bãi bồi lớn ven biển là: Cồn Lu, Cồn Ngạn (Xuân Thuỷ) và vùng Cồn Mờ (Nghĩa Hưng).

4. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt tại Nam Định khá phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với ba sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Nam Định còn có sông Đào nối liền sông Hồng với sông Đáy chảy qua thành phố Nam Định có giá trị lớn trong nông nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu và giao thông trong vùng. Ngoài ra trên lãnh thổ Nam Định còn có rất nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp trên địa bàn.

Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn 1.700 - 1.800 mm. Nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa thường gây úng lụt, mùa khô thường thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt và có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

b. Nguồn nước ngầm

Ngoài nguồn nước mặt dồi dào Nam Định còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Thấu kính nước nhạt lớn nhất phân bố ở các huyện ven biển Nghĩa Hưng và Hải Hậu với diện tích khoảng 775 km2, thấu kính nước nhạt thứ hai nằm ở phía Nam huyện Ý Yên, Vụ Bản. Lưu lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm ở Nam Định nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl < 200 mg/l. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 - 120 m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.



5. Tài nguyên đất

Về thổ nhưỡng, đất ở Nam Định được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Vùng đất trẻ ở phía Nam, gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ và đất ngập mặn ở ven biển. Đất tại tỉnh Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có độ phì khá, có những nơi hàng năm còn được bồi đắp, nhất là ven biển Giao Thủy, Nghĩa Hưng. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng.

Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Nam Định năm 2005 là 164.986 ha, so với năm 2000, diện tích đất tự nhiên năm 2005 tăng 1.246,02 ha, chủ yếu là do khu vực bãi bồi ven biển ở hai huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng tiếp tục được bồi lắng.

Trong giai đoạn 2001-2005, mặc dù đất trồng cây hàng năm giảm, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh vẫn tăng 6.031,2 ha, chủ yếu là do đất nuôi trồng thuỷ sản tăng. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo nhân khẩu tự nhiên của tỉnh chỉ đạt 555 m2/người, bằng 45% mức bình quân cả nước.



Đồng thời trong giai đoạn vừa qua, đất phi nông nghiệp của tỉnh cũng tăng do diện tích đất ở và đất chuyên dùng tăng nhanh. Do chuyển một phần đất chưa sử dụng sang đất nuôi trồng thuỷ sản, diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm nhanh và đến năm 2005 chỉ còn chiếm khoảng 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Biểu 1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2006




Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Tổng diện tích đất tự nhiên

163.740,26

100,00

164.986,28

100,00

165.005,34

100,0

1. Đất nông nghiệp

112.598,24

68,77

115.413,88

69,95

115.174,16

69,80

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

98.468,39

60,14

96.922,58

58,75

96.554,14

58,52

1.2 Đất lâm nghiệp

4.724,90

2,89

4.368,43

2,65

4.356,24

2,64

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

8.105,68

4,95

12.854,72

7,79

12.995,90

7,88

1.4 Đất làm muối

1.197,18

0,73

1.104,32

0,67

1.103,76

0,67

1.5 Đất nông nghiệp khác

102,09

0,06

163,83

0,10

164,08

0,10

2. Đất phi nông nghiệp

44.295,87

27,05

45.985,49

27,87

46.247,65

28,03

2.1 Đất ở

9.399,10

5,74

10.196,61

6,18

10.248,60

6,21

2.2 Đất chuyên dùng

21.803,14

13,32

23.310,83

14,13

23.639,50

14,33

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng

508,91

0,31

806,61

0,49

806,45

0,49

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1701,06

1,04

1.740,48

1,05

1.743,43

1,06

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

10.826,41

6,61

9.856,59

5,97

9.736,93

5,90

2.6 Đất phi nông nghiệp khác

57,25

0,03

74,37

0,05

72,71

0,04

3. Đất chưa sử dụng

6.846,15

4,18

3.586,91

2,17

3.583,53

2,17

3.1 Đất bằng chưa sử dụng

6.724,85

4,11

3.495,86

2,12

3.492,51

2,12

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng

102,39

0,06

82,88

0,05

82,85

0,05

3.3 Núi đá không có rừng cây

18,91

0,01

8,17

0,005

8,17

0,005

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2010 và Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2006.

6. Tài nguyên rừng và hệ sinh thái

- Rừng: Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2000 toàn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là diện tích rừng trồng 4.723 ha. Tỷ lệ che phủ đạt 2,9%. Rừng ở Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Rừng góp phần làm trong lành không khí cho khu vực.

- Hệ sinh thái: Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới khá đa dạng, phong phú. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% cả nước. Đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Cồn Lu, Cồn Ngạn (nay đã được công nhận là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ), hệ động thực vật khá đa dạng phong phú.


Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương