UỶ ban nhân dân tỉnh lạng sơN



tải về 57.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích57.02 Kb.
#20582

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

 

Số: 411/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 Lạng Sơn, ngày 22 tháng  3  năm 2011



 

 

QUYẾT ĐỊNH



Phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án phát triển

nghề công tác xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015

 

CHỦ TỊCH  ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

            Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;



            Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020; 

             Căn cứ Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2015         

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 143/TTr-SLĐTBXH ngày 15 tháng 3 năm 2011,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015.

Điều 2. Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trên cơ sở kế hoạch này và nguồn vốn được phân bổ, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm để tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


 

KT. CHỦ TỊCH

 

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

  (Đã ký)



 

Tô Hùng Khoa

 

 


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH LẠNG SƠN

 

 



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


 

 

KẾ HOẠCH



Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội

tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015

(kèm theo Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

 

 



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1.      Mục đích:

-  Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về nghề công tác xã hội.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội của tỉnh đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn.

 

2. Yêu cầu:

 Xác định rõ mục tiêu, hoạt động và giải pháp thực hiện phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh. Phân định rõ trách nhiệm và sự phối kết hợp thực hiện của từng cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

 

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN.



1. Mục tiêu:

1.1. Tuyên truyền, phổ biến hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nghề công tác xã hội nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội và cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội.

1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp.

1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội, phấn đấu đến năm 2015 mỗi xã/phường/thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

1.4. Xây dựng thí điểm 01 mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp tỉnh.

1.5. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50 % số cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội làm việc tại các xã/phường/thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp.

 

2. Nội dung hoạt động.

2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức nghề công tác xã hội

a) Nội dung:

- Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội ( gọi tắt Đề án 32) của tỉnh đến các cấp, các ngành, đoàn thể đồng thời cung cấp tài liệu liên quan đến phát triển nghề công tác xã hội để các cấp, các ngành, đoàn thể nắm vững và phối hợp thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động Đề án 32 đề ra.

- Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành về nghề công tác xã hội, giúp các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội hiểu và nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của nghề công tác xã hội.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp.

 

2.2. Điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

a) Nội dung:

Năm đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin, lập dữ liệu cơ sở ban đầu về phát triển nghề công tác xã hội; những năm tiếp theo thực hiện thống kê, rà soát sự biến động và nhu cầu phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn.

- Tập huấn điều tra nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội cho các huyện, thành phố.

- Tổng hợp xây dựng dữ liệu: đội ngũ viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; mạng lưới cơ sở có đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng công tác xã hội; đội ngũ báo cáo viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cáo năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công tác xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý các cấp, các ngành.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội liên quan, UBND các huyện, thành phố.

 

2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

a) Nội dung:

- Rà soát và kiện toàn bộ máy viên chức và cộng tác viên công tác xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, tại các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến huyện, xã.

- Bổ sung viên chức, cộng tác viên công tác xã hội cho những nơi còn thiếu, yếu. Trước mắt tập trung tăng viên chức, nhân viên làm việc ở cấp huyện, xã, các trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội, ưu tiên những người có bằng cấp, chứng chỉ nghề công tác xã hộ và hình thức làm việc kiêm nhiệm.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

 

2.4. Áp dụng mã ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương.

a) Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

2.5. Xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội

a) Nội dung:

  Quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết các cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do tổ chức, cá nhân được phép thành lập; giữa trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội với hệ thống bảo trợ xã hội.

Giai đoạn 2010 – 2015 xây dựng thí điểm 01 mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp tỉnh.

- Trung tâm cung cấp dịch vụ cụng tác xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức chính trị - xã hội và cử cán bộ quản lý, điều hành.

 - Đối tượng phục vụ của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội là người người già cô đơn, người tàn tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; tư vấn, tham vấn, trị liệu sức khoẻ tâm thần và trợ giúp cho các đối tượng có vấn đề xã hội là bệnh nhân ở các bệnh viện, là học sinh ở trường học, trường giáo dưỡng; tư vấn, tham vấn và trợ giúp cho các gia đình có vấn đề xã hội (nghèo khổ, ly hôn, ly thân, bạo lực trong gia đình...) và các cộng đồng nghèo, yếu kém, chậm phát triển, có đông đối tượng có vấn đề xã hội.

b) Nhiệm vụ của các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

- Tiếp nhận thông tin hoặc yêu cầu của đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; đánh giá nhu cầu, phân loại và chuyển tuyến dịch vụ (chăm sóc, trợ giúp đối tượng các mô hình gia đình, cá nhân, nhà xã hội; chăm sóc ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn trong các loại hình cơ sở; hoặc hỗ trợ đối tượng tiếp cận dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ trợ giúp pháp lý hoặc kết nối thực hiện chính sách phúc lợi xã hội cho đối tượng);

- Tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, đối tượng bảo trợ xó hội; Người nghiện ma tuý và mại dâm;

- Tư vấn, tham vấn để giải quyết sự căng thẳng về quan hệ, tình cảm và trợ giúp các đối tượng xã hội, tiếp cận các dịch vụ xã hội; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi để tìm ra khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn; trợ giúp về thức ăn, chỗ ở tạm thời; hỗ trợ khám chữa bệnh và học tập; trợ giúp học nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập và vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá tinh thần;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ liên quan ở cộng đồng, thành viên các gia đỡnh để họ tự giải quyết các vấn đề phát sinh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn;

- Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trỡnh, dự án; tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, các đối tượng xã hội thúc đẩy cộng đồng phát triển.

c) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan quan phối hợp thực hiện: Các ngành chức năng liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội.

 

2.6. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên.

a) Nội dung hoạt động

 Hàng năm tổ chức đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội đang làm việc trong các loại hình cơ sở, cán bộ kiêm nhiệm; tập huấn những kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác xã hội cho đội ngũ cộng tác viên.

 Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 50% cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên cộng tác xã hội cấp xã, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp (ưu tiên cấp xã và các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội).

Theo dự kiến cán bộ, nhân viên và cộng tác viên tỉnh đến năm 2015 thì công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và tập huấn kỹ năng về công tác xã hội sẽ như sau:

- Đào tạo, đào tạo lại cho 120 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quân 24 người/năm).

- Tập huấn kỹ năng cho 348 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 70 người/năm).

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

- Cơ quan thực hiện: Các ngành chức năng liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội, các huyện, thành phố.

 

2.7. Giám sát đánh giá việc thực hiện Đề án

a) Nội dung:

- Trên cơ sở hệ thống tiêu chí khung, xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá các nội dung và mục tiêu của Đề án đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tỉnh.

- Hướng dẫn và tổ chức theo dõi, giám sát đánh giá quá trình thực hiện Đề án trên địa bàn từ tỉnh đến cơ sở.

- Tổ chức đánh giá giữa kỳ và tổng kết giai đoạn thực hiện Đề án.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các ngành chức năng liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội, các huyện, thành phố.

 

III. Kinh phí thực hiện.

Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 là 15 tỷ đồng (gồm nguồn hỗ trợ từ trung ương và ngân sách địa phương). Kinh phí thực hiện hàng năm, sẽ được lập kế hoạch cụ thể trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

 - Điều phối các hoạt động của kế hoạch; chủ trì xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cụ thể hàng năm để thực hiện kế hoạch phát triển nghề công tác XH.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu, hướng dẫn xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên; hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ cụng tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên cộng tác xã hội; giám sát các hoạt động của Kế hoạch.

- Giám sát đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoạt động độc lập đảm bảo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và các chính sách pháp luật về công tác xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND Thành phố xây dựng mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của Đề án, định kỳ 6 tháng, năm giúp ban chỉ đạo tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

b) Sở Nội vụ:

- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh phát triển đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn việc thực hiện chức danh, mó số các ngạch viờn chức cụng tác xã hội; áp dụng ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức công tác xã hội, hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp cho công tác viên công tác xã hội cấp xã.

- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh Xã hội tham mưu, hoàn thiện các thủ tục, trình tự xây dựng các Trung tâm tư vấn và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.

 c) Sở Giáo dục và Đào tạo:

 - Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trì, phối hợp với ếac Sở, ngành liênn quan, rà soát hiện trạng và khả năng của các trường chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo trên địa bàn xây dựng kế hoạch đào tạo cử nhân, hệ cao đẳng, trung cấp ngành công tác xã hội, bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong các trường học.

d) Sở Tư pháp:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan để phát triển nghề cộng tác xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.



e) Sở Tài chính:

Cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.



g) Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội.



h) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội của tỉnh, cụ thể hóa kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong kế hoạch phỏt triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.



- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp trong Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội của tỉnh trên địa bàn;

i) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh:  

 Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội, tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch./.
Каталог: system -> files
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Biểu số 01a/btp/VĐC/xdpl
files -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CHÍnh phủ Số: 18
files -> Thủ tục cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương Trình tự thực hiện
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Nghị ĐỊnh số: 149/2007/NĐ-cp ngàY 09 tháng 10 NĂM 2007 VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực du lịCH
files -> THỦ TỤc cấp giấy phép phổ biến phim
files -> BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC

tải về 57.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương