UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam số: 246 /QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 47.49 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích47.49 Kb.
#16335


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ NAM
Số: 246 /QĐ-UB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nam, ngày 03 tháng 5 năm 1997




QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Quy định về công tác bảo vệ môi trường

------------------------------



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của Giám đốc các Sở Khoa học, công nghệ và môi trường Hà Nam.



QUYẾT ĐỊNH



Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định về công tác bảo vệ môi trường ở Hà Nam
Điều 2. Bản quy định về công tác bảo vệ môi trường ở Hà Nam nhằm thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý cho tất cả các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan đến lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nam, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.



Nơi nhận:

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM





- Như điều 3;

KT. CHỦ TỊCH





- Các đ/c TTTU, TT HĐND;

PHÓ CHỦ TỊCH




- CPVP, các VP;

(Đã ký)
























Đinh Văn Cương







UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




TỈNH HÀ NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc















Phủ Lý, ngày 03 tháng 4 năm 2005

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HÀ NAM


(Ban hành kèm theo Quyết định số: 246 /QĐ-UB của UBND tỉnh)

----------------------------



Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho mỗi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ta làm tổn hại đến môi trường.



Điều 1. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ của nhân dân, của các cơ quan, đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân (gọi tắt là đối tượng) trên địa bàn Hà Nam đều phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định.

Điều 2. Những hoạt động có thải ra chất độc hại dưới dạng: Rắn, lỏng, khói, bụi, khí, tiếng ồn hoặc các chất có chứa các vi sinh vật, vi trùng gây bệnh và các yếu tố độc hại khác đều phải chịu sự thanh tra định kỳ và kiểm tra đột xuất của các cơ quan được nhà nước giao thẩm quyền về quản lý bảo vệ môi trường.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ dự án đầu tư của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát triển kinh tế xã hội khác phải lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định. Kết quả thẩm định là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án.

Điều 4. Sở Khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nam là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước thống nhất về bảo vệ môi trường Hà Nam (gọi là cơ quan quản lý môi trường).

Điều 5. Nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại đến nguồn lợi, môi trường sống của các loại thuỷ sản, đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Việc khai thác thuỷ sản phải tuân theo Pháp lệnh Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn thuỷ sản và Thông tư số 04 TS/TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thuỷ sản.

Điều 6. Mọi hoạt động của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Nam vi phạm quy định về công tác bảo vệ môi trường, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các điều khoản nêu trong quy định này.

Chương 2

QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Điều 7. Mọi hoạt động của các đối tượng trên địa bàn Hà Nam phải áp dụng biện pháp an toàn lao động và kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường.

7.1. Tại khu vực hoạt động nếu có phát sinh ra bụi, khí độc, tiếng ồn, phải có biện pháp xử lý và tuân theo các quy định tiêu chuẩn về môi trường do nhà nước ban hành đối với từng loại.

7.2. Những hoạt động tạo ra nước thải có chứa hoá chất, các chất không hoà tan, các chất hôi thối có chứa vi trùng, ký sinh trùng hoặc có nhiệt độ cao hơn 500C thì phải được xử lý theo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài.

7.3. Rác thải sinh hoạt, công nghiệp phải thu gom vào nơi quy định trong khu vực của mình, đảm bảo các quy định về trật tự công cộng và phải có hợp đồng chuyển rác với Công ty vệ sinh môi trường.

7.4. Việc an táng, quàn, ướp, chôn, hoả tảng, di chuyển thi hài, hài cốt phải tuân theo các quy định của luật bảo bệ sức khoẻ nhân dân để đảm bảo vệ sinh môi trường.

7.5. Không được thải phân tươi trực tiếp ra các nguồn nước (ao, hồ, sông, ngòi, hệ thống thoát nước) và hạn chế tối đa tiến tới chấm dứt sử dụng các thuốc trừ sâu có độc tố cao, nhằm giữ sạch các nguồn nước sinh hoạt, rau xanh.

7.6. Trong quy hoạch và xây dựng các khu dân cư phải quy hoạch hệ thống gom, dẫn, xử lý nước thải và rác để không gây ra ô nhiễm.

Điều 8. Đối với một số ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có tính chất độc hại, hồ sơ xin đăng ký kinh doanh phải có văn bản xác nhận về phương án bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý môi trường Hà Nam.

Chương 3

CHẾ ĐỘ THANH TRA ĐỊNH KỲ VÀ KIỂM TRA ĐỘT XUẤT

Điều 9. Tất cả các cơ sở hoạt động của các đối tượng có thải ra các chất độc đều phải thực hiện chế độ thanh tra định kỳ về môi trường, ít nhất một năm một lần. Các hoạt động gây ô nhiễm, cơ quan, nhân dân khu vực xung quanh phát hiện hoặc khiếu nại đều phải thanh tra đột xuất về môi trường do cơ quan quản lý môi trường thực hiện.

Điều 10. Kết quả thanh tra định kỳ và đột xuất phải gửi cho đối tượng và chính quyền cơ sở (UBND thành phố, huyện, thị xã, phường, xã) trực tiếp quản lý hoạt động của đối tượng để có cơ sở theo dõi, nắm tình hình môi trường ở khu vực và phối hợp giải quyết.

Điều 11. Các đối tượng có những hoạt động làm ô nhiễm môi trường phải thực hiện chế độ thanh tra và có chế độ thanh toán kinh phí đo đạc thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất cho cơ quan quản lý môi trường. Thời hạn thanh toán kinh phí chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận kết quả thanh tra.

Điều 12. Khi bắt đầu hoạt động hoặc có sự thay đổi về quy mô và tính chất hoạt động, các đối tượng phải có văn bản thông báo ngay cho cơ quan quản lý môi trường để thanh tra bổ xung về môi trường.

Điều 13. Cơ quan quản lý môi trường của tỉnh có trách nhiệm xem xét các đơn khiếu nại về môi trường và phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết.

13.1. Đại diện nguyên đơn khiếu nại phải ứng nộp kinh phí đo đạc, kiểm tra, đối chiếu với quy định và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ở phần phụ lục nếu hoạt động của đối tượng bị đơn khiếu nại vi phạm quy định bảo vệ môi trường thì đối tượng bị đơn khiếu nại vi phạm quy định bảo vệ môi trường thì đối tượng phải thanh toán khinh phí đo đạc. Nếu kết quả kiểm tra xác nhận đối tượng bị đơn khiếu nại không vi phạm quy định bảo vệ môi trường, đại diện nguyên đơn khiếu nại không được hoàn lại kinh phí đo đạc, kiểm tra đã ứng nộp.

13.2. Đối với những vấn đề chung hoặc đối với yêu cầu của từng khu vực, của tập thể quần chúng hoặc trong một số trường hợp khác, kinh phí đo đạc được lấy trong kinh phí sự nghiệp (khoản dành cho môi trường).

Điều 14. Khi nhận được thông báo thanh tra về môi trường của cơ quan quản lý môi trường, tất cả các đối tượng phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản các nội dung sau:

- Đăng ký kinh doanh (giấy phép hành nghề)

- Tình hình sản xuất của đơn vị:

+ Các sản phẩm đơn vị đang sản xuất

+ Dây truyền đơn vị đang sử dụng: Đặc điểm quy trình công nghệ, công suất, tình trạng kỹ thuật, nguyên liệu sử dụng, số lượng.

- Hợp đồng vận chuyển rác.

- Tình hình các công trình hạ tầng và kỹ thuật, môi trường, hệ thống cống thoát nước, xử lý khí bụi, nước thải của đơn vị.

Chương 4

THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN.

Điều 15. Các luận chứng kinh tế kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp, cơ sở, kho tàng, bãi chứa, các cơ sở dịch vụ…) của cơ quan TW, địa phương và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn Hà Nam kể cả các dự án hợp tác với nước ngoài phải có đánh giá tác động đến môi trường (gọi tắt là ĐTM) trước khi thực hiện, quy định cụ thể ở phụ lục 1. Đối với các dự án đã hoạt động từ trước khi ban hành luật này phải lập báo cáo đánh giá môi trường của cơ sở mình để cơ quan quản lý môi trường thẩm định.

Điều 16. Cơ quan quản lý môi trường có trách nhiệm giúp UBND tỉnh lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM và theo dõi giám sát thực thi các phương án bảo vệ môi trường.

- Số lượng thành viên hội đồng thẩm định không quá 9 người (trường hợp cần thiết Hội đồng thẩm định sẽ bao gồm đại diện địa phương nơi thực hiện dự án).



Điều 17. Kinh phí lập báo cáo ĐTM lấy trong kinh phí và do cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư dự án chi, nằm trong khoảng 0,01 - 0,5% tổng kinh phí dự toán.

Điều 18. Kinh phí thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án do ngân sách Nhà nước đầu tư, nằm trong kinh phí thẩm định luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và được thực hiện theo Thông tư số 21- TC/ĐT ngày 19/3/1993 của Bộ Tài chính.

Điều 19. Thời gian thẩm định không quá 1 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường nhận được báo cáo ĐTM và các văn bản có liên quan.

Chương 5

XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 20. Những đối tượng vi phạm quy định bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo pháp lệnh về xử phạt hành chính.

Điều 21. Những đối tượng cố tình gây cản trở công tác thanh tra môi trường sẽ bị đoàn thanh tra môi trường lập biên bản tạm thời đình chỉ hoạt động và tình UBND tỉnh quyết định xử lý, tuỳ theo mức độ vi phạm từ đình chỉ hoạt động, thu hồi đăng ký (giấy phép kinh doanh) đến truy tố trước pháp luật.

Điều 22. Mọi tổ chức, cá nhân có công trong hoạt động bảo vệ môi trường tuỳ theo mức độ sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Căn cứ vào bản quy định này, cơ quan quản lý môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện trên địa bàn Hà Nam.

Điều 24. UBND huyện, thị xã, phường, xã phải thực hiện đầy đủ chức năng giám sát việc thanh tra môi trường, đôn đốc các đối tượng hoạt động trên địa vàn mình quản lý, thực hiện nghiêm chỉnh quy định bảo vệ môi trường.




TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM















































Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 47.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương