UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 74.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích74.9 Kb.
#26104


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 812 /KH-UBND Hà Nam, ngày 01 tháng 6 năm 2012

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr /TU

ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Tỉnh ủy Hà Nam

về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ


Thực hiện Nghị quyết số 13 – NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 30-CTr /TU ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Tỉnh ủy Hà Nam về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với một số nội dung sau:



I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội nhằm triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 13 – NQ/TW ngày 16/01/2012, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ đã đề ra.

- Cụ thể hoá phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết số 13 – NQ/TW ngày 16/01/2012 và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; Xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về trách nhiệm, tầm quan trọng, nhiệm vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tỉnh đến năm 2020, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.



II. NỘI DUNG:

1. Xây dựng quy hoạch và bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của ngành, lĩnh vực:

- Công bố kịp thời các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trên cơ sở hiện trạng và quy hoạch đã phê duyệt, các ngành chủ trì, phối hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý II/2012. Các ngành y tế, giáo dục xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xong trước tháng 8/2012.

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, các xã trên địa bàn điều chỉnh, bổ sung dự án, hạng mục của các quy hoạch đã được phê duyệt nêu trên vào quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.

2. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định trình tự và thủ tục trong quản lý đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.

- Các Sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của UBND tỉnh về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong đầu tư xây dựng, đồng thời tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự chủ động của các cấp, các ngành, huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chống lãng phí, tiết kiệm vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quý II/2012 chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương, chủ đầu tư rà soát các dự án sử dụng vốn nguồn từ ngân sách nhà nước để xác định các dự án trọng điểm, thứ tự ưu tiên các dự án trong ngành, lĩnh vực, hạng mục công trình trong từng dự án để sắp xếp, phân kỳ đầu tư, thực hiện giãn, hoãn tiến độ các dự án phù hợp nguồn vốn và yêu cầu đầu tư…

- Trong quý II/2012 UBND tỉnh ban hành một số quy định về: Hợp đồng kinh tế và điều chỉnh hợp đồng; Cụ thể hoá các quy định về điều chỉnh dự án: bổ sung và điều chỉnh quy mô, thiết kế, tổng mức đầu tư, giá trị hợp đồng (đặc biệt trong trường hợp nhà thầu đã được ứng trước vốn); Tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với các gói thầu do UBND tỉnh phê duyệt đầu tư; Tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý đầu tư.



3. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm:

3.1 Giao thông:

a) Về hạ tầng giao thông đường bộ:

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để sớm hoàn thành các tuyến Quốc lộ: 1A, 38A, 21B, 21A, đường nối 2 cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với cao tốc Quốc lộ 5, đường trục tâm linh Mỹ Đình (Hà Nội) - Ba Sao (Hà Nam) - Bái Đính (Ninh Bình).

- Khởi công, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác các tuyến 495B, 38B, đường khu tâm linh Đền Trần Thương; các tuyến đường kết hợp tu bổ đê điều và phát triển giao thông; Trong đó tập trung nguồn lực đầu tư và vốn đối ứng để xây dựng, hoàn thành các tuyến đường, các cầu trên trục lõi nối thành phố Phủ Lý với Khu đô thị Đại học Nam Cao và Khu công nghiệp Đồng Văn.

- Hạ tầng đường tỉnh:

+ Đảm bảo 100% số km đường đạt cấp IV đồng bằng trở lên.

+ Đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản GTNT đạt bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

+ Xây dựng trạm dịch vụ đường cao tốc và các Bến xe khách, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe; đảm bảo 20% quỹ đất cho hạ tầng giao thông trong các khu đô thị.

b) Về đường sắt:

Thực hiện tốt các điều kiện để ngành đường sắt hiện đại hoá đường sắt Bắc Nam, xây dựng đường sắt cao tốc qua địa bàn tỉnh. Cải tạo nâng cấp các ga đỗ (Phủ Lý, Đồng Văn, Bình Lục, Thịnh Châu, Bút Sơn) đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách.

c) Về đường sông:

Quy hoạch xây dựng các cảng trên sông Đáy theo hướng xây dựng các cảng chuyên dùng, các cầu cảng dùng chung; xây dựng cảng sông Yên Lệnh 800.000 T/năm, đón tàu 1.000DWT, phục vụ vận chuyển hàng hoá các khu công nghiệp, chuyển tải hàng hoá cho khu vực xung quanh; xây dựng các bến thuyền du lịch dọc sông Hồng, sông Đáy, sông Châu để phục vụ phát triển du lịch.



3.2. Phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN):

- Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng KCN, cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Tập trung thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ cao, tiêu hao ít nhiên liệu, đảm bảo môi trường; giữ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong các KCN đạt bình quân ≥ 25%/năm (trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 28÷30%/năm).

- Đến năm 2015, đầu tư đồng bộ hạ tầng các KCN: Đồng Văn I mở rộng, Đồng Văn II, Châu Sơn, Hòa Mạc và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có; xây dựng khu nhà ở cho công nhân và các hạ tầng dịch vụ xã hội khác. Tiếp tục chuẩn bị và tiến hành đầu tư từng bước hạ tầng phù hợp tiến độ thu hút đầu tư 4 KCN (Liêm Phong, Liêm Cần – Thanh Bình, Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III, Kim Bảng). Trong đó tập trung vốn ngân sách tỉnh đầu tư KCN Đồng Văn I, KCN hỗ trợ Đồng Văn III để có mặt bằng thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

- Đến năm 2020, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy toàn bộ các KCN, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt.

3.3. Đô thị:

Tập trung phát triển hạ tầng đô thị để đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hoá đạt 20%, đến năm 2020 đạt mức bình quân chung cả nước là 35%, trong đó: xây dựng, phát triển Thành phố Phủ Lý thành đô thị loại II vào năm 2018, xây dựng và phát triển thị trấn Đồng Văn thành đô thị loại IV, thị xã thuộc tỉnh vào năm 2016, xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh và Trung tâm hành chính huyện Thanh Liêm, Khu đô thị Đại học Nam Cao, xây dựng phát triển 17 đô thị loại IV ở các huyện.



    3.4. Văn hoá, thể thao và du lịch:

    a) Giai đoạn 2012 - 2015:



    - Tập trung chỉ đạo và bố trí các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào khu du lịch. Xây dựng các khu tâm linh, sân Golf, khu đón tiếp khách du lịch.

    - Tu bổ, tôn tạo Đền Trần Thương; tập trung hoàn thành các dự án: Đền thờ các anh hùng liệt sỹ và di tích văn hóa tỉnh, Đền thờ liệt sỹ Núi Chùa - Thanh Liêm, Chùa Đọi Sơn, Đền Lảnh Giang, Chùa Tiên, Khu Ngũ Động Thi Sơn – Núi Cấm, Chùa Bà Đanh, Khu tưởng niệm Bác Hồ Cát Tường - Bình Lục, Khu tưởng niệm 32 cụ già Đức Bản, đền bà Vũ

    - Xây dựng các công trình văn hoá, thể thao phục vụ Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 14.

    b) Giai đoạn 2016-2020:

    - Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào khu Du lịch Tam Chúc – Ba Sao, hoàn thành cơ bản các công trình, hạng mục: Khu du lịch sinh thái; khu văn hoá tâm linh và chùa; khu trung tâm nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí; thể thao leo núi; sân Golf; trang thiết bị trong nhà và ngoài trời phục vụ các khu chức năng

    - Xây dựng khu sinh thái Lam Hạ - Phủ Lý.

    - Xây dựng hạ tầng Khu du lịch vườn hiện thực Nam Cao; từ đường Nguyễn Khuyến; khu vui chơi giải trí thành phố Phủ Lý

    - Xây dựng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Trạm phát sóng truyền hình khu vực; nâng cao năng lực các cơ quan Báo Hà Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

    - Xây dựng Trung tâm huấn luyện TDTT Trung ương và các công trình phục vụ thi đấu thể thao Quốc gia, quốc tế tại Hà Nam và hướng đến ASIAD 2019.


3.5. Thuỷ lợi:

- Đầu tư nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có, chủ yếu là các trạm bơm và công trình đầu mối; Thực hiện kiên cố hoá các kênh tưới, kênh chính theo quy hoạch. Đảm bảo cấp nước, tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh bền vững, tạo nguồn cấp nước đủ cho các nhà máy phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt. Việc tiêu nước chủ yếu ra sông Hồng, sông Đáy, đảm bảo hệ số tiêu toàn tỉnh cho nông nghiệp là 6,5 – 8 lít/s/ha, cho đô thị là 18 – 20 lít/s/ha.

- Đối với các công trình đầu mối: Xây dựng mới 16 trạm bơm và cải tạo nâng công suất 81 trạm bơm. Giai đoạn 2011 – 2015, hoàn thành các trạm bơm Kinh Thanh II, Lạc Tràng II, xây dựng và cải tạo nâng cấp các trạm bơm: Chợ Lương, Tân Hoà, Tân Sơn II, Mộc Bắc, đầu I4-12A…xây dựng cống và âu thuyền Vĩnh Trụ, Quan Trung.

- Đối với công trình nội đồng: Đến năm 2020 kiên cố hoá 50% kênh tưới (820km); nạo vét và kiên cố hoá các kênh tiêu trục chính (khoảng 358km), trong đó: giai đoạn 2011 – 2015 kiên cố 400 km kênh tưới và 300 km kênh tiêu.



3.6. Điện lực: Phát triển hạ tầng cung cấp điện tỉnh phù hợp với tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, triển vọng 2025. Đảm bảo nguồn cung cấp điện với chất lượng ổn định cho phụ tải đến 2015 là 385MW và đến 2020 là 577MW.

- Về nguồn điện: Theo tổng sơ đồ lưới điện Việt Nam VI (TSSD 6), tỉnh Hà Nam sẽ có 3 trạm biến áp 220/110kV , đáp ứng được nhu cầu cấp điện trong tỉnh.

- Về lưới điện 220KVA: Xây dựng mới, cải tạo 106km đường dây, gồm: Nho Quan - Thanh Nghị (2 mạch) dài 21km, Nho Quan - Lý Nhân (2 mạch) dài 21km, Phủ Lý - Vân Đình (mạch 2) dài 25km; cải tạo tuyến đường dây 220kV Nho Quan - Phủ Lý mạch kép dài 39km.

- Về lưới điện 110kV: Cải tạo và xây dựng mới mạch 2 các đường dây 110kV hiện có. Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép từ các trạm biến áp 220kV cấp điện cho các trạm biến áp 110kV.

- Đối với lưới trung áp 35 và 22kV: Tiếp tục cải tạo, nâng cấp đảm bảo yêu cầu sử dụng trước mắt và lâu dài.

- Đối với lưới hạ thế: Tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường dây và các trạm biến áp đảm bảo bán kính cấp điện <300m đối với thành phố, thị trấn, khu đô thị mới; đối với khu vực nông thôn < 800m.



3.7. Thương mại:

a) Tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển trung tâm thương mại, các cụm thương mại, cụ thể như sau:

- Trung tâm thương mại thành phố Phủ Lý có vai trò chủ đạo đối với các hoạt động thương mại trong tỉnh Hà Nam, đặc biệt đối với các huyện phía Nam và phía Tây thành phố, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng nông sản và hàng hoá công nghiệp.

- Huyện Thanh Liêm: trên tuyến T1 và thị trấn Kiện Khê.

- Huyện Bình Lục: thị trấn Bình Mỹ và chợ đầu mối gia súc, gia cầm tại Bối Cầu.

- Huyện Lý Nhân: Trung tâm thương mại Vĩnh Trụ và chợ đầu mối nông sản.

- Huyện Kim Bảng: Thi Sơn và thị trấn Quế.

- Huyện Duy Tiên: thị trấn Hoà Mạc, thị trấn Đồng Văn (đến năm 2016 là thị xã Đồng Văn).

b) Mạng lưới chợ đến năm 2020:

- Thành phố Phủ Lý: Xây dựng thêm 02 chợ (tổng diện tích 5.000m2) kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống tại xã Lam Hạ và Liêm Chung, đưa tổng số chợ trong thành phố lên 9 chợ.

- Huyện Thanh Liêm: 20 chợ.

- Huyện Bình Lục: 18 chợ (đã có 12, xây dựng mới 06).

- Huyện Lý Nhân: 25 chợ (đã có 21, xây dựng mới 04).

- Huyện Duy Tiên: 21 chợ (đã có 14, xây dựng mới 07).

- Huyện Kim Bảng: 21 chợ (đã có 18, xây dựng mới 03).

c) Thương mại điện tử:

- Giai đoạn: 2011-2015: Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp nắm được nội dung cơ bản về thương mại điện tử (TMĐT), cách thức tiến hành giao dịch trong TMĐT. Xây dựng chương trình và triển khai các khoá học phổ cập kiến thức cơ bản về TMĐT. Phấn đấu hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.

- Giai đoạn 2015 - 2020: Triển khai thực hiện công tác đào tạo nâng cao khả năng hoạt động TMĐT của doanh nghiệp và người tiêu dùng; phấn đấu đến năm 2020 hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh đạt mức khá của cả nước.

d) Mạng lưới xăng dầu:

Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh có 191 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu (giữ nguyên 137 cửa hàng; xây mới 54 cửa hàng).



3.8. Phát triển hạ tầng thông tin:

- Đầu tư hệ thống kết nối thông tin với quốc tế và trong nước, đảm bảo thông tin thông suốt, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai. Hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin, Internet trong toàn tỉnh. Xây dựng hoàn thiện và thống nhất áp dụng các hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng dùng chung toàn tỉnh. Xây dựng một số cơ sở dữ liệu chung của tỉnh, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất: Trạm thu phát, mạng truyền dẫn, tiếp sóng của viễn thông, phát thanh truyền hình, tăng cường phủ sóng cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa.


    - Triển khai các mạng Internet cho cấp xã; nâng cấp các mạng LAN của các cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện trở lên, của các tổ chức đoàn thể; xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước; xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến; nâng cấp Trung tâm Dữ liệu thành Trung tâm Dữ liệu điện tử (Data Center); nâng cấp Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và xây dựng mới các cổng phục vụ điều hành, định hướng phục vụ triển khai Chính phủ điện tủ; ứng dụng công nghệ trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

3.9. Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ:

a) Phát triển hạ tầng giáo dục đào tạo



    * Giai đoạn 2012-2015:

    - Giáo dục phổ thông: Xây dựng cơ sở vật chất trường để đạt chuẩn quốc gia (60% mầm non, 100% tiểu học, 60% THCS, 70% THPT). Thực hiện đề án chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập, đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Tập trung xây dựng trường chuyên Biên Hòa.

    - Giáo dục chuyên nghiệp: Tập trung huy động nguồn vốn để xây dựng hạ tầng Khu đô thị đại học Nam Cao; nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Y tế Hà Nam.

    - Hệ thống đào tạo nghề: Đầu tư xây dựng Trường Trung cấp nghề huyện Thanh Liêm, các Trung tâm dạy nghề cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

    * Giai đoạn 2016-2020:

    - Tiếp tục thu hút các Trường Đại học về đầu tư tại khu đô thị Đại học của tỉnh.

    - Tiếp tục đầu tư nâng cấp các Trường Nầm non, Tiểu học, THCS, THPT toàn tỉnh để đạt chuẩn giai đoạn 2016-2020.


b) Phát triển hạ tầng khoa học công nghệ

    Làm tốt việc vận động đầu tư, tạo điều kiện để các Trường đại học, Viện nghiên cứu đầu tư các Trung tâm nghiên cứu khoa học tại Khu đô thị Đại học Nam Cao. Tăng cường trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ và quan trắc, kiểm soát môi trường bằng các thiết bị hiện đại, tự động. Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các Phòng thí nghiệm đạt chuẩn cũng như cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, hàng hoá.

    3.10. Phát triển hạ tầng y tế:

    a) Giai đoạn 2012-2015:

    - Mở rộng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện; xây dựng các xã chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí nông thôn mới.

    - Xây dựng Bệnh viện phong – Da liễu (tại địa điểm mới);

    - Hoàn thành xây dựng 4 Trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố (Phủ Lý, Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng).

    - Xây mới, nâng cấp các Trung tâm Y tế tuyến tỉnh: Vệ sinh ATTP; dân số -KHHGĐ; kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ; tăng cường máy móc, trang thiết bị cho các Trung tâm.

    - Tạo điều kiện tốt nhất để đầu tư Bệnh viện Bình An quy mô 700 giường; Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội (cơ sở 2).

    - Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế kỹ thuật cao cho các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, trạm y tế xã bằng nguồn vốn ODA.

    b) Giai đoạn 2016-2020:

    - Xây dựng các Bệnh viện Sản – Nhi (quy mô 200 giường);

    - Triển khai Bệnh viện Y học cổ truyền (giai đoạn 2).


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển hệ tổng kết cấu hạ tầng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

2. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác GPMB để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đáp ứng tiến độ thực hiện dự án. Đẩy mạnh phong trào vận động nhân dân hiến đất, hiến công, xây dựng và tuyên truyền các mô hình, điển hình; làm tốt công tác quản lý đất đai, chuẩn bị quỹ đất tái định cư.

3. Xây dựng cơ chế, giải pháp huy động nguồn lực

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể hoá các quy định của nhà nước trên địa bàn tỉnh để huy động tối đa mọi nguồn lực.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng (ODA); vốn của các Bộ, ngành… Tập trung nguồn vốn từ ngân sách địa phương, vốn từ quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ và các dự án trọng điểm (khu đô thị đại học Nam Cao, khu CN Đồng Văn I mở rộng, khu trung tâm hành chính tỉnh...)

Huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp đời sống, sản xuất kinh doanh. Thực hiện đa dạng các hình thức đầu tư như: BOT, BT, PPP để thu hút các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân. Công khai kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, khoáng sản…trên các phương tiện thông tin đại chúng.



4. Tăng cường công tác quản lý:

- Thực hiện tốt việc xây dựng và quản lý quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả về định hướng phát triển, quy mô, phân kỳ đầu tư. Thực hiện công khai quy hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

- Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015).

- Rà soát quy mô, nhiệm vụ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp nguồn vốn; Thực hiện phân kỳ đầu tư, phát huy sớm hiệu quả đầu tư. Kiên quyết xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ.

- Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư, quản lý vận hành, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng.

- Thực hiện phân cấp quản lý, phân cấp đầu tư kết cấu hạ tầng theo hướng gắn trách nhiệm quản lý, sử dụng, vận hành, bảo trì với trách nhiệm đầu tư nhằm tạo chủ động và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện, nhất là các công trình của các Bộ, ngành, Tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư trên địa bàn, đảm bảo đồng bộ, phù hợp tăng trưởng kinh tế của tỉnh và nâng cao đời sống nhân dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong đầu tư và vi phạm hành lang công trình hạ tầng. Làm tốt công tác quản lý, bảo dưỡng, bảo trì để đảm bảo an toàn, nâng cao tuổi thọ, chất lượng của hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp quản lý tiên tiến trong quản lý đầu tư, xây dựng, khai thác, vận hành, kiểm định chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và các đoàn thể liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện, hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

2. Giao Văn phòng UBND tỉnh theo dõi quá trình tổ chức thực hiện và báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Chương trình hành động đã đề ra./.


Nơi nhận:

- TTTU, TTHĐND tỉnh (để b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;

- UBND các huyện, thành phố;

- Đài PTTH, Báo Hà Nam, Cổng TTĐT;

- VPUB: LĐVP, các CV;

- Lưu VT, KTTH.



Th.CTHDNQTW4

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH
( đã ký)

Mai Tiến Dũng




Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 74.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương