UỶ ban nhân dân tỉnh bắc kạN



tải về 38.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích38.69 Kb.
#5279

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

Số: 1230/2004/QĐ-UB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Bắc Kạn, ngày 15 tháng 7 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Về việc ban hành Quy định trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban


nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và
trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố trong tỉnh về
công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN



- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

- Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông;

- Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

- Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 26/6/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Kạn về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn;

- Theo đề nghị của Ban an toàn giao thông tỉnh tại Tờ trình số 21/TTATGT ngày 09/7/2004,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1

Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố trong tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”.



Điều 2

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông, bà Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban an toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH

Hà Đức Toại

QUY ĐỊNH

Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng


các sở, ban, ngành và trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố
trong tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1230/2004/QĐ-UB
ngày 15/7/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Bản Quy định này quy định trách nhiệm đảm bảo trật tự an toàn giao thông của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn.



Điều 2

Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh Bắc Kạn. Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, trưởng các thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông và có biện pháp tổ chức thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Điều 3

Người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bị lập biên bản, khi đến cơ quan chức năng giải quyết có giấy giới thiệu của cơ quan (nếu là công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang) hoặc giấy giới thiệu của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nếu là nhân dân).



Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG


SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI, CÔNG AN TỈNH
VÀ CÁC NGÀNH TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

Điều 4


Giám đốc Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Kiểm định chất lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy. Hàng tháng phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, xử lý các phương tiện cơ giới hết hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và phương tiện hết niên hạn sử dụng.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại những nơi xẩy ra nhiều tai nạn giao thông, những nút giao thông trọng yếu, các đoạn đường đang được nâng cấp nhằm phòng ngừa tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông xẩy ra.

Thông báo danh sách người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông bị cơ quan chức năng lập biên bản xử lý đến cơ quan quản lý, địa phương nơi cư trú trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

Điều 5


Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự duy trì thường xuyên công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, tai nạn giao thông trên các quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã. Tổ chức phân công tuyến, địa bàn, xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ chiến sỹ nếu để tình hình tai nạn giao thông gia tăng.

Định kỳ ngày 25 hàng tháng lập danh sách người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông bị lập biên bản, tình hình vi phạm và tại nạn giao thông trên địa bàn báo cáo Cơ quan thường trực của Ban an toàn giao thông tỉnh để tiến hành thông báo tới nơi người vi phạm đang công tác, cư trú và trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

Điều 6

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, người lao động của đơn vị mình gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ. Đồng thời chủ động và tích cực trong công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể trong tỉnh về giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức có người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông thì phải có hình thức xử lý, không xem xét danh hiệu thi đua (đối vớ cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên); hạ mức hạnh kiểm (đối với học sinh, sinh viên) và có trách nhiệm giáo dục đối với người đó. Hàng năm khi sơ, tổng kết cơ quan, đơn vị phải có nội dung kiểm điểm, đánh giá việc triển khai và ý thức chấp hành của cán bộ, công nhân viên chức đối với pháp luật về trật tự an toàn giao thông.



Điều 7

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Công an tỉnh chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Nếu tình hình tai nạn giao thông tăng mà không có biện pháp giải quyết kịp thời thì phải kiểm điểm trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan, đơn vị nào có cán bộ công nhân viên chức, học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật giao thông, có người gây tai nạn giao thông mà do lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông thì hạ mức thi đua của Thủ trưởng và đơn vị đó.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THỊ XÃ TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

Điều 8

Kiện toàn Ban an toàn giao thông cấp huyện và xã đảm bảo đúng thành phần, số lượng theo quy định. Có quy chế quy định trách nhiệm của Thủ trưởng ban, ngành, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác đảm bảo an toàn giao thông trong phạm vi quản lý.



Điều 9

Có kế hoạch chỉ đạo Ban an toàn giao thông huyện, thị xã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức quy hoạch các chợ, thị trấn, thị tứ. Không để họp chợ trên đường giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục tới mọi đối tượng về công tác tổ chức quản lý an toàn giao thông ở địa phương.

Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông huyện, thị xã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thông báo danh sách người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (do các lực lượng chức năng của địa phương phát hiện lập biên bản) đến cơ quan quản lý, nơi cư trú của người vi phạm và trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, thị; đồng thời báo cáo về cơ quan Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh.

Điều 10


Định kỳ ngày 25 hàng tháng báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn về cơ quan Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh; nếu tai nạn giao thông tăng mà không có biện pháp kiềm chế hiệu quả, thì phải kiểm điểm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN


NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 11


Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc lực lượng Công an cơ sở (xã, phường, thị trấn), các ban, ngành, đoàn thể; trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố làm tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông ở địa phương; kiểm tra, nhắc nhở và xử lý hành chính các trường hợp cố tình vi phạm an toàn giao thông, kể cả các vi phạm ở trạng thái tĩnh như: xe không có đăng ký, người điều khiển phương tiện xe cơ giới không có giấy phép lái xe… theo thẩm quyền quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý.

Điều 12


Hàng tháng thống kê số người vi phạm của địa phương mình thông báo cho trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố để có biện pháp kiểm tra nhắc nhở và quản lý.

Xã, phường, thị trấn có số người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và gây ra tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông luôn tăng, thì không xem xét danh hiệu thi đua của địa phương đó; đồng thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải kiểm điểm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân cùng cấp.



Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG THÔN,


BẢN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

Điều 13


Thông qua các hoạt động tập thể của thôn, bản, tổ dân phố tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân các văn bản pháp luật về an toàn giao thông.

Trực tiếp kiểm tra, nhắc nhở nhân dân có ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Có hình thức kiểm tra và thông báo công khai trước thôn, bản, tổ dân phố đối với các hộ gia đình có người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Đôc đốc người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông chấp hành các hình thức xử lý vi phạm đúng thời gian quy định.

Điều 14


Thôn, bản, tổ dân phố có số người vi phạm trật tự an toàn giao thông và gây ra tai nạn giao thông do lỗi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông tăng thì hạ mức thi đua của thôn, bản, tổ dân phố đó.

Nếu gia đình nào có người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông do vi phạm quy định trât tự an toàn giao thông thì không xem xét tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” và các danh hiệu thi đua của đoàn viên, hội viên.



Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15

Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, trưởng các thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triển khai thực hiện và tổ chức quán triệt đến cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên, và nhân dân thuộc đơn vị, địa phương mình chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì phản ánh về cơ quan Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh (Sở Giao thông Vận tải) để nghiên cứu, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, xem xét, giải quyết.



Điều 16

Giao cho Trưởng Ban an toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các thành viên Ban an toàn giao thông tỉnh phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng thi dua khen thưởng tỉnh tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Quy định này.


T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH


Hà Đức Toại
Каталог: 88257f8b005926f3.nsf
88257f8b005926f3.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
88257f8b005926f3.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
88257f8b005926f3.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
88257f8b005926f3.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
88257f8b005926f3.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
88257f8b005926f3.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
88257f8b005926f3.nsf -> TỈnh bắc kạn số: 1266/2007/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
88257f8b005926f3.nsf -> TỈnh bắc kạn số: 1287/2007/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
88257f8b005926f3.nsf -> Về việc ban hành Quy chế tiếp nhận và quản lý đối tượng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Kạn
88257f8b005926f3.nsf -> TỈnh bắc kạn số: 1306/2007/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 38.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương