Uû ban nhn dn céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam



tải về 139.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích139.7 Kb.
#4727
Uû ban nh©n d©n
céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
tØnh Qu¶ng b×nh
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
Sè: 1187/Q§-UBND
Qu¶ng B×nh, ngµy 21 th¸ng 4 n¨m 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC, tại xã Hải Ninh và xã Hồng Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH


Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết số 1089/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC, tại xã Hải Ninh và xã Hồng Thuỷ, tỉnh Quảng Bình;

Xét Tờ trình số 28/TTr-FLC ngày 15/4/2016 của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC, tại xã Hải Ninh và xã Hồng Thuỷ, tỉnh Quảng Bình;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 758/BC-SXD ngày 21/4/2016,



QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC, tại xã Hải Ninh và xã Hồng Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Khu vực lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Hải Ninh - huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thuỷ - huyện Lệ Thuỷ. có ranh giới được xác định như sau:

- Phía Tây Bắc giáp tuyến đường liên xã nối Quốc lộ 1 từ Gia Ninh đi Hải Ninh;

- Phía Đông Bắc giáp biển Đông;

- Phía Đông Nam giáp với rừng phi lao và khu vực nuôi trồng thủy sản;

- Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 1 (đường tránh lũ).

2. Quy mô đất đai: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết có diện tích 1.976,5 ha.

3. Tính chất của khu vực lập quy hoạch: Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao giải trí và dân cư tại xã Hải Ninh và Hồng Thuỷ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 18/1/2016, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết có tính chất là Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và giải trí cao cấp.

4. Mục tiêu

- Hình thành một Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp mang tầm Quốc gia và Quốc tế; cung cấp những dịch vụ du lịch chất lượng cao, có bản sắc riêng, hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, một không gian sống thân thiện với môi trường, phát triển du lịch bền vững.

- Đồ án quy hoạch chi tiết là cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động xây dựng cũng như triển khai các dự án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong khu vực quy hoạch.

5. Quy mô dân số: Dự kiến Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC tại xã Hải Ninh và Hồng Thủy khi đi vào hoạt động có sức chứa tối đa khoảng 10.000 người/ngày, khu vực lưu trú tối đa khoảng 4.932 người/ngày.

6. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

- Điểm cửa ngõ: là các điểm tiếp cận vào khu du lịch, gồm 4 điểm chính: 1 điểm tiếp cận với đường tránh lũ phía Nam, 2 điểm tiếp cận với tuyến đường liên xã phía Tây Bắc và 1 điểm từ tuyến đường liên xã phía Đông Bắc của khu vực quy hoạch. Các điểm cửa ngõ đều được bố trí các công trình điểm nhấn, thiết kế ấn tượng, sinh động tạo dấu ấn mạnh về thị giác cho khách du lịch.

- Khu ở thấp tầng: Là không gian nghỉ dưỡng, gồm các loại hình ở biệt thự đơn lập cao cấp và tổ hợp resort:

+ Khu resort là tổ hợp các công trình nhà 1-2 tầng (dạng bungalow) được bố trí sát với bãi biển, uốn lượn theo đường dạo và có hướng mở về phía biển.

+ Khu biệt thự đơn lập được tổ chức dạng cụm bao quanh và đan xen hệ thống cảnh quan cây xanh mặt nước dựa trên cấu trúc giao thông mềm mại, uốn lượn hình thành một khu ở sinh thái thấp tầng.

- Khu ở cao tầng: Là không gian nghỉ dưỡng cao cấp tích hợp với các chức năng vui chơi giải trí nhà hàng, phòng tập gym…Công trình ở cao tầng có khối chân đế khoảng 3 tầng có chức năng dịch vụ đa năng, các tầng phía trên là hệ thống các căn hộ tiện nghi. Hệ thống không gian trống được bài trí sân vườn kết hợp với đường dạo, bể bơi, tiểu cảnh nhỏ, vòi phun nước…tạo ra sự sinh động cho tổng thể.

- Không gian công cộng:

+ Khu hội thảo: Là không gian diễn ra các sự kiện hội nghị hội thảo trong nước và quốc tế. Được bố trí gần với khu ở cao tầng tạo ra sự thuận lợi cho các đoàn khách hội thảo kết hợp du lịch.

+ Không gian dịch vụ tiện ích: Là không gian gồm các công trình dịch vụ công cộng: cà phê, nhà hàng, tiện ích, y tế, bưu điện, cho thuê trang thiết bị du lịch, phương tiện di chuyển, các trung tâm thể dục thẩm mỹ, các đại lý du lịch, thông tin du lịch…. được bố trí tại trung tâm khu ở thấp tầng và các điểm giao thông thuận tiện phục vụ khách du lịch.

- Không gian hậu cần du lịch: Là không gian lưu trú của nhân viên phục vụ khu du lịch, không gian hỗ trợ về kĩ thuật, tập kết phương tiện và trang thiết bị bảo dưỡng, vận hành toàn bộ khu du lịch.

- Quảng trường thương mại, dịch vụ, du lịch: Được bố trí giáp với các khu vực ở cao tầng và khu hội nghị hội thảo, là không gian tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch, là không gian cho các gian hàng di động bán các sản vật địa phương và đồ lưu niệm cho khách du lịch. Không gian này còn để tổ chức các hoạt động chợ đêm, nghệ thuật đường phố và lễ hội…

- Rừng phòng hộ: là khu vực không thuộc dự án, được bảo tồn theo quy hoạch rừng, đồng thời phát huy giá trị của khu vực này như là không gian khám phá giá trị thiên nhiên, giáo dục ý thức về hệ thực vật, môi trường. Rừng phòng hộ không chỉ đóng góp về mặt cảnh quan cho khu vực mà còn là “Lá phổi xanh” điều hòa khí hậu cho khu du lịch.

- Các khu dự trữ thể thao: Với địa hình đặc trưng là các cồn cát, đồi cát xen lẫn với phi lao, tràm, là khu vực giàu tiềm năng để tổ chức các loại hình giải trí thể thao trong tương lai. Các hạng mục thuộc dự án được đầu tư theo từng giai đoạn, trước mắt khu dữ trữ thể thao có thể được khai thác cho các hoạt động cắm trại, dã ngoại, trượt cát, mô tô địa hình….

- Vườn thú: Được bố trí tại trung tâm khu vực quy hoạch. Đây là không gian tham quan khám phá các loại động vật; nghiên cứu, giáo dục ý thức về bảo vệ hệ sinh thái, thiên nhiên và môi trường.

- Công viên vui chơi giải trí: Là không gian vui chơi giải trí với các trò chơi hiện đại: đu quay, tầu siêu tốc…; là không gian xanh phù hợp cho các hoạt động picnic, nghỉ ngơi cho khách du lịch và người dân địa phương khu vực lân cận.

- Bãi cát ven biển: bãi cát tự nhiên ven biển dài 5,2km, chiều rộng ≥100m là không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian lý tưởng cho các hoạt động vui chơi, thể thao, giải trí và nghỉ dưỡng phong phú: Bóng chuyền bãi biển, tắm biển, lướt sóng, dù lượn…các sự kiện tổ chức trên bãi biển.

- Cấu trúc không gian mở lấy mặt nước làm chủ đạo để thiết lập hệ thống xanh khu du lịch. Hệ thống mặt nước được tổ chức thành tuyến liên tục dựa trên việc phát triển các rạch nước hiện trạng, các tuyến này sẽ mở ra các không gian mặt nước lớn là các hồ nước, kết hợp với khu vực cây xanh hai bên tạo ra không gian mở, biến đổi phong phú mềm mại tương trợ cho cảnh quan khu vực.

- Thực vật được trồng thành nhiều lớp: tầng cao, tầng trung, cây bụi và thảm cỏ. Cây xanh khu vực tiếp cận với bãi biển: trồng các loại không phân nhánh như dừa, cọ…để đảm bảo các hướng nhìn ra biển.

- Các hồ nước và tuyến suối, rạch nước được thiết kế taluy mềm.

- Các công trình không được phép xây dựng trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền.



7. Quy hoạch sử dụng đất.

Bảng tổng hợp sử dụng đất



TT

Loại đất

Ký hiệu

Diện tích

MĐXD

Tối đa

Tầng cao tối đa

Tỷ lệ

ha

%

tầng

%

 

TỔNG

 

1.976,53

 

 

100,00

I

Đất công cộng, dịch vụ

 

14,15

 

 

0,72

 

Quảng trường thương mại dịch vụ du lịch

QT

3,40

10

1

 

 

Khu hội nghị, hội thảo

CC02

2,99

35

5

 

 

Đất công cộng khu vực

CC10

2,89

35

5

 

 

Đất công cộng khu vực

CC11

4,87

35

5

 

II

Đất ở

 

216,02

 

 

10,93

2.1

Đất công cộng đơn vị ở

CC

5,57

 

 

0,28

2.2

Đất ở thấp tầng

BT

129,05

50

4

6,53

 

Đất xây dựng công trình

 

38,72

 

 

 

 

Đất cây xanh sân vườn

 

90,34

 

 

 

2.3

Đất ở cao tầng

CT

10,34

15,5

15

0,52

2.3.1

Đất xây dựng công trình ở cao tầng

 

1

 

 

 

2.3.2

Hồ bơi

 

0,5

 

 

 

2.3.3

Đất xây dựng công trình dịch vụ phụ trợ

 

0,1

 

 

 

2.3.4

Đất cây xanh đường dạo, cảnh quan, HTKT

 

8,74

 

 

 

2.4

Đất cây xanh cảnh quan, mặt nước nội bộ

CX, CXMN

71,06

 

 

3,60

III

Đất cây xanh công viên, cảnh quan, mặt nước

 

194,31

 

 

9,83

3.1

Đất công viên

CV

29,70

10

2

1,50

3.2

Đất vườn thú

VT

13,31

20

2

0,67

3.3

Đất vườn ươm

V

9,97

20

2

 

3.4

Đất cây xanh cảnh quan

CXCL

141,33

 

 

7,15

IV

Đất dự trữ thể thao

DTTT

955,43

 

 

48,34

V

Đất dự trữ phát triển

DTPT

23,00

 

 

1,16

VI

Đất rừng phòng hộ

RPH

449,25

 

 

22,73

VII

Bãi cát ven biển (không nằm trong ranh giới dự án)

BC

60,02

 

 

3,04

VIII

Đất nghĩa trang

NT

0,73

 

 

0,04

IX

Đất hậu cần khu du lịch

HK

2,99

30

3

0,15

X

Đất đầu mối hạ tâng kỹ thuật

HT

KT

2,03

10

2

0,10

XI

Đất giao thông

 

58,60

 

 

2,96

8. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

8.1. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa.

8.1.1. Nguyên tắc thiết kế:

- Tận dụng địa hình tự nhiên để san đắp nền với khối lượng ít nhất.

- Phân chia các lưu vực thoát nước mưa hợp lý, đảm bảo thoát nước nhanh cho toàn khu vực, không ngập lụt trong quá trình sử dụng.

- Đặt đường cống hợp lý, tránh trường hợp nước chảy vòng, lãng phí đường ống.

- Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước mưa trong khu vực nghiên cứu với các quy hoạch đã được phê duyệt, không làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu, thoát hiện có của khu vực lân cận.

- Đảm bảo hệ thống thoát nước mưa tự chảy. Cống thoát nước mưa bám sát địa hình để giảm độ sâu chôn cống

- Hạn chế phát sinh giao cắt giữa hệ thống cống thoát nước mưa với các công trình ngầm khác.

8.1.2.San nền:

a) Giải pháp san nền:

- Cao độ nền xây dựng khống chế thấp nhất khu vực dự án là +5,00m; Cao độ nền cao nhất +18,00m.

- Hướng dốc: Khu vực được san nền với nguyên tắc nước tự chảy, hướng dốc dần ra các hồ, đường giao thông trong khu.

- Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với h = 0,1-0,5m; độ dốc nền i ≥ 0,004 đảm bảo yêu cầu thoát nước cho ô đất xây dựng công trình.

- Khống chế cao độ nền tại các điểm giao nhau của các tuyến đường, các điểm đặc biệt làm cơ sở cho công tác quản lý và lập dự án xây dựng trong từng ô đất.

8.1.3. Thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải.

- Nước mưa được chia làm các lưu vực nhỏ, thoát theo nguyên tắc tự chảy xuống các hồ điều hòa.

- Hệ thống thoát nước mưa gồm các khe tự nhiên và kết hợp hệ thống cống thoát nước mưa được xây dựng bằng cống bê tông cốt thép chịu lực, có đường kính từ D600mm ÷ D2000mm và cống hộp B=2000mm. Trên hệ thống thoát nước mưa có bố trí các công trình kỹ thuật như giếng thu nước mưa, giếng kiểm tra,....theo quy định hiện hành.

- Khi có mưa lớn và triều cường, nước tràn về theo hệ thống kênh rạch đạt đủ mực nước lớn nhất thì đóng cửa phai thu nước để giữ nước cho các hồ điều hoà. Khi mực nước lớn sẽ xả tràn hồ theo cửa phai ra tuyến cống qua đường và các khe nước tự nhiên đổ ra biển.

8.2. Quy hoạch hệ thống giao thông

8.2.1. Giao thông đối ngoại:

- Tuyến đường quốc lộ 1 (đường tránh lũ) rộng 12m, hành lang an toàn đường bộ mỗi bên 20m tính từ mép đường.

- Tuyến đường liên xã giao với đường tránh lũ đi qua khu vực xã Gia Ninh - Hải Ninh, rộng 17m.

- Tuyến đường liên xã giao với đường tránh lũ đi qua khu vực xã Hồng Thuỷ - Hải Ninh, rộng 36m.

- Tuyến đường liên xã Hải Ninh - Ngư Thuỷ Bắc, đây là tuyến đường nắn chỉnh tuyến đường 569 dịch về phía Tây tuyến đường hiện có, giữ nguyên điểm đầu và điểm cuối. Tuyến đường này là đường chính khu du lịch, rộng 16m, tại các nút giao với các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường chính khu vực mở rộng thành đường 29m.

8.2.2. Đường chính khu vực:

- Đường liên khu nối từ quốc lộ 1(đường tránh lũ) vào trung tâm khu vực, rộng 16m, tại các nút giao với các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường chính khu vực mở rộng thành đường 22m. Đoạn nối từ tuyến đường liên xã Hải Ninh - Ngư Thuỷ Bắc đến gần bãi biển quy hoạch rộng 27m.

- Đường liên khu nối từ giữa tuyến đường liên xã Gia Ninh - Hải Ninh vào trong khu vực quy hoạch, rộng 16m, tại các nút giao với các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường chính khu vực mở rộng thành đường 29m. Đoạn nối từ tuyến đường liên xã Hải Ninh - Ngư Thuỷ Bắc đến khu đất ở cao tầng quy hoạch rộng 29m.

- Các tuyến đường trục chính trong khu du lịch còn lại kết nối với tuyến đường liên xã Hải Ninh - Ngư Thuỷ Bắc quy hoạch rộng 27m.

8.2.3. Giao thông đối nội.

Hệ thống các tuyến đường giao thông có mặt cắt rộng 13.5m để kết nối các khu chức năng và các nhóm nhà ở thấp tầng trong khu vực quy hoạch.



8.3. Quy hoạch cấp nước.

8.3.1. Cấp nước sinh hoạt:

a. Nhu cầu sử dụng nước: Dự kiến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của khu vực quy hoạch khoảng 4000 m3/ng.đêm.

b. Giải pháp cấp nước:

- Nguồn nước: Để đảm bảo lượng nước cấp nước đến khu vực lập quy hoạch, nước sinh hoạt được lấy từ hai nguồn.

+ Nguồn thứ nhất trên cơ sở nâng cấp mạng lưới cấp nước sinh hoạt 5 xã Hiền - Xuân - Tân - An - Vạn Ninh, KCN Áng Sơn của huyện Quảng Ninh đang được đầu tư xây dựng.

+ Nguồn thứ hai từ hệ thống cấp nước sinh hoạt huyện Lệ Thủy trên cơ sở nâng cấp Nhà máy nước Kiến Giang (hiện có công suất 1000 m3/ng.đ có thể nâng cấp đến 6000 m3/ng.đ).

- Mạng lưới đường ống: Từ đường ống cấp nước D280 chạy dọc theo vĩa hè tuyến đường 17m ở ranh giới phía Tây Bắc, quy hoạch đấu nối tuyến đường ống chính D150 chạy dọc theo vỉa hè tuyến đường liên xã Hải Ninh - Ngư Thuỷ Bắc cấp cho toàn bộ khu vực quy hoạch.

- Từ tuyến đường ống chính D150 quy hoạch các đường ống phân phối D110 để cấp nước đến các khu chức năng.

- Từ tuyến đường ống cấp nước D110 quy hoạch các tuyến ống D75 và D50 dọc theo vỉa hè các tuyến đường cấp nước đến từng công trình.

- Các họng cứu hỏa được bố trí trên các đường ống cấp nước chính tại vỉa hè các góc ngã 3, ngã 4 của các tuyến đường chính và các vị trí phù hợp trong các khu chức năng để thuận tiện cho xe vào lấy nước chữa cháy theo quy định.

8.3.2. Cấp nước tưới cây và thảm cỏ:

- Nguồn nước tưới cho các thảm cỏ khu thể thao và cây xanh được sử dụng một phần từ nước ngầm (sử dụng giếng khoan), một phần từ hệ thống cấp nước sinh hoạt và nước mưa trích trữ từ các hồ chứa nhân tạo.

- Hệ thống cấp nước tưới cỏ, thảm thực vật, cây xanh trong khu vực được thiết kế tuần hoàn với hệ thống vòi phun tự động.



8.4. Quy hoạch cấp điện

- Nhu cầu sử dụng điện: Dự kiến tổng nhu cầu sử dụng điện của toàn khu vực quy hoạch 27,38 MVA.

- Giải pháp cấp điện: Nguồn điện cấp cho khu vực được lấy từ hai nguồn: trạm biến áp 110/22KV-2x25MVA khu vực Dinh Mười (đang đầu tư) và trạm E2 110/35/22KV - 1x25MVA Lệ Thủy thông qua tuyến đường dây 22KV sẽ nâng cấp dọc theo Quốc lộ 1 cũ.

- Lưới điện phân phối:

+ Sử dụng lưới điện phân phối 22KV, xây dựng mới các tuyến cáp ngầm 22KV từ trạm biến áp 110/22KV-2x25MVA khu vực Dinh Mười (đang đầu tư) và trạm E2 110/35/22KV - 1x25MVA Lệ Thủy tạo thành các mạch vòng để cấp cho các khu chức năng.

+ Bố trí 18 trạm biến áp 22/0,4KV có công suất từ 250KVA đến 2500KVA được phân bố đều trong khu vực quy hoạch để cấp điện cho các khu chức năng.

+ Từ các trạm biến áp 22/0,4KV, xây dựng hệ thống đường dây 0,4KV đi ngầm dọc theo các tuyến đường quy hoạch để cấp điện chiếu sáng và cấp điện sinh hoạt đến từng công trình. Bố trí các tủ phân phối hạ thế ở các vị trí phù hợp.

+ Hệ thống chiếu sáng được thiết kế phù hợp với cảnh quan môi trường, cảnh quan kiến trúc của khu vực, tạo ra được các điểm nhấn về không gian cảnh quan.



8.5. Quy hoạch thông tin liên lạc

- Tổng nhu cầu thông tin liên lạc là 13.000 lines.

- Việc đầu tư vào hệ thống thiết bị do Chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, cần xây dựng một hệ thống ống dẫn, cống, bể cáp riêng, cho phép cung cấp dịch vụ đến mọi khu vực của dự án. Mạng của khu du lịch dựa trên cơ sở truyền dẫn băng thông rộng với tính năng mở rộng dễ dàng, hỗ trợ các kiểu truy nhập và các kết nối chuẩn với mạng của VNPT, EVN, VietTel…

8.6. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường

8.6.1. Thoát nước thải:

- Nước thải của khu vực được tính bằng lượng cấp nước sinh hoạt.

- Nước thải từ các công trình trong khu vực nghiên cứu được xử lý qua bể tự hoại, bể xử lý sơ bộ xây dựng bên trong các công trình. Sau đó nước thải được dẫn ra các tuyến cống dưới các tuyến đường giao thông trong khu vực. Từ các tuyến đường này nước thải sẽ được thu gom về trạm xử lý tập trung trong khu vực quy hoạch công suất 2.100 m3/ngày. Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường mới được xả ra các hồ chứa nước phục vụ tưới cây, thảm cỏ, rửa đường và một phần thoát ra môi trường tự nhiên.

- Trên hệ thống, tại vị trí các đường cống giao nhau và trên các đoạn cống có đặt các giếng thăm thuận tiện cho việc đấu nối từ hệ thống thoát nước trong nhà ra hệ thống thoát nước ngoài nhà, cũng như việc quản lý và vận hành hệ thống thoát nước, khoảng cách giữa các giếng thăm đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.

- Hệ thống đường ống thoát nước thải sinh hoạt của khu vực quy hoạch là các loại ống uPVC D200mm và HDPE (D300; D400mm).

8.6.2. Vệ sinh môi trường:

Chất thải rắn, rác thải sinh hoạt được phân loại ngay từ nguồn phát thải và đổ vào các thùng chứa rác kín được bố trí tại các khu chức năng với bán kính phù hợp. Chất thải rắn, rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển hàng ngày đến trạm trung chuyển rác của khu vực dự án, sau đó được xe chuyên dụng chở đến bãi xử lý rác tập trung tại xã Vĩnh Ninh – huyện Quảng Ninh.



Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC phối hợp với UBND các huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, UBND các xã Hải Ninh, Hồng Thuỷ tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch để các tổ chức cá nhân biết, thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Trưởng Ban QLDA rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ; Chủ tịch UBND các xã Hải Ninh, Hồng Thuỷ; Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

N
CHỦ TỊCH

Đã ký

Nguyễn Hữu Hoài
ơi nhận:

- Như Điều 3;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- LĐ VPUBND tỉnh;



- Lưu: VT, CVXDCB.




Каталог: 3cms -> upload -> qbportal -> File -> VBPQ -> 2016 -> T04
T04 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
T04 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015
T04 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
T04 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
T04 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
T04 -> QuyếT ĐỊnh ban hành Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (redd+)”
T04 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1276/QĐ
T04 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1276/QĐ
T04 -> TỈnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
T04 -> Sau khi nghe Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tóm tắt đánh giá tình hình kinh tế, xã hội tháng 03 và 3 tháng đầu năm 2016

tải về 139.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương