UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình đỊnh độc lập Tự do Hạnh phúc   Số: 705



tải về 366.25 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích366.25 Kb.
#24805
  1   2   3   4


UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 705/QĐ-UBND Quy Nhơn, ngày 16 tháng 12 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải

tỉnh Bình Định đến năm 2020




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Theo Quyết định số 2446/QĐ-UBND tỉnh ngày 14 tháng 10 năm 1996 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bình Định giai đoạn 1995 – 2010;

Xét đề nghị của các Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1137/GTVT-KH ngày 03/9/2008 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 429/TTr-KHĐT-TH ngày 24/11/2008 ,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Phát triển Giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Quan điểm phát triển:
- Quy hoạch phát triển giao thông - vận tải phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; phù hợp với Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010; Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020; phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Phát triển giao thông - vận tải tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.


- Phát triển giao thông - vận tải theo hướng hiện đại, ứng dụng các phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, trước hết là vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, hạn chế tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình khai thác vận tải.
- Phát huy cao nhất nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực (nhất là nguồn vốn ODA), đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực đầu tư phát triển giao thông – vận tải.
- Phát triển giao thông – vận tải theo hướng bền vững kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Về vận tải:

- Tốc độ tăng bình quân hàng năm (giai đoạn 2008-2020) của lượng hàng hoá vận chuyển đạt 9-10%/ năm (hiện trạng giai đoạn 2001- 2007: 7,2%).

- Tốc độ tăng bình quân của lượng hành khách vận chuyển là 6-7%/năm (hiện trạng giai đoạn 2001- 2007: 5,5 %).

- Lượng hàng hóa thông qua các cảng biển từ 3,86 triệu tấn vào năm 2007 tăng lên 4,5 – 5 triệu tấn vào năm 2010 và 11,5 - 12 triệu tấn vào năm 2020. Tốc độ tăng bình quân (giai đoạn 2008-2020) 20 – 25%/ năm.


b) Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:

- Đạt tỷ lệ rải mặt đường từ nay đến năm 2010:

+ Đối với đường tỉnh lộ năm 2007 đã đạt tỷ lệ 91%, phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ là 100%.

+ Đối với đường huyện lộ: Đến năm 2007 đã bê tông hoá được 114,9Km đạt tỷ lệ 42%, phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ rải mặt đường 70%.

+ Đối với hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT): Đến năm 2007 đã bê tông hoá được 1.600Km đường xã, trục chính của xã; phấn đấu đến năm 2010 xây dựng đường giao thông nông thôn đạt tỷ lệ 70-80%, trong đó bê tông hoá cơ bản đường liên xã, trục chính của xã.

- Đến năm 2020: Nâng cấp các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV và cấp V tùy theo từng đoạn, từng tuyến; cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi; từng bước bê tông hoá các tuyến đường giao thông nông thôn còn lại đạt tiêu chuẩn loại B (nền đường rộng 3-4m, mặt đường rộng 2,5-3m).


II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI:

1. Hạ tầng giao thông vận tải:

1.1. Giao thông đường bộ:

Để phù hợp với mạng lưới đường bộ chung của cả nước theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, dự án quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Định dự kiến xây dựng mới và cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông của tỉnh (theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô 4054: 2005) như sau:

- Quốc lộ: Thực hiện theo chiến lược phát triển hệ thống quốc lộ của Bộ Giao thông vận tải (nâng cấp đường với kết cấu bê tông nhựa từ cấp I đến cấp III đồng bằng) và đường cao tốc Bắc - Nam.

- Tỉnh lộ: Kết cấu đường nhựa từ cấp III đến cấp V.

- Huyện lộ: Kết cấu đường nhựa và bê tông xi măng từ cấp V đến cấp VI là phổ biến.

- Đường xã: Bê tông xi măng đường GTNT loại A, B (theo tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn 22TCN 210 – 92).


a) Đường quốc lộ: Gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 208 km.
Giai đoạn 2008 – 2010:

- Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 19: Đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến đèo An Khê dài 70 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền rộng 12m, mặt bê tông nhựa rộng 11m. Riêng đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến thị trấn Phú Phong dài 40 km lập Quy hoạch và Dự án đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng, nền rộng 30m, mặt 4 làn xe (theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020).

- Xây dựng tuyến Quốc lộ 19B từ thị trấn Tuy Phước đến cảng Nhơn Hội dài 10 km, lộ giới 60m (theo Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ).

- Nâng cấp đoạn Km 0 – Km 8+500 tuyến Quốc lộ 1D (từ ngã ba Phú Tài đến ngã năm đường Nguyễn Thái Học – Tây Sơn) đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị.


Giai đoạn 2011 – 2020:

- Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua tỉnh Bình Định, quy mô từ 4 đến 6 làn xe (theo Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủQuyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

- Xây dựng đường cao tốc nối từ Ga Hàng không Phù Cát đi Quy Nhơn (theo hình thức BOT).

- Xây dựng nâng cấp tuyến Quốc lộ 19, đoạn Km 0 - Km 40 (từ Cảng Quy Nhơn đến thị xã Phú Phong) thành đường cấp 1, lộ giới 30m, 4 làn xe. Tiếp tục mở rộng Quốc lộ 19 đến cửa khẩu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT638 (Diêu Trì -Mục Thịnh) dài 39,4 km đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9m, mặt bê tông nhựa rộng 7m; riêng đoạn Km0 – Km10 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền rộng 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 11m; nâng cấp tuyến ĐT638 thành tuyến quốc lộ nối thông tuyến qua Phú Yên đến Buôn Ma Thuột (theo Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ).

- Cải tạo nâng cấp tuyến ven biển ĐT639 (Nhơn Hội Tam Quan) dài 110Km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Hướng tuyến cơ bản bám theo đường ĐT639 hiện tại, nâng cấp mở rộng và nắn tuyến đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; nghiên cứu xây dựng mới các đoạn chỉnh tuyến: Đoạn qua cửa Đề Gi nối liền xã Cát Hải và xã Mỹ An; đoạn từ cầu Thiện Chánh (xã Tam Quan Bắc) qua dãy núi Trường Xuân ra giáp với QL1A; xây dựng 02 cầu lớn là cầu Đề Gi và cầu Tam Quan (theo Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, trong đó đường giao thông ven biển qua Dải ven biển miền Trung dài 1.314 km nối liền các tỉnh từ Thanh hoá đến Bình Thuận).


b) Đường tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 467,5 km; hiện trạng các tuyến tỉnh lộ đã bê tông hoá được 424,5 km, chiếm 91 %. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ rải mặt đường 100%. Từng bước nâng cấp các tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV và cấp V tùy theo từng đoạn, từng tuyến.

Giai đoạn 2008 – 2010:

- Tập trung vốn (kể cả ODA) để đầu tư xây dựng tuyến đường phía Tây tỉnh từ An Nhơn qua Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân đến Hoài Nhơn dài 120Km theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi (bao gồm cả cầu, cống, nền đường), nền đường rộng 6,5m, mặt đường kết cấu bê tông nhựa và bê tông xi măng rộng từ 3,5 đến 6m.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT630 đoạn Km22 - Km45 (từ Ân Nghĩa đếnVực Bà) đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền đường rộng 6,5m, mặt đường kết cấu bê tông nhựa và bê tông xi măng rộng từ 3,5 đến 6m. Xây dựng cầu Vực Bà nối thông tuyến qua huyện Vĩnh Thạnh.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT631 (Diêm Tiêu – Tân Thạnh) dài 18,6 km đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền 6,5m, mặt BTN+BTXM rộng 3,5 – 6m theo Dự án ADB5 vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT634 Hoà Hội – Long Định dài 17,4 km theo tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng, nền 6,5 m, mặt BTXM 6m.

- Cải tạo nâng cấp các đoạn còn lại có tổng chiều dài 10,2 km của tuyến ĐT636 (Gò Găng – Kiên Mỹ) đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, nền rộng 6,5 m, mặt BTXM 3,5 – 6m, xây dựng mới đoạn chỉnh tuyến trước cổng sân bay Phù Cát.

- Xây dựng mặt đường bê tông nhựa (BTN) và bê tông xi măng (BTXM) tuyến đường ĐT639 (đoạn Nhơn Hội – Cát Tiến) dài 15 Km:

+ Km0 - Km7: Nền đường rộng 6,5m, mặt BTXM rộng 6m.

+ Km7 - Km15: Nền đường rộng 6,5m, mặt BTN rộng 5,5m (theo Dự án ADB5 vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á).
Giai đoạn 2011 – 2020:

Nâng cấp hệ thống đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, V tùy từng đoạn, từng tuyến, cụ thể:

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT629 (Bồng Sơn – An Lão) dài 31,2 km theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7m.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT630 (đoạn Cầu Dợi – thị trấn Tăng Bạt Hổ, Hoài Ân) dài 10km theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt BTN 7m.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT632 (Phù Mỹ - Bình Dương) dài 34,6 km theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt BTN 7m.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT633 (Chợ Gồm – Đề Gi) dài 20,6 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng phục vụ cho việc phát triển cảng biển Đề Gi và Khu công nghiệp Cát Khánh.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT636 (Gò Găng – Kiên Mỹ) dài 22,5Km và tuyến ĐT635 (Gò Găng – Cát Tiến) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt BTN rộng 11m, nối Quốc lộ 19 với Quốc lộ 1A và Khu kinh tế Nhơn Hội.

- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT640 Ông Đô – Cát Tiến dài 19,3 km theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt BTN 7m.

- Xây dựng mới tuyến đường từ Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh) đi An Lão dài 40Km theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi nền 6,5 m, mặt 3,5m.

- Đường nối từ Thôn 1, xã An Hưng, huyện An Lão (đường 5B) đến giáp ranh giới huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi dài 7Km, tiêu chuẩn cấp V miền núi.

- Đường nối huyện lỵ Vĩnh Thạnh đi Kbang (An Khê) dài 20Km tiêu chuẩn cấp V miền núi.


Каталог: upload -> files -> VBPL
files -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Ban tổ chức số 12 hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
files -> CHÍnh phủ Số: 41
files -> BỘ lao đỘng -thưƠng binh và XÃ HỘI
files -> TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
VBPL -> Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-cp ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
VBPL -> Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-cp ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải

tải về 366.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương