Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Bí-pháp Đạo Cao-Đài








Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở

Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007)

Nữ Soạn giả
NGUYÊN THỦY

Lời nói đầu:

Tôn-giáo quan trọng nhất là BÍ PHÁP. Nghiên cứu về một Tôn giáo tức nhiên nghiên cứu về BÍ PHÁP của Tôn giáo đó. Thử hỏi Đạo Cao-Đài có Bí pháp không và tìm hiểu Bí Pháp ấy như thế nào?

Đền-Thánh này chứa tất cả BÍ PHÁP!

Nay, Đức Chí-Tôn đến tạo Đạo, Ngài dựng nên Toà-Thánh Cao-Đài hiện tại nơi miền Nam Việt-Nam, vùng Tây Ninh Thánh Địa này, là ngôi của Đức Chí-Tôn ngự, tượng-trưng Bạch Ngọc Kinh tại thế:



“Cái quyền-năng vô cực vô thượng của Ngài do những pháp vô-vi mầu-nhiệm mà có nên gọi là BÍ PHÁP. Đức Chí Tôn cũng dùng BÍ PHÁP mà lập Đại-Đạo Tam kỳ Phổ-Độ để ứng nghiệm cái quyền-năng của Ngài nơi địa cầu 68 này để bảo-tồn cơ sanh-hóa, vì Ngài là Chúa sự Thương yêu, mà vì thương-yêu mới có sanh sanh hóa hóa. Vậy nên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ do BÍ PHÁP lập thành.

“Đền-Thánh là nơi Thầy ngự tại thế cũng do BÍ PHÁP mà biến tướng ra. Ấy vậy, Đền-Thánh này chứa tất cả BÍ PHÁP của Đấng Chúa-tể Càn khôn vậy.

Đền-Thánh hoàn thành là cái triệu chứng “Châu nhi phục thủy”. Từ đây đến vô cùng Vạn linh sanh chúng sẽ hưởng được muôn điều hạnh phúc của quyền-năng vô cực vô thượng của Đức Chí-Tôn ban cho tại thế này”.

Xin trân trọng gởi đến Đồng Đạo bốn phương đề tài “BÍ PHÁP CAO ĐÀI” để cùng nhau nghiên cứu.

Thánh Địa ngày Vía Đức CaoThượng-Phẩm

In ngày 01- 03 - Kỷ Sửu (dl 26-3-2009)

Nữ Soạn giả

NGUYÊN THUỶ


CHƯƠNG I

Khái niệm về Bí-pháp

Mọi vật trong trời đất không thể đơn giản như dưới mắt con người trông thấy hằng ngày mà xem thường, như mặt trời buổi sáng mọc ở phương Đông, chiều lặn ở phương Tây. Cũng như Đạo không chỉ là một sự bái lạy, đến Chùa dâng hương xá Phật như người đời thường nhận định; Mà trong sự vận hành của mặt trời phải đi theo một định luật của Tạo hoá. Người đến Chùa dâng hương là cả một tấm lòng thành kính, một sự câu thông với Càn-Khôn Vũ-trụ trong một Đức tin tuyệt đối. Còn nếu ta chưa được Đức-tin ấy là vì chưa thấu hiểu Chơn truyền Luật pháp Đại-Đạo mà thôi. Chứ không có một việc làm nào là vô ích, cử chỉ nào mà vô dụng đâu.! Tất cả đều ẩn tàng một cái gì khó giải bằng lời nói cho rõ thông được, vì nó còn bí ẩn, còn trong vòng bí mật của vũ trụ, hay nói khác hơn là ta chưa đủ ngôn từ mà diễn đạt cho chính xác được, Đạo giáo gọi đó là Bí Pháp.



nghĩa là trang sức. Bí có nghĩa là rực rỡ, sáng sủa, to lớn. Ví như dưới núi có khí ấm: núi là chỗ ngưng tụ của vạn vật, trong đó tượng đủ Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ; là nơi cây cỏ, thú cầm tụ hợp. Sự tụ họp theo một luật định có thứ tự theo văn vẻ của trời đất.

Trên núi thì cây cỏ mọc xanh um, dưới có bò dê đang ăn cỏ. Sự tụ họp của loài nào theo loại ấy, kết thành cái đẹp của thiên nhiên, của Tạo hoá bày ra, cho nên dưới bàn tay của Tạo hoá không có gì là không có chủ định hay nói rõ hơn là một sự hỗn tạp cả. Ví như trâu bò thì theo giống loại của nó kết hợp mà phủ giống, chắc chắn trâu, bò sẽ sanh ra giống trâu, bò. Ngựa sinh ra ngựa, không bao giờ sai lệch ra giống khác, gọi là “Ngưu tầm ngưu mã tầm mã” là vậy.

Nếu lấy quẻ Dịch mà nói thì đây là quẻ SƠN HOẢ BÍ. Có nghĩa là dưới núi có ánh sáng chiếu lên núi, như vậy tượng là một sự trật tự, đẹp đẽ của Tạo hoá. Trật tự ấy là theo một luật định của Hoá công mà con người chưa thấu đáo được, chưa giải thích nỗi nên gọi là BÍ-PHÁP.

Theo cuộc sinh tồn thì thân xác ta là chỗ an trụ của kiếp sống trong cõi đời, nhưng cả đời nếu không phải là một chuyên môn như Bác-sĩ, chắc chắn ta không bao giờ thấy cả ruột gan, phèo phổi nằm theo cách thức nào trong bụng, đừng nói chi đến cả bộ não ta hoạt động như thế nào, tâm tư ta suy nghĩ đây do ai điều khiển. Sống, ta chưa hiểu phương thức sống; chết, hồn này sẽ về đâu? Tất cả những sự kiện trên gọi là Bí-Pháp vì nó quá bí ẩn trong cuộc đời. Nhưng có phải vì vậy mà không một ai thấu đáo được? - Có chứ!

Trong cửa Đạo Cao-Đài ngày nay người nắm giữ BÍ PHÁP thuộc về quyền hành của Hộ-Pháp Giáo Chủ Đạo Cao-Đài. Tức nhiên Hộ-Pháp là người nắm pháp Thiên Điều, nắm cơ mầu nhiệm của Đạo vậy.

Làm sao biết được?

Chính Đức Hộ-Pháp có thuật lại rằng:

Đời quá ư bạo-tàn, cho nên Đức Chí-Tôn mới giáng trần mở Đạo cho con cái biết: các ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật đều tình nguyện hạ thế cứu đời, xuống bao nhiêu lại càng mất bấy nhiêu. Trong thời-kỳ ấy Bần Đạo vâng lịnh Đức Chí Tôn xuống thế mở Đạo, thì Đức Chí-Tôn mới hỏi rằng:



- Con phục lịnh xuống thế mở Đạo, con mở Bí pháp

trước hay là mở Thể-pháp trước?

Bần-Đạo trả lời:

- Xin mở Bí-Pháp trước.

- Chí-Tôn nói:

- Nếu con mở Bí-Pháp trước thì phải khổ đa! Đang lúc đời cạnh-tranh tàn bạo, nếu mở Bí Pháp trước, cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, Đời thấy rõ xúm nhau tranh giành phá hoại thì mối Đạo phải ra thế nào?

Vì thế nên mở Thể-pháp trước, dầu cho đời quá dữ có tranh-giành phá hoại cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt Bí Pháp còn là Đạo còn.

- Bí-pháp là Hiệp-Thiên-Đài giữ.

- Thể pháp là Cửu Trùng Đài mở mang bành trướng về mặt phổ thông chơn giáo”.

Đức Ngài còn cho biết:

Bí-pháp Chơn truyền của Đức Chí-Tôn ấy là một thuyết pháp trọng yếu khó-khăn hơn hết.



Các nền Tôn-giáo đương nhiên bây giờ nếu gọi là thất chơn truyền, thì thất chơn truyền do đâu?

- Do tại Bí-pháp không đúng lương tri lương năng của loài người, lương tri lương năng của mỗi người đương thời buổi này đã đạt đến mức cao thượng, trọng hệ là những triết-lý đơn sơ buổi nọ của các nền Tôn giáo để tại mặt thế này, hồi buổi Thượng cổ không cầm được quyền năng cùng tâm lý của nhân loại trong khuôn-khổ đạo-đức tinh-thần nữa.

Ngày nay Đức Chí-Tôn đã đến, đem nền Tôn giáo của Ngài để tại mặt thế này đặng chỉnh đốn đạo đức tinh thần từ Thượng cổ đến giờ bằng Huyền Diệu Cơ bút. Ngài đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem Cơ bí-mật huyền vi Tạo

đoan giáo-hóa con cái của Ngài”.

Thế nên cùng một sự việc, mà mỗi người mỗi có sự thấy khác nhau. Người Bác-sĩ rất sợ vi-trùng vì người đã từng nhìn thấy vi trùng đủ các loại qua kính hiển vi. Có thể phóng to lên hằng triệu lần, nên đã thấy rõ hình dạng và biết được sự hoành hành của nó đến mức độ nào. Đối với người thường thì thản nhiên, không hề sợ sệt vì chưa bao giờ được một lần trông thấy vi trùng !

Mọi vật trong vũ-trụ này cũng đầy sự bí mật huyền vi mầu nhiệm, không thể thấy bằng mắt thường được, nhưng vẫn có người thấu biết được. Vì sao? Vì người ta nhìn bằng con mắt thấu thị. Muốn có được con mắt thấu thị ấy phải làm sao? - Phải luyện. Phải học cho đến nơi đến chốn. Sự luyện ấy gọi là TU, là luyện đơn. Chính là sự cúng kiếng hằng ngày qua pháp Tứ thời Nhựt tụng là tu luyện cho chính mình có con mắt thấu thị đó.

Người thấy biết được mọi vật trong cõi bí mật, vô hình gọi là Phật, tức là bậc đã giác ngộ hay nói khác đi là người đã quét sạch được lòng phàm. Trong chữ Phật gồm có bộ nhân là chỉ về người và chữ Phất 弗 là quét, tức nhiên người đã quét sạch bụi trần. Nếu xem đầu óc như một ngăn tủ trống trải thì chứa được những thứ mà ta muốn, còn tủ đã đầy ấp đồ đạc rồi thì không thể để một vật gì khác được nữa. Thế nên khi muốn làm một việc gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới làm, vì Phật thì sợ nhân, cho nên không dám gây nhân. Chúng sanh chỉ sợ quả, nên làm việc gì cứ làm liều, khi thất bại thì đau khổ.

Ví như rượu, thuốc lá là có hại, thậm chí đến như người uống rượu bị phạt, hút thuốc lá đến nơi công cộng bị cấm, nói rằng hậu quả là ung thư, là chết người, nhưng vẫn chứng nào tật nấy, thuốc vẫn cứ hút, rượu vẫn cứ uống.

Mai ngày ra sao cũng được.!

Vì tầm nhãn giới của các Đấng vô hình thấy được cả hành tàng thiện ác của chúng sanh, nên kêu gọi chúng sanh lo làm thiện, làm lành, trì trai giữ giới, đừng giết hại sanh vật, vì nó cũng là đàn em chưa tiến hoá của chúng sanh mà thôi. Nhưng cũng vì thói quen ăn uống đã nhiều đời rồi bây giờ không nhịn được. Khó lắm, ngày còn bé Mẹ đã cho ăn món ngon vật lạ, thịt này, thức kia cốt yếu cho con mau lớn, mập-mạp. Chính người Mẹ cũng không nhận ra Luật quả báo, Luân hồi là gì. Cứ cái đà ấy mà người cứ giết chóc từ con vật nhỏ đến con vật lớn, rồi tranh chấp nhau mà giết hại đến con người cũng xem là một điều tự nhiên. Tại sao có kẻ kiêng dè không giết một con ong cái kiến, mà có kẻ khác sát hại hàng loạt mà không gớm tay?

Thể Đời, nhưng với những việc cụ thể như vậy đó là Thể pháp. Hậu quả của việc làm ấy sẽ có lợi hại, nên hư đặng thất như thế nào đó là Bí-pháp của Đời.

Nhiều nhà nghiên cứu, nhà đạo học phân tích, nhận định rõ-ràng: Rượu, thuốc lá là Thể pháp của đời. Hậu quả chết người, bịnh ung thư là Bí-pháp của đời. Tức là Thế đạo. Như vậy Đời có Thể pháp và Bí pháp.

Cũng như một học trò mới cắp sách đến trường bắt đầu học là tu theo Thể pháp Thế đạo, một vài tháng sau, nó đọc được chữ tức là đạt được Bí-pháp Thế đạo đó. Nó cầm tờ giấy bạc đọc được, biết được giá trị đồng tiền này lớn, nhỏ…Nhìn vào tấm bảng “Cấm đi lối này!” “Không leo trèo cột điện, nguy hiểm, chết người!” Nó đọc được, nó biết tránh. Nó đạt Bí pháp Thế đạo rồi đó!

Đạo cũng vậy, khi đã ý thức cảnh đời là nơi “Sống gởi thác về”, không vĩnh cữu, thì người mới lo tiến thêm một bước học hỏi nữa là Tu theo Thiên đạo: cúng kiếng, làm công quả, bố thí, trường chay khổ hạnh, phụng sự, tất cả những thứ ấy là hành theo Thể pháp Thiên Đạo, mục đích là gì? - Tức nhiên giải thoát kiếp luân hồi sanh tử. Có thật vậy không? Chưa tin, hãy thí nghiệm.

Nay, Đạo Cao-Đài, Đức Chí-Tôn cho thờ “Thánh Tượng Thiên nhãn Thầy” tức nhiên Thầy đã trấn Thần vào đó. Sự cúng kiếng hằng ngày quì trước Thiên bàn tức là nhận “Thần” của Đức Thượng Đế đó vậy.

Tại sao những người tu thiền sai pháp thường bị một chứng gọi là “tẩu hoả nhập ma”? Thử xét lại có nhiều nguyên cớ, nhưng có một điều là nơi ngồi “Tịnh” mà điểm để họ “Luyện Thần” không có ai trấn Thần cho họ, nên khi ấy Thần lực trong người mới đầu chưa đủ sức chống lại Tà lực bên ngoài. Nhưng khi hấp thu từ-trường được mạnh rồi bất cứ ngồi nơi nào cũng được. Cần yếu nhứt là không vọng tưởng.

Bởi chữ NHÃN tức là con mắt thấu thị, gồm chữ Cấn là núi họp với chữ là mụclà mắt, do hai chữ này kết hợp lại, thế nên còn gọi là Huệ nhãn, Thần nhãn, Thánh nhãn. Do vậy thời điểm này Đạo Cao-Đài có được Bí-Pháp để chỉ rõ một thời kỳ chuyển tiếp để đến một giống dân Thần Thông Nhơn, tức là người người đều có được một sự sáng suốt, chí linh, chí diệu.



Hỏi vậy sứ mạng Cao-Đài-giáo phải làm gì?

“Thầy dặn rằng: Thầy đến chẳng phải lập một nền Đạo mới mà đến đặng nhắc các con rằng: Ngày tận tuyệt đã hầu gần, Quỉ Vương sắp đến, Thánh ngôn các Đạo đã khai từ thuở tạo thiên không đủ kềm thúc nhơn sanh đặng trọn lành.

Đời càng ngày càng trở nên hung bạo, nhơn loại giết lẫn nhau, cả hoàn cầu giặc giã, bịnh chướng biến sanh, thiên tai rắp đến. Ấy là các điều Thầy đã nói tiên tri rằng: Ngày tận thế đã đến!

Thầy đã tạo thành đủ cả Pháp luật.

Thầy đến chỉ độ kẻ vô Đạo chớ không phải sửa Đạo. Các con hiểu à!” (23-11 Bính Dần – 1926)

1- Về mặt hình thành Bí-pháp:

Trong các Bí-pháp có mầu nhiệm đắc Đạo

Pháp Chánh-Truyền Đức Lý Giáo-Tông có dạy:

Nhờ Ngài và Hội-Thánh cầu khẩn, Thầy mới giáng bút truyền các Bí-pháp ấy cho Hộ-pháp:

Mừng thay cho nhân loại chút ít rồi. Hội-Thánh chơn truyền Tân pháp đã đạt đặng như phép “Giải-oan”, phép “Khai sanh môn”, Ban Kim quan…lại còn nhiều Bí pháp nữa mà Hộ-pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội-Thánh còn mờ hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Đấng Thiêng-liêng và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Bát-Quái-Đài đã thọ lịnh của Thầy mà hành pháp vì thuộc về quyền hành của các Đấng ấy; ngày nay mới tính sao? Trong các Bí-pháp có mầu nhiệm đắc Đạo, bây giờ các Đấng ấy cho hay là không? Thảm!...Cười. Nếu Lão có phương chỉnh đốn nền Đạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người đắc Pháp, Cửu Trùng Đài cũng đã yểm quyền Bát Quái-Đài mà chớ! Thật vậy đó chút

2-Đạo mở tức Cơ Đại-Ân-xá của Đức Chí-Tôn:

Ngài Bảo-Đạo Hồ-Tấn-Khoa có nói:

Người mới Nhập môn vào Đạo Cao-Đài lập Minh thệ thì đặng hưởng hồng-ân là thọ phép Giải oan. Phép này rửa sạch tội tiền khiên của mình từ trước.



Phép này cũng là một Đại Ân xá những tội tình, nhưng từ ngày Nhập môn về sau thì phải gìn giữ đừng gây thêm tội mới cho đến ngày chết tức là ngày trở về với Đức Chí-Tôn (Đại-Từ-Phụ) thì được nhẹ nhàng rất nhiều.

Ngoài Bí-Pháp giải-oan này Đức Chí-Tôn còn ban cho Pháp Tắm Thánh, pháp làm Hôn phối và đặc biệt nhứt là phép xác và phép độ thăng.

Người Tín-hữu Cao-Đài nào giữ được 10 ngày chay trong mỗi tháng đổ lên được thọ truyền bửu pháp tức là hưởng được phép xác, cắt hết 7 dây oan-nghiệt. Linh hồn không còn bị ràng buộc với thi hài bởi 7 dây oan nghiệt nữa nên được xuất ra nhẹ-nhàng về cõi Thiêng liêng hằng sống.

Còn phép Độ thăng là để giúp cho linh hồn những Chức-sắc được nhập vào Bát-Quái-Đài dễ-dàng hơn”.

3- Người Đạo Cao-Đài hành Bí pháp Đạo là lời Minh thệ:

Cho chí đến Thiên-phong Chức-sắc như hai vị Đầu-sư khi lãnh nhiệm vụ cũng phải lập Minh-Thệ.



Thánh ngôn dạy:

Cả thảy Môn đệ phân làm ba ban, đều quì xuống, biểu TẮC leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc, đặng Thầy trục xuất Chơn Thần nó ra, nhớ biểu Hậu, Ðức xông hương tay của chúng nó, như Em có giựt mình té thì đỡ.



Rồi biểu hai vị Ðầu Sư xuống ngai, quì, đến trước mặt Ngũ Lôi, hai tay chấp trên đầu, quì ngay bùa Kim Quang Tiên mà thề như vầy:

"Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ, trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng làm trọn Thiên Ðạo mà dìu dắt cả mấy em chúng tôi đều là Môn đệ của Cao Ðài Ngọc Ðế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định chẳng dám chuyên quyền mà lập thành Tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ Lôi tru diệt” (Lời thề trên có 60 chữ)

Ðến bàn Vi Hộ Pháp cũng quì xuống, vái y vậy, đều câu sau thì như vầy:

Như ngày sau phạm Thiên Ðiều thề có Hộ Pháp đọa Tam Ðồ bất năng thoát tục”.

Rồi mới biểu Giảng xướng lại nữa “Phục vị”, thì nhị vị Ðầu Sư trở lại ngồi trên Ngai. Chư Môn-đệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.

Tới phiên các Môn đệ, từ người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:



Tên gì?... Họ gì?... “Thề rằng: Từ đây biết một Ðạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn đệ, gìn luật lệ Cao Ðài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Ðịa lục."(36 chữ)

Tới trước bàn Hộ Pháp cũng thề như vậy, rồi mới đến lạy nhị Ðầu Sư.”

Đức Hộ pháp có dạy vào ngày rằm tháng 9 năm Bính Tuất (1946) rằng:

… “Còn nói về phần chư Môn Ðệ của Ðức Chí Tôn, từ buổi đem thân vào cửa Ðạo trong lúc Nhập môn đã quì trước Bửu Ðiện có bàn Ngũ Lôi, mà lập Minh thệ (như trên) Than ôi! Cho những người thề như vậy, mà cũng không để trọn đức tin nơi Chí Tôn lại thối bước ngã lòng, cổi áo Ðạo, dẹp khăn tu, mong mỏi xu hướng theo con đường tục lụy, cho nên mới gây tạo ra con đường lằn súng mũi đạn ngày nay.



Vậy, ai là người thất thệ với Chí Tôn thì phải sớm thức tỉnh tâm hồn, ăn năn sám hối, cầu xin Ðại Từ Phụ cùng các Ðấng Thiêng Liêng, từ bi ân xá tội lỗi tiền khiên, họa may đặng chung hưởng ân huệ của Ðức Chí Tôn ban cho sau nầy.

Ngày nào toàn thể nhơn sanh đều biết hồi đầu hướng thiện, nhìn Ðạo Trời là một Cơ Quan Cứu Thế, thật hành chủ nghĩa Thương yêu cho ra thiệt tướng thì ngày ấy mới đặng hưởng Hòa bình Đại đồng thế giới”.

Đức Hộ-pháp cũng dạy cho biết rằng:

Về Bí pháp của Đạo cũng như triết lý của Đời, là càng đau khổ thì càng kinh nghiệm, càng thanh cao. Con đường Thiêng liêng lập vị của Đạo cũng do nơi  Bí  Pháp ấy. Thử hỏi từ ngàn xưa, biết bao vị  đắc đạo mà không nhờ trong khuôn khổ nào chăng ?



Lại có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử Đạo” là cũng trong một ý niệm ấy. Nếu thoảng như đi trên con đường lập vị thiêng liêng được sung sướng hoặc dễ dàng hoặc không cần chi phải mệt xác mệt trí, hoặc không có chịu sự khảo duợt nào về tinh thần hay hình thể, thì nhơn loại trên mặt địa cầu nầy sẽ thành Phật hết. Như thế, các em nghiệm coi phẩm trật ấy có phân biệt và quí trọng không ? Hẳn là không phân biệt rồi.

Vậy các em nên hiểu điều đó để lướt qua mọi trở ngại thử thách đặng kíp sớm cho các em đoạt được sở  hành  phi  phàm đó vậy.”

4- Đạo Cao-Đài có Thể-pháp và Bí-pháp:

Nay là thời-kỳ Hạ nguơn Tam chuyển bước qua Thượng nguơn Tứ chuyển, Đức Chí-Tôn mở ra mối Đạo Trời là cơ Đại Ân xá cho nhân lọai. Cơ Đại Ân xá này được thực hiện ở mọi nơi, mọi chỗ và bằng nhiều phương thức khác nhau:

Đức Chí-Tôn để cả hai triết-lý cho nhơn-loại biết sự thật. Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn đến: Ngài đến đặng giải một triết lý, một công-lý hiện hữu tại mặt thế gian này: Sự chơn thật.

Ngài đã giải sự chơn thật.

Phải hiểu Thể-pháp, biết Thể-pháp rồi mới thấu đến Bí-pháp. Khó lắm! Phải để tinh-thần tìm hiểu cho lắm! Khó lắm! phải rán học cho lắm mới có thể đoạt đặng! Điều rất khó-khăn là phải viết sách.

ĐHP 5-4 Kỷ-Sửu)

Vì : “Có Thể pháp thì có Bí-pháp!

Các vị Giáo-chủ cũng phải tùng theo khuôn luật đó, một nền Tôn giáo có:

- Thể-pháp là cơ-quan giải khổ cho chúng sanh, tức nhiên phải có:

- Bí-Pháp đặng làm cơ-quan giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn. Một nền Tôn giáo đã xuất hiện tại thế gian này dầu Thể-pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí pháp làm tướng diện căn bản thì nền Tôn giáo ấy chỉ là Bàng môn tả đạo mà thôi”.


(ĐHP: 9-4 Kỷ Sửu 1949)





CHƯƠNG II

A- NHỮNG HÌNH THỨC GỌI LÀ BÍ PHÁP

TRONG NỀN ĐẠI ĐẠO

Bí pháp 秘 法

A: The sacrament.

P: Le sacrement.

Bí: sáng rỡ. Giấu kín, không hở ra cho ai biết.

Pháp: có nghĩa là pháp thuật, phương pháp.

Bí Pháp là những pháp thuật huyền diệu, mà khi thi hành sẽ có những hiệu quả thiêng liêng mà ta không thể dùng trí phàm hiểu biết hết được.

Đây là những Bí Pháp Chơn truyền của Đại-Đạo.

Trong cửa Ðạo Cao Ðài, Ðức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Ðức Chí Tôn truyền cho các Chức sắc vào hàng Thánh Thể của Cửu Trùng Đài và Hiệp-Thiên-Đài hay Phước Thiện đi hành đạo ở địa phương bảy Pháp sau đây để cứu độ nhơn sanh phần xác cũng như phần hồn, hầu giúp cho công cuộc Phổ Độ nhơn sanh được kết quả:

1- Phép Tắm Thánh. 2- Phép Giải Oan.

3- Phép Hôn Phối. 4- Phép Giải bịnh.

5-Phép Xác 6-Phép Ðoạn Căn. 7-Phép Ðộ Thăng.

Tương tự: Bên Thiên Chúa giáo cũng có bảy Bí Pháp dành cho “Con chiên của Chúa” là:

1- Phép Rửa tội 2- Thêm sức

3- Thánh Thể. 4- Giải tội

5-Xức dầu 6-Truyền chức 7-Hôn phối.



1- Bí pháp xưng tội

Chơn-truyền từ trước đến nay Đức Chí-Tôn để tại mặt thế trên các Đạo: Phật, Tiên, Thánh, là phương để gội rửa linh-hồn mà thôi. Đức Hộ-Pháp nói:

Nhứt là Công-giáo có phép xưng tội là một Bí pháp, nhưng ta không hiểu tại sao Chí-Tôn lại không truyền chơn-pháp.

Ta nghĩ, có lẽ Đức Chúa Jésus-Christ đã ban quyền cho những đại-diện của Ngài tức là người cầm quyền Hội Thánh có đủ năng-lực xá tội, nhưng trong hai đàng là kẻ xá tội và kẻ xưng tội; cũng có lẽ có người không thực tâm xưng tội, hoặc người không xứng đáng là ngừơi xá tội. Nếu xét ra người đến xưng tội và người xá tội cũng đều là phàm cả, chưa biết người này có xá tội được cho người kia chăng? Thảng không đủ quyền tha tội càng thêm mang tội hơn nữa. Hễ có tội tức là có hình, có hình tức có phạt, có phạt phải thành án, mà án tiêu mới hết tội. Nên hễ có tội thì phải trả, mà có trả rồi thì hết tội”..

(Đức Hộ-Pháp 1-7 Mậu Tý 1948)



2- Nhận dạng Bí tích

Tại sao cũng thời là người mà không ai giống ai? Trách nhiệm, quyền hành cũng không giống nhau? Cuộc đời thăng trầm cũng không giống nhau? Có ai biết được?

Nhưng duy chỉ biết được một phần nào trong cái cơ vi bí mật của Tạo hoá có thể từ trong kiếp trước, nay qua kiếp này còn lại một ít dấu tích mà người “sành đời” mới nhận biết hay đoán ra được thôi. Đó gọi là Bí tích.

Trong cửa Đạo Cao-Đài ngày nay: Một Đấng mà toàn Đạo rất là tôn trọng đây là Đức Hộ-Pháp, có ai biết được Ngài là ai? Cũng vì theo trí phàm mà trước đây có nhiều sự ngộ nhận về Ngài, vì nghĩ rằng Ngài nhỏ tuổi không quyền thế, nên coi thường Ngài. Đến khi có Luật, Pháp, phân ngôi cao thấp thì sinh ra ganh tỵ, không nễ nang nhau, vì ngỡ rằng Ngài nhỏ tuổi thì cái gì cũng nhỏ, Đức Chí-Tôn cho là lầm lắm!



Đức Hộ-Pháp là hiện thân của Đức Chúa Jésus Christ.

Làm sao biết được?

Trong năm 1956, thời gian Ngài còn lưu vong nơi Miên Quốc, Kim biên Tông Đạo. Công việc tắm rửa cho Ngài là của Ba Hiệu, hôm ấy Ba Hiệu bị cảm không lo cho Ngài được nên nhờ Ông Út Thoại (Hữu Phan Quân Lê Văn-Thoại) làm thay. Đang tắm kỳ lưng cho Ngài thấy sau lưng hiện lên một Thiên-Nhãn hào quang sáng chói, trông việc lạ, ông quan sát tiếp thấy bên hông có vết sẹo lớn và hai bàn tay cũng như hai bàn chân có dấu đóng đinh, còn trước trán hiện lên chữ Vạn . Khi tắm xong và mặc đồ cho Ngài rồi, ông Thoại tự tay đóng cửa phòng tắm lại, đoạn quì xuống bạch với Đức Ngài rằng:

Có phải Thầy là Chúa Jésus Christ Hộ-Pháp Di Đà không?”

Đức Hộ-Pháp quở:

- “Đồ quái gỡ. Ai bảo con hỏi?”

Ông Thoại bạch:

- Thưa Thầy do con thấy Thiên Nhãn sau lưng Thầy và trước trán hiện lên chữ Vạn và vết sẹo do CHÚA bị đóng đinh trên Thập Tự giá”.

Đức Thầy dạy:



- “Con không được tiết lộ nghe!”

Ông Phạm Công Tắc nguơn linh là Ngự Mã Thiên Quân Hộ-Pháp Di-Đà. Hiện Ngài nắm Ba Châu trên cõi Trời, nên nhơn sanh niệm danh Ngài là “Nam mô Tam Châu Bát Bộ Hộ-Pháp Thiên Tôn”. Nhưng khi ngự ngai thì mặc Đại phục có Mão và “Người phải mặc giáp, đầu đội Kim Khôi toàn bằng Vàng, trên Kim Khôi có thể Tam Sơn, giống như cái chỉa ba ngạnh, chủ nghĩa là Chưởng Quản Tam Thiên bên Tây Phương Cực Lạc”. (PCT)

Do đó mà khi thuyết giảng Đức Ngài có dạy rằng lẽ ra câu niệm phải là “Nam mô Tam Thiên Thế giới Hộ pháp giáng lâm” nhưng vì đã thành thói quen niệm như trên nên không sửa.

Đức Hộ-Pháp nói về quyền hành của Ngài:

Bần Đạo duy muốn làm Bạn với con cái Ngài, nên phẩm vị PHẬT SỐNG của Đức Chí Tôn để cho Bần Đạo, mà Bần Đạo chưa có ngồi. Ấy vậy mê tín dị đoan trong cửa Đạo Cao Đài không có và không cần có, quả quyết hẳn vậy, nên đình lại Bí pháp chơn truyền, nếu thuyết ra là lấy cái quyền năng mê tín dị đoan mà thắng thiên hạ là một điều hèn nhát nên Bần Đạo không dùng, để khi nào dùng được Bần-Đạo sẽ dùng. Bần Đạo hứa chắc sẽ giáo hóa cho con cái Đức Chí Tôn mà thôi”.



Đức Hộ-Pháp làm phận sự của Chí-Tôn giao phó.

Đức Ngài nói:

Chỉ Qua biết phận sự của Qua là Đại-Từ-Phụ giao phó với một lời yếu thiết như thế này:



- Tắc, đời quá khổ chẳng phải khổ về xác thịt mà thôi, mà lại khổ đến tinh thần nữa, nạn của nhơn loại tương tàn tương sát sắp đến. Thầy giao cho con một cây CỜ CỨU KHỔ, chẳng phải cứu khổ tinh thần mà thôi, lại lẫn cả thể xác nữa. Trọng hệ hơn hết là điều ấy Thầy giao phó cho con, nhưng mà con phải hiểu: có khổ về tinh thần mới biến sanh ra khổ của thể xác.

Thầy nói rõ Thầy giao cho một gánh Đạo và Đời.

Thực sự ra Bần Đạo xin thú thật, gánh của Đạo chẳng hề khi nào làm cho Bần-Đạo khủng khiếp. Duy có gánh của Đời, Ngài giao phó nó nặng nề hơn hết…”


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương