Tuyển tập các bài sám văn tk. Thích Đồng Bổn Sưu Tập


PHẦN III - TỊNH ÐỘ - BÁO HIẾU - CẦU AN - CẦU SIÊU



tải về 4.51 Mb.
trang92/101
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích4.51 Mb.
#22203
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   ...   101

PHẦN III - TỊNH ÐỘ - BÁO HIẾU - CẦU AN - CẦU SIÊU

246. SÁM NHỨT TÂM NGHĨA (IV)



Bích Liên Pháp Sư
Một lòng quyết trở về Lạc quốc,
Ðem mình nương đức Phật Di Ðà,
Xin bưng đèn tịnh soi qua,
Nhớ lời từ thệ dắt ta với cùng.
Tôi nay chánh giữ một lòng,
Xưng danh hiệu Phật mà trông một bề.
Thiết tha vì đạo Bồ đề,
Nên chi niệm Phật cầu về Tây phương.
Phật xưa lời thệ rõ ràng,
Rằng như có kẻ thế gian đó mà!
Muốn sanh về cõi nước ta,
Hết lòng tin thiệt hay là ưa vui.
Và trong thập niệm hẳn hòi,
Bằng không sanh đặng ta lui bực hèn.
Bởi vì niệm Phật nhân duyên,
Ðặng vào biển Phật thề nguyền ngày xưa.
Nương nhờ Phật lực sớm trưa,
Ðã tiêu tội chướng lại thừa thiện căn.
Ðến khi gần xả báo thân,
Mình đã dự biết tới chừng nào đi.
Thân không bệnh khổ chút chi,
Lòng không tham tiếc sự gì thế gian.
Ý không điên đảo trớ trang,
Như vào thiền định an nhàn thảnh thơi.
Phật cùng Bồ Tát các ngài,
Tay bưng một tọa kim đài rước ta.
Chừng trong một thí đâu xa,
Sanh về Cực lạc nở tòa bông sen.
Nở rồi thấy Phật dạy khuyên,
Phật thừa Phật huệ nghe liền mở ra.
Chúng sanh mấy lớp độ qua,
Bồ đề mấy nguyện cũng là đầy luôn.
--------------
— Trích từ “Phật hóa gia đình”, nguyên tác diễn ca của Hòa Thượng Bích Liên soạn, Hòa Thượng Khánh Anh sao lại. Nhà in Sao Mai ấn hành, Sài Gòn, 1951. Thư viện Phật học Xá Lợi tàng bản.
---o0o---

247. SÁM NHỨT TÂM NGHĨA (V)



Khánh Anh Pháp Sư
Thành tâm lạy Phật Di Ðà,
Ở bên Cực lạc chứng qua cõi này.
Hào quang xin chiếu đến đây,
Ðức Từ nhìn nhận con nay niệm ngài.
Xưng danh của đức Như Lai,
Cốt vị đạo Phật để mai mốt về.
Phật xưa vẫn có lời thề,
Chúng sanh nào muốn sanh về nước ta.
Chăm lòng tin nguyện thiết tha,
Ít thì mười niệm nếu mà chẳng sanh.
Thì ta chẳng lấy Phật danh,
Bởi duyên cớ đó nên đành niệm đây.
Như Lai biển nguyện rộng thay,
Bè từ Phật độ con nay đặng vào.
Tội mòn như “nước đá” thau,(1)
Căn lành lớn tựa núi cao rừng già.
Mai sau trăm tuổi sắp đà,
Ðến cho biết trước năm ba ngày giờ.
Thân không đau khổ ngất ngơ,
Lòng không tham tiếc ngây khờ đảo điên.
Lâm chung như lúc vào thiền,
Phật cùng Thánh chúng, kim liên đài vàng.
Ðem qua để rước con sang,
Chỉ trong một niệm cõi vàng vãng sanh.
Trên hoa thấy Phật nghe kinh,
Phật thừa Phật huệ đều rành suốt thông.
Chúng sanh mấy, độ cũng xong,
Bồ đề mãn nguyện mỗi lòng đều phu. (2)
Nguyện về Tịnh độ Tây cù, (3)
Sen phô chín phẩm hoa bù đôi thân. (4)
Nở hoa thấy Phật chứng chân,
Bạn hiền Bồ Tát quả thân Bồ Ðề.
--------------
— Trích từ “Phật hóa gia đình” do Hòa Thượng Khánh Anh biên soạn, Nhà in Sao Mai ấn hành, Sài Gòn, 1951. Thư viện Phật học Xá Lợi tàng bản.
(1) “Nước đá” thau: Câu này Hòa thượng soạn theo ý ngài Huệ Lưu có sửa đổi từ “đá mài dao” thì lâu mòn lắm! Nước đá thì mau tiêu hơn, là muốn cho tội cũng mau tiêu như thế (Tr. 70 Sđd).
(2) Phu: bày, trải, ý nói đều đầy đủ như ý nguyện.
(3) Tây cù: cõi phương Tây.
(4) Hoa bù đôi thân: bù có nghĩa bồi thường, thay thế. Vì hoa sen thay vì cha mẹ để hoá sanh cho chúng sanh niệm Phật được vãng sanh (Tr. 71 Sđd).

---o0o---


248. SÁM THẬP PHƯƠNG NGHĨA (IV)



Bích Liên Pháp Sư
Mười phương cả Phật ba đời,
Di Ðà thứ nhứt tột vời quang minh.
Phân làm chín phẩm độ sanh,
Oai thần đức thánh minh minh khôn cùng.
Tôi nay rộng phát một lòng,
Qui y sám hối ba vòng nghiệp khiên.
Hễ phàm có mấy phước duyên,
Hết lòng hồi hướng mà chuyên làm lành.
Nguyện người niệm Phật với mình,
Lúc nào cảm ứng quang minh cho tường.
Lâm chung nguyện cảnh Tây phương,
Hiện ra trước mặt rõ ràng chẳng sai.
Kiến văn tinh tiến cả hai,
Ðồng về cõi Phật trong đài Liên hoa.
Thấy Phật sanh tử liễu qua,
Như Phật độ hết những là chúng sanh.
--------------
— Nguyên tác của Hòa Thượng Bích Liên, do Hòa Thượng Khánh Anh sao lục trong “Phật hóa gia đình”, Sao Mai ấn hành 1951. Thư viện Phật học Xá Lợi tàng bản.
Bài chỉ thấy chép có như thế, không biết có mất đoạn cuối chăng? Nếu theo chánh văn thì còn bốn câu nữa của Tứ hoằng thệ nguyện.
---o0o---

249. SÁM THẬP PHƯƠNG NGHĨA (V)



Khánh Anh Pháp Sư
Cả ba đời cùng mười phương Phật,
A Di Ðà bậc nhất vì duyên,
Uy thần phước đức vô biên,
Dựng đài cửu phẩm độ miền cầu sanh.

Con chí thành nghiêng mình sám hối,


Ý khẩu thân hết tội ngu hèn,
Có bao phước quả thiện căn,
Hướng về Tịnh độ hay rằng tịnh bang.
Nguyện đồng đàn những trang niệm Phật.
Cảm ứng theo hiện thật chứng cho,
Thân sắp mãn, cõi Phật phò,
Thấy nghe tiến tới, nức nô sanh về.
Trông Bồ đề thoát bề sanh tử,
Như Phật đà độ thảy vong, tồn,
Lắm phiền não, nhiều pháp môn,
Bao phiền cũng đoạn mấy tôn cũng trì.
Với điều ni loài chi cũng độ,
Và đều thành Phật hộ “Tứ hoằng”,
Cõi không tội nguyện không ngằn,
Tình với không tình đều thành giống trí.
-------------
— Trích trong “Phật hóa gia đình” của Hòa Thượng Khánh Anh soạn, Nhà in Sao Mai ấn hành, Sài Gòn, 1951. Thư viện Xá Lợi tàng bản.
— Người soạn có sửa lại câu cuối cho hợp số chữ song thất lục bát.

---o0o---


250. SÁM PHÁT NGUYỆN NIỆM PHẬT



(Sám tán Di Ðà 7)
Một lòng niệm Phật Di Ðà,
Cầu sanh Cực lạc liên tòa Tây phương.
Hôm nay quì trước điện đường,
Chúng con phát nguyện cúng dường Thích Ca.
Xin ngài thương xót Ta bà,
Chỉ đường sanh tử thoát ra luân hồi.
Chúng sanh chìm đắm khổ ôi!
Trầm luân nhiều kiếp nổi trôi cõi trần.
Ðức ngài giác ngộ hiền nhân,
Tìm phương giải thoát xả thân tu hành.
Ðến ngày đạo quả viên thành,
Ngài bèn tự thuyết hồng danh kinh này.
Dạy người hồi hướng phương Tây,
Cầu về Cực lạc nơi đây an lành.
Mỗi người phát nguyện vãng sanh,
Cầu lo niệm Phật xưng danh Di Ðà.
Chuyên tâm phát nguyện thiết tha,
Trí hạnh viên mãn đặng qua lạc thành.
Tin chắc niệm Phật vãng sanh,
Ai tu cũng đặng đừng sanh nghi ngờ.
Nguyện không xao lãng chần chờ,
Lập hạnh tinh tấn ngày giờ tiến tu.
Tứ thời niệm Phật công phu,
Cầu về Cực lạc ngàn thu độ đời.
Nguyện cho khắp cả mọi nơi,
Ðồng lo niệm Phật chiều mơi chuyên cần.
Hiện tiền đền đáp bốn ân,
Phước huệ đầy đủ mãn phần vãng sanh.
Cần lo niệm Phật chí thành,
Ngày đêm sáu chữ hồng danh Di Ðà
Khắp trong thế giới Ta bà,
Nhớ lời di chúc Thích Ca dạy truyền.
Bao phen cặn kẽ bảo khuyên,
Chúng sanh niệm Phật kết duyên Di Ðà.
Nguyện qua khỏi chốn ái hà,
Cầu sanh chín phẩm Liên hoa sen vàng.
Di Ðà Phật phóng hào quang,
Rước người niệm Phật Lạc bang mau về.
Niệm Phật viên mãn Bồ đề,
Bổn sư dạy bảo cầu về cõi thanh.
Niệm Phật chắc đặng vãng sanh,
Nhiếp tâm niệm rõ hồng danh Di Ðà.
Tháng ngày lần lữa trôi qua,
Tư lương góp đủ chắc là thành công.
Tín hạnh nguyện gắng vun trồng,
Công viên quả mãn thảy đồng về Tây.
Lâm chung cảnh Phật hiện bày,
Di Ðà, Thánh chúng đông vầy rước lên.
Quan Âm, Thế Chí nêu tên,
Tràng phan bảo cái cung nghênh nhạc trời.
Có mùi hương lạ trong đời,
Bay quanh lúc ấy khiến người phát tâm.
Cùng nhau niệm Phật đồng âm,
Tới phiên Thánh cảnh lai lâm tiếp mình.
Thập phương bá tánh hãy tin,
Gắng công niệm Phật tánh linh tỏ bày.
Di Ðà Phật hiện sen khai,
Pháp môn cứu cánh không hai ở đời.
Vậy xin nhắn nhủ mọi người,
Vãng sanh quyết đặng không dời không sai.
Hãy cùng niệm hiệu Như Lai,
Tây phương Cực lạc liên đài kết hoa.
Nam mô đức Phật Di Ðà.

--------------


— Trích và soạn lại từ bài sám cùng tên trong “Pháp môn niệm Phật.” Chùa Niệm Phật ấn hành, Bình Dương, 1970
— Soạn bổ sung 21 câu – Xá Lợi, 1997

---o0o---



Каталог: downloads -> kinh-tung-sam-van -> sam-van
downloads -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

tải về 4.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương