Tuyển tập các bài sám văn tk. Thích Đồng Bổn Sưu Tập


BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM KINH (II)



tải về 4.51 Mb.
trang44/101
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích4.51 Mb.
#22203
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   101

110. BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM KINH (II)

Ðức Bồ-tát hiệu Quan Tự Tại,


Dầy công tu huệ mới mở mang,
Chơn như một ánh linh quang,
Chiếu soi năm uẩn đều không có gì.
Bát nhã huệ soi đi khắp chốn,
Dứt mọi đường khổ khốn tai nàn,
Xá Lợi tâm chớ nghi nan,
Sắc kia nào khác cái không đâu mà.
Cái không nọ nào xa cái sắc,
Sắc là không, không sắc như nhau,
Thọ, tưởng, hành, thức khác đâu,
Chơn không xét cũng một màu thế thôi.
Này Xá Lợi nghĩ coi có phải,
Những pháp không xét lại thực là,
Chẳng danh chẳng dứt đó mà,
Sạch dơ thêm bớt cũng là chơn không.
Ấy vậy phải xét thông mọi lẽ,
Như hư không có vẻ gì đâu,
Thọ, tưởng, hành, thức sạch lầu,
Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt còn đâu nương nhờ.
Thân, ý cũng hững hờ như thế,
Lục trần kia cũng kể là không,
Ðã không nhãn giới suốt thông,
Ðến ý, thức, giới cũng không thấy gì.
Vô vô minh nương chi mà có,
Bổn tánh Ngài soi nó phải tiêu,
Ðã không lão tử hiểm nghèo,
Còn đâu già chết hòng theo quấy rầy.
Khổ tập, diệt đạo không thay,
Trí còn chẳng có đắc đầy được đâu,
Vô sở đắc là câu tuyệt diệu,
Bồ-tát xưa khéo liệu đường tu.
Chơn không bổn tánh như như,
Nhờ huệ Bát nhã thiệt hư soi lầu,
Không ngăn ngại còn đâu lo sợ,
Mộng tưởng không tâm chẳng đảo điên.
Chơn như bổn tánh thiên nhiên,
Niết-bàn cõi ấy chứng lên đạo mầu.
Tam thế Phật ngôi cao chứng quả,
Thảy đều nhờ Bát nhã tu nên,
Bát nhã này rất thiêng liêng,
Ấy đại thần chú giúp nên đạo thiền.
Ấy thần chú đại miêng sáng chói,
Chú vô thượng vòi vọi cao xa,
Vô đẳng đẳng chú ấy mà,
Gồm đủ thần lực thiệt là tối linh,
Những khổ não thênh thênh trừ hết,
Lời nói này chơn thiệt chẳng ngoa,
Vậy nên Bát nhã thuyết qua,
Này câu thần chú niệm ra như vầy:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la Tăng yết đế, Bồ-đề tát bà ha (3 lần)
--------------------
-Trích Kinh Nhật Tụng, chùa Hoằng Pháp xb. Sàigòn, 1971
1 Câu này thỉnh kẻ cô hồn hoạnh tử khi lâm sản hoạc bị sẩy thai, sút thai.
--- o0o ---

Tập III - 55 BÀI SÁM VĂN ÂM NGHĨA SƯU TẬP




Lời Nói Ðầu

Qua hai tập I và II, đã có 110 bài sám văn được giới thiệu đến quí độc giả gần xa, và trên đường nghiên cứu sưu tầm, chúng tôi lần lượt phát hiện thêm nữa các dị bản, các bài sám văn mới đã và đang được sử dụng trong thời khóa các chùa, trong các nghi lễ dân gian, hoặc bằng truyền khẩu khắp cả ba miền đất nước... Ðó là động cơ thôi thúc chúng tôi tiếp tục sưu tầm để biên tập nên quyển thứ III “ 55 bài sám văn âm nghĩa sưu tập”.


Công trình sưu tập toàn bộ các bài sám hay, các áng văn vần, đã đi hơn nửa phần đường, chúng tôi vẫn tiếp tục cho đến khi nào không còn tìm được nữa mới thôi, để cho các bài sám văn không bị quên lãng theo thời gian, dẫu rằng có còn được sử dụng nữa hay không. Vì ở đó, là dấu tích của sự tu trì, là sinh hoạt nghi lễ Phật Giáo ở một địa phương, và là sự thể hiện trăm sắc ở vườn hoa văn học đạo pháp tuy rằng khác biệt các chốn Tổ, sơn môn, hệ phái, giáo phái, Tăng tục... nhưng vẫn đồng là con một nhà, là tài sản chung của kho tàng văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Ở tập III này, phần sưu tầm có đi rộng ra ở các hệ phái, các sơn môn để phát hiện thêm các dị bản từ các bài sám văn gốc. Tuy rằng ý nghĩa là một, nhưng ở mỗi bản dịch khác nhau cũng nói lên phong cách sáng tạo văn vần của mỗi dịch giả ở mỗi nơi có cái đặc thù riêng, phù hợp việc sử dụng ở một bối cảnh nhất định. Qua biên tập góp nhặt ở quyển này, có thể giới thiệu một tập hợp rộng rãi, nếu quí Tôn đức độc giả thấy những bài có vần điệu phù hợp đem sử dụng rộng rãi như một cách giao lưu, thể hiện tâm hồn rộng mở và đoàn kết của người con Phật, thì quả là công đức vô lượng và là một khích lệ lớn lao cho người sưu tầm vậy.
Trong việc biên tập, chúng tôi cố tình không đưa hết các bài Sám văn của một tác giả - sơn môn nào hết, mà có sự phân bố đồng đều mỗi nơi một ít, để thấy được giá trị chung của tập thể là phục vụ mục đích chung nhất có hệ thống cho kho tàng văn học Phật giáo. Những bài còn lại sẽ được lần lượt giới thiệu vào quyển IV, và rất mong sự đóng góp phát hiện của các bậc thức giả xa gần hỗ trợ.
Có một số bài kinh dịch ra văn vần được tập hợp trong quyển này, tuy không mang tính chất một bài Sám văn, nhưng sự tụng đọc ở những thời điểm kỷ niệm vía chư Phật Bồ Tát như: Kinh Tám Ðiều cho Lễ vía Phật Ðản và tụng đọc hàng ngày, hoặc 48 Lời Nguyện Ðức Di Ðà cho vía Phật Di Ðà, hoặc Kinh Vô Thường cho các lễ Tống táng... đã mang ý nghĩa của một bài sám văn hầu răn nhắc chúng ta cảnh tỉnh tự thân trong cuộc sống. Chính vì thế mà chúng tôi đã đưa vào tuyển tập như một bài Sám văn, để bình thường hóa hơn công dụng của những kinh trên đi vào cuộc sống và tâm thức mọi người. Vì rằng thể loại sám văn được tụng đọc nhiều hơn, thuộc lòng nhiều hơn, sử dụng giản đơn hơn, còn kinh điển thì phải được tụng đọc trang nghiêm, có nghi thức khai kinh, mõ chuông ở trước Phật tiền.
Vẫn như quyển trước, tập III này có thêm phần các bài Sám văn âm chữ Hán mà chúng tôi mới sưu tầm thêm. Và vẫn tiếp tục việc đánh số theo thứ tự nối tiếp hai tập trước để dễ dàng nhận biết tìm kiếm, vì rằng tên tựa các bài sám văn thì hầu như đều giống nhau. Tập III này được bắt đầu từ bài thứ 111 đến bài 165. Ngoài ra, có đôi bài cần thiết tụng đọc nhưng chưa phải là một bài sám văn, chỉ là một bài kệ thường dùng, thì chúng tôi vẫn sưu tập vào đây để làm tư liệu cho quý độc giả, làm phần phụ lục thêm thôi.
Cuối cùng, vẫn chưa phải là hết cho công trình sưu tập các bài sám văn này, rất mong mỏi quý liệt vị Tôn Ðức Tăng Ni, Phật tử độc giả xa gần đóng góp bổ sung và cho ý kiến những chỗ sai sót, để chúng tôi kịp thời đính chính ở lần tái bản, cũng như được thêm tư liệu hoàn thành cho tập sau, ngõ hầu đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn, không để các áng văn vần hay của chúng ta còn bị rơi rớt mai một đâu đó...
Và sau nữa, xin chân thành tri ân cùng cảm niệm công đức chư Tôn Túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử đã giúp đỡ cung cấp tư liệu để cho tuyển tập này được hoàn thành và ra mặt độc giả một cách trọn vẹn.
Trọng xuân năm Ðinh Sửu 1997
Người góp nhặt
THÍCH ÐỒNG BỔN
--- o0o ---


Каталог: downloads -> kinh-tung-sam-van -> sam-van
downloads -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

tải về 4.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương