Tuyển tậP ĐỀ thi hsg ngữ VĂN 8 ĐỀ 1 : ĐỀ thi học sinh giỏi cấp trưỜng vòng I


H­­ớng dẫn chấm bài thi học sinh giỏi cụm lớp 8



tải về 0.65 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích0.65 Mb.
#35735
1   2   3   4   5   6   7

H­­ớng dẫn chấm bài thi học sinh giỏi cụm lớp 8

năm học 2007- 2008

Môn thi : Ngữ văn. Thời gian làm bài : 120 phút.
I. Trắc nghiệm : (4 điểm)

Câu I : B - Tản Đà (0,25 điểm)

Câu II : 1/ D - Câu trần thuật (0,25 điểm)

2/ B – Trình bày (0,25 điểm)



Câu III :

A- Nhân hoá (0,25 điểm)



Câu IV : A- Nhân vật kể chuyện (0,25 điểm)

Câu V : A- Tr­ờng (0,25 điểm)

Câu VI : Học sinh lần l­ợt điền các cụm từ sau :

  1. : 1907 – 1989

  2. : Nguyễn Thứ Lễ

  3. : Bắc Ninh

  4. : Nhất của phong trào thơ mới (1932-1945) buổi đầu

  5. : Dồi dào, đầy lãng mạn

  6. : Đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới

  7. : Viết truyện ( truyện trinh thám, truyện đ­ờng rừng lãng mạn …)

  8. : Đầu xây dựng ngành kịch nói ở n­ớc ta

  9. : Truy tặng giải th­ởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2003)

  10. : Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu ( truyện 1934)

HS điền đúng, đầy đủ 10 thông tin : 1,0 điểm

HS điền đúng 7,8,9 thông tin: 0,75 điểm

HS điền đúng 5,6 thông tin: 0,5 điểm

HS điền đúng 3,4 thông tin: 0,25 điểm

HS điền đúng d­ới 3 thông tin không có điểm

Câu VII : ( 0,5 điểm)


  1. Quy nạp

  2. Diễn dịch

Đúng mỗi ý: 0,25 điểm

Câu VIII : Yêu cầu điền đúng sơ đồ


Mục đích chân chính của việc học



Khẳng định quan điểm, ph­ương pháp đúng đắn

Phê phán những lệch lạc, sai trái

Tác dụng của việc học chân chính

Điền đúng cả: 1,0 điểm

đúng 3 tr­ờng hợp: 0,75 điểm

đúng 2 tr­ờng hợp: 0,5 điểm

đúng 1 tr­ờng hợp không cho điểm

II. Tự luận : (16 điểm)

Câu I : ( 3,0 điểm)


  1. Học sinh chỉ ra đ­ợc biện pháp tu từ. Đổi trật tự cú pháp trong khổ thơ : Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong, ngồn ngộn sân phơi. (1,0 điểm)

  2. Giá trị biểu đạt : Đổi trật tự cú pháp để biểu hiện của sự trù phú, đầy đủ hạnh phúc, ấm no, cuộc sống mới của một vùng quê biển đ­ợc thể hiện nổi vật hẳn lên . (2,0 điểm)

Câu II : ( 13 điểm )

  • Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt l­u loát, ít sai chính tả. Bài làm đúng thể loại (1 điểm)

  • Yêu cầu về nội dung :

1/ Mở bài :

Học sinh dẫn dắt và nêu đ­ợc vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t­ợng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của ng­ời nông dân Việt Nam tr­ớc cách mạng tháng tám. ( 0,5 điểm )



2/ Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t­ợng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ng­ời nông dân Việt Nam tr­ớc cách mạng .

* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ng­ời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì tr­ớc cách mạng : Có phẩm chất của ng­ời phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ng­ời phụ nữ hiện đại. Cụ thể :

- Là một ng­ời vợ giàu tình th­ơng : Ân cần chăm sóc ng­ời chồng ốm yếu giữa vụ s­u thuế. ( 1,0 điểm )

- Là ng­ời phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . ( 1,25 điểm )

* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất ng­ời nông dân thể hiện ở :

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). ( 1,5 điểm )

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) (1,5 điểm )

b. Họ là những hình t­ợng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của ng­ời nông dân Việt Nam tr­ớc cách mạng :

* Chị Dậu

Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột s­u thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. ( 1,5 điểm )



* Lão Hạc :

Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đ­ợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. ( 2,0 điểm )



  1. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.

Nó bộc lộ cách nhìn về ng­ời nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót th­ơng đối với số phận bi kịch của ng­ời nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy ng­ời nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con ng­ời. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên h­ớng nhìn ng­ời nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con ng­ời… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất… ( 2,25 điểm )

3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. ( 0,5 điểm )


ĐỀ 24 :
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài : 150 phút.
Câu 1: (2 điểm)

Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”.

( Viếng lăng Bác của Viễn Phương)

a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên.

b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy.
Câu2: ( 4 điểm ).

Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.

Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em.
Câu3: ( 4 điểm ).

Chân dung Hồ Chí Minh qua: “ Tức cảnh Pác bó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” – Ngữ văn lớp 8 – tập 2.


ĐÁP ÁN CHẤM HSG LỚP 8

Câu 1 ( 4 điểm )

* Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ – hình ảnh “mặt trời” ở câu thứ 2 là Bác Hồ (1 điểm).

* Viết đoạn văn (3 điểm).

- Cần đạt yêu cầu sau:

a. Hình thức:

- Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn: Không quá dài, quá ngắn ( 0,5).

- Xác định được câu chủ đề ( quy nạp – diễn dịch ) ( 0,5).

- Chú ý diễn đạt, lỗi chính tả, hành văn,.

b, Nội dung:

* Ý nghĩa hình ảnh mặt trời: Đem lại ánh sáng cho con người, cho muôn loài -> Cuộc sống không thể thiếu( 0,5).

- Hai câu có 2 hình ảnh mặt trời:

+ Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên ( hình ảnh mặt trời thực).

+ Câu2: Mặt trời biểu tượng – Chủ tịch Hồ Chí Minh => Sử dụng hình ảnh ẩn dụ. đối với dân tộc VN Bác chính là mặt trời – Người đem lại độc lập tự do , cuộc sống ấm no cho nhân dân VN(0,5).

- Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên so sánh với vị lãnh tụ dân tộc VN -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân VN.

=> Dù Bác mất nhưng tư tưởng của Bác “ vẫn là kim chỉ nam” dẫn đường cho dân tộc VN ( 0,5).

Câu 2: ( 8 điểm ).

Đảm bảo yêu cầu sau:

a. Hình thức:

- Đầy đủ bố cục 3 phần ( 0, 5)

- cách diễn đạt hành văn, trình bày ( 0,5).

b. Nội dung:

* Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” ( 0,5).

-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.

* Thân bài:

A. Giải thích:

+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.

+ Đấu lực: Hình thức hành động.

=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người ( 0,5).

1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân VN trước Cách mạng ( 0,5).

2. Hoàn cảnh cụ thể của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá ( 0,5).

- Không đủ tiền nạp sưu -> bán cả con -> vẫn thiếu -> Anh Dậu bị bắt.

3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng ( 0,5).

+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.

+ Mới đầu van xin, nhún nhường -> bùng phát.

+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.

-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu.

=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”

4. Ý nghĩa: ( 1 điểm ).

* Giá trị hiện thực: (0.5)

- Phơi bầy hoàn toàn xã hội .

- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.

* Giá trị nhân đạo:(1điểm)( mỗi ý đúng 0.2đ)

- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.

+ Một người phụ nữ thông minh sắc sảo.

+ Yêu thương chồng con tha thiết.

+ Là một người đảm đang, tháo vát.

+ Một người hành động theo lý lẽ phải trái.

+ Bênh vực số phận người nông dân nghèo.

* Giá trị tố cáo:(0. 5)

- thực trạng cuộc sống của người nông dân VN bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )).

Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai.

=> xã hội “ Chó đểu”. ( Vũ Trọng Phụng ).

=> Chứng minh cho quy luật phát triển tự nhiên của con người: “ Con Giun xéo mãi cũng phải oằn”.

5. Mở rộng nâng cao vấn đề ( 0,5 ).

- Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .

- Số phận của người nông dân trong các tác phẩm cùng giai đoạn.

- Hành động của chị Dậu là bước mở đường cho sự tiếp bước của người phụ nữ VN nói riêng, nông dân VN nói chung khi có ánh sáng cách mạng dẫn đường ( Mị – Vợ chồng A Phủ) .

* Kết bài:(0.5)

- Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người.

- Cảm nghĩ của bản thân em.

Câu 3: ( 8 điểm )

a. Nội dung:



* Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh (1.0) .

* Thân bài:

1. Hoàn cảnh sáng tác 3 bài thơ ( 1.0).

2. Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh ( 4 điểm ).

* Đại nhân:(1.5đ)

+ Yêu tổ quốc.

+ Yêu thiên nhiên.

+ yêu thương con người.

-> “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế .

Ôm cả non sông mọi kiếp người”

( Tố Hữu )

* Đại trí:(1đ)

+ Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự , lãnh đạo.

“ Lạc nước hai xe đành bỏ phí

Gặp thời một nước cũng thành công”.

( Nhật kí trong tù).

* Đại dũng:(1.5đ) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại. Trong một số bài của bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong tù”. Nhưng bài nào, dòng nào, câu nào củng ánh lên tinh thần thép:

- Đi đường – Rèn luyện ý trí nghị lực.

- Ngắm trăng: Vượt lên hoàn cảnh.

- Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan , tin tưởng cuộc sống.

3. Mở rộng nâng cao vấn đề: Liên hệ thú lâm tuyền Bác khác với người xưa (1.0).

- Người xưa: Nguyễn Trãi – Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mình, gửi tâm sự với cảnh, quay về với thiên nhiên.

- Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước.

-> Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh.

- Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay.



Kết bài: (1.0)

- Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chí Minh ( 0.5).

- Hình ảnh về người chiến sĩ cộng sản.(0.5)


ĐỀ 26 :

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn : Ngữ văn 8

Năm học : 2008 - 2009

Câu 1 ( 2đ )

Ca dao có bài:

“Ngày ngày em đứng em trông

Trông non non ngất, trông sông sông dài

Trông mây mây kéo ngang trời

Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa.”



Câu 2 ( 2đ )

Trong đoạn văn dưới đây theo em người viết mắc phải lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng.

“ Thủa nhỏ, Lê Quí Đôn là một đứa trẻ thông minh nhưng ngỗ ngược. Ngay khi đi học, Lê Quí Đôn đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, phê phán những điểm phản khoa học thường được tôn sùng lúc bấy giờ. Ông thường tham gia bình văn cùng những người lớn tuổi, không ai dám coi thường “ Chú học trò nhãi ranh” học nhiều biết rộng ấy.

Câu 3 ( 6đ )

Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”.

Qua các văn bản “ Lão Hạc ”, “ Trong lòng mẹ ”, “ Tức nước vỡ bờ ” em hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?

_____________________Hết___________________


Câu1: ( 1điểm )

Tìm biện pháp tu từ trong các câu sau, nêu tác dụng?



Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
Câu 2:(2điểm)

Chỉ rõ các vế trong câu ghép, nêu rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai. Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? vì sao? Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết em hình dung nhân vật nói như thế nào?

“chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn :


  • Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.”

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu 3: (2 điểm)

Khi nghe Binh Tư nói chuyện ông giáo cảm thấy cuộc đời đáng buồn; nhưng khi biết cái chết đau đớn của lão, ông giáo lại nghĩ cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Vì sao ông giáo lại có tâm trạng như vậy? Hãy giải thích?


Câu 4: ( 5 điểm)

Em hãy kể lại một lần mắc lỗi làm cho cha mẹ buồn.

-------------------------------------------------------------------------

ĐỀ 27 :

Câu 1(1 điểm):

Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau , nêu tác dụng ?


“Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.”

(Nguyễn Du)
Câu 2 (2 điểm):

Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không?Vì sao ?xết về mặt giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật( Lão Hạc )?

“Lão nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ đề tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó. Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc , muốn gửi tôi , để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…”

(Nam Cao )





Câu 3:(2 điểm):

Qua câu chuyện “Chiếc lá cuôí cùng”, nhà văn muốn ca ngợi điều gì? Điều nào là quan trọng nhất theo cảm nhận của em ?


Câu 4: ( 5 điểm)

Em hãy kể lại một lần mắc lỗi làm cho cha mẹ buồn.


-----------------------------------------------------------------------------



Đáp án kiểm tra HK I Ngữ văn 8

ĐỀ CHẴN:


Câu1: ( 1điểm)

- chỉ rõ phép tu từ nói quá:” một tiếng chim kêu” làm” sáng cả rừng”(0.5 điểm).

- Tác dụng: khắc hoạ tâm trạngvui vẻ lạc quan yêu đời của người chiến sĩ trên đường hành quân.(0.5 điểm).

Câu 2: ( 2điểm)

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép thứ hai là quan hệ:Điều kiện - kết quả, tức là giữa các vế có sự ràng buộc lẫn nhau khá chặt chẽ cho nên không nên tách thành câu đơn được (1 điểm).

- Tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn ta có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá nghẹn ngào, đau đớn. Viết như tác giả khiến người ta hình dung ra sự kể lể, van vỉ tha thiết của nhân vật

( chị Dậu). ( 1 điểm)



Câu 3: (2điểm)

  • Khi nghe chuyện của Binh Tư, ông giáo buồn. Ông buồn vì thấy một người tử tế như thế, cuối cùng không giữ được phẩm giá; theo Binh Tư làm chuyện xấu đến nỗi ngay cả Binh Tư cũng coi thường. ( 1 điểm)

  • Đến lúc biết rõ cái chết của lão Hạc, nỗi buồn của ông giáo được giải toả. Thì ra lão Hạc không hề có hành động hay ý nghĩ xấu như Binh Tư tưởng. Cho nên ông giáo lại buồn theo một nghĩa khác. Đấy chính là vì người tử tế, đứng đắn, trọng nhân cách như lão Hạc nhưng lại không được sống, lại phải chết vật vã, đau đớn.( 1 điểm).

Câu 4: ( 5điểm).

HS nêu được các ý cơ bản sau:



  • Giới thiệu chung về câu chuyện: Tình huống xảy ra sự việc ( thời gian, không gian, sự việc).

  • Kể diễn biến câu chuyện: Kể theo trình tự thời gian hoặc trình tự tâm trạng ( nguyên nhân, diễn biến câu chuyện).

  • Kết thúc câu chuyện: Nêu suy nghĩ cảm xúc về việc làm của mình để cha mẹ buồn, nêu hướng sửa chữa.

  • Chú ý: Cần sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.

  • Cách cho điểm:

  • Điểm 4 -5 : Chuyện kể sinh động,chi tiết, yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp. Câu văn chau chuốt, giàu cảm xúc.Chuyện kể xúc động.

  • Điểm 2 -3 : Chuyện kể có thể thiếu ý nhưng xúc động. Có thể mắc 1,2 lỗi chính tả, 1 lỗi về câu.

  • Điểm 1: Bài thiếu ý, sai chính tả nhiều.

*************************************************


Đáp án kiểm tra HKI Ngữ văn 8

ĐỀ LẺ


Câu1: ( 1điểm)

- chỉ rõ phép tu từ nói quá: “ Đội trời đạp đất ” ( 0,5 điểm).

- Tác dụng: khắc hoạ đậm nét khí phách anh hùng của Từ Hải .(0.5 điểm).

Câu 2: ( 2điểm)

a) Về nội dung: Mỗi câu ghép trình bày một sự việc mà lão Hạc nhờ ông giáo ( 0,25 điểm)

b) Về lập luận: Thể hiện cách diễn giải của nhân vật lão Hạc. (0,25 điểm)

c) Về quan hệ ý nghĩa: Chỉ rõ mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc với sự việc lão Hạc nhờ ông giáo giúp đỡ.( 0,25 điểm).

d) - Nếu tách thành các câu đơn riêng biệt thì các mối quan hệ trên bị phá vỡ. Nói cách khác, ngoài thông tin sự kiện, các câu ghép còn hàm chứa thông tin bộc lộ ( tháiđộ, cảm xúc, tâm trạng) ( 0,5 điểm).

- Các câu đơn có thể vẫn đảm bảo thông tin sự kiện hoàn chỉnh nhưng thông tin sẽ khó đầy đủ như câu ghép. ( 0,5 điểm).



Câu 3: (2điểm)

  • Qua câu chuyện : “ Chiếc lá cuối cùng ”, Nhà văn muốn ca ngợi tình yêu thương của những người hoạ sĩ đối với đòng nghiệp . ( 0,5 điểm)

  • Tác giả cũng ca ngợi những người làm nghệ thuật đã phải kiên trì theo đuổi mục đích, trong khi hi vọng thành công không nhiều ( 0,5 điểm).

  • Điều quan trọng nhất là ca ngợi sức mạnh chân chính của nghệ thuật. Chỉ có nghệ thuật mới có thể đem lại niềm tin yêu, hi vọng, khát vọng sống cho con người. Nghệ thuật cứu rỗi con người . ( 1 điểm)

Câu 4: ( 5điểm).

HS nêu được các ý cơ bản sau:



  • Giới thiệu chung về câu chuyện: Tình huống xảy ra sự việc ( thời gian, không gian, sự việc).

  • Kể diễn biến câu chuyện: Kể theo trình tự thời gian hoặc trình tự tâm trạng ( nguyên nhân, diễn biến câu chuyện).

  • Kết thúc câu chuyện: Nêu suy nghĩ cảm xúc về việc làm của mình để cha mẹ buồn, nêu hướng sửa chữa.

  • Chú ý: Cần sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.

  • Cách cho điểm:

  • Điểm 4 -5 : Chuyện kể sinh động,chi tiết, yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp. Câu văn chau chuốt, giàu cảm xúc.Chuyện kể xúc động.

  • Điểm 2 -3 : Chuyện kể có thể thiếu ý nhưng xúc động. Có thể mắc 1,2 lỗi chính tả, 1 lỗi về câu.

  • Điểm 1: Bài thiếu ý, sai chính tả nhiều.

*************************************************



ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8.

Câu1: ( 1,0đ )

Khi viết đoạn văn dưới đây người viết đã phạm lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng.

“ Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Hai bà Trưng phất ngọn cờ hồng đánh tan quan quân Thái Thú Tô Định, đền được nợ cho nước, trả thù được cho nhà. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập”.

Câu 2: ( 2,5đ )

- Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ dưới đây.

“Có gì mới ở Phương Tây

Có đêm và có ngày

Có máu và nước mắt

Có những sói lang và những anh hùng”

( Tố Hữu )

- Nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ trong đoạn thơ trên?



Câu 3 : ( 6,5đ )

Có thể nhận thấy một đặc điểm tiêu biểu ở phong cách thơ của Hồ Chí Minh là: “Trong thơ của Người cảnh và tình luôn đan xen, hoà quyện lẫn nhau, tả cảnh đẻ bộc lộ tình”.

Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng riêng”, và những bài thơ đã học và đọc về thơ Bác để làm sáng tỏ ý kiến trên.
_____________________Hết__________________
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC : 2008 -2009

Môn Ngữ văn : Thời gian ( 150 phút không kể thời gian giao bài )
Câu 1 : Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết “ Và cái làm đó không những làm tôi thẹn, mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng dâm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên.

Câu 2 : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ sau:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

( Quê hương – Tế Hanh )



Câu 3 : Cảm nghỉ của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Hướng dẫn chấm HSG lớp 8

Môn : Ngữ văn.
Câu 1 : ( 2 điểm ) Đảm bảo các ý sau:

- Về hình thức : Hoàn chỉnh đoạn văn theo cách trình bày nội dung đoạn văn.

- Về nội dung :

+ Hình ảnh so sánh có sức liên tưởng lớn.

+ Hoàn cảnh thực tại của bé Hồng.

+ Tâm trạng trông ngóng, khát khao được gặp mẹ.

+ Từ hình ảnh so sánh để nhấn mạnh nỗi hổ thẹn, tủi cực và tuyệt vọng của bé Hồng nếu đó không phải là mẹ.

Câu 2 : ( 3 điểm ) Làm rõ các ý sau :

1- Hình thức : Đảm bảo đoạn văn.

1- Nội dung : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh :

+ Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của dong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi vẻ đẹp lớn lao, phi thường .

+ Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó.

+ Nghệ thuật : Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ.



Câu 3 : ( 5 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau :

1, Xác định yêu cầu :

- Thể loại : phát biểu cảm nghĩ về nhân vật kết hợp với lập luận chứng minh

- Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.

2, Hình thức : ( 1 điểm ) Đảm bảo yêu cầu sau:

- Bố cục : 3 phần mở bài, thân bài, kết bài

- Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.

3, Nội dung : ( 4 điểm ) Đảm bảo các phần sau:



A/ Phần mở bài : ( 0,5 điểm )

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Khái quát phẩm chất ( vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật.

B/ Thân bài : ( 3 điểm ) Đảm bảo 3 ý sau :

* Ý 1 : Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.

- Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng

- Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con

- Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát.

* Ý 2 : Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.

- Đối với con trai.

- Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.

* Ý 3 : Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.

- Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn.

- Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.

- Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.

- Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.

* Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể chuyện xen lẫn triết lý sâu sắc.



C/ Kết bài : ( 0,5 điểm )

- Khẳng định lại cảm nghĩ.



- Đánh giá sự thành công của tác phẩm.






tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương