Tuần 27: Ngày soạn: 15 / 02/2016 Tiết 27: HỌc hát bàI : Ca – Chiu – Sa



tải về 77.08 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích77.08 Kb.
#31739

Trường THCS Tiên Ngoại Năm học: 2015 – 2016

Tuần 27: Ngày soạn: 15 / 02/2016

Tiết 27:

HỌC HÁT BÀI : Ca – Chiu – Sa

Nói đến Liên Bang Nga là nói đến Đất Nước của những công trình kiến trúc và những địa danh kì thú , đất nước của những vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược , cùng những chiến tích lịch sử và hơn cả , đây là đất nước của một nền văn hoá vĩ đại của những người bạn Nga chân thành, yêu chuộng hoà bình và giàu lòng mến khách. Đặc biệt còn có những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ nổi tiếng được thế giới biết đến như: nhà thơ Pus –kin, nhạc sĩ trai –cốp – xki, hoạ sĩ Lê – Vi – Tan. . .Ta có thể cảm nhận được sự rộng lớn của đất nước này : ngày nay Liên Bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới ,hơn 17 triệu km vuông chiếm 1/9 diện tích lục địa của toàn trái đất ,trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á ,chính nhờ vị trí địa lí đặc biệt này mà trong suốt chiều dài lịch sử, Nước Nga luôn là cường quốc có ảnh hưởng lớn tới tình hình an ninh,chính trị, kinh tế ,văn hoá của các quốc gia khác trong khu vực, cũng như trên phạm vi toàn thế giới.

(Quay trình chiếu tranh đất nước Nga)

*Vào bài :

Đã từ lâu,chúng ta rất yêu mến đất nước Nga, con người Nga và yêu cả những bản tình ca hay của họ. Nói đến âm nhạc Nga ,Có lẽ chẳng ai trong chúng ta lại không một lần được nghe giai điệu dịu dàng đậm chất Nga của bài hát “Cây thuỳ dương”. Giai điệu ấy dường như đã quá thân quen, đặc biệt là với những ai đã từng có những kỷ niệm gắn bó với nước Nga. Còn với người dân Nga, mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi bài hát ra đời, giai điệu “Cây thuỳ dương” vẫn song hành cùng bao thế hệ, vẫn mang lại những cảm xúc tươi mới.

- Không ai có thể phủ nhận rằng giai điệu “Cây thuỳ dương” có sức quyến rũ lạ thường. Bạn có thể nghe giai điệu ấy một lần, hai lần… nhiều lần mà vẫn còn muốn thưởng thức thêm nữa. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, nhiều dàn đồng ca, dàn nhạc lớn của Nga đã thể hiện bài hát này. Bạn hãy thử một lần nghe kỹ phần nhạc đệm, bạn sẽ nhận  ra rằng nếu có sự góp mặt của tiếng đàn balalaika – một loại nhạc cụ dân tộc của Nga,  thì sức cuốn hút của giai điệu bài hát sẽ nhân thêm bội phần, sẽ vui nhộn hơn, gợi nhớ tới hình ảnh những chùm thanh lương trà trĩu chịt lay trong gió và những lớp sóng lăn tăn chạy trên bề mặt những dòng sông uốn khúc quanh những cánh đồng bạt ngàn xanh.


Được sáng tác từ những năm 50 của thế kỷ trước, bài hát “Cây thuỳ dương”  vẫn được được hàng triệu triệu người yêu thích. Không yêu sao được khi cả giai điệu và lời thơ đều đẹp. Đề cập sức sống dài lâu của “Cây thuỳ dương”, các nhà phê bình âm nhạc Nga cho rằng trong mọi thời đại bài hát không chỉ được cảm nhận bằng tâm hồn, mà bằng trái tim của cả một dân tộc. Thưởng thức bài hát, người nghe dường như đang được chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ , thơ mộng của thiên nhiên nước Nga, khơi gợi niềm tự hào dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà “Cây thuỳ dương” được đưa vào danh sách những kiệt tác âm nhạc Nga sống mãi với thời gian
.
(Đôi Bờ ) là bài hát chủ đề trong Khát nước, bộ phim sản xuất năm 1959, nói về chiến tranh Vệ quốc. Nội dung phim dựa trên một số câu chuyện có thật.

Bài hát kể về tình yêu chung thủy của người con gái với người con trai.Đôi bờ bên cạnh ca từ đẹp lãng mạn với hình ảnh của “cỏ trong sương ướt”, “sóng vờn với sóng...” là nỗi lòng buồn sâu thẳm của người con gái. Cô và người yêu thương chỉ có thể là “đôi bờ một dòng sông”, mãi không có điểm hội tụ.

Giai điệu Đôi bờ quen thuộc với không ít người Việt. Phần lời tiếng Việt của bài hát thơ mộng chứ không buồn man mác như lời tiếng Nga. Phần lời này lạc quan, nhẹ nhàng hơn. Hai câu kết của phần lời Việt càng thể hiện sự lạc quan đó: “Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa”. (Xem clipbản Đôi bờ lời Nga, Việt)

,( Triệu bông hồng ) là bài hát phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nga. Bài thơ dựa theo câu chuyện trong tiểu thuyết, kể về tình yêu của danh họa tài ba người Gruzia, , với một nữ ca sĩ người Pháp. (Xem clip Triệu đóa hồng).

Triệu đóa hồng gắn liền với tuổi trẻ, kỷ niệm tình yêu của nhiều chàng trai, cô gái. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng ở Nga. Tại Nhật Bản, bài hát này được gọi là “biểu tượng của tình ca”. Ở Việt Nam, ca khúc này có sức sống bền bỉ, lay động nhiều thế hệ người Việt. (Nghe bài hát Triệu đóa hồng do ca sĩ Hồng Nhung trình bày).

,( Chiều matxcova.) Chiều Matxcơva được nhân dân nhiều nước trên thế giới yêu mến. Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Italy, Trung Quốc... đều viết lời cho giai điệu bài hát này. Chiều Matxcơva nổi tiếng ở Việt Nam qua phần thể hiện của những nghệ sĩ tên tuổi như Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy... và được nhớ đến như là một trong những bài ca không quên làm thổn thức bao trái tim người Việt. (Nghe bài hát qua thể hiện của nghệ sĩ ưu tú Quang Huy).
- Và đặc biệt là bài Kachiusa.Đây là bài hát về tình yêu, sáng tác năm 1938. Bài hát gần gũi với người dân Liên Xô trong thời chiến và là niềm an ủi tinh thần cho những chiến sĩ Hồng quân. Người dân Nga dành cho bài hát tình cảm đặc biệt. Ngay sau khi ra đời, tác phẩm trở thành một sự kiện trong đời sống âm nhạc, một hiện tượng xã hội, bởi khắp nơi đều vang lên giai điệuKachiusa. (Xem clip bài hát Kachiusa)

Ca khúc nói về Kachiusa, cô gái yêu chàng chiến sĩ. Cô thường gửi cho anh những bức thư chứa đựng tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi. Lời Nga có đoạn “Em bước trên bờ sông và cất tiếng hát về thảo nguyên bao la, về chim đại bàng, về người yêu, về những bức thư em gìn giữ...”. (Nghe bài hát Kachiusa lời Nga - Việt).

  • Và hôm nay chúng ta sẽ học một bài hát nổi tiếng mang tên cô gái Nga đó là bài : Ca – Chiu - Sa . Của tác giả Blan –ter (Nga), Lời Việt của nhạc sĩ Phạm Tuyên

1.Phần mục tiêu:

*về kĩ năng : + Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Ca –Chiu -Sa, biết thể hiện tiết tấu có nghịch phách, tập hát kết hợp gõ phách ,có thêm kiến thức về nhạc hát và nhạc đàn

*Về thái độ : +Các em phải cảm nhận được nét nhạc mang màu sắc âm nhạc Nga, hiểu biết được nội dung của bài hát

2.Học hát : (Trước khi vào học hát chúng ta hãy tìm hiểu về tác giả và tác phẩm)

A . Giới thiệu tác giả :

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12/01/ 1930.Ông là một Nhạc sĩ có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam ,những tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi như bài hát : Chiếc đèn ông sao , Như có Bác trong ngày đại thắng , Cánh én tuổi thơ ....Ngoài sáng tác Phạm Tuyên còn là dịch giả của nhiều bài hát nước ngoài. Trong đó có bài Ca- Chiu- Sa của nhạc sỹ Blan- te

- Nhạc sĩ Blan – te . sinh ngày 10/02/ 1903 mất năm 1990 .Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công nghèo cuộc đời ông đã để lại cho chúng ta hơn 2000 bài hát.

B . Giới thiệu tác phẩm :

(GV mở băng cho hs nghe bài hát) ( GV bình – trình chiếu)

- Bài hát Ca – Chiu –Sa được phổ biến vào Việt Nam từ năm 1955- 1956 và được thanh thiếu niên rất yêu thích . Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, những người yêu nước ở Tây Ban Nha đã dùng bài hát Ca – Chiu –Sa làm bài ca chính thức của tổ chức du kích chống phát xít Đức . Ca-chiu-sa, bài ca không của riêng ai. Ở Việt Nam , bài hát Ca – Chiu –Sa có một bản dịch lời như sau :

+lời 1 : Đào vừa ra hoa cành theo gió đưa vờn trăng tà . Ngoài dòng sông màn sương trắng buông lững lờ . Từ bên sông thoáng bóng ai in trên màn sương mờ. Cất cao lời ca rằng Ca – Chiu – Sa đang chờ .

- Không gian và thời gian của đoạn nhạc đầu mở ra là cảnh vật một buổi sớm mai xuân được khắc họa từ gần đến xa với những nụ hoa đào mới nở, trăng sắp lặn, dáng người thiếu nữ in trên nền sương. Một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp trong gam màu lam của sương đêm chưa tan, có sông nước, có ánh trăng và điểm xuyết là màu hồng của những cánh hoa đào hé nở đón bình minh. Nổi bật nhất và làm sống động một bức tranh yên tĩnh là hình ảnh người thiếu nữ in trên làn sương, làm cho cây cỏ lay động trong khúc hát ngân nga vút cao bộc lộ tâm tình của nàng với một chiến sĩ biên phòng mà nàng mong chờ, thương nhớ...

+ lời 2 : Dời làng quê người đi ra nơi miền biên thuỳ . Vì quê hương dù mấy khó khăn không lùi . Này hỡi chim nhắn giúp ta đến phương trời xa vời . Tới nơi người yêu rằng ta nhớ mong đêm ngày .

-Lời hát trong vút bay đi ngân qua màn sương mờ
Biết không chàng ơi! Rằng xa xôi em mong chờ.
-Tiếp nối lời ca là bước trở lại của nhạc điệu khởi đầu với lời kể của người thiếu nữ về cuộc tiễn đưa, hò hẹn năm trước:
-Ngày này năm qua chàng đi ra nơi miền biên thùy
Vì quê hương, dù mấy khó nguy không lùi


-Với tiết tấu của toàn bộ ca khúc nhịp đi hơi nhanh và được viết bằng gam mi truyền thống Nga, hát lên vừa trầm hùng vừa tha thiết, làn nhạc lướt đi như những đợt sống nhấp nhô, dường như hồn nhạc Cachiusa rất gần gũi với Tình ca của Hoàng Việt. Tình ca là tiếng lòng nhớ thương da diết của người từ tiền tuyến gửi về quê nhà, trong hoàn cảnh chiến tranh, hai miền chia cách, thì trong Cachiusa lại là lời tin yêu của người hậu phương hướng ra tiền tuyến. Cả hai ca khúc đều mang lời nhắn nhủ, động viên người thân yêu hãy vững lòng chiến đấu giải phóng, bảo vệ quê hương và ước mơ hi vọng vào ngày mai tươi sáng. 
-Cachiusa đến VN từ bao giờ, và ai là tác giả của những lời hát được dịch sang tiếng Việt? Số là năm 1955, ca sĩ Nguyễn Anh Cường tham gia đoàn nghệ thuật quốc gia đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần 5 ở Warsava, thủ đô Ba Lan. Sau đó trên đường từ châu Âu về Nga, trên chuyến tàu xuyên Siberia, ông đã nhờ tổ phiên dịch trên tàu dịch Cachiusa từ tiếng Nga sang tiếng Pháp, rồi ông tiếp tục chuyển sang tiếng Việt. Về nước ca khúc được gửi đăng ở tạp chí Điện Ảnh Hà Nội (số 10 hoặc 11 năm 1955) với cái tên Caterina gửi người chiến sĩ biên thùy. Trong các chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói VN, bài hát này được phát nhiều lần và phổ biến rộng rãi từ ấy...



- Ca – Chiu – Sa là tên bài hát của nhạc sĩ Blan – te (Nga) sáng tác trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô cũ chống phát xít Đức ( 1939-1945 )

-Các cô gái Nga đã hát Ca – Chiu – Sa để động viên các chiến sĩ Hồng Quân bên chiến hào

-Vì yêu thích bài hát và cảm động trước tấm lòng của các cô gái Nga các chiến sĩ đã lấy tên Ca – Chiu – Sa đặt tên cho một loại vũ khí gọi là Tên lửa Ca Chiu Sa.

Katyusha  tiếng Việt là Cachiusa) là bài hát nổi tiếng của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc.

Bài hát nói về một người con gái chờ đợi người yêu của mình, khi đó đang phục vụ trong quân đội. Bài hát được  Blanter phổ nhạc ngày 27 tháng 11 năm 1938 

. -Bài hát Nga này còn tạo cảm hứng để người Nga đặt tên cho các dàn phóng tên lửa của mình là Ca- Chiu- Sa BM-8, BM-13 và BM-21, được sản xuất và trang bị cho Hồng quân Xô viết trong Đệ nhị thế chiến giai đoạn 1939-1945.

- Tuy viết về đề tài chiến tranh, nhưng chất trữ tình vẫn là chủ đạo. Tình yêu giữa các cô gái với những người lính, chia tay và chờ đợi – đó là điều tất yếu phải có trong mọi cuộc chiến. Thời bấy giờ đã có những bài ca về đề tài này, nhưng thường là buồn. Còn Ca-chiu-sa thì ngược lại, những lời thơ giản dị trong sáng, rành mạch rõ ràng, đem đến cho người hát và người nghe niềm hy vọng sáng suốt.
-
Hậu phương hướng về tiền tuyến, tiền tuyến lại hoàn toàn tin tưởng ở hậu phương. Đây là điểm khiến Ca-chiu-sa mang âm hưởng hiện đại so với tất cả những bài ca trước đó nói về sự chia biệt trong loạn lạc. Và ngay cả khi so sánh với bài thơ được viết sau đó vài năm của Simonov, bài thơ nổi tiếng đối với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Tố Hữu “Đợi anh”, thì sự chờ đợi của Ca-chiu-sa cũng khác rất nhiều. Nó không day dứt đau khổ, không vò võ âm thầm, nó giản dị, nó nhẹ như không, như với cuộc sống này, sự đợi chờ người chinh chiến “nơi biên thùy” là chuyện đương nhiên, với niềm tự hào vô biên trong trái tim cô gái. Thầm so sánh như vậy, tôi càng hiểu vì sao các chiến sĩ biên phòng của chúng ta lại yêu thích bài ca này đến thế!

C. Tìm hiểu bài hát:

+ Bài hát được viết ở giọng Rê thứ , nhịp 2/4 , giai điệu nhanh và vui nhộn.

+ Các kí hiệu được sử dụng trong bài : - Có dấu giáng , dấu luyến , dấu chấm dôi , dấu lặng đơn , dấu nhắc lại , nghịch phách

+ Cấu trúc bài hát gồm 2 lời , mỗi lời có 4 câu

Lời 1:

Câu 1: Dòng sông xưa rừng táo trắng hoa nở đôi bờ .

Câu 2: Lặng lờ trôi mặt nước đã loang sương mờ .

Kìa bóng ai thấp thoáng đó chính Ca – Chiu – Sa.

Giữa trời mây dòng sông nắng tươi chan hoà.

Lời 2:

Câu 1: Gửi về ai lời hát thiết tha từ xóm làng .

Câu 2: Từ bờ sông gửi tới cánh chim đại bàng .

Câu 3: Người chiến sĩ mến thương có hay chăng tấm lòng.

Câu 4: Chốn làng quê rằng ai nhớ mong đêm ngày.

Lưu ý : Câu 3 và câu 4 mỗi lời có nhắc lại .

-Trước khi học bài các em sẽ luyện thanh theo thang 5 âm

- Đô – Rê – Mi – Pha – Sol –Sol - Pha - Mi – Rê - Đô

D. Tập hát : -Trước khi tập hát cô giáo mời các em cùng nghe bài hát này một lần nhé

(GV đàn từng câu trong bài –hs tập hát )

+ Tập hát từng câu theo lối móc xích, các em sẽ nghe đàn 3 lần .yêu cầu các em hãy hát đúng nhạc và tiến hành tương tự đến hết bài .

+ Hát bài hát và vỗ tay theo nhịp , theo phách , đánh nhịp , hát kết hợp tính chất tươi vui .

(GV yêu cầu một nửa lớp hát lời 1, một nửa hát lời 2.)

(GV yêu cầu hs hát theo nhóm , đứng lên trình bầy , gọi cá nhân.)

+ Hoàn chỉnh bài hát .

?Sau khi học xong bài hát em hãy cho biết cảm nghĩ của mình về bài hát.

-Âm nhạc Nga thật phong phú và đa dạng (Đôi Bờ) da diết niềm thương nhớ thì (Triệu Đoá Hồng) lại trong sáng lãng mạn,(Cây Thuỳ Dương)Gợi cho chúng ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của đất nước Nga .Khi học xong bài hát Ca – Chiu – Sa ta thấy gợi nên hình ảnh đất nước Nga thật xinh đẹp , nơi đây có những bản tình ca tuyệt diệu và những con người đôn hậu . Bài hát có tính giáo dục mọi người luôn yêu thương nhau , có tình đoàn kết hữu nghị và phải biết trân trọng , giữ gìn những điều đó.

(Giáo viên bình kết hợp mở nhạc bài hát Ca – Chiu – Sa (Nga)

Với nhạc điệu sôi động này có thể vừa đàn hát được, vừa làm nhạc múa rất hay nên “Ca chiu sa” hay được diễn ở Việt Nam, từ ở các trường học cho đến sân khấu chính quy, đại loại nếu múa thì chỉ có từng này động tác chính, hay hay không tùy “trình độ”. Tuy vậy đây là trường hợp khá đặc biệt vì lời còn lại của bài hát tiếng Việt rất hay và ý nghĩa khá giống nguyên bản! Thật ra không quan trọng vì nó đã từ lâu được dân Việt rất yêu thích . Phải nói là ở miền Bắc bài hát :Ca chiu sa” phổ biến nhất ở giai đoạn 1960-1975, có thể là vì lúc đó còn nhiều người chơi accordeon ?!

- Rồi sau đó chiến tranh thế giới nổ ra, bài hát càng nhanh nổi tiếng, được dịch và hát bằng rất nhiều thứ tiếng: tiếng Do Thái, tiếng Anh, Tây Ban Nha, tiếng Ý, Nhật, Tàu và trở thành bài hát của du kích quân Ý từ năm 1943 .
-Bài hát quốc tế này được dân Đức-vốn là dân tộc với truyền thống âm nhạc tuyệt vời nhất-khá yêu thích và trình diễn rất sôi động:
- Trung Quốc ngay lập tức lấy giai điệu này làm bài hát chiến tranh của mình-nữ quân Trung Quốc duyệt binh cũng lôi “Ca chiu sa” ra đi đội ngũ:


-Vào những ngày kỷ niệm chiến thắng quân phát xít tại Nga, đã thành truyền thống, “Ca chiu sa” là một trong những bài hay được hát nhất-nó được coi là bài hát thời chiến mặc dù nội dung thì xảy ra ở hậu phương.

-Trong rất nhiều buổi giao lưu với các chiến sĩ biên phòng Việt Nam, lời hát này được các chiến sĩ cùng hòa giọng, với nhiều xúc động. Ca-chiu-sa, cô thôn nữ Nga, dường như đã là người thân đối với người lính Việt .

Thể loại cho Ca-chiu-sa đã được xác định! Dễ hiểu vì sao Ca-chiu-sa được hát nhiều đến thế trong các buổi lễ hội dân gian ở các thành phố cổ và làng quê Nga. Nó mang âm điệu tha thiết của dân ca, đặc biệt là lúc người hát cố tình cao giọng luyến láy với những âm vực cao gắt đáng yêu, thì bài ca mang lại cho người nghe niềm hưng phấn khó tả, khiến họ không thể không cất giọng hát theo, cho dù là người già hay người trẻ, nam thanh hay nữ tú. Điều này vẫn xảy ra trong những năm tháng chiến tranh, hậu chiến, và cả thời hiện đại bây giờ.



Câu hỏi trắc nghiệm :

Câu 1: Em hãy cho biết bài hát Ca – Chiu – Sa được sáng tác vào năm nào

A: 1938 B:1939 C: 1940

Câu 2: Bài hát được phổ biến ở Việt Nam vào năm bao nhiêu.

A:1955 B:1956 C :1957

Ngµy so¹n:16/2/2016

Ngµy d¹y: ...........................

Bµi 7 - TiÕt 27

- häc h¸t: bµi ca - chiu - sa.

- Bµi ®äc thªm: b¶n hµnh khóc c¸ch m¹ng

a. môc tiªu:

- Hs h¸t ®óng giai ®iÖu vµ lêi ca bµi h¸t Ca - chiu – sa. TËp h¸t kÕt hîp gâ ®Öm.

- Hs biÕt bµi h¸t do nh¹c sÜ ng­êi Nga Blan-te s¸ng t¸c. BiÕt néi dung cña bµi h¸t.

- Cã thªm kiÕn thøc vÒ nh¹c h¸t vµ nh¹c ®µn.



b. chuÈn bÞ:

- Gv so¹n gi¸o ¸n vµ chuÈn bÞ nh¹c cô.

- Hs ®äc thuéc lêi bµi h¸t.

c. tiÕn tr×nh bµI d¹y:

1. æn ®Þnh líp: (1p)

2. KiÓm tra bµi cò: (Lång ghÐp trong giê d¹y).

3. Bµi míi:


Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß

Néi dung kiÕn thøc

Ng­êi VN ai còng biÕt r»ng ®· tõ l©u ®Êt n­íc Nga, con ng­êi Nga víi chóng ta kh«ng hÒ xa l¹. Chóng ta yªu mÕn ng­êi Nga vµ yªu c¶ nh÷ng bµi d©n ca hay cña hä. Bµi h¸t h«m nay chóng ta häc lµ mét bµi h¸t rÊt næi tiÕng mang tªn cña nh÷ng c« g¸i Nga bµi Ca - chiu – sa cña t¸c gi¶ Blan-te lêi ViÖt cña nh¹c sÜ Ph¹m Tuyªn.


? Bµi h¸t ®­îc viÕt ë nhÞp g×? TÝnh chÊt cña bµi h¸t nh­ thÕ nµo?

? H·y t×m hiÓu vÒ bµi h¸t vµ kÓ tªn c¸c kÝ hiªu ©m nh¹c cã trong bµi?

? Em h·y nhËn xÐt vÒ h×nh tiÕt tÊu trong bµi?

Gv bµi h¸t ®­îc viÕt ë h×nh thøc 1 ®o¹n, gåm cã hai lêi mçi lêi gåm cã 4c©u. Bµi h¸t ®­îc viÕt ë giäng Dm.


Gv h¸t mÉu bµi h¸t cho hs nghe.

Hs nghe vµ c¶m nhËn bµi h¸t.


Gv ®µn cho Hs khëi ®éng giäng b»ng giai ®iÖu phï hîp víi bµi h¸t.
- Gv h­íng dÉn Hs tËp h¸t tõng c©u theo kiÓu mãc xÝch. TËp c©u mét ba lÇn, Gv h¸t mÉu vµ ®µn giai ®iÖu cho Hs nghe vµ h¸t theo.TiÕn hµnh tËp tõng c©u nh­ trªn. Gv yªu cÇu h¸t nèi tiÕp c©u ba vµ c©u bèn, sau ®ã nèi tiÕp c¶ bµi.

- Gv h­íng dÉn c¸ch ph¸t ©m vµ lÊy h¬i, tiÕn hµnh r¸p c¸c c©u nh¹c thµnh mét bµi h¸t hoµn chØnh.

- Hs tr×nh bµy hoµn chØnh bµi h¸t hai lÇn.

- Gv ®Öm ®µn yªu cÇu Hs h¸t thÓ hiÖn tÝnh chÊt vui t­¬i, nhÑ nhµng.

- Gv h­íng dÉn chia líp theo bèn tæ, mçi tæ lÇn l­ît h¸t nèi tiÕp tõng c©u c¶ hai lêi.

- Hs thùc hiÖn.

- Gv h­íng dÉn chia líp thµnh hai nhãm:

+ Lêi mét nhãm 1 vµ 2 h¸t ®èi ®¸p xen kÏ tõng c©u mét.

- Hs tr×nh bµy.
HS ®äc bµi trong SGK/53


I.ND1:Học hát bài:CA-CHIU-SA

CA - CHIU - SA

Nh¹c: Blan-te

Lêi ViÖt: Ph¹m Tuyªn
1.Giíi thiÖu bµi: (2p)


2. T×m hiÓu bµi: (4p)

- NhÞp 2/4. TÝnh chÊt nhanh – vui.


- KÝ hiÖu ©m nh¹c: DÊu nh¾c l¹i, dÊu luyªn.
- Chia ®o¹n, chia c©u.

3. Nghe h¸t mÉu: (2p)

4. Khëi ®éng giäng: (2p)
5. Häc h¸t: (24p)

- TËp h¸t tõng c©u.

- H¸t ®Çy ®ñ c¶ bµi.

- Tr×nh bµy bµi ë møc ®é hoµn chØnh.


- TËp tr×nh bµy c¸h h¸t nèi tiÕp.


- TËp tr×nh bµy c¸ch h¸t ®èi ®¸p.

6. Bµi ®äc thªm: (5p)

B¶n hµnh khóc c¸ch m¹ng.





4. Cñng cè bµi: (4p)

- GV tæ chøc ®Ó t¹o kh«ng khÝ thi ®ua häc tËp, tæ chøc cuéc thi h¸t ®èi ®¸p gi÷a HS nam vµ HS n÷.

+ TÊt c¶ HS nam tr×nh bµy bµi h¸t sau ®ã ®Õn HS n÷.

+ Mét nhãm HS nam sau ®ã ®Õn nhãm HS n÷.

+ H¸t nèi tiÕp gi÷a hai nhãm

- GV nhËn xÐt, söa nh÷ng chç h¸t cßn sai tËp l¹i cho c¸c em. Cho ®iÓm t­îng tr­ng



5. DÆn dß: (1p)

- GV yªu cÇu HS häc thuéc giai ®iÖu vµ lêi ca bµi h¸t CA-CHIU-SA.

- ChÐp nh¹c vµ lêi bµi h¸t vµo vë.

- Lµm bµi tËp sè 1-2 ë s¸ch GK.



6.Rút kinh nghiệm:

DuyÖt ngµy: 18/2/2016


Âm nhạc 7 Giáo viên: Lê Thị Duyên

Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 77.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương