Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1



tải về 230.08 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích230.08 Kb.
#13908
  1   2   3
TU LUẬT THÁNH BIỂN ĐỨC

Ngày 1 tháng 1

 1 Con ơi, lắng nghe lời thầy dạy, ghé tai lòng con mà thuận tình đón nhận lời cha hiền khuyên nhủ và thực hiện cho bằng được, 2 để nhờ gắng công vâng phục, con trở về với Ðấng con đã xa lìa vì ươn lười bất tuân. 3 Vậy giờ đây Cha nói con nghe, dù con là ai, mà đã đoạn tuyệt với ý riêng, mang lấy khí giới mạnh mẽ oai hùng của đức vâng phục, để chiến đâu cho Chúa Kitô, Vua chân thật.



4 Trước tiên, khi con khởi công làm việc lành nào, con hãy tha thiết cầu nguyện, xin Ngài giúp con thành tựu, 5 hầu Ðấng đã đoái nhận chúng ta vào số con cải, sẽ không bao giờ phải buồn phiền vì những hành vi bất chính của chúng ta. 6 Bởi thế, trong mọi lúc chúng ta phải dùng các ơn lành Chúa ban mà vâng phục Ngài, để một ngày kia Ngài không như người cha nổi giận truất quyền thừa tự của con cải, 7 hay như ông chủ đáng sợ nổi lôi đình vì những hành vi bất chính của chúng ta, rồi đẩy chúng ta như đầy tớ xấu xa vào chốn cực hình muốn kiếp, vì đã không muốn theo Ngài vào chốn vinh quang.

1.Cứ ngày đầu tiên mỗi năm thánh Biển Đức lại mời gọi chúng ta bước vào năm mới bằng một lời thật giản dị: “Hãy lắng nghe”. Trong tiếng la tinh “obscultare” (theo ngôn ngữ bình dân) hay “auscultare” có nghĩa là lắng nghe với hàm ý đem ra thực hành điều đã nghe.

Như vậy, đối với thánh Biển Đức lắng nghe có tương quan  rất mật thiết với vâng phục (obscultareoboedientia có cùng một nguồn gốc). Ở c.2, vâng phục được định nghĩa như một việc phải làm để trở về với Thiên Chúa: “Nhờ gắng công vâng phục con trở về với Đấng con đã lìa bỏ vì ươn lười bất tuân”.

2. Nhưng vâng phục như thế nào? Phải chăng là vâng phục cách dường như máy móc theo kiểu nhà binh? Ở c.6 thánh Biển Đức xác định phải vâng phục như thế nào khi ngài nói: “Trong mọi lúc, chúng ta phải dùng những ơn lành Chúa ban mà vâng phục Ngài”.

3. Khi nói như thế, thánh Biển Đức mời gọi chúng ta vượt qua thái độ vụ luật, vì để vâng lời cách chủ động, chúng ta phải vận dụng mọi ơn lành Chúa đã ban. Nhưng chúng ta lại thường không biết tới những ơn lành ấy đã được dấu ẩn nơi chúng ta. Thực vậy, đó không phải là những đức tính nhân bản mà ta thường gọi là ơn lành. Tuy rằng những đức tính ấy rất hữu ích cho ta, nhưng thánh Biển Đức còn muốn đi xa hơn nữa, vì dầu sao chúng cũng rất hạn hẹp.

4. Vậy đâu là những ơn lành Chúa đã ban cho ta? Làm sao nhận biết được? Thánh Biển Đức đề nghị một cách khai thác những ơn lành ấy khi cảnh báo ta về điều cản trở ta nhận ra chúng, đó là ý riêng (c.3). Vì, nói cho cùng, kẻ thù lớn nhất của ta chính là bản thân ta, với một hình ảnh sai lạc chúng ta tự tạo ra về mình.

5. Đối với thánh Biển Đức, vâng phục là con đường trở về với Thiên Chúa. Vì trước hết đó là con đường dẫn tới tự do nội tâm đích thực, bắt đầu bằng việc giải thoát ta khỏi chính mình, khỏi những sợ hãi, những hoài nghi, và cả những ảo tưởng cũng như sự phóng đại quá đáng về mình.

6. Đó là con đường ta phải đi vào theo chân Chúa Kitô, và chỉ bằng đức tin mà thôi. Phải tin để thấy, chứ không thấy để rồi mới tin. Vì trong khi cậy trông luôn luôn dựa vào kinh nghiệm, thì như thánh Phaolô nói, đức tin hy vọng điều chưa bao giờ thấy. Và chính đức tin mới cứu được chúng ta.





Ngày 2 tháng 1

 8 Vậy chúng ta hãy chỗi dậy theo lời Thánh Kinh giục bảo: “Đã đến giờ chúng ta phải tỉnh giấc”. 9 Và một khi đã mở mắt nhìn ánh quang thần hoá, chúng ta hãy lắng nghe tiếng Chúa ngày ngày văng vẳng bên tai: 10Hôm nay nếu  các con nghe tiếng Người, các con đừng cứng lòng nữa” 11 Lại rằng: “Ai có tai, hãy lắng nghe lời Thánh Linh phán dạy các giáo đoàn”. 12 Và Ngài phán gì? “Hỡi các con hãy đến nghe Ta, Ta dạy các con biết kinh sợ Chúa”. 13 “Hãy chạy khi còn ánh sáng sự sống, kẻo bóng tối sự chết chộp lấy các con”.

                

1. Hãy lắng nghe! Trong đoạn rất ngắn này của Lời mở đầu Tu luật, từ latinh “audire” (lắng nghe) được lặp đi lặp lại năm lần. Thánh Biển Đức mô tả nơi đây cả một khoa sư phạm về việc lắng nghe. Tìm hiểu qua từng câu một hẳn cũng là điều hữu ích.

2. Ở c.9: “Chúng ta hãy lắng nghe tiếng Chúa ngày ngày văng vẳng bên tai”. Lắng nghe đòi phải chăm chú, không phải chỉ chăm chú tùy lúc hay trong trường hợp đặc biệt, nhưng mọi giây mọi phút. Vì Chúa nói mỗi ngày, chỉ có ta mới không còn biết nghe nữa thôi.

3. Thánh Biển Đức nói ở c.10: “Hôm nay, nếu anh em nghe tiếng Chúa, anh em đừng cứng lòng”. Trở ngại lớn cho việc lắng nghe là sự cứng lòng. Thiên Chúa nói, nhưng chỉ con tim tan vỡ, con tim bị nghiền nát, khiêm tốn mà theo Thánh Kinh là con tim ngược với con tim chai cứng, kiêu căng, ngang bướng, cứng đầu cứng cổ, chỉ con tim ấy mới có thể nghe được. Thói quen phạm tội sẽ làm suy yếu khả năng yêu mến nơi ta.

 4. Ở c.11: “Ai có tai để nghe, hãy lắng nghe điều Thần Khí nói với các Giáo hội”. Đó là lắng nghe tiếng thì thầm của Thần Khí, tiếng gió nhẹ thổi tới nơi chẳng có ai nghe. Nhưng trong Giáo hội ta có thể nghe thấy được. Khi nhắc lại đoạn sách Khải huyền, thánh Biển Đức nhấn mạnh rằng ta lắng nghe trong cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, nơi có hai hay ba người họp nhau nhân Danh Chúa.

5. Sau cùng c.12: “Hỡi các con, hãy đến mà nghe, Ta sẽ dậy cho biết kính sợ Chúa”. Như vậy lắng nghe sinh ra sự kính sợ, một diễn ngữ của Cựu ước nói lên sự kính trọng, tình yêu con thảo. Kính sợ khác hẳn sợ hãi. Kính sợ là ý thức mình ở trước một Đấng cao cả hơn mình.

Như vậy, trong bốn câu, thánh Biển Đức cho ta những qui luật căn bản của việc lắng nghe đích thực: chăm chú, khiêm nhường, hiệp thông và ý thức về đấng khác.



Ngày 3 tháng 1

 14 Đang khi tìm giữa đãm đông người thợ mà Người muốn gọi, Chúa tiếp: 15 Ai muốn sống đời đời và mong thấy ngày hồng phúc”. 16 Khi nghe lời ấy, nếu con thưa : “Dạ, con đây”;  Chúa sẽ phán: 17 “Nếu con muốn hưởng sự sống đích thực và vĩnh cứu, thì lưỡi con chở nói điều xằng bậy và môi con chớ thốt lời gian dối; con hãy làm lành lánh dữ, hãy tìm kiếm và theo đuổi sự bình an”. 18 Khi các con đã thực thi những điều ấy, thì mắt Ta hằng theo dõi các con, tai Ta hằng lắng nghe các con khấn nguyện, và ngay khi các con chưa kịp kêu cầu thì Ta đã bảo: “Có Cha đây”. 19 Anh em rất thân mến, còn gì ngọt ngào hơn lời Chúa mời gọi chúng ta như thế? 20 Này đây với tất cả lòng ưu ái, Chúa đã chỉ cho chúng ta con đường dẫn tới sự sống.

1. Nếu chúng ta lắng nghe, như lời đầu tiên của Tu Luật mời gọi, một ngày nào đó chúng ta sẽ nghe Chúa nói với ta qua Thánh Kinh. Đối với thánh Biển Đức, đó là cốt lõi của ơn gọi đan tu đích thực: cảm nghiệm được rằng Lời Chúa là lời dành cho tôi.

2. Lời mà Thiên Chúa nói với ai đến xin vào đan viện mang hai sắc thái khác nhau. Ở c.15, lời ấy là tiếng mời gọi đến hạnh phúc: “Ai là người muốn sống và ước ao thấy những ngày hạnh phúc?” Ở c.17, lời ấy trở thành lời mời gọi hoán cải: “Lưỡi con chớ nói điều xấu xa và môi con chớ thốt lời gian dối: con hãy làm lành lánh dữ, hãy tìm kiếm và theo đuổi sự bình an”.

3. Trước hết đó là lời mời gọi đến hạnh phúc. Để trở thành đan sĩ, cần phải yêu thích sự sống. Nếu chúng ta từ bỏ bao nhiêu chuyện thì không phải vì chúng ta không thích sống. Trái lại là khác. Chính lòng yêu thích sự sống thúc đẩy chúng ta ước ao điều gì còn quí hơn, đẹp hơn, thật hơn, tốt hơn. Đó là chính Thiên Chúa.

4. Nhưng đúng vậy, muốn tìm ra con đường dẫn tới Thiên Chúa, cần phải dứt bỏ nhiều chuyện: sự dữ, dối trá, tất cả những gì chỉ làm ta hài lòng trong chốc lát. Đối với thánh Biển Đức, từ bỏ chỉ là hiệu quả của lòng yêu thích sự sống và là một điều kiện để có thể đạt tới sự sống được. Có những con đường xem ra hấp dẫn hơn, dễ dàng hơn, rộng rãi hơn. Chúng ta có thể nghĩ như thế khi nhìn vào cuộc sống của người khác. Nhưng các anh em có nhiệm vụ tiếp đón khách đều biết rằng đó chỉ là ảo tưởng. Chẳng có con đường nào là dễ dãi cho người đi tìm hạnh phúc đích thực.





Ngày 4 tháng 1

 2l Vậy chúng ta hãy lấy đức tin và sự thực tài các việc lành như đai nịt lưng, rồi dưới sự hưởng dẫn của Tin Mừng, chúng ta tiến bước theo đường của Chúa, để đáng được xem thấy Ðấng đã gọi chúng ta vào Vương quốc của Ngài. 22 Nếu chúng ta muốn cư ngụ trong Vương quốc của Ngài mà không chạy mau trên đường hành thiện, thì không tài nào tới được. 23 Cùng với vị ngôn sứ chúng ta hãy thưa với Chúa: “Lạy Chúa, ai sẽ được ở trong cung điện Chúa và ai sẽ được nghỉ ngơi trên Núi Thánh Ngài?”

 24 Thưa anh em, thỉnh vấn xong, chúng ta hãy lắng nghe Chúa trả lời và bày tỏ cho chúng ta con đường dẫn tới cung điện: 25 “Đó kẻ bước vào mà lòng trong sạch và biết thực thi sự công chính, 26 đó là kẻ nói sự thật phát xuất tự lòng mình và không ăn gian nói dối, 27 không làm hại và cũng không nhục mạ người thân cận”. 28 Đó là kẻ biết đấy lui tà thần cùng mọi âm mưu quyến rũ của nó ra khỏi lòng mình mà tiêu dĩệt đi, và chộp ngay các tà ý vừa nảy sinh mà đập tan vào Chúa Kitô. 29 Đó là kẻ kinh sợ Thiên Chúa, không kiêu căng vì đã giữ luật cách trọn hảo, trái lại chân nhận rằng những gì tốt lành nơi mình không do tự sức mình nhưng do ơn Chúa. 30 Họ chúc tụng Chúa, Ðấng hoạt động nơi mình, và cùng tuyên xưng với vị ngôn sứ: “Không phải cho chúng con, lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng cho danh Chúa được vinh hiển”.

 

1. Một trong những khó khăn thường gặp nơi cuộc sống, một trong những vỡ mộng lớn đó là khoảng cách chúng ta nhận thấy giữa điều mình nói và việc mình làm, giữa những lời hay ý đẹp và cách thức chúng ta ăn ở. Làm như thể chỉ cần nói những điều hay ho, có những ý tưởng đẹp đẽ hoặc những lý thuyết lớn lao là đủ để chuyển hướng được mọi sự, thay đổi được ý nghĩa cuộc đời.



2. Vì thế, ở đầu đoạn văn này, trong câu 21, thánh Biển Đức đề nghị ba điều thiết yếu cho cả đời chúng ta và giúp ta nhận biết thực trạng của mình: “Vậy, thắt đai lưng bằng đức tin và sự thực thi các việc lành, rồi nhờ Phúc âm hướng dẫn, chúng ta hãy đi theo đường Ngài vạch cho”. Ta phân biệt ba yếu tố: đức tin, sự thực thi, Phúc âm.

3. Điều thú vị là thánh Biển Đức không lấy lại hình ảnh người lính trong thư Ephêsô (6,14-17) được trang bị để ra chiến trường, nhưng lại ưa chuộng hình ảnh người tôi tớ trong Phúc âm chuẩn bị lên đường. Để tiến lên đường Chúa vạch cho, chúng ta cần có đức tin, hành động và có Phúc âm như người hướng dẫn.

4. Đó chính xác là ba cột trụ của đời sống đan tu: -Đức tin, đưa chúng ta vào dòng dõi tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob, vào dòng dõi những người đã tin mặc dầu không còn chút hy vọng nào. -Hành động, đặt chúng ta trong hàng ngũ các tiên tri, những vị không ngừng nhắc nhở dân phải sống bằng đức tin. -Phúc âm, dẫn chúng ta theo chân Chúa Kitô, trên những nẻo đường chưa khi nào biết tới và đầy bất ngờ, chẳng hề giống với những nẻo đường chúng ta vẫn quen đi.

Ngày 5 tháng 1

 3l Hay như thánh Phaolô Tông đồ đã không coi thành quả việc loan giảng là do sức mình, khi Ngài nói: “Tôi được thế nào là nhờ  ơn Chúa”. 32 Ngài còn thêm: “Ai tự hào hãy tự hào trong Chúa”. 33 Bởi đó Chúa đã phán trong Tin Mừng: “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá; 34 dù mưa xa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đã”.



35 Nói thế rồi, hằng ngày Chúa chờ chúng ta lấy việc làm đáp lại giáo huấn thánh thiện của Người. 36 Vì thế nếu Chúa còn gia hạn cho chúng ta sống thêm ngày nào, là để chúng ta sửa chữa lỗi lầm, 37 như lời thánh Tông đồ: “Bạn không biết rằng lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa thúc giục bạn hối cải đó sao?”. 38 Vì Chúa nhân từ phán : “Ta không muốn tội  nhân phải chết, nhưng muốn nó hoán cải và được sống”.

 

1.Thiên Chúa không chờ đợi nơi chúng ta những lời hứa suông, những mỹ từ, nhưng ngài mong chúng ta hành động. Thánh Biển Đức nhấn mạnh điều đó và còn coi hành động như tiêu chuẩn của một cuộc hoán cải chân chính, nghĩa là cuộc hoán cải đưa tới sự sống. Như vậy, chọn sự sống tức là chọn thực hiện điều được yêu cầu, bằng cách làm như người khôn trong Phúc âm xây nhà trên tảng đá.



2. Với thánh Biển Đức, xây nhà trên đá tức là thực hành điều Phúc âm yêu cầu và được Tu luật áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Đúng như lời Chúa Giêsu dậy: “Ai nghe những lời Ta vừa nói mà đem ra thực hành thì giống như người khôn xây nhà mình trên tảng đá” (Mt 7,24).

3. Đem ra thực hành là xây nhà trên tảng đá. Chỉ nghe suông hay chỉ ước muốn mơ hồ là xây trên cát. Linh đạo thánh Biển Đức là linh đạo thực hành, linh đạo của hành động. Có lẽ chúng ta hơi ngạc nhiên vì đã thường quen phân biệt lãnh vực thiêng liêng với những gì thuộc về hành động, về những việc cụ thể phải làm.

4. Với thánh Biển Đức, đan sĩ là con người hành động, và nhờ hành động mà được biến đổi. Chính khi làm điều thiện, đôi khi khó khăn vất vả, mà đan sĩ trở nên tốt hơn. Chính khi phục vụ anh em mình cách cụ thể, mà dần dần đan sĩ biết yêu thương họ. Chính khi hát thần tụng, mà đan sĩ trở thành con người đáng  khen. Xem ra khó chấp nhận cách nghĩ đề cao hành động như thế. Tuy nhiên, cách nghĩ đó lại rất hợp với tinh thần Phúc âm.



Ngày 6 tháng 1

 39 Thưa anh em, khi  hỏi Chúa về kẻ được ở trong cung điện Người, chúng ta đã nghe huấn lệnh Người đặt ra. Vậy chở gì chúng ta chu toàn bổn phận của kẻ ở trong nhà Chúa, chúng ta sẽ được thừa hưởng Nước Trời. 40 Thế nên chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn và thể xác để phấn đâu tuân giữ các giởi răn. 4l Còn điều gì tính tự nhiên lấy làm khó, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn giúp sức. 42 Nếu chúng ta muốn thoát khỏi hình khổ hoả ngục và đạt tới sự sống vĩnh cửu, 43 thì bao lâu còn thời gian sống trong thân xác và còn lợi dụng được ánh sáng đời này để chu toàn những điều vừa nghe, 44 chúng ta phải chạy mau và thi hành ngay những gì mưu ích đời đời cho chúng ta.

                     

1. “Chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn và thân xác để chiến đấu trong đức vâng phục thánh thiện”. Với thánh Biển Đức, đan sĩ thực hiện điều được yêu cầu vẫn chưa đủ, mà tâm hồn cũng phải thuận theo nữa. Và không đương nhiên có được như vậy. Quả thực, ta có thể cố gắng vượt qua cái mình không ưa không thích để thực hiện điều được yêu cầu, nhưng làm sao mà yêu thích cái mình không thể yêu thích.

2. Thánh Biển Đức đề nghị hai phương thế giúp cảm hóa tâm hồn: -Cầu nguyện, ở c.41: “Điều gì tính tự nhiên lấy làm khó, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn giúp sức”. -Sợ hãi, ở c.42: “Nếu chúng ta muốn tránh hình khổ hỏa ngục và đạt tới sự sống đời đời”.

4. Phương thế thứ nhất là chính đáng và hiển nhiên rồi, trái lại phương thế thứ hai khiến ta bị dội. Tuy nhiên, sợ hãi có giá trị giáo dục của nó. Phải chăng vì sợ bị cháy mà đứa trẻ không dám thò tay vào lửa, phải chăng vì sợ rớt mà người trèo núi phải cẩn thận để trèo lên tới đỉnh? Tất nhiên, như thánh Gioan nói, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi. Nhưng ai dám cho rằng mình đã yêu cách hoàn hảo?

5. Nếu có thứ sợ hãi làm ta bị tê liệt, thì cũng có thứ sợ hãi khiến ta lánh xa tội lỗi, vì ý thức sự yếu đuối và những giới hạn của mình. Quả thực, sợ hãi là một trong những hoa trái của lòng khiêm tốn, của người biết mình thiếu thốn mọi sự. Vâng phục vì sợ có thể là dấu chỉ cho thấy mức trưởng thành cao của người ý thức được những giới hạn, những yếu đuối của mình.



Ngày 7 tháng 1

 45 Chính vì mục đích ấy cha phải thiết lập trường học phụng sự Chúa, 46 trong đó cha hy vọng chẳng thiết định điều gì khắt khe, nặng nề. 47 Nhưng nếu theo lẽ phải mà quy định điều gì hơi nghiêm nhặt hầu giúp sửa chữa nết xấu và bảo toàn đức ái 48 thì con chớ vội hoảng sợ mà trốn xa con đường cứu độ vì vạn sự khởi đầu nan. 49 Nhưng một khi đã tiến bộ trong đời tu và đức tin, một khi lòng phấn khởi và nếm được sự ngọt ngào khôn tả của tình yêu, chúng ta sẽ chạy trên đường giới răn Chúa, 50 đến nỗi không bao giờ chúng ta lìa xa giáo huấn Người, trái lại chúng ta kiên trì trong giáo lý của Người nơi đan viện cho đến chết, kiên nhẫn chia sẻ các đau khổ của Đức Kitô để đáng được dự phần trong Nước Người. Amen.

                                  

1. Với thánh Biển Đức, trong đời sống đan tu nếu có điều gì trái tính tự nhiên, thì trước hết là để sửa nết xấu và sau đó giúp ta kiên trì trong tình yêu. Sửa nết xấu là đương nhiên rồi, nhưng làm sao những trái ý lại có thể bảo vệ đức ái, phục vụ tình yêu.

2. Quả thực, trong một cộng đoàn, đức ái là điều thật mong manh. Một cộng đoàn có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào, vì thiếu quan tâm đến người khác, khi chúng ta quên mất rằng mình là thành phần của một thân thể. Nhưng người ta có thể ép ta yêu không? 

3. Người ta có thể ép ta yêu không? Người ta có thể học cho biết yêu không? Như thế thì tình yêu có còn là tình yêu không? Ta thắc mắc là do quan niệm của ta về tình yêu. Ta cho rằng tình yêu là một tình cảm trào ra từ thẳm cung tâm hồn và ta không thể kiểm soát được. Người ta sa vào tình yêu cũng như thể người ta ngã bệnh. Ta lại chẳng nói tới thứ bệnh yêu đương đó sao?

4. Trái lại, Phúc âm mời gọi chúng ta đi xa hơn tình cảm, vì tình cảm sẽ mau qua. Tình yêu cốt ở điều này là chính Người đã yêu thương chúng ta trước. Như vậy, khám phá ra tình yêu trong ngôi trường dậy yêu thương là cộng đoàn, chính là khám phá ra rằng tình yêu luôn luôn đi trước chúng ta, tình yêu có nguồn gốc ở bên ngoài chúng ta. Và phải lâu dài đào bới nơi mình, bên kia mọi tình cảm, để khám phá được nguồn mạch sâu xa của tình yêu. Hẳn phải là vì thế mà thánh Biển Đức thiết lập một ngôi trường, bởi lẽ chúng ta phải tái học hỏi dưới cái nhìn của Chúa tất cả mọi chiều kích nơi thiên chức làm người của chúng ta.



Ngày 8 tháng 1

 Đã rõ có bốn loại Đan sĩ. 2 Loại thứ nhất là các đan sĩ cộng tu, đó là những người sống trong đan viện, chiến đấu theo một tu luật và dưới quyền viện phụ.

3 Thứ đến là loại đan sĩ biệt tu hay ẩn tu. Họ không phải hạng người sống theo lòng sốt sắng ban đầu, nhưng đã được thử thách lâu dài trong đan viện. 4 Nhờ sự nâng đỡ của nhiều người, họ đã học biết cách chiến đâu với ma quỷ. 5 Họ đã được huấn luyện nghiêm túc trong hàng ngũ anh em, rồi mới xuất thân chiến đấu một mình trong sa mạc. Từ đây họ đã đủ mạnh, không cần đến người khác hỗ trợ nữa, nhờ ơn Chúa giúp, họ tự sức mình vững vâng chiến đâu tay đôi với tính mê xác thịt và tư tưởng xấu.

                       

1. Có lẽ ta có khuynh hướng muốn đọc chương thứ nhất này cách chiếu lệ vậy thôi. Có thể với cảm tưởng là nó không còn liên can đến ta nữa. Vì chúng ta xác tín mình là đan sĩ cộng tu và chẳng liên hệ gì tới những loại đan sĩ khác: ẩn tu, tự tu hay du tu. Nhưng ta cũng có thể giải thích chương này theo một hướng khác khi tự hỏi liệu xét cho cùng thì cả bốn loại đan sĩ này lại không tồn tại trong cùng một đan viện sao. Và đi xa hơn nữa, liệu một lúc nào đó, ở mức độ riêng của mỗi người, chúng ta lại không sống theo một trong những cách sống đó sao.

2. Thực vậy, ta cũng có thể thấy trong bốn loại đan sĩ này những nét đặc biệt giúp nhận ra sự tiến bộ hay trái lại sự sa sút trong cuộc sống của mỗi người.

3. Theo cái nhìn của thánh Biển Đức, ta thử nêu lên nét đặc trưng của mỗi giai đoạn trên đường thiêng liêng: -Người cộng tu sống trong đan viện, dưới sự hướng dẫn của tu luật và viện phụ. Thánh Biển Đức cho rằng điểm đặc biệt của cách sống này là sự nâng đỡ của số đông (c.4), hàng ngũ anh em (c.5) sẽ hỗ trợ (c.5) ta trong cuộc chiến. -Còn các ẩn sĩ là những người không cần đến lòng nhiệt thành sốt sắng như tập sinh nữa, các ngài là những người thiện chiến, đã học biết chiến đấu với ma quỉ, nhờ ơn trợ lực của Chúa các ngài chiến đấu một mình mà không cần ai giúp nữa. Như vậy, hai mẫu đan sĩ này là những chiến binh, những người sống một mình hay sống thành nhóm, với ơn Chúa giúp họ là những tâm hồn hùng mạnh trên đường thiêng liêng. Điều đó phân biệt họ với hai loại đan sĩ khác mà ở đoạn sau ta sẽ nói tới.



Ngày 9 tháng 1

6 Loại thứ ba thật đáng ghét, đó là các đan sĩ tự tu. Họ không được một tu luật nào là bậc thầy kinh nghiệm tôi luyện như vàng được tinh luyện trong lò, nên tính nết vẫn còn ủy mị như chì; 7 qua cách sống, họ chứng tỏ còn mê theo thói đời. Hiển nhiên là họ lấy việc cắt tỏc đi tu mà dối Chúa. 8 Họ sống từng hai, từng ba, hoặc một mình, không có chủ chăn. Họ không thuộc đàn chiên Chúa, nhưng sống một đàn riêng. Lề luật của họ là thỏa mãn các dục vọng! 9 Hễ điều gì họ nghĩ hoặc ưa thích thì họ cho là thánh thiện. Còn điều gì không vừa ý, họ cho là không nên.

10 Còn loại thứ tư gọi là đan sĩ du tu, suốt đời họ lang thang từ miền này sang xứ nọ, trọ mỗi nhà ba bốn hôm, 11 nay đây mai đó, không khi nào chịu ở yên một chỗ. Họ quả là nô lệ ý riêng và ham mê ăn uống. Xét mọi mặt họ còn tệ hơn cả loại đan sĩ tự tu.

12 Về nếp sống khốn nạn của tất cả các loại đan sĩ này thà im đi còn hơn là nói đến. 13 Vậy bỏ qua các loại đó, nhờ ơn Chúa giúp chúng ta hãy bắt tay vào việc tổ chức đan sĩ cộng tu, là loại anh dũng nhất.

 

1. Đặc điểm của các đan sĩ tự tu là không có tu luật cũng không có viện phụ, hay đúng hơn tu luật là những ước muốn riêng của họ và viện phụ là chính bản thân họ. Xét cho cùng, đặc điểm của đan sĩ tự tu đó là chỉ sống theo ý muốn riêng, quan điểm riêng, cách nhìn riêng về thực tại.



2. Còn đặc điểm của các đan sĩ du tu là không thể ở yên một chỗ nào. Điều đó khiến họ liên tục đi lang thang khắp nơi vì cứ tưởng rằng nơi họ sắp đến sẽ khá hơn những nơi khác. Người du tu sẽ chẳng bao giờ mãn nguyện, họ cứ mê mải đi tìm bên ngoài thay vì đi sâu vào nội tâm.

3. Với thánh Biển Đức, hai loại đan sĩ này, hay đúng hơn hai loại đan sĩ thoái hóa này, mà nhiều ít chúng ta cũng thuộc về một trong hai, là hai thứ cạm bẫy có thể làm chúng ta vấp ngã vào một lúc nào đó.

4. Cái bẫy thứ  nhất là tưởng rằng mình biết những điều gì là tốt cho mình, còn hơn cả mọi người, nhất là hơn cả tu luật và các bề trên nữa. Và những điều đó thường mang dáng vẻ là những ước muốn thiêng liêng cao vời. Cái bẫy thứ hai là đi tìm một cộng đoàn hoàn hảo, một viện phụ hoàn hảo v.v. và quên rằng đời sống đan tu trước hết là một cuộc hoán cải bản thân. Cả hai lối ứng xử trên đây đều là cách từ chối nhìn thẳng vào thân phận cùng khốn của mình.

Chương 2


VIỆN PHỤ PHẢI THẾ NÀO

Ngày 10 tháng 1

 l Viện phụ, người được coi là xứng đáng lãnh đạo đan viện, phải luôn luôn nhớ đến danh hiệu bề trên của mình và hành động sao cho xứng với danh hiệu ấy. 2 Quả thực, người ta tin tưởng ngài thế vị Chúa Kitô trong đan viện, nên gọi ngài bằng chính danh xưng dành cho Chúa, 3 theo lời thánh Tông đồ : “Anh em đã nhận lấy Thần Khí nghĩa tử, nhờ  đó chúng ta kêu lên Abba, Cha ơi”. 4 Viện phụ không được dạy dỗ, thiết định hay truyền khiến điều gì ngoài huấn lệnh Chúa; 5 trái lại lệnh truyền và giáo lý của ngài phải như men công chính của Chúa gieo vào tâm trí môn đệ. 6 Viện phụ phải luôn luôn tâm niệm rằng giáo lý ngài dạy và sự vâng phục của môn đệ là hai điều ngài sẽ chịu tra vấn trong ngày công phán kinh khủng của Thiên Chúa. 7 Viện phụ phải ý thức rằng điều gì gia chủ thấy kém lợi nơi đoàn chiên thì sẽ quy trách cho chủ chăn. 8 Trái lại một khi chủ chăn đã tận lực săn sóc đoàn chiên ngỗ nghịch và cứng cổ hay đã dùng mọi phương dược cứu chữa bịnh tật chúng, 9 lúc đó chủ chăn mới hết trách nhiệm trước toà Chúa. Ngài có thể cùng ngôn sứ tuyên xưng : “Đức công chính của Chúa, con chẳng giấu nơi đáy lòng con, chân lý và ơn cứu hộ của Chúa con đã nói lên”. “Nhưng chúng cứ coi thường và khinh miệt con ”. 10 Kết cục, khi ấy án tử hình sẽ giáng xuống trên bầy chiên bất phục trước sự săn sóc của chủ chăn.

                  

1.Chương hai này không chỉ nói về viện phụ. Quả thực, nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy ngay viện phụ được đặt trong một trương qua ba chiều: -Viện phụ mang danh hiệu bề trên và đại diện Chúa Kitô (c.1 và 2). -Viện phụ sẽ phải trả lẽ với một đấng khác, là Cha của gia đình (c.7). -Viện phụ phải dậy dỗ và điều khiển các môn đệ (c.6).

2. Như vậy, với thánh Biển Đức, viện phụ không phải là thứ nhất trong những người ngang hàng nhau. Điều ấy có thể gây khó chịu cho não trạng dân chủ của thời đại chúng ta, nhưng đúng là như vậy. Để nói về viện phụ, thánh Biển Đức dùng một so sánh ưu thế: lớn hơn. Viện phụ không phải là lớn nhất, ngài không thể tự coi mình như Thiên Chúa được, nhưng ngài cũng không phải là người thứ nhất trong những người bằng vai với nhau.

3. Điều đó dẫn tới hai hậu quả: Viện phụ phải giảng dậy và điều khiển, vì đó là nhiệm vụ của ngài, bằng lời nói và nhất là bằng việc làm. Ngài không được lẩn tránh và để mặc cho người khác lo giảng dậy và điều khiển. Vì nếu ngài không làm thì có những người khác sẽ đứng ra làm và khi đó cộng đoàn sẽ tan rã. Viện phụ phải dám đảm nhận và giữ vững vị trí của mình, bởi vì quyền bính là cần thiết cho việc phục vụ mà ngài phải thực thi dù không muốn.

4. Điều ấy cũng phát sinh một hậu quả từ phía cộng đoàn. Đó là mỗi đan sĩ phải đặt mình vào vị trí của người môn đệ. Nghĩa là chấp nhận rằng mình vẫn còn điều gì đó để học hỏi, rằng mình chưa biết hết mọi sự. Nhưng đan sĩ cũng tin rằng điều được ban truyền cho mình sẽ chỉ cho mình thấy con đường Thiên Chúa muốn dẫn mình đi. Và như chúng ta đều biết, tất cả là vấn đề đức tin. Chúng ta sống đời sống cộng đoàn như một trò chơi của quyền lực, của những sức mạnh đối nghịch nhau, hay chúng ta sống đời sống cộng đoàn như là nơi Thiên Chúa nói với chúng ta, với mỗi người chúng ta? Đó là câu hỏi thánh Biển Đức gửi đến chúng ta qua chương 2 này.





Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 230.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương