Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Thuật ngữ Phật pháp tiếng anh



tải về 79.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.10.2017
Kích79.43 Kb.
#33412

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thuật ngữ Phật pháp tiếng anh


THUẬT NGỮ PHẬT PHÁP TIẾNG ANH

LOKA (GIỚI HAY THẾ GIỚI)

Loka: 'world', denotes the 3 spheres of existence comprising the whole universe, i.e. (1) the sensuous world (kāma-loka), or the world of the 5 senses; (2) the fine-material world (rúpa-loka), corresponding to the 4 fine-material absorptions (s. jhāna1-4); (3) the immaterial world (arúpa-loka), corresponding to the 4 immaterial absorptions (s. jhāna, 5-8).

The sensuous world comprises the hells (niraya), the animal kingdom (tiracchāna-yoni), the ghost-realm (peta-loka), the demon world (asura-nikāya), the human world (manussa-loka) and the 6 lower celestial worlds (s. deva I). In the fine-material world (s. deva II) still exist the faculties of seeing and hearing, which, together with the other sense faculties, are temporarily suspended in the 4 absorptions. In the immaterial world (s. deva III) there is no corporeality whatsoever, only the four mental groups (s. khandha) exist there.

Though the term loka is not applied in the Suttas to those 3 worlds, but only the term bhava, 'existence' (e.g. M. 43), there is no doubt that the teaching about the 3 worlds belongs to the earliest, i.e. sutta-period, of the Buddhist scriptures, as many relevant passages show.


Loka: “Thế giới” chỉ cho 3 cảnh giới hiện hữu bao gồm toàn thể vũ trụ , đó là (1) dục giới (kāma-loka), hoặc thế giới của 5 giác quan; (2) sắc giới (rúpa-loka), tương ứng với 4 tầng thiền sắc giới (s. jhāna1-4); (3) vô sắc giới(arúpa-loka) , tương ưng với 4 tầng thiền vô sắc giới (s. jhāna, 5-8).

Dục giới gồm có địa ngục (niraya) , súc sanh (tiracchāna-yoni), ngạ quỷ(peta-loka), a tu la (asura-nikāya), loài người (manussa-loka) và 6 cõi trời bậc thấp (dục giới) (xem deva I). Trong sắc giới (xem deva II) vẫn còn tồn tại nhãn căn và nhĩ căn, mà cùng với các giác quan khác tạm thời tạm đình chỉ trong 4 tầng thiền. Trong vô sắc giới (xem deva III) không có bất cứ sắc pháp nào, chỉ có 4 danh uẩn tồn tại ở đó (s. khandha) .



Mặc dù thuật ngữ loka không được áp dụng trong tạng kinh cho 3 thế giới trên, mà chỉ có thuật ngữ bhava,”hữu” (Trung Bộ Kinh 43), không nghi ngờ rằng giáo lý về 3 thế giới thuộc về giai đoạn sớm nhất, tức là giai đoạn kinh tạng của kinh điển(tam tạng) Phật giáo, như nhiều đoạn kinh tương ứng cho thấy.

LOKA-DHAMMA (PHÁP THẾ GIAN)

Loka-dhamma: 'worldly conditions'. "Eight things are called worldly conditions, since they arise in connection with worldly life, namely: gain and loss, honour and dishonour, happiness and misery, praise and blame" (Vis.M. XXII).

Loka-dhamma: “Pháp thế gian”. 8 pháp được gọi là pháp thế gian, vì chúng khởi lên liên quan đến đời sống thế gian, đó là: được và mất, vinh và nhục, lạc và khổ, khen và chê.(Thanh Tịnh Đạo , chương XXII).

LOKIYA (HIỆP THẾ)

Lokiya: 'mundane', are all those states of consciousness and mental factors - arising in the worldling, as well as in the Noble One - which are not associated with the supermundane (lokuttara; s. the foll.) paths and fruitions of sotāpatti, etc.

Lokiya: “Hiệp thế”, là tất cả các tâm và tâm sở - khởi lên trong kẻ phàm phu, cũng như trong bậc thánh – khi mà không kết hợp với các đạo và quả siêu thế, như là tu đà hoàn (sotā=lưu,apatti=nhập vào, nhập dòng), v.v...

LOKUTTARA (SIÊU THẾ)

Lokuttaya: 'supermundane', is a term for the 4 paths and 4 fruitions of sotāpatti, etc. (s. ariya-puggala), with Nibbāna as ninth. Hence one speaks of '9 supermundane things' (nava-lokuttara-dhamma).

Lokuttaya: 'siêu thế’, là thuật ngữ chỉ cho 4 đạo và 4 quả của nhập lưu, v.v... , với Niết bàn là pháp thứ 9. Vì vậy người ta nói đến 9 pháp siêu thế (nava-lokuttara-dhamma).

MACCHARIYA (TÂM SỞ XAN)

Macchariya: 'stinginess', avarice. "There are 5 kinds of stinginess, o monks; regarding the dwelling place, regarding families, regarding gain, regarding recognition, regarding mental things' (A. IX, 49; Pug. 56).

Macchariya: “Keo kiệt”, bủn xỉn.”Có 5 loại keo kiệt. Này các tỳ kheo; liên quan đến trú xứ, liên quan đến gia đình, liên quan đến lợi lộc, liên quan đến lời khen và liên quan đến pháp” (Trích trong Tăng Chi Bộ Kinh, chương IX, Đoạn 49; Pug. 56).

MADA (KIÊN MẠN)

Mada: 'infatuation'. "Infatuation is of 3 kinds: youth-infatuation, health-infatuation, life-infatuation" (D. 33). "Infatuated by youth-infatuation, by health-infatuation and by life-infatuation, the ignorant worldling pursues an evil course in bodily actions, speech and thought, and thereby, at the dissolution of the body, after death, passes to a lower world, to a woeful course of existence, to a state of suffering and hell" (A. III, 39).

Mada: “Kiêu mạn”. Kiêu mạn gồm có 3 loại: kiêu mạn vì tuổi trẻ, kiêu mạn vì sức khoẻ, kiêu mạn vì sự sống” (Trích Trường Bộ Kinh, số 33). “Kiêu mạn bởi tuổi trẻ, bởi sức khoẻ, bởi sự sống, kẻ phàm phu vô minh theo đuổi ác đạo trong thân nghiệp , khẩu nghiệp và ý nghiệp, và vì vậy, khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ sinh vào cảnh giới thấp kém, vào cõi khổ, tới trạng thái đau khổ và địa ngục” (trích trong Tăng Chi Bộ Kinh, 39)

MAGGA (ĐẠO)

Magga: 'path'. 1. For the 4 supermundane paths (lokuttara-magga), s. ariya-puggala - 2. The Eightfold Path (atthangika-magga) is the path leading to the extinction of suffering, i.e. the last of the 4 Noble Truths (sacca, q.v.), namely:

Wisdom (paññā) III.

1. Right view (sammā-diṭṭhi)

2. Right thought (sammā-sankappa)

Morality (sīla) I.

3. Right speech (sammā-vācā)

4. Right bodily action (sammā-kammanta)

5. Right livelihood (sammā-ājīva)

Concentration (samādhi) II.

6. Right effort (sammā-vāyāma)

7. Right mindfulness (sammā-sati)

8. Right concentration (sammā-samādhi)

1. Right view or right understanding (sammā-ditthi) is the understanding of the 4 Noble Truths about the universality of suffering (unsatisfactoriness), of its origin, its cessation, and the path leading to that cessation. - See the Discourse on 'Right Understanding' (M. 9, tr. and Com. in 'R. Und.').

2. Right thought (sammā-sankappa): thoughts free from sensuous desire, from ill-will, and cruelty.

3. Right speech (sammā-vācā): abstaining from lying, tale-bearing, harsh language, and foolish babble.

4 Right bodily action (sammā-kammanta): abstaining from killing, stealing, and unlawful sexual intercourse.

5. Right livelihood (sammā-ājīva): abstaining from a livelihood that brings harm to other beings, such as trading in arms, in living beings, intoxicating drinks, poison; slaughtering, fishing, soldiering, deceit, treachery soothsaying, trickery, usury, etc.

6. Right effort (sammā-vāyāma): the effort of avoiding or overcoming evil and unwholesome things, and of developing and maintaining wholesome things (s. padhāna).

7. Right mindfulness (sammā-sati): mindfulness and awareness in contemplating body, feelings, mind, and mind-objects (s.sati, satipatthāna).

8.Right concentration (sammā-samādhi): concentration of mind associated with wholesome (kusala) consciousness, which eventually may reach the absorptions (jhāna, q.v.). Cf. samādhi.

There are to be distinguished 2 kinds of concentration, mundane (lokiya) and supermundane (lokuttara) concentration. The latter is associated with those states of consciousness known as the 4 supermundane paths and fruitions (s. ariya-puggala).As it is said in M. 117:

"I tell you, o monks, there are 2 kinds of right view: the understanding that it is good to give alms and offerings, that both good and evil actions will bear fruit and will be followed by results.... This, o monks, is a view which, though still subject to the cankers, is meritorious, yields worldly fruits, and brings good results. But whatever there is of wisdom, of penetration, of right view conjoined with the path - the holy path being pursued, this is called the supermundane right view (lokuttara-sammā-ditthi), which is not of the world, but which is supermundane and conjoined with the path."

In a similar way the remaining links of the path are to be understood.

As many of those who have written about the Eightfold Path have misunderstood its true nature, it is therefore appropriate to add here a few elucidating remarks about it, as this path is fundamental for the understanding and practice of the Buddha's teaching.

First of all, the figurative expression 'path' should not be interpreted to mean that one has to advance step by step in the sequence of the enumeration until, after successively passing through all the eight stages, one finally may reach one's destination, Nibbāna. If this really were the case, one should have realized, first of all, right view and penetration of the truth, even before one could hope to proceed to the next steps, right thought and right speech; and each preceding stage would be the indispensable foundation and condition for each succeeding stage. In reality, however, the links 3-5 constituting moral training (sīla), are the first 3 links to be cultivated, then the links 6-8 constituting mental training (samādhi), and at last right view, etc. constituting wisdom (paññā).

It is, however, true that a really unshakable and safe foundation to the path is provided only by right view which, starting from the tiniest germ of faith and knowledge, gradually, step by step, develops into penetrating insight (vipassanā) and thus forms the immediate condition for the entrance into the 4 supermundane paths and fruits of holiness, and for the realization of Nibbāna. Only with regard to this highest form of supermundane insight, may we indeed say that all the remaining links of the path are nothing but the outcome and the accompaniments of right view.

Regarding the mundane (lokiya) eightfold path, however, its links may arise without the first link, right view.

Here it must also be emphasized that the links of the path not only do not arise one after the other, as already indicated, but also that they, at least in part, arise simultaneously as inseparably associated mental factors in one and the same state of consciousness. Thus, for instance, under all circumstances at least 4 links are inseparably bound up with any karmically wholesome consciousness, namely 2, 6, 7 and 8, i.e. right thought, right effort, right mindfulness and right concentration (M. 117), so that as soon as any one of these links arises, the three others also do so. On the other hand, right view is not necessarily present in every wholesome state of consciousness.

Magga is one of the 24 conditions (s. paccaya 18).


Magga:”Đạo”. (1) chỉ cho 4 đạo siêu thế (lokuttara-magga), xem ariya-puggala-thánh nhân. (2) Bát Chánh Đạo (atthangika-magga)là con đường dẫn đến sự diệt khổ, và đó chính là chi cuối cùng trong Tứ Thánh Đế (sacca, q.v.), đó là

Nhóm tuệ (paññā) III



  1. Chánh kiến (sammā-diṭṭhi)

  2. Chánh tư duy (sammā-sankappa)Morality (sīla-nhóm giới ) I



  1. Chánh ngữ (sammā-vācā)

  2. Chánh nghiệp (sammā-kammanta)

  3. Chánh mạng (sammā-ājīva) Concentration (samādhi-nhóm định ) II

  4. Chánh tinh tấn (sammā-vāyāma)

  5. Chánh niệm (sammā-sati)

  6. Chánh định (sammā-samādhi)

1.Chánh kiến hay sự hiểu biết chân chánh (sammā-ditthi) là hiểu rõ Tứ Thánh Đế về tính phổ quát của khổ , nguyên nhân của khổ , sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. – Xem Kinh “Chánh Kiến” (trích trong Trung Bộ Kinh, số 9, và bộ chú thích 'R. Und.').

2.Chánh tư duy (sammā-sankappa):những tư duy thoát khỏi tham dục, sân, hại.

3.Chánh ngữ (sammā-vācā):tránh xa việc nói dối, nói thêu dệt, nói thô tục và nói lời nhảm nhí.

4.Chánh nghiệp (sammā-kammanta): tránh sát sanh, trộm cắp và tà dâm.

5.Chánh mạng (sammā-ājīva): tránh xa việc nuôi mạng mà làm hại chúng sanh khác, như là buôn bán vũ khí, người, chất say, thuốc độc, lò mổ, đánh bắt cá, đi lính, lừa đảo, phản bội, bói toán, bịp bợm, cho vay nặng lãi v.v...

6.Chánh tinh tấn (sammā-vāyāma):sự tinh tấn tránh xa hoặc là khắc phục các điều ác và bất thiện, và tinh tấn phát triển & duy trì các điều thiện (thận, trừ, tu, bảo). (s. padhāna).

7.Chánh niệm(sammā-sati): chánh niệm và tỉnh giác trong việc quán thân, thọ, tâm, pháp (s.sati, satipatthāna).

8.Chánh định(sammā-samādhi): sự định tâm mà kết hợp với tâm thiện và cuối cùng dẫn đến sự chứng đắc các tầng thiền(jhāna, q.v.). Cf. samādhi.

Cần phải phân biệt hai loại định đó là định hiệp thế và định siêu thế. Định siêu thế kết hợp với các tâm được biết đến như các tâm được biết đến như là 4 đạo và 4 quả. Như được nói trong kinh trung Bộ, số 117:

“Này các tỳ kheo, ta bảo cho các người, có hai loại chánh kiến: sự hiểu biết rằng bố thí và cúng dường là tốt,rằng cả thiện nghiệp và ác nghiệp đều sẽ cho quả và đều sẽ được đi theo bởi kết quả... Này các tỳ kheo, đây là chánh kiến mặc dù vẫn còn phụ thuộc vào lậu hoặc, vẫn là có phước đem lại quả hiệp thế và cho quả tốt. Nhưng bất cứ loại trí tuệ , tuệ quán hay chánh kiến kết hợp với đạo tức là thánh đạo đang được tu tập, trí tuệ này dược gọi là chánh kiến siêu thế (lokuttara-sammā-ditthi),không thuộc về thế gian, mà thuộc về siêu thế và kết hợp với đạo".

Tương tự như vậy các chi còn lại của Bát chánh đạo cũng nên được hiểu như vậy.

Vì có nhiều người viết về Bát Chánh Đạo hiều lầm bản chất thật sự của nó , cho nên cũng thích đáng để thêm vào ở đây một vài nhận xét để làm sáng tỏ về điều này, vì Bát Chánh Đạo là căn bản cho sự hiểu biết và thực hành Phật pháp.

Trước tiên, nghĩa bóng “đạo” không nên được giải thích có nghĩa rằng người ta phải tiến lên từng bước một theo một chuỗi cho đến khi sau khi lần lượt đi qua tất cả 8 giai đoạn cuối cùng người đó sẽ tiến đến đích của mình là Niết bàn. Nếu điều này thật sự là đúng thì mỗi người trước hết phải chứng ngộ chánh kiến và thấy rõ chân lý, ngay cả trước khi người đó có thể hy vọng đi bước tiếp theo là chánh tu duy và chánh ngữ; và mỗi giai đoạn đi trước là nền tảng và điều kiện không thể thiếu được cho mỗi giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế chi thứ 3 đến thứ 5 tạo thành giới phần là 3 chi đầu tiên cần phải tu tập, sau đó chi thứ 6 đến thứ 8 tạo nên định phần và cuối cùng chánh kiến, v.v... tạo nên định tuệ phân (paññā).

Tuy nhiên, sự thật là một nền tảng thật sự vững chắc và an toàn cho Bát Chánh Đạo chỉ được cung cấp bởi chánh kiến mà khởi đầu từ cái mầm nhỏ nhất của niềm tin và trí tuệ, dần dần, từng bước phát triển thành tuệ quán(vipassanā), và như vậy hình thành điều kiện trực tiếp cho sự thể nhập 4 đạo quả thành siêu thế, và cho sự chứng ngộ Niết bàn. Chỉ liên quan dạng trí tuệ siêu thế cao nhất này, chúng ta mới có thể thật sự nói rằng tất cả những chi còn lại của Bát Chánh Đạo không là gì cả ngoài kết quả và đồng hành của chánh kiến.

Tuy nhiên, về phần Bát Chánh Đạo hiệp thế thì các chi của nó có thể khởi lên mà không cần chi thứ nhất, tức là chánh kiến.

Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng các chi của Bát Chánh Đạo không chỉ là không sinh khởi lần lượt cái này sau cái kia như đã được chỉ ra ở trên mà chúng còn khởi lên đồng thời phải ít nhất là từng phần như là các tâm sở kết hợp một cách chặt chẽ không thể tách rời trong cùng một tâm. Như vậy, chẳng hạn như trong tất cả các trường hợp ít nhất 4 chi kết hợp với bất cứ tâm thiện nào đó là chi thứ 2,6,7 và 8 tức là chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định (Trung bộ kinh , 117), do đó ngay khi bất cư một chi nào trong 3 chi này sinh khởi, thì 3 chi kia cũng sinh khởi. Mặt khác, chánh kiến không nhất thiết phải có mặt trong tất cả các tâm thiện.

Đạo cũng là 1 trong 24 duyên(xem paccaya 18).


THUẬT NGỮ:

spheres of existence cảnh giới hiện hữu

the sensuous world (kāma-loka) dục giới

the fine-material world (rúpa-loka) sắc giới

the fine-material absorptions vô sắc giới

the animal kingdom (tiracchāna-yoni) súc sanh

the ghost-realm (peta-loka) ngạ quỷ

the demon world (asura-nikāya) A tu la

the human world (manussa-loka) cõi người

the 6 lower celestial worlds (s. deva I) 6 cõi trời bậc thấp

the Buddhist scriptures tam tạng phật giáo

worldly conditions pháp thế gian

the supermundane (lokuttara; s. the foll.) paths and fruitions

đạo và quả siêu thế

9 supermundane things 9 pháp siêu thế

dwelling place trú xứ

infatuation kiêu mạn

supermundane paths (lokuttara-magga) đạo siêu thế

The Eightfold Path (atthangika-magga) Bát Chánh Đạo

the path leading to the extinction of suffering con đường dẫn đến sự diệt khổ

the 4 Noble Truths (sacca, q.v.) Tứ Thánh Đế

Right view (sammā-diṭṭhi) Chánh kiến

Right thought (sammā-sankappa) Chánh tư duy

Right speech (sammā-vācā) Chánh ngữ

Right bodily action (sammā-kammanta) Chánh nghiệp

Right livelihood (sammā-ājīva) Chánh mạng

Right effort (sammā-vāyāma) Chánh tinh tấn

Right mindfulness (sammā-sati) Chánh niệm

Right concentration (sammā-samādhi) Chánh định

supermundane right view (lokuttara-sammā-ditthi),Chánh kiến siêu thế

Nibbāna Niết bàn

moral training (sīla) Giới phần

mental training (samādhi) định phần

constituting wisdom (paññā) định tuệ phần

penetrating insight (vipassanā) tuệ quán


Ôn thi:

I/ Định nghĩa: (15đ)

1/ Magga

2/ Kusala

II/ Từ vựng ( 10 việt-anh; 10 anh – việt) (10đ)

Tất cả


III/ Dịch: (15đ)

1/ Khandha

2/ Kiriya (or Kriya)-Citta

3/ Loka


Bài số 12: Loka,Loka-dhamma,Lokiya,Lokuutaya,Macchariya,Mada,Magga Trang /7


tải về 79.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương