Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử Việt Nam KỶ nguyêN ĐỘc lập tự chủ VÀ thống nhấT (905 1527)



tải về 45.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích45.13 Kb.
#6203

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử Việt Nam


KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ THỐNG NHẤT (905 - 1527)

  1. THỜI KỲ ĐẦU XÂY DỰNG VÀ KHẲNG ĐỊNH (905 - 1009)

Là một thời kỳ thực sự sôi động của lịch sử nước nhà.

  1. Họ Khúc (905 - 930)

Tồn tại 25 năm với 3 đời như sau:

*. Khúc Thừa Dụ (905 – 907):

*. Khúc Hạo (907 – 917):

*. Khúc Thừa Mỹ (917 – 930): nhận thức chính trị rất thấp đã sai lầm trong chính sách ngoại giao, làm cho nhà Nam Hán nổi giận đã đem quân xâm lược nước ta; chỉ với một trận, Họ Khúc đã thua; đất nước lại tiếp tục bị đô hộ.

*. Nhận định chung của giới sử học hiện nay:

Tuy chưa định Quốc hiệu, niên hiệu; tuy chưa xưng đế, xưng vương, thậm chí còn tự nhận mình là quan lại của Trung Quốc, nhưng họ Khúc thật sự là dòng họ đã có công đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho kỷ nguyên độc lập – tự chủ và thống nhất của nước nhà. Bởi vậy, theo giới sử học hiện nay mốc tính thời kỳ mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất của nước ta là kể từ năm 905 – là năm chính quyền nhà Đường đã bị diệt vong, Trung quốc bước vào thời kỳ “Ngũ đại thập quốc”, nước ta được bỏ ngỏ, nên Khúc Thừa Dụ đã nắm lấy cơ hội và được dân chúng suy tôn là Tiết độ xứ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc (179 TCN - 905).



2. Họ Dương (đầu năm 931 – cuối năm 937)

  • 930 quân Nam Hán xâm lượt nước ta lần 1, Khúc Thừa Mỹ lãnh đạo nhanh chống thất bại, ta bị Nam Hán đô hộ cuối 930-931.

  • Đầu năm 931, một bộ tướng cũ của họ Khúc Là Dương Đình Nghệ đã nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán và thành lập chính quyền do Ông đứng đầu.

  • Chính quyền của Dương Đình Nghệ tồn tại từ đầu 931 đến 937.

  • Ông có 2 người con:

+ Kiều Công Tiễn con nuôi của Dương Đình Nghệ là kẻ bất trung bất hiếu bất nghĩa tầm thường 1 cách toàn diện là kẻ đã giết Ông để giành quyền bính. Đây là hành vi tệ hại.

+ Ngô Quyền là vị anh hùng dân có công với đất nước, cháu nội Ông là Khuông Việt đại sư - Ngô Chân Lưu.

------------------------------------------

3. Họ Ngô: (938 - 965)

- Ngô Quyền quê ở làng Cam Lâm, tổng Cam giá, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây; nay là thôn Cam Lâm, xã đường Lâm, TX Sơn Tây, TP Hà Nội (ngài cùng làng với Bố cái Đại vương Phùng Hưng). Cha Ngô Quyền là Ngô Mân – thứ xử Ái châu của Dương Đình Nghệ, sau khi cha mất Ông được nối quyền cha là Thứ xử Ái châu.

- 937 Sau khi nghe tin Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, Ngài đã nổi giận kéo quân từ Ái Châu về; 2 bên giao tranh dữ dội, Kiều Công Tiễn đã cầu viện quân Nam Hán, nhưng khi Nam Hán chưa sang Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền đánh bại và lập tức bị giết chết để một mặt trừ hậu họa về sau, cắt nguồn nội ứng của giặc ngoại xâm, một mặt để đề cao Chính nghĩa, Đức nghĩa, hội tụ lòng người, chuẩn bị đánh quân xâm lược (Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ, lấy cô con gái tên là Dương Thị Như Ngọc).

- Mùa đông năm 938, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh tan tành đội quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giết chết tướng chỉ huy Hoằng Tháo – là con trai của Vua Nam Hán Lưu Yểm, đập tan ý chí xâm lược của Nam Hán. (xem thêm tài liệu sách Đại Việt Sử Lượt)

- Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ nhận xét “Trận Bạch Đằng này là võ công cao cả, vang dội đến ngàn thu, há phải chỉ lừng lẫy trong một thời bấy giờ mà thôi đâu”…”Ngô Vương giết giặc nội phản để trả thù cho Chúa, đuổi ngoại xâm để cứu nạn cho nước, dựng nước nối lại chính thống, công nghiệp thật là vĩ đại”.

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi xưng là Ngô Vương, đóng đô tại Cổ Loa.

- Năm 944, Ngô Quyền mất hưởng dương 46 tuổi, từ đây chính quyền họ Ngô suy vong từ từ và loạn 12 xứ quân.

4. Loạn 12 xứ quân (965 - 967)

- Sau khi Ngô Vương mất, chính quyền trung ương suy yếu, các thế lực địa phương nổi lên khắp nơi, đất nước loạn lạc chưa từng thấy.

- Sau một thời gian, một số thế lực nhỏ bị thanh toán, sát nhập,…cuối cùng còn lại 12 thế lực, còn gọi là 12 xứ quân có địa bàn từ Thanh hóa trở ra, như sau: Chiến Tranh triền miên đất nước loạn lạc tàn bảo chưa từng thấy.

+ Xứ quân Kiều Công Hãn, cháu nội Kiều Công Tiễn, chiếm đất Phong Châu (Phú Thọ).

+ Xứ quân Kiều Thuận, cháu nội Kiều Công Tiễn, chiếm đất Hồi Hồ (Phong Châu, Phú Thọ).

+ Xứ quân Nguyễn Khoan, chiếm đất Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

+ Xứ quân Ngô Nhật Khánh, chiếm đất Đường Lâm (Sơn tây, Hà nội ngày nay).

+ Xứ quân Đỗ Cảnh Thạc, chiếm đất Đỗ Động Giang (nay là Thanh oai, Hà Nội).

+ Xứ quân Lý Khuê, chiếm đất Siêu Loại (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh).

+ Xứ quân Nguyễn Thủ Tiệp, chiếm đất Tiên Du (nay thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh).

+ Xứ quân Lã Đường, chiếm đất Tế Giang (nay thuộc Mỹ Văn, Hưng Yên).

+ Xứ quân Nguyễn Siêu, chiếm đất Tây Phù Liệt (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội).

+ Xứ quân Phạm Bạch hổ, chiếm đất Đằng Châu (nay thuộc Kim động, Hưng Yên).

+ Xứ quân Trần Lãm, chiếm đất Bố Hải Khẩu (nay thuộc Thị xã Thái Bình).

+ Xứ quân Ngô Xương Xí, con Ngô xương Ngập, cháu nội Ngô Quyền, chiếm đất Bình Kiều (nay thuộc Triệu Sơn, Thanh Hóa).



Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân



5. Họ Đinh (967 - 980)

- Năm 967, bằng nhiều phương cách khác nhau Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp xong loạn 12 xứ quân.

- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Hoa Lư, Ninh Bình, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

- Năm 970 đặt niên hiệu là Thái bình. Như vậy ở triều Đinh, lần đầu tiên nước ta có đủ: đế hiệu, quốc hiệu, niên hiệu. (Đây là lý do mà một số tài liệu đã đặt trước năm 968 gọi là ngoại kỷ, sau năm 968 là bản sử hoặc chính biên)

- Đinh Bộ Lĩnh đã ban hành nhiều chính sách tích cực để tổ chức xã hội, quân đội, phát triển kinh tế. Quân đội được củng cố, xây dựng thành đạo quân rất mạnh; lần đầu tiên đã có các nghệ sỹ phục vụ quân đội, có các lời ca để động viên binh sỹ (là tiền đề để Lê Hoàn phát triển thập đạo quân) và phát triển Phật giáo.

- Nhược điểm: hay uống rượu, và đây có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến cái chết của 2 cha con ông (Ông và con trưởng Đinh Liễn sau khi say rượu đã bị kẻ hầu là Đỗ Thích đâm chết sau khi mơ thấy nuốt 2 ngôi sao).

- Sau cái chết của 2 cha con thì Đinh Toàn, 6 tuổi con trai của Ông và Dương Vân Nga được đưa lên làm Vua với phụ chính là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.

- Khủng khoảng, mâu thuẫn chính trị sâu sắc, sau rốt Đinh Toàn phải nhường ngôi cho Lê Hoàn (người rất thân Dương Vân Nga) và 2 tướng tâm phúc của Đinh Tiên Hoàng bị giết chết là Nguyễn Bặc và Đinh Điền. Chính quyền chuyển từ nhà Đinh sanh nhà Lê (nhà tiền Lê).



6. Nhà tiền Lê (980 - 1009)

- Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã nhanh chóng ổn định nhà nước, ban hành nhiều chính sách tích cực làm cho kinh tế phát triển, quân đội được tổ chức, huấn luyện rất chu đáo, kỹ càng. Lê Hoàn là ông vua đầu tiên cầm cày khuyến nông.

- Năm 981 đã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Tống xâm lược, theo sử Trung quốc thì Lê Hoàn là một trong những người Nam khiến Trung Quốc khiếp sợ nhất.

- Nhược điểm: ông đã thất bại trong việc giáo dục con, 11 người con trai và 01 người con nuôi thì đây là 12 sọt rác của lịch sử.

- Năm 1005 Lê Hoàn chết, các con ra sức chém giết nhau, xác ông cứ để vậy không được chôn cất nên dân chúng phải than “đại hành, đại hành,…” lâu ngày thành hiệu “Lê Đại Hành” (xác của ông vua họ Lê).

- Sau chém giết, Lê Long Đĩnh lên ngôi, là một ông vua bệnh hoạn khi nghị triều phải nằm; thỉnh thoảng dùng đầu của Đại sư làm chỗ kê dóc mía. Cuối năm 1009 Lê Long Đĩnh chết hưởng dương 23 tuổi. Thế lực nhà sư và Quân sỹ đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi.



THI: Thầy nói trong file âm thanh với lớp tăng 11

Nội dung 2 phần, thời gian 90 phút, đề mở.



Hướng dẫn: Bố cục 1 bài thi ( đề mở) Thi Giữa Kỳ

Đề nghị: Yêu cầu viết đúng viết đủ theo dạng gạch đầu dòng, không cần văn chương.

Lưu ý 2 nội dung:

  • Tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà Nước: trình bài vắng tắt

  • Tiền đề về kinh tế

  • Tiền đề về chính trị và xã hội

  • Tiền đề về văn hóa

  • Trình bài thông tin vắng tắt về nhà nước đầu tiên: Văn Lang và Âu Lạc

  • Văn Lang là gì ?, Âu Lạc là gì ?

  • Thành lập lúc nào ?

  • Đất đai ra sao?

  • Kinh Đô ở đâu ?

  • Tổ chức ra sao ?

Một số lời thầy nói ngoài:

  1. KIẾN THỨC

  1. Khác nhau về việc lấy mốc thời gian nào làm thời điểm đánh dấu là thời kỳ mở đầu cho Kỷ nguyên Độc lập tự chủ và thống nhất của nước ta:

  1. Lấy mốc năm 968: với lý do khi đó nước ta lần đầu tiên có đủ đế hiệu, quốc hiệu, niên hiệu. Nhưng đây chỉ là danh hiệu, thực chất nước ta đã thực sự độc lập tự chủ thống nhất từ khi Khúc Thừa Dụ được tôn xưng là Tiết độ xứ.

  2. Sau này có ý nên lấy năm 938 (năm Ngô Quyền chiến thắng quân nam Hán trên sông Bạch Đằng) hoặc 939 (năm Ngô Quyền lên ngôi) cũng không có cơ sở vì Ngô quyền không lấy chính quyền từ tay chính quyền phương bắc mà Ông là một vị tướng trong một chính quyền của ta đã giết tên phản quốc, lên ngôi và thống lĩnh nhân dân của một nước tự do độc lập chống lại ngoại bang xâm lược là nhà Nam Hán.

  1. Tên người đứng đầu họ Dương:

Có chỗ ghi là Dương Diên Nghệ, đây là phát âm và ghi sai của Đại bút Trần Trọng Kim.

  1. Tác giả truyện “Truyền kỳ mạn lục”, ngày nay thường được biết tác giả là Nguyễn Dữ, thực ra Ông là Nguyễn Dư.

  2. Hiệu vua tiền Lê đầu tiên:

Thường được biết đến với hiệu là “Lê Đại Hành”, thực ra, khi Vua Lê Hoàn mất, các con lo chém giết nhau, xác vua cứ để đó dân gian thấy vậy kêu là “đại hành, đại hành,…” – tức là xác ông vua, rồi kết hợp với họ Lê nên là “Lê Đại Hành” – xác ông vua họ Lê.

  1. Cháu nội đích tôn của Ngô Quyền: là đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu đã nhận rõ thế cuộc và chọn con đường tu hành và sau này là một nhà sư giúp ích rất nhiều cho triều đại nhà Đinh, nhà tiền Lê cũng như Phật giáo nước nhà, được tôn xưng là nhà sư khuông phò nước Việt.

  2. Tra cứu: chi tiết, cụ thể trong cuốn “Đại Việt sử lược” nguyên bản chữ Hán, do Lưu Dung quan Trung Quốc cho biên soạn lại, thầy Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính và xuất bản (có bản tiếng Hán kèm theo).

  3. Xuất thân của Đinh Tiên Hoàng: Đinh Công Trứ là cha trên danh nghĩa, vì cha ông làm quan tại Nghệ An, Mẹ ông ở quê Ninh bình xa xôi; cha ông trong thời gian đó không về, sau đó ông được sinh ra. Truyện kể: vào một ngày nóng bức, mẹ ông ra sông tắm, gặp con rái cá, về nhà mang bầu sinh ra ông, bởi vậy ông bơi rất giỏi.

  4. Nói thêm về các cách thức khác nhau mà Đinh tiên Hoàng đã xử dụng để thâu phục 12 xứ quân:

Không phải với xứ quân nào ông cũng chỉ dùng vũ lực đế khuất phục, mà ông đã xử dụng nhiều phương cách khác nhau, rất linh hoạt uyển chuyển để thâu gồm 12 xứ quân vào tay mình. Ví dụ, cách ông thu phục Ngô Nhật khánh là lấy mẹ của Ngô Nhật Khánh và gả con gái mình cho Ngô Nhật Khánh. Do đó ông đã dần dần thâu phục được cả 12 xứ quân, nhưng cách làm này cũng đã để lại nhiều mầm mống gây hiểm họa sau này,…có thể cho cái chết và việc sụp đổ triều đại do ông dựng lên.

  1. Nhìn lại công tội của các vị cựu thần của Đinh Tiên Hoàng trong việc chống lại Lê Hoàn: việc Nguyễn Bặc, Đinh Điền chống lại Lê Hoàn và việc Lê Hoàn bắt giết 2 ông đều là việc làm của những kẻ anh hùng thời loạn chứ đây không phải là việc dẹp loạn, giết kẻ phản động.

Nguyễn Bặc …..sinh Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi),….sinh Nguyễn Anh Vũ (con Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Anh),..sinh Nguyễn Hoàng (thủy tổ triều nguyễn),…sinh Nguyễn Đình Chiểu,…sinh Nguyễn Văn Cừ,…sinh Nguyễn Khắc Thuần. Vậy thầy Thuần là dòng dõi của Định quốc công Nguyễn Bặc.

Tổng tập sắc phong Việt Nam' được tặng cho Bảo tàng lịch sử


Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần và doanh nhân Dương Quốc Nam thực hiện sách độc bản khổ lớn tập hợp các tờ sắc phong thần của nhà Nguyễn.





Bài số 12 và 13: Kỷ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất Trang /6


tải về 45.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương