Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường a hàm trắc nghiệm cuối học kỳ II



tải về 307.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích307.72 Kb.
#35181

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

TRẮC NGHIỆM CUỐI HỌC KỲ II
1. Phật thuyết Trường A Hàm kinh được dịch sang tiếng Hán bởi:

a. Tăng Triệu

b. Tăng Già Đề Bà



c. Phật Đà Da Xá

d. Cưu Ma La Thập



2. Bản Hán dịch Phật thuyết Trường A Hàm kinh ra đời vào

a. 412-413 AD.

b. Đầu thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.

c. Thế kỷ 2 sau Công nguyên.

d. Thời Ngài Huyền Trang.



3. Người nhuận văn cho Phật thuyết Trường A Hàm kinh là:

a. Trúc Pháp Niệm

b. Đạo Hàm



c. Tăng Triệu

d. Khuy Cơ



4. Bút thọ cho Phật thuyết Trường A Hàm kinh là:

a. Trúc Pháp Niệm và Đạo Hàm.

b. Tăng Triệu và Cưu Ma La Thập.

c. Tăng Triệu.

d. Tăng Già Đề Bà và Khuy Cơ



5. Phật Đà Da Xá đã gặp và dạy kinh luật cho La Thập ở:

a. Kế Tân

b. nước Sa Lặc

c. nước Nhục Chi

d. Quy Tư


6. Phật Đà Da Xá sinh ở:

a. Kế Tân

b. Quy Tư

c. Cô Tang

d. Kiều Tát La



7. Phật Đà Da Xá là dịch giả của:

a. Trường A Hàm và Tứ phần luật

b. Ngũ phần luật và Trung A Hàm

c. Trường A Hàm và Trung A Hàm;

d. Trường A Hàm, Đại Tì Bà Sa Luận.



8. Theo Phật Tổ thống ký của sa môn Chí Bàn, vào năm Nghĩa Hy thứ 8 đời Tống, Phật Đà Da Xá đã đến ở:

a. Sa Lặc

b. Lô Sơn

c. Hàng Châu

d. Kế Tân


9. So với Dīgha Nikāya, bản Hán dịch Trường A Hàm kinh không có các kinh sau :

a. Mahāli, Jāliya;

b. Mahāsudassana

c. Mahāsatipaṭṭhhāna, Ātānātiya, Lakkhana



d. Mahāsudassana, Mahāsatipatthana, Mahāli, Jāliya, Subha, Ātānātiya, Lakkhana.

10. Những kinh có trong Phật thuyết Trường A Hàm kinh nhưng không có trong Dīgha Nikāya là:



a. Du hành

b. Tiểu duyên

c. Tam tụ kinh

d. Tăng nhất kinh, Tam tụ kinh, Thế ký kinh


11. Những kinh trong Trường A Hàm có thể làm cơ sở cho việc hình thành các kinh như Vạn Phật danh, Tam thiên Phật danh sau này là :

a. Kinh Đại bản

b. Kinh Du hành

c. Kinh A ma trú

d. Kinh Đại bản, Kinh tự hoan hỉ


12. Những kinh trong Trường A Hàm có dạng thức kết tập kinh điển đầu tiên:

a. Phạm võng

b. Kinh Chúng tập, kinh Thập thượng

c. Kinh Du hành; Kinh Đại hội



d. Kinh Chúng tập; Kinh Thập thượng, Kinh Tăng nhất, Kinh Tam tụ

13. Những kinh trong Trường A Hàm đề cập đến việc cúng tế là:



a. Kinh Cứu la đàn đầu, Kinh Thiện sanh

b. Kinh A nậu di.

c. Kinh Bố la bà trâu, Kinh Tam minh

d. Kinh Tiểu duyên; Kinh Chúng đức.



14. Bản kinh trong Trường A Hàm mang dấu ấn Mật giáo là:

a. Kinh Đại hội

b. Kinh A xáng chi

c. Kinh Thanh tịnh

d. Kinh Bố tra bà lâu.



15. Bản kinh trong Trường A Hàm đề cập đến việc Phật thị hiện thần thông là

a. Kinh Tiểu duyên

b. Kinh Chuyển luân vương tu hành

c. Kinh Đại duyên

d. Kinh Kiên cố; Kinh A nậu di


16. Sáu học thuyết ngoại đạo thời đức Phật thường được nhắc đến trong kinh là : (2:36)

a. Bất lan Ca diệp, Vệ đàn đà, Sồ luận, Thắng luận, Ni kiền tử, Du già;

b. Số luận, Thắng luận, Ngụy biện, Upanisad, Kỳ na giáo, tất định luận;

c. Tất định luận, Luân hồi tịnh hóa, Vô tác luận, Du già, Nguyên tử luận, Đoạn diệt luận;



d.Vô tác luận; Luân hồi tịnh hóa, Đoạn diệt luận, Ngụy biện luận, Ni kiền tử, Nguyên tử luận.

17. Bất lan Ca diệp (Purana Kassapa) là người chủ trương thuyết:

a. Luân hồi tịnh hóa; b. Vô tác luận; c. Ngụy biện luận; d. Duy vật

18. Mạt già lê cù xá lị (Makkhali Gosala) chủ trương:

a. Vô tác luận; b. Ngụy biện luận; c. Đoạn diệt luận; d. Luân hồi tịnh hóa

19. A kì đá sí xá Khâm bà la (Ajita Kesakambali) chủ trương:



a. Đoạn diệt luận; b. Vô nhân luận; c. Tất định luận; d.Ngụy biện luận;

20. Bà Phù đà già chiên na (pakudha Kaccaya) chủ trương:

a. Đoạn diệt luận; b. Luân hồi tịnh hóa; c. Nguyên tử luận; d. Khổ hạnh

21. Tán nhã di Tì la lê phất (Sanjaya Belatthiputta) chủ trương:



a. Ngụy biện luận; b. tất định luận; c. Luân hồi tịnh hóa; d. Vô nhân luận

22. Ni kiền tử (Nigantha Nataputta) chủ trương:

a. Vô tác luận; b. Đoạn diệt luận; c. Khổ hạnh; d. Ngụy biện luận.

23. Kinh Phạm động trong Trường a hàm còn được dịch là Phạm võng vì:

a. Phạm động đồng nghĩa với Phạm võng;

b. Phiên âm khác nhau của một từ Pali;



c. Hán dịch đọc Brahmacala thay vì Brahamajala.

d. Cùng được dịch từ chữ Bramajala.

24. Kinh Phạm động trong Trường a hàm được đức Phật thuyết ở :

a. Tịnh xá kỳ hoàn. b. Linh thứu.

c. Tì xá li. d. Nhà nghỉ của vua ở Trúc Lâm – Ma kiệt đà

25. Hai sự tán thán Như Lai mà đức Phật nói đến trong Kinh Phạm võng của Trường a hàm là:

a. Tán thán dựa vào Minh và hạnh của Phật

b. Tán thán dựa vào thần thông và giải thoát

c. Tán thán dựa vào định và tuệ

d. Tán thán của phàm phu dựa trên những tiểu tiết về giới luật và tán thán của bậc có trí dựa trên giáo pháp hướng dẫn xuất ly mọi kiến chấp để giải thoát.

26. Hai nội dung chính trong kinh Phạm võng của Trường a hàm là: (5:27)

a. Một, Trình bày về bản kiếp bản kiến; Hai, trình bày về mạt kiếp mạt kiến

b. Một, Trình bày sự tán dương Như Lai bằng cách dựa vào giới ; Hai, phê phán 62 luận thuyết về vũ trụ và nhân sinh đương thời.

c. Một, nói về 62 tà kiến; Hai, nói về hiện pháp lạc trú.

d. Một, trình bày về 62 tà kiến; Hai, trình bày về chánh pháp giải thoát của đức Phật.

27. Trong kinh Phạm võng, các loại giới mà phàm phu dùng để tán thán Như Lai được đức Phật liệt kê như sau:

a. Giới cụ túc và Bồ Tát giới.

b. Biệt giới và thông giới.

c. Luật nghi giới và nhiếp thiện pháp giới.

d. Học giới căn bản của người xuất gia; giới sinh hoạt bất thiện; và giới tà mạng

28. Sáu mươi hai luận thuyết trong kinh Phạm võng được phân làm hai nhóm sau :



a. Một, bản kiếp bản kiến; hai, mạt kiếp mạt kiến

b. Một, Thường trú luận; hai, đoạn diệt luận.

c. Một, Hữu biên luận; hai, vô biên luận

d. Một, hiện tại lạc trú; hai, vô thường luận.

29. Trong kinh Phạm võng, đức Phật dựa vào yếu tố gì để xếp 62 luận thuyết thành hai loại:

a. thời gian; b. không gian; c. chủng tộc; d. giai cấp

30. Đối chiếu với Brahmajala trong Dighanikaya, Bản kiếp bản kiến (pubbantakappika pubbantanuditthi) trong Trường a hàm có nghĩa:

a. Quan điểm căn bản về quá khứ tối sơ.

b. Luận thuyết về quá khứ tối sơ

c. Quan điểm tối sơ về quá khứ tối sơ

d. Những kẻ suy tư về quá khứ tối sơ có quan điểm về quá khứ tối sơ.

31. Đối chiếu với Brahmajala trong Dighanikaya, Mạt kiếp mạt kiến (aparantakappika aparantanuditthi) trong Trường a hàm có nghĩa:

a. quan điểm về tương lai của vũ trụ

b. luận thuyết về tận thế của vũ trụ.



c. những kẻ suy tư về tương lai có quan điểm về tương lai

d. quan điểm cuối cùng trong đời mạt pháp.

32. Trong kinh Phạm võng, đức Phật nêu lên cơ sở của 62 luận thuyết (ditthithana) là :


  1. Thành kiến sai lầm; b. truyền thuyết; c. tưởng tượng; d. kinh nghiệm tu tập hoặc năng lực quan sát của người chủ trương luận thuyết.

33. Mười tám luận thuyết của bản kiếp bản kiến trong kinh Phạm võng là :

a. 4 thường trú luận; 4 bán thường trú luận; 4 hữu biên vô biên luận; 4 ngụy biện luận; 2 vô nhân luận

b. 4 đoạn diệt luận; 4 vô thường luận; 4 hữu biên vô biên luận; 4 ngụy biện luận; 2 thường trú luận.

c. 4 thường trú luận; 4 vô thường luận; 4 ngụy biện luận; 4 hữu biên vô biên luận; 2 đoạn diệt luận.

d. 8 hữu tưởng luận; 8 vô tưởng luận; 2 đoạn diệt luận

34. Bốn mươi bốn luận thuyết của mạt kiếp mạt kiến trong Kinh Phạm võng được xếp loại theo :

a. sắc; b. tưởng; c.trạng thái thiền định; d.sắc, tưởng, đoạn diệt và hỉ lạc

35. Hiện tại lạc trú là:

a. lạc thú nhục dục. c. lạc trú của đệ tam thiền.

b. hỉ lạc của thiền định. d. dục lạc và hỉ lạc của bốn thiền.

36. Trong kinh Phạm võng, đức Phật chỉ rõ nguyên nhân phát sinh 62 luận thuyết là:

a. nhận thức b. kiến thủ c. trình độ cảm thọ d. giáo dục

37. Theo kinh Phạm võng, 4 thường trú luận khởi lên do:

a. suy luận; b. tưởng tượng; c. truyền thuyết; d. ký ức về quá khứ tùy theo năng lực thiền định và năng lực quan sát.

38. Theo kinh Phạm võng, bán thường trú luận cho rằng:

a. thế gian là nửa thường trú;

b. bản ngã là nửa thường trú;

c. thế gian và bản ngã là nửa thường trú;

d. thế gian và bản ngã là một nửa thường trú, một nửa vô thường

39. Theo kinh Phạm võng, bán thường trú luận khởi lên do:

a. Ký ức về quá khứ của những chúng sanh trời Quang Âm thiên bị đọa lạc ở thế gian;

b. Ký ức về quá khứ của những chúng sanh trời Đam Mê Hỉ Tiếu (kiddapadosika deva) bị đọa lạc ở thế gian;

c. Ký ức về quá khứ của những chúng sanh trời Ý Phẫn (manopadosika) bị đọa lạc ở thế gian;

d. Năng lực quán sát của Sa môn, Bà la môn và ký ức về quá khứ của ba loại chư Thiên trên.

40. Theo kinh Phạm võng, Hữu biên luận khởi lên do:

a. tưởng tượng; c. truyền thuyết;

b. suy luận; d.có ấn tượng về biến tế khi nhập định của một số Sa môn, Bà la môn

41. Theo kinh Phạm võng, vô biên luận khởi lên do:

a. tưởng tượng; b. truyền thuyết; c. suy luận; d. ấn tượng về không biên tế khi nhập định của môt số sa môn, bà la môn.

42. Theo kinh Phạm võng, chủ trương thế giới vừa hữu biên vừa vô biên khởi lên do:

a. suy luận; b. tưởng tượng; c. kinh nghiệm quan sát; d. nhập định với ấn tượng bốn phương thì vô biên, còn phương trên dưới là hữu biên.

43. Theo kinh Phạm võng, cho thế giới chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên là chủ trương của:

a. những sa môn, bà la môn nhập định với tưởng thế giới chẳng phái hữu biên;

b. những sa môn bà la môn nhập định với tưởng thế giới chẳng phải vô biên;

c. những sa môn bà la môn nhập định với tưởng thế giới chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên;



d. những người có trí tuệ quán sát nhạy bén và biện thuyết giỏi. (12:35)

44. Ngụy biện luận (amaravikkhepika) được đề cập đến trong kinh Phạm võng là:

a. chủ thuyết sai lầm;

b. luận lý sai lầm;

c. biện luận dựa trên căn cứ hư ngụy;

d. tránh né trả lời câu hỏi của đối phương bằng cách cho mình không nói một dạng nào trong tứ cú.

45. Vô nhân luận được nói đến trong kinh Phạm võng là :

a. chủ trương không có tội phước;

b. chủ trương con người không do một nguyên nhân nào tạo nên;

c. chủ trương tính tất định về số mệnh của con người;

d. chủ trương thế gian này hiện hữu không do nhân một nguyên nhân nào.

46. Vô nhân luận trong kinh Phạm võng là chủ thuyết của :

a. Mạt già lê cậu xà lị (Makkhali Gosala);

b. Bà phù đà Già chiên diên (Pakudha Kaccayana)



c. những sa môn, bà la môn mà kiếp trước vốn là chư Thiên trời Vô Tưởng (asannasatta), nay tu hành có Túc mạng minh, và những người có năng lực quan sát, biện thuyết giỏi;

d. Chư Thiên trời Quang Âm đọa xuống thế gian làm sa môn có Túc mạng minh.

47. Dựa vào sắc và tưởng, kinh Phạm võng xếp loại những người chủ trương hữu tưởng luận thành:

a. 16 trường hợp; b. 8 trường hợp; c. 6 trường hợp; d. 4 trường hợp

48. Dựa vào tưởng và biên (giới hạn), Phạm võng xếp loại những người chủ trương hữu tưởng luận thành:

a. 8. Trường hợp; b. 6 trường hợp; c. 16 trường hợp; d. 4 trường hợp

49. Dựa vào tưởng và thọ, trong kinh Phạm võng đức Phật xếp loại những người chủ trương hữu tưởng luận thành :

a. 4 trường hợp ; b. 2 trường hợp ; c. 8 trường hợp; d. 6 trường hợp

50. Dựa vào tưởng, 4 trường hợp chủ trương hữu tưởng trong kinh Phạm võng là :



a. Sau đời này, ta sinh có một tưởng, có nhiều loại tưởng, có ít tưởng, có vô lượng tưởng.

b. Sau đời này ta sinh có tưởng hữu biên, tưởng vô biên, tưởng đồng loại, tưởng dị loại.

c. Sau đời này ta sinh có tưởng bất hại, tưởng ly tham, tưởng vô dục, tưởng bất tịnh.

d. Sau đời này ta sinh có tưởng lạc, tưởng khổ, tưởng phi lạc, tưởng phi khổ.

51. Dựa vào sắc và biên, đức Phật xếp loại những người chủ trương vô tưởng luận thành :

a. 8 trường hợp; b. 4 trường hợp; c. 16 trường hợp; d. 12 trường hợp

52. Trong kinh Phạm võng, đức Phật dựa vào yếu tố nào để xếp loại những người chủ trương Phi tưởng phi phi tưởng luận thành 8 trường hợp:

a. sắc và thọ; b.vô sắc và thọ; c. sắc và biên; d. thọ và biên.

53. Trong kinh Phạm võng, Đoạn diệt luận có mấy trường hợp :

a. 4; b. 8; c. 2; d. 7

54. Trong kinh Phạm võng, Đoạn diệt luận chủ trương:

a. thế giới vật chất sẽ đi đến chỗ hủy diệt.

b. phần vật chất của con người sẽ đi đến hủy diệt.

c. chư Thiên sẽ đi đến hủy diệt.

d. bản thân con người, bản chư Thiên dục giới và sắc giới, bản thân chư Thiên vô sắc giới sẽ đi đến hủy diệt.

55. Trong kinh Phạm võng, đức Phật cho thấy sai lầm chủ yếu của những người chủ trương một 62 luận thuyết nằm ở chỗ :

a. Nhận thức sai lầm;

b. kinh nghiệm sai lầm;

c. lý luận sai lầm;

d. cho nhận thức mình là thực tại độc nhất, ngoài ra đều không phải.

56. Trong kinh Phạm võng, đức Phật cho thấy yếu tố quyết định hình thành số phận và hoàn cảnh tồn tại của chúng sanh trong 3 cõi là :

a. vô minh; b. phiền não; c. nghiệp; d. kiến thủ

57. Trong kinh Phạm võng, đức Phật cho thấy nhận thức về bản thân và thế giới của chúng sanh được khởi lên từ:

a. nghiệp; b. vô minh; c. ái; d. cái kinh nghiệm bị dao động và bị bóp méo của chúng sanh bị ái chi phối.

58. Phương pháp siêu thoát mọi trói buộc nơi các sở kiến được đức Phật dạy trong kinh Phạm võng là:

a. diệt ái; b. thực hành phép cực tĩnh samatha; c. niệm Phật; d. đúng sự thực biết rõ sự sinh diệt, vị ngọt, nguy hại và sự xuất ly sáu xúc.

59. Trong câu này của kinh Phạm võng: “Biết sự tập khởi của thọ, biết sự diệt tận, vị ngọt, sự tai hại và sự xuất yếu của thọ, bằng chính quá mà được vô dư giải thoát, vì vậy được gọi là Như Lai.”, Vô dư giải thoát (anupadavimutto) có nghĩa:

a. Cởi bỏ không còn thừa gì lại; c. giải thoát nhờ không còn chấp thủ;

b. vô dư y niết bàn; d. giải thoát ngay hiện tại.

60. Bản biệt dịch Hán văn “Phật thuyết nhân bản dục sinh kinh” tương đương với “Đại duyên phương tiện kinh” trong Trường a hàm được dịch bởi :

a. An Thế Cao; b. Tăng Già Đề Bà; c. Chân Đế; d. Cưu Ma La Thập

61. Đại nhân kinh tương đương với Kinh đại duyên phương tiện của Trường a hàm là bản kinh thuộc:

a. Trường a hàm; b.Trung a hàm; c. Tạp a hàm; d. Tăng nhất a hàm

62. Chữ duyên (nidana) trong đề kinh Đại duyên phương tiện có nghĩa :

a. duyên khởi; b. nhân tố; c. sự gặp gỡ; d. quan hệ

63. Chữ duyên (nidana) trong đề kinh Đại duyên tương đương với:

a. tập khởi (samudaya), b. nguyên nhân (hetu); c. duyên tố (paccaya); d. cả ba

64. Đề kinh “Đại duyên phương tiện kinh” có nghĩa:

a. bản kinh trình bày về duyên khởi vĩ đại;

b. bản kinh trình bày về nhân duyên to lớn;



c. bản kinh dài trình bày về các nhân tố trong duyên khởi;

d. bản kinh đại thừa trình bày về duyên khởi.

65. Kinh Đại duyên phương tiện được Phật thuyết cho :

a. Các tỉ kheo; b. A Nan; c. Xá lợi Phất; d. Ca Diếp

66. Kinh Đại duyên phương tiện được Phật thuyết tại ấp :

a. Na đề; b. Kiếp ma sa của người Câu lưu sa; c. Hoa liên phất; d. Câu thi na.

67. Duyên khởi (pratitya-samutpada) có nghĩa:

a. sự phát khởi (một pháp) khi (một hiện hữu) tiếp nhận một nhân tố;

b. sự phát khởi một nhân duyên;

c. pháp do duyên sinh ra;

d. sự sinh khởi của duyên

68. Chữ duyên trong Kinh đại duyên phương tiện và trong Duyên khởi là hai từ:

a. Đồng nghĩa; c. vừa khác vừa không khác;



b. đồng âm dị nghĩa; d. chẳng phải khác chẳng phải không khác.

69. Khi ngũ uẩn tiếp nhận một điều kiện, pháp được khởi lên gọi là:



a. ngũ thủ uẩn (pancupadanakkhandha); b. duyên; c. ngũ uẩn; d. tập khởi

70. Định cú “thức duyên danh sắc” (vinnanapaccaya namarupa) có nghĩa:

a. yếu tố thức sinh ra danh sắc;

b. thức gặp gỡ danh sắc;



c. vì thức làm duyên (điều kiện) tiếp nhận nên có danh sắc;

d. thức quan hệ với danh sắc

71. Vô minh trong 12 chi duyên khởi có nghĩa là:

a. không sáng suốt;

b. ngu dốt;

c. mê muội;



d. ngu dốt vì không biết sự vật chỉ là những hiện tượng phát sinh bởi duyên khởi nên sinh tham đắm ngã kiến và ngã mạn.

72. Hành trong 12 chi duyên khởi chỉ cho:

a. phước nghiệp; b. phi phước nghiệp; c. bất động nghiệp; d. cả 3

73. Bất động nghiệp chỉ cho:

a. những nghiệp đưa đến bất động;

b. những hoạt động dẫn đến tái sinh trong sắc giới và vô sắc giới;

c. nghiệp dẫn đến sinh ra trong trời cõi dục;

d. nghiệp dẫn đến ác đạo.

74. Thức trong 12 chi duyên khởi chỉ cho:

a. sáu thức; b. ý thức; c. mạt na thức; d. dạng thức do nghiệp lực chi phối dẫn đến biểu hiện đời sống thế này thế khác.

75. Ái trong 12 chi duyên khởi có nghĩa:

a. sự truy cầu đối các đối tượng ưa thích;

b. tham nơi thọ dụng và tham nơi dâm nhưng chưa phát sinh sự truy cầu các đối tượng của chúng;

c. tham đắm ngũ dục;

d. đam mê ân ái.

76. Yếu tố Ái chỉ cho :

a. dục ái; b. sắc ái; c. vô sắc ái; d. cả 3

77. Thủ trong 12 chi duyên khởi có nghĩa:

a. sự chấp trước; b. sự thủ hộ; c. sự rong ruổi tìm cầu khắp nơi để đạt được các đối tượng hưởng thụ; d. sự cố thủ

78. Có bao nhiêu loại thủ ?

a. dục thủ và kiến thủ;

b. ngã luận thủ và dục thủ;

c. giới cấm thủ, dục thủ và kiến thủ;

d. dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ.

79. Chi hữu (bhava) trong 12 chi duyên khởi chỉ cho:

a. Sự hiện hữu; b. ba cõi; c. các pháp; d. các loại nghiệp tích tập dẫn đến hậu hữu

80. Chi hữu (bhava) khác với chi hành (abhisamskara) ở chổ :

a. hữu chỉ cho nghiệp quá khứ, hành chỉ nghiệp hiện tại;

b. hữu chỉ nghiệp hiện tại, hành chỉ nghiệp quá khứ;

c. hữu chỉ phiền não quá khứ, hành chỉ phiền não hiện tại;

d. hữu chỉ phiền não hiện tại, hành chỉ phiền não quá khứ.

81. Sinh trong 12 chi duyên khởi có nghĩa:



a. dạng thức kết sinh trong tương lai; b. sinh tử; c. phát sinh; d. sinh mạng

82. Loại duyên khởi 5 chi trình bày khổ quả trong hiện tại lấy chi nào làm gốc:



a. ái; b. thủ; c.xúc; d. thức

83. Loại duyên khởi 7 chi lấy xúc làm gốc để trình bày:

a. khổ quả trong hiện tại;

b. sự phát khởi của thọ và tưởng làm sở y cho tham dục và kiến chấp dẫn đến hình thành 3 cõi.

c. khổ quả trong tương lai.

d. sự hình thành vũ trụ và con người.

84. Loại duyên khởi 10 chi trong kinh Đại duyên phương tiện của Trường a hàm lấy sự tương tác giữa thức và danh sắc để mô tả:



a. tiến trình hình thành nhân sinh và vũ trụ qua luật duyên khởi;

b. vũ trụ phát sinh từ một nguyên nhân đầu tiên là vô minh.

c. con người do một nguyên nhân sinh ra.

d. vũ trụ và con người phát sinh từ một duyên tố đầu tiên.

85. Chín chi trong kinh Đại duyên phương tiện của Trường a hàm có thể phân loại như sau:


  1. Quả hiện tại gồm thức, danh sắc, xúc, thọ; nhân hiện tại gồm ái thủ, hữu; quả tương lai gồm sanh, lão tử.

  2. Quả hiện tại gồm thức, danh sắc, nhân hiện tại gồm xúc, thọ, ái, thủ, hữu; quả tương lai gồm sinh, lão tử.

  3. Quả hiện tại gồm thức, danh sắc, xúc, thọ; nhân hiện tại gồm ái, thủ; quả tương lai gồm hữu, sinh, lão tử.

  4. Quả hiện tại gồm gồm thức, danh sắc, xúc; nhân hiện tại gồm thọ, ái thủ, hữu. quả tương lai gồm sinh, lão tử.

86. Nếu phân loại theo hoặc, nghiệp và khổ, thì:

a. thức thuộc hoặc, danh sắc, xúc, thọ thuộc khổ quả; ái, thủ , hữu, sinh, lão tử, thuôc nghiệp.



b. thức, danh sắc, xúc, thọ, sinh, lão tử thuộc khổ quả; ái thủ thuộc hoặc, hữu thuộc nghiệp.

c. ái thủ hữu thuộc hoặc, thức, sinh thuộc nghiệp; danh sắc, xúc, thọ, lão tử thuộc khổ quả.

d. ái thủ hữu thuộc hoặc; thức, danh sắc thuộc nghiệp; xúc, thọ, sinh, lão tử thuộc khổ quả.

87. Theo kinh Đại duyên phương tiện, vận mạng chúng sanh được quyết định tùy vào ngã kiến mà họ chấp trước nơi:

a. thọ; b. sắc; c. vô sắc; d. thọ, hoặc sắc, hoặc vô sắc

88. Cho “cái không cảm thọ là ngã của tôi” nghĩa là :



a. cho sắc là ngã của tôi; c. cho hành là ngã của tôi;

b. cho thức là ngã của tôi; d. cho danh là ngã của tôi.

89. “Cho pháp cảm thọ là ngã của tôi” nghĩa là:

a. cho sắc là ngã của tôi; c. tưởng là ngã của tôi;

b. hành là ngã của tôi; d. thọ tưởng hành thức là ngã của tôi.

90. Chấp ngã theo sắc có mấy trường hợp:

a. 2; b. 1; c. 4; d; 3

91. Chấp ngã theo vô sắc có mấy trường hợp:

a. 4; b. 1; c. 3; d. 2

92. Thức trụ (vinnanatthiti) là:

a. chỗ mà thức gá vào; b. trụ xứ của 6 thức; c. sự an trú của thức; d. cảnh giới mà nghiệp thức thác sinh tùy theo thọ và tưởng mà ngũ uẩn chấp trước.

93. Theo kinh Đại duyên phương tiện, trụ xứ của các chúng sanh có nhiều thân khác nhau và nhiều tưởng khác nhau là:



a. Dục giới; b. Trời Dục giới; c. ba ác đạo; d. sắc giới

94. Theo kinh Đại duyên phương tiện, cảnh giới mà ở đó chúng sanh có nhiều thân khác nhau nhưng chỉ có một tưởng là:

a. Biến Tịnh Thiên; b. Quang Âm Thiên; c. Dục Giới; d. Phạm Chúng Thiên

95. Theo kinh Đại duyên phương tiện, cảnh giới ở đó chúng sanh có một thân nhưng nhiều tưởng là:



a. Quang Âm Thiên; b. Sắc Cứu Cánh; c. Phạm Thiên; d. Vô Phiền Thiên

96. Theo kinh Đại duyên phương tiện, cảnh giới ở đó chúng sanh một thân, một tưởng là:

a. Quang Âm Thiên; b. Biến Tịnh Thiên; c. Vô Tưởng Thiên; d. Vô Nhiệt Thiên

97. Theo kinh Đại duyên phương tiện, hai xứ (ayatana) là:

a. chỗ thác sanh của chúng sanh có tưởng, và của chúng sanh không có tưởng;

b.chỗ thác sanh của chúng sanh không có tưởng, và của chúng sanh không phải có tưởng, không phải không có tưởng;

c.chỗ thác sanh của những chúng sanh trụ trong tứ thiền;

d. chỗ thác sanh của những chúng sanh trụ trong vô sở hữu xứ định.

98. Bảy thức trụ và hai xứ mà đức Phật nêu lên trong kinh Đại duyên phương tiện là 9 tầng sinh thái của ba cõi được xếp loại theo:

a. thọ; b.tưởng; c. kiến thủ; d. trình độ cảm thọ và thiền định của chúng sanh.

99. Theo kinh đại duyên phương tiện của Trường a hàm, hai cách giải thoát khỏi 3 cõi là:



a. tuệ giải thoát và tâm giải thoát; c. tám giải thoát và câu phần giải thoát

b. vô dư giải thoát và vô trước giải thoát; d. vô lậu giải thoát và vô dư giải thoát.

100. Theo kinh Đại duyên phương tiện, Tuệ giải thoát (pannavimutti) là :

a. Sự giải thoát nhờ không chấp thủ khi như thật thấy được sự sanh diệt, vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly của bảy thức trụ vài hai xứ.

b. sự giải thoát nhờ 6 thần thông;

c. sự giải thoát nhờ lậu tận trí;

d. sự giải thoát nhờ sanh tử trí.

101. Theo kinh Đại duyên phương tiện, Tâm giải thoát là:

a. Tám sự giải thoát nội tâm nhờ chứng nhập 8 trạng thái thiền định.

b. tâm giải thoát nhờ diệt trừ 5 triền cái.

c. tâm giải thoát nhờ diệt sách phiền não.

d. tâm giải thoát nhờ loại bỏ sở tri chướng.

102. Người đạt được câu phần giải thoát là người:

a. có tuệ giải thoát và tâm giải thoát; c. giải thoát trong đời này và đời sau.

b. giải thoát mình và người; d. giải thoát cả thân và tâm.

103. Y tánh duyên khởi (idapaccayyatā paticcasamuppāda) có nghĩa :

a. dựa vào thật tánh mà khởi lên; c. dựa vào tha tánh mà khởi lên;

b. dựa vào bản tánh mà khởi lên d. sự khởi lên khi quan hệ với một điều kiện.

104. Từ y tánh (idapaccayyatā) trong y tánh duyên khởi (idapaccayatā paticcasamuppāda) là :



a. Trạng từ; b. động từ; c. danh từ; d. giới từ

105. Kinh Sa môn quả của Trường a hàm tương đương với:

a. Kinh tiểu duyên trong Trường a hàm;

b. Phật thuyết tịch chí quả kinh trong Tăng nhất a hàm;

c. Kinh Thánh cầu của Trung bộ kinh;

d. Kinh a ma trú trong Trường a hàm

106. Khi Trúc đàm vô lan dịch sa môn là “tịch chí”, và Châu hoằng định nghĩa sa môn là “tức từ”, Hai ngài này đã hiểu sa môn là phiên âm của từ tiếng Phạn :

a. Śrāmaṇa; b. Śamana; c. samāna; d. śāmana

107. Đề kinh Sa môn quả trong Trường a hàm có nghĩa :

a. Kinh nói về kết quả đạt được trong tương lai của người sa môn;

b. bản kinh nói về kết quả thiết thực trong hiện tại mà người sa môn có thể đạt được;

c. bản kinh nói về kết quả đã đạt được của một sa môn.

d. bản kinh nói về các quả vị của sa môn.

108. Sa môn là phiên âm hán của tiếng Phạn :



a. Śrāmaṇa; b. Śamana; c. samāna; d. śāmana

109. Sa môn nghĩa là :

a. Tên gọi khác của bà la môn; c. người tu hạnh đầu đà;

b. du tăng; d. người xuất gia nổ lực tu tập để được giải thoát.

110. Đức Phật thuyết kinh Sa môn quả tại :

a. Núi Linh Thứu; c. Tịnh xá Kỳ hoàn;

b. Vườn Trúc Lâm; d. Vườn xoài của Kì bà đồng tử (Jivakakomarabacca) ở Vương xá

111. Theo kinh Sa môn quả, vua A Xà Thế đến gặp Phật hỏi đạo theo đề nghị của :

a. Đại thần Vũ xá (vassakara); c. Hoàng hậu;

b. Thái tử Ưu da bà đà; d. Kì bà đồng tử

112. Hai loại thành tựu phòng hộ mà đức Phật nói đến trong kinh Sa môn quả là :

a. Phòng hộ thân nghiệp và khẩu nghiệp;



b. Phòng hộ giới (sīlasamvarana) và phòng hộ căn môn (indriyasamvarana);

c. Phòng hộ thân và tâm;

d. Phòng hộ giới và tuệ

113. Thế nào là phòng hộ con mắt (nhãn căn) :.

a. Mắt không nhìn sắc;

b. Mắt nhìn sắc nhưng không thấy sắc;

c. Giữ gìn mắt không bị bịnh.

d. Khi thấy sắc, không nắm giữ các tướng, những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự làm cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tì kheo chế ngự nguyên nhân ấy.

114. Theo kinh Sa môn quả, chánh niệm chánh trí (satisampajanna) là :

a. nhớ nghĩ chính xác;

b. nhớ nghĩ chính xác và hiểu biết chính xác.

c. nhận thức chân chính theo sự nhớ nghĩ chân chính.

d. xem xét thân thọ tâm pháp với ý thức nhớ nghĩ đến diệt trừ tham ưu, không nắm bắt bất cứ cái gì trên đời.

115. Theo kinh Sa môn quả, tinh tấn tỉnh giác (Jagariya) là :



a. ý thức mọi hành vi của mình ở bất cứ lúc nào và siêng năng loại bỏ mọi chướng ngại khỏi nội tâm;

b. siêng năng cảnh giác;

c. siêng năng thức tỉnh;

d. siêng năng và bình tĩnh.

116. Năm triền cái là :

a. tham, sân, si, mạn, nghi; c. tham, sân, ngã kiến, giới cấm thủ, mạn;



b. tham, sân, thụy miên, trạo hối, nghi; d. tật, xan, đố, phóng dật, nghi.

117. Năm triền cái là năm yếu tố làm :

a. chướng ngại sanh lên sắc giới; c. chúng sanh ràng buộc nơi cõi dục;

b. chướng ngại sanh lên vô sắc giới; d. chướng ngại chỉ và quán khi hành thiền.

118. Nếu xếp loại theo 3 phạm trù giới-định-tuệ, các quả vi diệu của sa môn có thể được sắp xếp như sau :

a. giới gồm : giới phòng hộ, căn phòng hộ, tri túc; định gồm : tỉnh giác chánh niệm, trừ năm triền cái, tứ thiền; tuệ gồm : ý thần thông, thần túc thông, thiên nhãn thông, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí.

b. giới gồm :giới phòng hộ; căn phòng hộ. định gồm tri túc, tỉnh giác chánh niệm, trừ 5 triền cái. Tuệ gồm : tứ thiền, ý thần thông, thần túc thông, thiên hãn thông, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí.

c. giới gồm : giới phòng hộ, trí túc. Định gồm: căn phòng hộ, tỉnh giác chánh niệm, trừ năm triền cái, tứ thiền. tuệ gồm : ý thần thông, thần túc thông, thiên nhĩ thông, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí.

d. giới gồm : giới phòng hộ, căn phòng hộ, tri túc, trừ năm triền cái. Định gồm tỉnh giác chánh niệm, tứ thiền. tuệ gồm : ý thần thông, thần túc thông, thiên nhĩ thông, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí.

119. Lậu tận trí nghĩa là :

a. trí hiểu biết về sự diệt trừ các lậu hoặc,

b. trí hiểu biết về cách thức diệt trừ các lậu hoặc;

c. trí tuệ có được nhờ đoạn tận các lậu hoặc.



d. trí chứng nghiệm trạng thái giải thoát sau khi nội tâm đã đoạn tận các lậu hoặc.

120. Lậu hoặc (assava) là gì ?

a. dục lậu; c. vô minh lậu;

b. hữu lậu; d. cả ba

121. Nội dung kinh du hành trình bày :

a. Hành trình du hóa cuối đời của đức Phật ở Câu thi na (Kusinara);

b. Hành trình du hóa của Phật ở Tì xá li (Vesali).

c. Hành trình du hóa của đức Phật từ Ba la nại đến Xá vệ.



d. Hành trình du hóa cuối đời của đức Phật trải dài từ đỉnh Linh sơn ở Vương xá đến rừng Sa la ở Câu thi na.

122. Tại đỉnh Linh sơn, đức Phật nói cho ai nghe về 7 phép bất thoái của dân Bạt kỳ (Vajji) :

a. Vua A xà thế; c. Tôn giả A nan;

b. Đại thần Vũ xá; d. Thầy thuốc Kỳ bà đồng (Jivaka)

123. Đức Phật đã dạy bảy pháp bất thoái cho dân Bạt kỳ ở đâu :

a. Điền thần Capala;

b. Miếu thần Cấp tật (Sàranda) thành Vesali,

c. Vesali;

d. Rừng xoài của kỷ nữ Am ba bà lê(ambapàlìganikà)

124. Tại Trúc viên (D. Ambalatthika), ba tăng thượng học đức Phật giảng cho các tỉ kheo là :



a. Giới, định, tuệ; c. Ba tụ tịnh giới;

b. Văn, tư, tu; d. Ba thừa.

125. Theo kinh Du hành, từ Ba lăng Phất (Patali) đức Phật cùng đại chúng tì kheo vượt sông Hằng qua thôn Câu lị (Kotigama) bằng :

a. thuyền; c. phà;

b. bè; d. thần thông của Phật.

126. Trong kinh Du hành, Tấm gương pháp (dhammàdàsa) mà đức Phật giảng cho các tỉ kheo nghe ở thôn Na đà (Nadika) là bài kinh nói về :



a. Bốn bất hoại tín, c. bốn thánh đế;

b. Bốn pháp vi diệu. d. bốn chánh cần.

127. Trụ xứ an cư cuối cùng của đức Phật ở tại :

a. Tì xá li; c. Vương xá;

b. Bạt kỳ; d. xóm Trúc phương (Beluvagàmaka) ở ngoại ô thành Vesali.

128. Theo kinh du hành, trong lúc an cư ở xóm Trúc phương, đức Phật dùng định gì để chịu đựng cơn bịnh nặng và duy trì mạng sống :



a. vô tướng tâm định (animittam cetosamàdhim upasampajja); c. diệt thọ tưởng định;

b. vô tưởng định; d. vô sở hữu xứ.

129. Trong kinh Du hành, tại xóm Trúc phương, lời dạy “hãy tự thắp sáng mình, thắp sáng bởi pháp, chớ thắp sáng bởi cái khác. Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi pháp, chớ nương tựa nơi khác.” Đức Phật dạy cho ai :

a. A Nan; c. A nâu lâu đà;

b. Xá lợi Phật; d. La Hầu La.

130. Trong kinh du hành, tại Belubgama, Phật dạy A nan, “hãy thắp sáng bởi pháp, hãy nương tựa nơi pháp”, pháp ấy là gì :

a. Giới-định- tuệ; c. bảy giác chi;

b. tứ chánh cần; d. tứ niệm xứ.

131. Bốn như ý túc hay bốn thần túc (cattàro iddhipàdà) là :

a. Bốn sự đầy đủ như ý;

b. Bốn yếu tố phát khởi thiền định là dục, cần, tâm, quán;



c. Bốn yếu tố căn bản tạo nên các việc thần kỳ, đó là tập trung cao độ vào ước muốn (dục), nhớ nghĩ (tâm niệm), nỗ lực (cần), và suy xét (quán);

d. Không trả lời nào đúng.

132. Chữ “đoạn hành” trong từ hán dịch “Dục tam ma địa đoạn hành thành tựu thần túc” là :

a. Dịch từ pahànasankhara của Pàli; c. Chổ khác dịch là “thắng hành”;

b. Đọc nhầm padhànasankhara thành pahànsankhara; d. Cả ba đều đúng

133. Theo kinh Du hành, Điện thờ nơi Đức Phật nói cho Ma ba tuần nghe sau ba tháng nữa ngài sẽ diệt độ giữa hai cây trong rừng sa la, xứ Bản sinh (Upavattana Mallànam) thành Câu thi na kiệt (Kusinagara) là:



a. Giá bà la (Càpàla); c. Cấp tật (Sàranda)

b. U đề na (Udena); d. Cồ đàm (Gotamaka)

134. Tại điện thờ Càpàla, đức Thế Tôn đã xả :

a. Mạng hành (jìvitam); c. Cảm thọ;(vedanà)



b.Thọ hành (àyusamkhàram); d. Cả 3

135. Xả thọ hành là xả bỏ :

a. Tuổi thọ c. Nhân tố hữu chi (bhavasankhara)

b. Mạng sống d. Cả ba

136. Theo kinh Du hành, Địa điểm Đức Thế Tôn công bố cho các tỉ kheo nghe quyết định sau ba tháng nữa ngài sẽ vào Niết bàn là :

a. Hương tháp (kutagarasala); c.Điện thờ Udena;

b. Điện thờ Giá bà la; d.Thần miếu Cấp tập (Sàranda)

137. Bốn đại giáo pháp (Tứ đại giáo pháp) mà đức Phật dạy cho các tỉ kheo trong rừng Thi xá bà (simsàpa) phía bắc thôn Phù di (Bhoganagara) là :

a. Tứ đế;

b. Tứ nhiếp pháp;

c. Tứ như ý túc;



d.Tiêu chuẩn để xét đoán lời một người nói dựa vào bốn trường hợp là đúng với lời Phật dạy hay không

138. Người cúng dường bữa ăn cuối cùng cho Phật và các ty kheo ở nhà mình tại thành Ba bà (Pàvà) trước khi ngài nhập diệt là :

a. Am ba bà lê; c. Vũ xá (Vassakàra);

b. Thuần đà (Cunda); d. Phú quý (Pukkusa)

139. Món ăn bị nhiễm độc mà đức Phật vẫn dùng để Thuần đà (Cunda) được phước, dầu Ngài biết nó cực độc là :

a. Cơm khô; b. Cơm khô trộn mật; c. súp; d. nấm chiên đàn (sùkara-maddava)

140. Theo Kinh du hành, Người cúng dường hai tấm y vàng cho Phật và A nan ở giữa đoạn đường từ Ba bà đến Câu thi na kiệt là :



a. Phú quý (pukkusa); c. Một người dòng Mạt la;

b.Tu bạt đà la (Subaddha); d. Đại thần Tu nị da (Sunìdha)

141. Giòng sông nơi đức Phật lấy nước uống và tắm rửa lần cuối trước khi nhập diệt là :

a. Câu tôn (Kakutthà); c. Aciravati;

b. Hi liên thiền (Hirnnavatti); d. Ni liên thiền

142. Theo kinh Du hành, vị tỉ kheo ngồi cạnh Phật dưới một gốc cây cách sông Câu tôn một quãng đường, và xin ngài nhập diệt là :

a. Châu na (Cundaka); c. Tu bạt;

b. La hầu la; d. Kiều phạm ba đề

143. Khi đức Phật nằm nghỉ giữa hai cây sala trong rừng sa la ở Câu thi na kiệt, vị tỉ kheo đứng hầu quạt Phật làm cản trở chư Thiên chiêm ngưỡng Ngài là :

a. Châu na (Cundadka); c. A nậu lâu đà;

b. A nan, d. Phạm ma na (Upavàna)

144. Theo kinh Du hành, đức Phật cho A nan biết, thành Câu thi na kiệt ngày xưa vốn là :



a. Thành Câu xá ba đề (Kusavàti) của vua Đại thiện kiến (mahàsudassana);

b. Kinh đô của vua Cát lị vương;

c. Kinh thành của người Kuru;

d. Kinh thành của người Bạt kỳ.

145. Vị đệ tử xuất gia cuối cùng của đức Phật là :

a. Châu na; c. Phạm ma na (Upavàna) ;



b. Tu bạt đà la (subbhada); d. Thiện tú (Sunakkha)

146. Theo lời đức Phật dạy cho Tu bạt đà la trong kinh Du hành, tiêu chuẩn để một giáo hội có bốn quả sa môn là :



a. Bát chánh đạo; c. Thất giác chi;

b. Tứ đế; d. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo

147. Phép Phạm đàn (Brahmadanda) đức Phật dạy các tỉ kheo dùng để xử trị tỉ kheo Xiển nộ (Channa) nếu ông này phạm tội mà ngoan cố, sau khi Phật nhập diệt là :

a. Biệt trú; c. không nói chuyện, không cùng lui tới, không chỉ bảo giúp đỡ;

b. tẩn xuất; d. Phát lộ trước tăng.

148. Trong giờ phút cuối cùng, đức Phật dạy các tỉ kheo lấy gì làm chỗ nương tựa thay đức Phật sau khi ngài nhập diệt :

a. Tứ niệm xử;

b. Kinh và giới mà Ngài đã dạy từ khi thành đạo đến giờ phút ấy.

c. Tứ đế;

d. Lý duyên khởi.

149. Lời dạy cuối cùng của đức Phật cho các tỉ kheo trước khi Ngài nhập diệt là :

a. “hãy tự mình nương tựa mình, nương tựa pháp, không nương tựa vào đâu khác”

b.” Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp bằng pháp, không thắp bằng cái gì khác”

c. “Các hành vô thường là pháp sanh diệt, sự lắng diệt chúng là an vui.

d. Này các tỉ kheo, các hành là vô thường, hãy tinh tấn chớ buông lung.”

150. Đức Phật xuất khỏi thiền định nào trước khi vào niết bàn :

a. diệt thọ tưởng định; c. không vô biên xứ;

b. đệ tứ thiền; d. vô sở hữu xứ.

151. Sau khi làm lễ trà tì kim thân đức Phật xong, ai là người được cử phân xá lợi Phật làm tám phần để chia cho các chúng hiện diện lúc ấy :

a. A xà thế; c. Bà la môn Hương tính (Dona);

b. Tộc trưởng họ Mạt la; d. Đại thần Vũ xá

152. Theo kinh Du hành, ngoài tám tháp thờ xá lợi Phật, còn có tháp thờ :

a. bình dùng chia xá lợi Phật. c. tóc Phật khi còn tại thế;

b. tro còn lại sau khi chia xá lợi; d. cả ba.

153. Theo kinh du hành, tám nước sau đây được chia xá lợi Phật để dựng tháp thờ :



a.Câu thi na (Kosinàra), Ba bà (Pàvà), Giá la (Allakappa), La-ma-già (Ràmagàma), Tì lưu đế, (Vetthadìpa) Ca duy la vệ (Kapilavatthu) Tì xá li (Vesali), Ma kiệt (Màgadha).

b. Câu thi na, Vương xá, Kiều tát la, Giá la, La ma giá, Ma kiệt đà, Ba la nại

c. Ba la nại, Câu thi na, Ba bà, Giá la, La ma già, Tì lưu đế, Ma kiệt đà, Ca tì la vệ

d. Ca duy la vệ, Ma kiệt đà, Ba bà, Giá la, La ma giá, Kiếu tát la, Tì lưu đế, Câu thi na.

154. Kinh Thiện sanh được ngài An Thế Cao dịch là :

a. Thiện sanh tử kinh c. Lục phương lễ bái kinh

b. Thiện sanh kinh d. Thi ca la việt lục phương lễ kinh

155. Kinh Thiện sanh được đức Phật thuyết ở :



a. Vương xá c. Kiều tất la

b. Xá vệ d. Tỳ xà li

156. Theo kinh Thiện sanh, Trước khi gặp đức Phật, Thiện sanh lễ sáu phương theo :

a. Tín ngưỡng truyền thống của gia đình

b. Tín ngưỡng của Bà la môn

c. Lời dạy của Ni kiền tử

d. Niềm tin của chính mình

157. Trong kinh Thiện sanh, Lễ sáu phương theo thánh pháp mà đức Phật dạy cho Thiện sanh thực hành để có một đời sống an vui, giàu có là :

a. Lễ bái chư vị thiện thần ở sáu phương

b. Lấy lòng chân thành mà lễ bái sáu phương hướng

c. Kính trọng tất cả chúng sanh trong sáu phương



d.Một, tôn trọng bản thân bằng cách tránh xa việc ác; hai, tôn trọng các mối quan hệ trong gia đình và xã hội bằng cách chu toàn trách nhiệm đối với các mối quan hệ ấy.

158. Bốn kết nghiệp đức Phật dạy Thiện sanh phải tránh là :

a. tham, sân, si, mạn.

b. sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ

c. hôn trầm, thụy miên, trạo cử, nghi

d. thân kiến, giới cấm thủ, nghi, tà mạng

159. Theo kinh Thiện sanh, làm ác theo bốn trường hợp là :



a. làm ác vì tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si.

b. làm ác vì ích kỷ, vụ lợi, sân hận, sợ hãi

c. làm ác theo bạn xấu, tà kiến, ngu muội, sợ hãi

d. làm ác vì tham dục, cuồng tín, sợ hãi, ngu si

160. Theo kinh Thiện sanh của Trường a hàm, sáu trường hợp tổn tài là :

a. nghiện rượu, cờ bạc, phóng đãng, ca kỹ, kết bạn xấu, lười biếng.

b. nghiện rượu, cờ bạc, háo sắc, ăn chơi, lười biếng, kết bạn xấu

c. cờ bạc, ma túy, ăn chơi, lười biếng, phóng đãng

d. nghiện rượu, lười biếng, ăn chơi, ca kỹ, háo sác.

161. Kinh Thiện sanh của Trường a hàm liệt kê các hạng bạn giả dối gồm :

a. hạng úy phục, hạng mỹ ngôn, hạng kính thuận, hạng bạn ác,

b. hạng bạn ác, hạng lừa gạt, hãng nịnh hót, hạng xảo ngôn, hạng ngụy thiện

c. hạng úy phục, hạng mỹ ngôn, hạng bạn ác, hạng hiếu sát.

162. Theo kinh Thiện sanh, bốn hạng bạn chân thật là :

a. hạng đồng sự, hạng thương yêu, hạng lợi hành, hạng giúp đỡ

b. hạng ngăn quấy, hạng thương yêu, hạng giúp đỡ, hạng đồng sự

c. hạng nói thật, hạng giúp đỡ, hạng thương yêu, hạng đồng sự

d. hạng giúp đỡ, hạng đồng sự, hạng trung thành, hạng lợi hành, hạng thương yêu.

163. Theo kinh Thiện sanh, phương đông tiêu biểu cho :



a. cha mẹ b. sư trưởng. c. vợ chồng d. thân thích

164. Theo kinh Thiện sanh, phương tây tiêu biểu cho :

a. vợ chồng, b. cha mẹ; c. sư trưởng; d. thê thiếp

165. Theo kinh Thiện sanh, phương nam tiêu biểu cho :



a. Sư trưởng b. Cha mẹ c. Sa môn d. Thê thiếp

166. Theo kinh Thiện sanh, Phương bắc tiêu biểu cho:

a. Cha mẹ b.Thân thích c. vợ chồng d. sa môn

167. Theo kinh Thiện sanh, phương trên tiêu biểu cho :



a. Sa môn b. Sư trưởng c. Cha mẹ d. Thân thích

168. Theo kinh Thiện sanh, phương dưới tiêu biểu cho :

a. Sư trưởng b. thê thiếp c. gia nhân d. sa môn

169. Theo kinh Thiện sanh, 5 phận sự con cái phải có đối với cha mẹ là :



a. Cung phụng không để thiếu; làm gì phải thưa cha mẹ biết; không trái điều cha mẹ làm; không trái điều cha mẹ dạy; không đoạn tuyệt chính nghiệp cha mẹ làm,

b. Cung phụng không để thiếu; vấn an hôm sớm; chăm sóc khi bịnh khổ; không trái lời cha mẹ dạy; giữ gìn chính nghiệp

c. Vấn an hôm sớm; phụng sự đầy đủ; làm gì phải thưa cha mẹ biết; giữ gìn chính nghiệp; không trái lời cha mẹ dạy

d. Phát triển chính nghiệp của cha mẹ; chăm sóc sức khỏe cha mẹ; vấn an hôm sớm; cung phụng không để thiếu thốn; làm gì phải thưa cha mẹ

170. Theo kinh Thiện sanh, 5 phận sự cha mẹ đối với con cái là :

a. Thương yếu con cái; Lo cho con học hành. Dựng vợ gã chồng cho con cái; giúp con phát triển nghể nghiệp; hướng dẫn con làm lành



b. ngăn con không làm ác; chỉ bày điều lành; thương yêu hết mực; chọn hôn phối tốt đẹp; tùy thời cung cấp nhu yếu.

c. chỉ bảo điều lành; ngăn không làm ác; cho con học hành; chọn hôn phối tốt đẹp; hướng dẫn nghề nghiệp

d. Hướng dẫn học hành; thương yêu hết mực; tùy thời cung cấp nhu yếu; chọn hôi phối tốt đẹp; định hướng nghề nghiệp cho con

171. Theo kinh Thiện sanh, 5 nghĩa vụ chồng đối với vợ là :



a. Lấy lễ đối xử; nghiêm nhưng không nghiệt; tùy thời cung cấp y thực; tùy thời cho đồ trang sức; phó thác việc nhà.

b. Chung thủy với vợ; cung cấp y thực; cho đồ trang sức; yêu thương hết mực; lấy lễ đối xử

c. Hòa nhã với vợ; cung cấp y thực; cho đồ trang sức; dùng lễ đối xử; nghiêm mà không nghiệt

d. Cung cấp y thực, tùy thời cho đồ trang sức; dùng lễ đối xử; yêu thương hết mực; giao phó việc nhà

172. Theo kinh Thiện sanh, 5 nghĩa vụ vợ đối với chồng là :

a. chung thủy; thức khua dậy sớm; tùy thuận ý chồng; giữ gìn gia nghiệp của chồng; dùng lễ đối xử



b. dậy trước; ngồi sau; nói lời hòa nhã; kính nhường tùy thuận; đón trước ý chồng

c. thương yêu chồng hết mực; chung thủy; dậy trước, ngồi sau; nói lời hòa nhã

d. nói lời hòa nhã; chung thủy; dậy trước; ngồi sau; tùy thuận ý chồng.

173. Phật khai giải Phạn Chí A Mẫn kinh tương đương với A Ma Trú kinh là bản Hán dịch của:



  1. Cưu Ma La Thập c. Chi Khiêm

  2. Tăng Già Bà d. An Thế Cao

174. A Ma Trú (Ambattha) là học trò của :

  1. Makhali Gosala c. Sanjaya Belathiputta

  2. Phất Già La Sa La (Pokkharasadi) d. Nigantha Nataputta

175. Đức Phật thuyết kinh A Ma Trú tại :

  1. Tịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá

  2. Tịnh xá Kỳ Hoàn, nước Kiều tát la

  3. Rừng Y Sa ở thôn Úc Già nước Câu tát la (Kosala)

  4. Đông viên lộc mẫu đường ở thành Xá Vệ

176. Nội dung kinh A Ma Trú chứng minh :

  1. Giá trị tối thượng trên đời là Minh và Hạnh; c. Gồm cả a và b

  2. Sát đế lị là giai cấp cao nhất trong bốn giai cấp ở Ấn Độ; d. Không câu trả lời nào đúng

177.“Thanh vương” tổ dòng họ của A Ma Trú trong kinh A Ma Trú là :

  1. Danh từ riêng được Hán dịch từ một tên Pali tương đương

  2. Danh từ chung có nghĩa ông vua trong sạch

  3. Tên riêng của một ông vua dòng Sát đế lị

  4. Tên một đứa bé được sinh ra từ việc thông dâm giữa một người Bà la môn và cô nữ tì của vua Thanh ma, tổ dòng họ Thích.

178. Ba loại giới mà Kinh A Ma Trú đề cập đến là :

  1. Giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và Sa di

  2. Giới xuất gia, ngũ giới và Bồ Tát giới

  3. Thanh văn giới, Du già Bồ Tát giới, Ưu bà Tắc giới

  4. Giới đoạn trừ, giới sinh hoạt ác hạnh, giới sinh hoạt tà mạng

179. Chữ “luật nghi” trong cụm từ “căn luật nghi” có nghĩa :

  1. Giới luật c. Điều phục

  2. Oai nghi d. Phòng hộ

180. Căn luật nghi Đức Phật dạy trong kinh A Ma Trú đề cập đến là :

  1. Giữ gìn các giác quan không để chúng cảm nhận các đối tượng tương ứng

  2. Khi sáu giác quan tiếp xúc 6 trần cảnh, hành giả phải nhận biết thật rõ sáu trần cảnh ấy.

  3. Khi giác quan tiếp xúc trần cảnh, hành giả không nắm bắt các tướng chung hay tướng riêng

  4. Khi giác quan tiếp xúc trần cảnh, hành giả thủ hộ tâm ý mình, không nắm bắt, không vướng mắc các tướng chung hay tướng riêng, không để tâm khởi lên tham đắm, rò rỉ các ác pháp.

181. Cụ túc hạnh (Carana) theo kinh A Ma Trú là :

  1. Thành tựu hoàn hảo các giới luật

  2. Hoàn hảo giới luật và phòng hộ căn môn

  3. Thành tựu các luật nghi, tri túc, chánh niệm chánh trí, trừ năm triền cái và tứ thiền.

  4. Trừ năm triền cái và thành tựu tứ thiền

182. Cụ túc minh theo kinh A Ma Trú là :

  1. Thành tựu Lậu tận minh

  2. Thành tựu Ý sanh thân, Thần túc thông và Thiên nhĩ thông

  3. Thành tựu Tha tâm trí, Túc mạng trí và Sanh tử trí

  4. Cả 3 câu trả lời trên

183. Sanh tử trí trong kinh A Ma Trú có nghĩa :

  1. Trí biết rõ sự sống chết

  2. Trí biết rõ thời gian sống và chết

  3. Trí biết rõ nguyên nhân sống chết

  4. Trí biết rõ nhân quả của đời sống trong tương lai của các chúng sanh

184. Chữ “dư y” (upàdi) trong từ kép “hữu dư y niết bàn” (sa-upàdi-sesa.nibbàna) và “vô dư y niết bàn” (anupàdi-sesa.nibbàna) chỉ cho:

  1. Các lậu hoặc (àssava) c. Ngũ uẩn (pancakkhandhà)

  2. Tứ đại d. Ngũ thủ uẩn (panca-upàdànakkhandha)

185. Bốn “phương tiện thoái thất” trong kinh A ma trú chỉ cho

  1. Bốn cách thức làm thoái thất phiền não

  2. Bốn cách thức làm thoái thất sự tu hành

  3. Bốn cách thức tu tập của ngoại đạo được đức Phật xem là 4 cửa ngõ dẫn đến sự thoái thất minh hạnh vô thượng

  4. Bốn cách thức đánh giá sự thoái thất minh hạnh vô thượng.

186. Bản đơn hành “Bạch y Kim tràng nhị bà la môn duyên khởi kinh” tương đương với Tiểu duyên kinh trong Trường a hàm của Phật đà da xá là bản Hán dịch của:

  1. Thi Hộ c. An Thế Cao

  2. Chi Khiêm d. Tăng Già Bà

187. Kinh Tiểu duyên được đức Phật thuyết cho:

  1. Chúng tì kheo

  2. A nan

  3. Xá lợi phất

  4. Hai Bà la môn tên Bà tất tra (Vasstha) và Bà la đọa (bharadvaja) xin Phật xuất gia trong học chúng của ngài.

188. Địa điểm đức Phật thuyết Kinh Tiểu duyên là

  1. Vê xá li

  2. Tịnh xá Ký hoàn

  3. Trúc lâm ở thành Vương xá

  4. Giảng đường Lộc mẫu (Pubbarama Migaramatupasada) ở thành Xá vệ

189. Đề kinh Tiểu duyên có nghĩa:

  1. Bản kinh ngắn nói về lý duyên khởi

  2. Bản kinh tóm tắt các chi trong mười hai chi duyên khởi

  3. Bản kinh ngắn nói về tiêu chuẩn đánh giá sự tốt đẹp của trời người, về các nhân duyên cho quá trình hình thành, phát triển thế giới, chế độ xã hội và giai cấp của loài người

190. Lí do các Bà la môn chỉ trích Bà tất tra và Bà la đọa là:

  1. Đã bỏ đạo mình để xuất gia theo Phật

  2. Đã bỏ giai cấp của mình để nhập vào giai cấp của Phật

  3. Đã bỏ giai cấp cao thượng và thanh tịnh của mình để học theo giáo lý của Phật

  4. Đã từ bỏ trách nhiệm đối với giai cấp của mình

191. Quang Âm Thiên là cõi trời của những chúng sanh đã chứng nhập

  1. Sơ thiền c. Tam thiền

  2. Nhị thiền d. Tứ thiền

192. Theo Kinh Tiểu duyên, Vua – tiêu biểu cho chính quyền nguyên thủy, là người

  1. được đại hội dân chúng bầu lên để giải quyết các kiện cáo do tranh chấp ruộng đất

  2. người làm cho người khác hoan hỉ trong các vụ xử kiện

  3. người được các chủ ruộng đất cung cấp gạo họ đóng góp để giải quyết các tranh chấp cho họ

  4. cả ba trả lời trên

193. Kinh Tiểu duyên giải thích nguồn gốc giai cấp Bà la môn là

  1. dòng họ thanh tịnh sinh ra từ miệng Phạm Thiên.

  2. tập hợp những người chuyên môn đọc tụng kinh Vệ đà

  3. dựa vào từ nguyên brh hay vrh, để chỉ tập hợp những người chán đời sống thế tục, bỏ gia đình vào núi tư duy

  4. được quyết định bởi đại chúng.

194. Theo Kinh Tiểu duyên, giai cấp vệ xá được hình thành:

  1. Do nghề nghiệp phát triển đa dạng c. Phạm Thiên quy định

  2. Nhu cầu ổn định xã hội d. Sự hình thành những nghề hèn hạ, hung ác.

195. Theo kinh Tiểu duyên, ý nghĩa nguyên thủy của từ Sát đế lị (khattiya) được dùng để chỉ cho giai cấp cầm quyền và:

  1. chiến sĩ c. địa chủ

  2. người cai trị d. trọng tài hòa giải

196. Kinh Bố tra bà lâu được Phật thuyết cho:

  1. A nan c. Tượng thủ xá lợi phất

  2. Bố tra bà lâu d. b và c

197. Kinh Bố tra bà lâu được Phật thuyết ở:

  1. Tịnh xá Trúc lâm ở thành Vương xá

  2. Tịnh xá Kỳ hoàn ở thành Xá vệ

  3. Giảng đường trong vườn của Hoàng hậu Mạt lị ở Xá vệ

  4. Xóm Trúc phương ở tì xá li

198. Nội dung Kinh Bố tra bà lâu đề cập đến:

  1. Sự diệt tận cao dần của tưởng (abhisannanirodha)

  2. Mối liên hệ giữa tưởng và tự ngã

  3. Mối liên hệ giữa tự ngã và giới hệ

  4. Cả a,b,c.

199. Theo lời Phật dạy cho Bố tra bà lâu, tưởng diệt tận do:

  1. Thân tứ đại diệt c. Tu tập chi quán

  2. Mạng sống (jiva) diệt d. Trời rút tưởng khỏi bản thân

200. Về quá trình sinh khởi của tưởng, truyền bản Pali của Kinh Bố tra bà lâu khác với bản Hán dịch ở chỗ:

  1. Chỉ mô tả đến trạng thái tứ thiền

  2. Mô tả đến phi tưởng phi phi tưởng xứ

  3. Mô tả đến diệt tận định

  4. Chỉ mô tả đến trạng thái vô sở hữu xứ (akimcannàyatana) (34:59 file 17_Kinh BoTraBaLau)

201. Theo Kinh Bố tra bà lâu, quá trình diệt tận cao dần của tưởng diễn ra từ:

  1. Sơ thiền đến tứ thiền

  2. Không vô biên xứ đến phi tưởng phi phi tưởng xứ

  3. Tứ định đến diệt tận định

  4. Sơ thiền đến diệt thọ tưởng định

202. Theo Kinh Bố tra bà lâu, Đỉnh điểm của sự diệt tận các tưởng là: (40:30 file 17_Kinh BoTraBaLau)

  1. Vô sở hữu xứ c. Diệt thọ tưởng định

  2. Phi tưởng phi phi tưởng xứ d. Vô tướng tâm định

203. Trong kinh Bố tra bà lâu, Bố tra bà lâu cho tự ngã là: (55:00 file 17_Kinh BoTraBaLau)

  1. Thân hình vật chất được hình thành bởi tứ đại

  2. Tự thân được hình thành bởi ý của trời dục giới và sắc giới

  3. Tự thân được hình thành bởi tưởng của tứ định

  4. Cả 3 trường hợp trên

204. Đối với câu hỏi của Bố tra bà lâu “tự ngã là một hay khác với tưởng” đức Phật xếp nó vào loại:

  1. Được trả lời bằng khẳng định

  2. Được trả lời bằng phủ định

  3. Được trả lời bằng vừa xác định vừa phủ định

  4. Những vấn đề vô ký thuyết (Pl. avyàkata: Anekamsikà dhammà desità những vấn đề không được xác quyết)

205. Theo Kinh Bố tra bà lâu, những vấn đề được Phật xếp vào loại vô ký thuyết là những vấn đề:

  1. Được người hỏi tưởng tượng nên chứ chưa được chứng nghiệm

  2. Đưa người hỏi vào tình trạng bế tắc, tiến thoái lưỡng nan và tranh cãi bất tận

  3. Không đưa đến mục đích giải thoát và tịch diệt

  4. Cả 3 trả lời trên

206. Theo Kinh Bố tra bà lâu, những vấn đề được Phật ký thuyết là những vấn đề:

  1. Về khởi nguyên của vũ trụ

  2. Về bản chất của thế giới và con người

  3. Về tình trạng là một hay khác giữa con người với tưởng

  4. Về sự thật của khổ, tập, diệt, đạo.



1/24

Bài số 18: Trắc nghiệm cuối kì II


tải về 307.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương