Tết, Cúm Gà Ở Quê Nhà vn



tải về 299.09 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích299.09 Kb.
#1394
1   2   3   4   5

Miền Tây Mùa Dịch Cúm

Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, vẫn như năm vưà qua, trong thượng tuần tháng 1/2005, miền Tây Nam phần VN lại trở thành điểm nóng trong đợt dịch cúm gia cầm tái phát lần này, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thịt, trứng gia cầm tăng lên khi Tết Nguyên đán đang tới gần. Báo Lao Động ghi nhận về tình hình dịch cúm tại miền Tây Nam phần như sau.


Trong 2 ngày 11,12/1/2005, phong viên đi quan sát tại một số chợ nội ô thành phố Cần Thơ như Trung tâm Thương mại Cái Khế, chợ Tân An, An Hoà...Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y thành phố Cần Thơ Lưu Phước Hậu cho biết: Gia cầm làm sẵn được kiểm diệt tại nơi giết mổ; còn gia cầmm sống, trứng phải có giấy chứng nhận kiểm dịch gốc cán bộ thú y mới cho đưa vào chợ bán. Để kiểm soát nguồn gia cầm nhập chợ, cán bộ thú y các huyện phải toả xuống các chợ từ 5 giờ sáng. Tuy nhiên, ngoài kiểm soát gia cầm nhập chợ, lực lượng thú y các tỉnh ở miền Tây đang phải triển khai các biện pháp kiểm soát gia cầm xuất - nhập trái phép vào địa phương.
Thế nhưng, qua khảo sát thực tế, điều dễ nhận thấy là lực lượng thú y mỏng nên rất khó kiểm soát chặt chẽ địa bàn. Tại thành phố Cần Thơ, chỉ 2 quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ đã có 18 chợ có buôn bán gia cầm, thế nhưng Trạm Thú y liên huyện ở đây cũng chỉ có 18 cán bộ, nhân viên.Theo Trạm Thú y quận Cái Răng, do thiếu nhân viên nên rất khó kiểm dịch gia cầm sống bán ở chợ vì sau khi xuất trình giấy kiểm duyệt gốc, người bán vẫn có thể tuồn gia cầm chưa kiểm dịch vào bán. Việc tại siêu thị Metro Hưng Lợi để "lọt" trên 160kg thịt cút chưa qua kiểm dịch cho thấy kiểm soát được triệt để gia cầm là rất nan giải. Đó là chưa kể đường sông mà người mua bán gia cầm có thể vận chuyển nhỏ bằng xuồng ghe.
Tại Long An, với lực lượng hiện tại cũng không sao "quản" xuể nguồn gia cầm và sản phẩm từ gia cầm từ Campuchia xâm nhập qua tuyến biên giới dài 137km để vào Long An và từ các tỉnh miền Tây trung chuyển qua Long An tuồn vào TPSG không chỉ theo quốc lộ 1, mà còn vô số đường nhánh, sông rạch.

Bạn,
Báo LĐ dẫn lời 1 viên chức Uỷ ban xã Tân An (Tân Châu, An Giang) cho biết: "Mức hỗ trợ chỉ bằng 1/4, 1/8 giá trị thực tế nên rất khó thuyết phục người dân tự giác tiêu huỷ".Chi cục Thú y Long An cũng nhận định: Mức hỗ trợ hiện nay dù mới tăng gấp đôi nhưng cũng chỉ "gánh vác" 50% tổn thất, lại chi trả rất chậm. Điều này khiến người nuôi có khuynh hướng... giấu dịch, quăng xác gia cầm chết ra chung quanh hoặc lén lút bán "chạy dịch".



Dâm Tặc Quốc Tế Gạ Mua Bé Gái Mồ Côi

BATAPOLA, Sri Lanka - Cảnh sát và cac viên chức cho biết 1 người đàn ông 63 tuổi đã bị bắt vì mưu định bán 2 đứa cháu ngoại gái sau khi nhà của chúng bị phá hủy và người mẹ chết trong thiên tai sóng thần.


Thanh tra cảnh sát Wijesena báo tin nghi can Somadasa đã bị bắt hôm Thứ 3 từ trại tị nạn mà đại gia đình của ông ta đang tạm trú sau thiên tai. 2 bé gái 7 tuổi và 9 tuổi đã được giao cho người cha.
Nghi can Somadasa được tại ngoại sau khi ra tòa tại thị trấn duyên hải Balapitiya, và vụ xét xử sẽ bắt đầu trong tháng tới.
Lụật sư Dhammika de Silva cả quyết rằng không có bằng chứng về âm mưu bán trẻ em mà sự thật là ông Somadasa kể cho biết có 2 ngoại kiều đề nghị giúp đỡ gia đình ông nhưng có ý định mua 2 đứa trẻ.
Thân nhân của Somadasa tại trại tị nạn trong 1 ngôi chùa xác nhận có 1 người Anh và 1 người Aán Độ, đến dăm lần và dò hỏi thông tin về cô nhi. Họ có chụp ảnh 2 đứa trẻ.
Vụ này nêu rõ cac nguy cơ đe dọa trẻ em mất cha hay mẹ, hoặc cả 2 trong đợt sóng thần đã gây thiệt mạng 31,000 người tại đảo quốc Sri Lanka.
Tại thủ đô Colombo, thanh tra De Silva phụ trach ban chống tội ac nhắm phụ nữ và trẻ em nói "Luc này là cơ hội của bọn xấu mua bán cô nhi để ép bán dâm.”
Theo lời thanh tra Wijisena, 2 ngoại kiều đã mật báo cho cảnh sát, nội vụ đang được điều tra. Thanh tra De Silva cho biết chính quyền trung ương đã cho tăng cường quân đội và cảnh sát ở cac trại tị nạn để bảo đảm không xẩy ra cac lạm dụng phụ nữ và trẻ em.

Nạn Sao Chép Sách

Bạn,
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sao chép trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách đã ở mức báo động. Phóng viên báo SGGP vưà làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, đã ghi nhận rằng "sách nhái", "sách sao chép" trùng lặp rất nhiều. Nhiều sách tuy có tiêu đề khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau, và lại cùng 1 nhà xuất bản. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.


Giá sách trên thị trường quá cao, phần lớn bạn đọc trẻ dành dụm và đắn đo lắm mới quyết định mua một cuốn sách. Vậy mà..., bạn Mai Phương (quận 1) bày tỏ, mới đây Phương mua hai cuốn sách của tác giả Quỳnh Dao: "Hãy hiểu tình em" (giá 36 ngàn đồng) và "Bông cúc vàng" (33 ngàn đồng). Cả hai cuốn đều do Nhà Xuất Bản Nhà Văn, vốn có uy tín với bạn đọc và được in ấn rất đẹp. Thế nhưng, bạn đã bất ngờ và thất vọng, bởi hai cuốn sách có nhan đề khác nhau, nhưng có cùng một nội dung về chuyện đời của một cô giáo nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trải qua bao gian truân mới tìm được hạnh phúc.
Phóng viên đã đọc kỹ hai cuốn sách trên và đối chiếu nội dung. Có thể thấy, những người làm sách đã cố tình "sao chép" một cách tinh vi bằng cách sửa đổi một số tên tuổi, địa danh.
Trường hợp hai cuốn sách trên không phải là hi hữu. Thử làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, có thể thấy tình trạng "sách nhái", "sách sao chép", trùng lặp rất nhiều. Trên tay phóng viên cũng có hai cuốn: "Đêm trên sông nước" và "Một chuyến bay đêm" của tác giả Mỹ Ken. F. Cả hai cuốn có cùng một nội dung nhưng cách dịch hơi khác nhau. Nhân vật chính của truyện ở tuổi 40 có cuốn dịch là "chàng" và "nàng", cuốn kia lại dịch là "ông" và "bà". Cuốn sách có số trang nhiều hơn phần lớn tập trung miêu tả những cảnh phòng the, tình dục...
Việc kết luận ai sao chép của ai là việc cần phải làm của những cơ quan chức năng.Trong lĩnh vực này, lâu nay hầu như bị buông lỏng. Tác giả, nhà xuất bản bị "luộc" sách, phần lớn "ngậm đắng nuốt cay". Có trường hợp, nạn nhân còn phải năn nỉ những kẻ làm sách lậu đừng "luộc" sách của mình. Ở góc độ những người làm sách, đây là một kiểu làm ăn chụp giựt, thiếu lương tâm, cần bị loại bỏ. Và, trách nhiệm lớn nhất trong việc này vẫn là bản lĩnh và trách nhiệm của giám đốc nhà xuất bản.
Ở đây, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã lơi lỏng trong quản lý kế hoạch đề tài, giao phó hoàn toàn việc xuất bản sách các đối tác. Đến nay, cả hai cuốn sách trên cùng sóng đôi, đàng hoàng xuất hiện trên thị trường, tại các nhà sách mà nhà xuất bản cũng không hề hay biết.
Bạn,
Phóng viên SGGP dẫn lời 1 nữ quản thủ thư viện của một trường đại học cho biết, thư viện của trường này mua sách bằng ngân sách công. Người duyệt kinh phí mua sách chỉ đọc qua danh mục sách để chọn mua chứ không thể biết nội dung bị trùng lặp, vừa qua nữ quản thủ thư viện này đã mua một số sách văn học dịch và đã bị trùng lặp rất nhiều.

tải về 299.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương