TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐANG NGHIÊN CỨU “THỰC TRANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG”



tải về 0.64 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.64 Mb.
#6468
1   2   3   4   5   6   7   8

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐANG NGHIÊN CỨU
“THỰC TRANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG”


TS. Hoàng Sỹ Kim

Bộ môn QLNN về Đô thị và Nông thôn



1. Mục tiêu của đề tài:

- Luận giải cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững

- Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp ven đô của các thành phố trực thuộc Trung ương những năm gần đây; phân tích những thành công, hạn chế trong phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng hiệu quả và bền vững

- Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng hiệu quả cao và bền vững tại các thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay.



2. Tæng quan t×nh h×nh nghiªn cøu vµ luËn gi¶i sù cÇn thiÕt ph¶i nghiªn cøu ®Ò tµi

Thế giới đang chứng kiến sự vận động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình đó cũng đang diễn ra và tác động to lớn đến Việt Nam nói chung và nông thôn nói riêng. Nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức. Thực tế cho thấy, đang tồn tại sự phát triển đan xen giữa thành thị và nông thôn; các khu vực nông nghiệp ven đô đang phải vận động mạnh mẽ để thích ứng và phát triển.

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị nói chung và nông nghiệp ven đô nói riêng. Đây cũng là một đề tài được quan tâm và đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cuốn sách và các công trình khoa học trong và ngoài nước đã đề cập từ nhiều góc độ khác nhau của vấn đề

Urbanization and growth: commision on growth and development (Đô thị hoá và tăng trưởng: hoa hồng trên sự tăng trưởng và phát triển) của nhóm các tác giả Michael Spence, Patricia Clarke Annez, Robert M. Buckley, đã chỉ ra thay đổi kết cấu là một động lực chính của tăng trưởng nhanh chóng nhờ việc đa dạng hóa vào ngành công nghiệp mới, các công ty tìm hiểu những điều mới, mọi người di chuyển đến vị trí mới, công việc mới. Đô thị hoá là đóng góp vào sự tăng trưởng từ hai nguồn: mức năng suất ở nông thôn, thành thị và thay đổi năng suất nhanh hơn ở các thành phố khác nhau. Trong các thập kỷ đầu của sự phát triển, khi phần lớn dân số vẫn là nông thôn, chuyển từ nông thôn đến lao động đô thị, tạo nên một đóng góp lớn cho sự phát triển.

Trong cuốn Biến dạng ưu đãi nông nghiệp ở Châu Á (Distortions to Agricultural Incentives in Asia), do Ngân hàng thế giới xuất bản năm 2009, các tác giả Kym Anderson, Will Martin đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của biến dạng ưu đãi nông nghiệp bởi giá cả và chính sách thương mại trong 12 nền kinh tế lớn nhất của Đông và Nam Á.

Các nước này chiếm hơn 95% dân số, sản lượng nông nghiệp và GDP tổng thể của khu vực. Thương mại ngành và trao đổi chính sách tỷ giá trao đổi trong khu vực đã thay đổi rất nhiều kể từ những năm 1950 và đã có những cải cách đáng kể từ những năm 1980, đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Các chỉ số kinh nghiệm mới trong những nghiên cứu quốc gia cung cấp một nền tảng dựa trên bằng chứng mạnh mẽ cho việc đánh giá những thành công và thất bại của quá khứ và đánh giá các lựa chọn chính sách cho những năm tiếp theo. Cuốn sách cũng đã dành nhiều phần đề cấp đến những ưu đãi nông nghiệp của Việt Nam và kết quả của chính sách đó.

Trong Báo cáo tăng trưởng: Chiến lược cho tăng trưởng bền vững và phát triển hòa nhập (The Growth Report: Strategies for Sustained Growth and Inclusive Development) do Ngân hàng Thế giới phát hành năm 2008, đã đưa ra những câu hỏi lớn về phát triển bền vững. Tại sao chỉ có 13 nền kinh tế thế giới phát triển đạt được bền vững, tăng trưởng cao kể từ Thế chiến II? Tại sao tham gia với nền kinh tế toàn cầu cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng cao? Tại sao nhiều quốc gia, may mắn với sự giàu có tài nguyên thiên nhiên, không đạt được tốc độ tăng trưởng cao? Tại sao một số nền kinh tế mất động lực khi những nước khác lại luôn duy trì mức tăng trưởng cao? Tại sao không một quốc gia nào duy trì tăng trưởng dài hạn mà không có đô thị hóa? Tại sao sự nóng lên toàn cầu và giá cả thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu tăng cao là những thách thức tiềm năng tăng trưởng trong tương lai ở các nước đang phát triển? Báo cáo tăng trưởng không có tất cả các câu trả lời, nhưng nó xác định một số sự hiểu biết và chính sách đòn bẩy để giúp các nước đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và toàn diện.

Martin Ravallion, Dominique van de Walle, Land in Transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam (Đất đai trong quá trình chuyển đổi: Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam, là nghiên cứu sâu về những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống nghèo đói sử dụng các cải cách đất đai định hướng thị trường. Trong những năm 1980 và 1990, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách thể chế trọng yếu và đất nước sau đó đã chứng kiến một tỉ lệ giảm nghèo ấn tượng. Vậy những cải cách thể chế đó đóng vai trò gì? Có hay không những hiệu quả thu được từ công cuộc cải cách phải đánh đổi bằng sự bất bình đẳng? Có tồn tại đồng thời người thắng lẫn kẻ thua? Mức độ gia tăng của tình trạng không đất ở khu vực nông thôn sau các cuộc cải cách là dấu hiệu của thành công hay thất bại? Để đánh giá tác động của những thay đổi này một cách đầy đủ, các phân tích dựa trên số liệu khảo sát hộ gia đình của các tác giả được dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế lẫn các kiến thức về lịch sử và xã hội trong bối cảnh nghiên cứu. Cuốn sách vạch ra những bài học từ những trải nghiệm của Việt Nam và đề xuất các gợi ý cho các cuộc tranh cãi về chính sách hiện tại của Trung Quốc và những nơi khác.

Leautier, Frannie, ed, Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa: Quản trị nhà nước, thành tích hoạt động và tính bền vững, Ngân hàng Thế giới, 2006, bàn về một thế giới đang chuyển động rất nhanh chóng trên cả đô thị hóa và toàn cầu hóa. Các đô thị tại khu vực các nước đang phát triển, đang phải đối mặt với cả những thách thức nghiêm trọng và cơ hội hấp dẫn. Các đô thị trong một thế giới toàn cầu hóa không chỉ nâng cao nhận thức và mức sống của con người, của chúng ta về các vấn đề mà chỉ có thể trở nên cấp bách hơn và vẫn còn rất quan trọng để tăng trưởng và công bằng trong thế kỷ này, nó cũng cung cấp các phân tích quan trọng và có giá trị lựa chọn cho hành động cho sự phát triển bền vững.

Trong cuốn sách Nông nghiệp châu Âu: Chính sách, sản xuất và thương mại (European agriculture: Policies, production and trade), các tác giả Gardner và Brian đã tóm tắt sự phát triển của nông nghiệp châu Âu dưới chính sách nông nghiệp chung; nông nghiệp châu Âu trong nền nông nghiệp thế giới; nông nghiệp châu Âu và tương lai của nó trong thế kỷ 21. Cuốn sách đã trình bày và mổ sẻ một bức tranh tổng thể về nông nghiệp châu Âu, với hầu hết các khía cạnh được đặt ra.

Trong cuốn Lao động và tiếp cận việc làm: Thị trường lao động, việc làm và đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, của nhóm các tác giả Ian Coxhead, Diệp Phan, Đinh Vũ Trang Ngân, do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc xuất bản năm 2010. Về vấn đề lao động, báo cáo này sẽ đề cập đến những vấn đề về huy động và sử dụng một trong những nguồn lực sản xuất hiệu quả cao của Việt Nam. Báo cáo này được soạn thảo song hành với báo cáo nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và nông thôn, cũng để hỗ trợ cho quá trình quá trình xây dựng chiến lược phát triển KT-XH. Báo cáo sẽ đề cập tới những vấn đề liên quan đến việc sử dụng một nguồn lực sản xuất quan trọng nữa, đó là đất đai. Bằng việc so sánh kinh nghiệm của Việt Nam với những nước láng giềng trong khu vực và bằng việc đánh giá các bối cảnh chính sách hiện tại và trong tương lai, mỗi báo cáo nghiên cứu đều cố gắng xác định những chiến lược thành công và đề xuất phương cách huy động các của cải hiện có của nước để đem lại lợi ích lớn nhất cho các thế hệ hiện tại và tương lai trong quá trình đô thị hóa.

Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 là nhan đề cuốn sách do tác giả Trần Thị Minh Ngọc chủ biên. Cuốn sách đã đề cập tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng tại vùng đất mầu mỡ nhưng đất chật, người đông. Việc làm là một thách thức lớn đặt ra của người nông dân trong vùng khi ruộng đất ngày càng bị thu hẹp để phục vụ cho đô thị hóa và công nghiệp hóa

Năm 2009, đại học Thái Nguyên xuất bản cuốn Quy hoạch phát triển nông thôn, do PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông chủ biên. Cuốn sách đã trình bày đại cương về phát triển và phát triển nông thôn; đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phát triển nông thôn; những vấn đề vĩ mô về phát triển nông thôn; Ứng dụng phương pháp tiếp cận "nông dân cùng tham gia" trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn cấp làng, xã. Vấn đề nông nghiệp ven đô hầu như không được đề cập đến.



Báo cáo phát triển thế giới 2008: Tăng cường nông nghiệp cho phát triển của Ngân hàng Thế giới, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2008, đã dự báo nhu cầu lương thực của thế giới sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới, trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì sự phát triển của nông nghiệp ngày càng trở nên khan hiếm, xuống cấp và dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu.. Báo cáo tìm kiếm sự đánh giá về vấn đề ở đâu, khi nào và làm thế nào để nông nghiệp trở thành một công cụ hữu hiệu của việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển vì người nghèo.

Báo cáo xem xét một số câu hỏi tổng quát như: Nông nghiệp đã thay đổi như thế nào trong vòng 20 năm qua tại các nước đang phát triển? Những thách thức và cơ hội chính đối với nông nghiệp là gì? Làm sao để phát triển nông nghiệp trở nên hiệu quả hơn với công cuộc xóa đói giảm nghèo?

Các chính phủ cần làm thế nào để thúc đẩy sự chuyển đổi của một bộ phận lớn dân cư thoát khỏi nông nghiệp mà không chỉ đơn giản là chuyển nạn nghèo đói từ nông thôn về thành thị. Làm sao để giảm thiểu các tác động môi trường mang tính tiêu cực gây ra bởi sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ là tăng trưởng kinh tế: Nhập môn về phát triển bền vững là cuốn sách đồng tác giả của Soubbotina, Tatyana P, Katherine A. Sheram, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2005. Phát triển là gì? Làm thế nào chúng ta có thể đo lường và so sánh mức độ phát triển của các nước khác nhau? Và các nước phải làm gi để đảm bảo quá trình phát triển được bền vững? Đó là những câu hỏi lớn mà cuốn sách đặt ra. Tác giả cuốn sách đã đặt vấn đề để người đọc tự tìm ra câu trả lời của mình cho những câu hỏi phức tạp đó bằng cách phân tích và tổng hợp thông tin về hàng loạt các vấn để phát triển bức xúc và có quan hệ qua lại với nhau: dân số tăng, tăng trưởng kinh tế, công bằng, nghèo đói, giáo dục, y tế, công nghiệp hóa, tư nhân hóa, thương mại, đầu tư nước ngoài, viện trợ quốc tế, thay đổi khí hậu, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và nhiều vấn đề khác nữa. Dựa trên các số liệu mới của Ngân hàng Thế giới, cuốn sách này chủ yếu được viết cho thanh niên, giáo viên, sinh viên và những đối tượng khác muốn tìm hiểu nhiều hơn về sự phát triển toàn cầu.

Tác giả Nguyễn Xuân Thảo trong cuốn Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004, đã đưa ra những thách thức mà nông thôn Việt Nam phải đối mặt trong thời kỳ phát triển mới. Đó là vấn đề đô thị hóa, vấn đề thất nghiệp, ô nhiễm môi trường. Về phát triển nông nghiệp, đề cập nhiều đến các vấn đề như sự thu hẹp diện tích canh tác, biến đổ khí hậu, thoái hóa đất, dịch bệnh. Vấn đề nông nghiệp ngoại thành cũng được nhắc tới một cách sơ lược.

Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), đã hợp tác xuất bản cuốn Nghiên cứu nhu cầu nông dân, trong khuôn khổ dự án VIE/98/004/B/01/99. Cuốn sách đã trình bày chi tiết về kết quả cuộc khảo sát toàn diện với qui mô toàn quốc tìm hiểu quan điểm của nông dân trên nhiều lĩnh vực như canh tác, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, dịch vụ thú y, thuỷ lợi, tưới tiêu...Các lĩnh vực có tác động trực tiếp từ lợi ích của chính họ và sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam

Vấn đề sử dụng đất trong quy hoạch và phát triển các khu dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, là luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Khánh Toàn, năm 2002. Công trình đã tóm tắt qui luật vận động của đất đai nói chung và đất khu dân cư ven đô, đặc biệt là Hà Nội nói riêng dưới tác động của quá trình đô thị hoá và cơ chế thị trường. Các yếu tố tác động lên việc quy hoạch đất và hiệu quả của chính sách về đất đô thị. Hệ thống lập quy hoạch tổng thể đô thị Hà Nội. Công trình chủ yếu đề cập đến vấn đề quy hoạch của vùng ven đô, vấn đề phát triển nông nghiệp không được đề cập tới nhiều.

Năm 1998, NXB Thống kê xuất bản cuốn sách Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của nhóm các tác giả Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê. Cuốn sách tóm tắt kinh tế Việt Nam trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 1986 - 1997. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn và những yêu cầu, nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cuốn sách viết vào thời điểm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn nhưng khá manh mún và tự phát. Quá trình đó cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến nông nghiệp các vùng ven đô, như diện tích đất canh tác, nguồn lao động, các chính sách khuyến nông khác…Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể, mà vẫn là những mô tả và đánh giá mang tính tổng quát.

Trong luận án TSKH Kinh tế 5.02.01 Sự thay đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa ở vùng ven đô theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa, năm 1996, đã đưa ra những luận cứ khoa học về sự thay đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa ở vùng ven đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân; Sự thay đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa vùng kinh tế Mê Linh thời gian qua, kết quả và bài học rút ra; Những quan điểm và giải pháp chủ yếu thực hiện sự thay đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa ở vùng ven đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế

Cuốn sách Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam của tác giả Chu Hữu Quý, xuất bản năm 1996, đề cập đến nông thôn Việt Nam và một số nước và lãnh thổ trong khu vực; một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách kinh tế - xã hội nông thôn; những vấn đề cụ thể kinh tế các vùng: trung du và ven biển, miền núi, cơ cấu kinh tế nông ngiệp và nông thôn. Những vấn đề như vai trò chính quyền, cán bộ cơ sở ở nông thôn, cũng được nghiên cứu khá sâu.

Nhìn chung, cho đến nay đã có nhiều đề đề tài, công trình khoa học và bài viết về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, một số công trình đã đề cập đến vấn đề ven đô. Các công trình này đã đạt được những thành tự nhất định về lý luận và thực tiễn, nhưng chỉ mới dừng lại ở một góc độ riêng nào đó hoặc mới chỉ mang tính khái quát, chung chung. Hầu như chưa có công trình khoa học cụ thể nào về việc phát triển nông nghiệp ven đô, đặc biệt là phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững.

Như vậy, cần có một đề tài mang tính hệ thống, toàn diện và khoa học liên quan về vấn đề phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững” là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết, trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, nhằm xây dựng được một chiến lược tổng thể và khả thi cho viêc phát triển nông nghiệp ven đô nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đây sẽ là một công trình khoa học có giá trị, không chỉ áp dụng để triển khai tại địa phương được nghiên cứu mà sẽ là một tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trình khoa học liên quan khác.

C¸ch tiÕp cËn

Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững được thực hiện trên cách tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, tiếp cận vĩ mô - vi mô, tiếp cận theo quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển, trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.

- Hướng tiếp cận vĩ mô: tiếp cận từ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế vận hành của công tác quản lý phát triển nông nghiệp, nông thôn, vấn đề đô thị hóa; Chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương, quy luật khách quan và xu thế vận động của thế giới cũng như trong nước trong quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững trước yêu cầu của thời đại.

- Hướng tiếp cận vi mô: tiếp cận từ nhu cầu của cộng đồng cư dân và các địa phương ven đô, đặc biệt là cư dân nông nghiệp, cư dân đô thị của địa phương, để phát huy hợp lý những thế mạnh về thị trường, lao động, công nghệ nhằm nâng cao đời sống của người dân. Tiếp cận từ nhu cầu của địa phương trong việc pháp phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ sở lý luận, chương trình hành động cho địa phương, cũng như để vận dụng một cách phù hợp, sáng tạo với các địa phương khác. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng hướng tiếp cận theo các quan điểm lịch sử, quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển trong từng nội dung nghiên cứu cụ thể.



  1. Néi dung nghiªn cøu øng dông vµ triÓn khai thùc nghiÖm

Nội dung I: Khái quát chung về nông nghiệp ven đô

Chuyên đề 1: Khái niệm, vị trí và vai trò của nông nghiệp ven đô

Chuyên đề 2: Luận giải cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững

Chuyên đề 3: Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp ven đô trên thế giới và Việt Nam

Chuyên đề 4: Các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ven đô

Nội dung II: Thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô tại Việt Nam

Chuyên đề 5: Không gian phân bố và quy mô nông nghiệp ven đô

Chuyên đề 6: Thực trạng các nguồn lực đầu vào cho phát triển nông nghiệp ven đô

Chuyên đề 7: Đặc điểm, tiềm năng và quy mô thị trường cho thị trường nông sản nông nghiệp ven đô tại các độ thị lớn ở Việt Nam

Chuyên đề 8: Kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội của nông nghiệp ven đô tại Việt Nam

Chuyên đề 9: Phân tích, đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô tại Việt Nam



Nội dung III: Giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững tại Việt Nam

Chuyên đề 10: Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững

Chuyên đề 12: Nhóm giải pháp về an sinh và kinh tế xã hội cho cư dân nông nghiệp ven đô, tạo điều kiện cho nông nghiệp ven đô phát triển hiệu quả cao và bền vững

Chuyên đề 13: Nhóm giải pháp cho nguồn lực đầu vào để phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững,

Chuyên đề 14: Nhóm giải pháp hỗ trợ phát trợ kênh phân phối và phát triển thị trường tiêu thụ


  1. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu, kü thuËt sö dông

a, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất. Cuộc khảo sát sẽ tiến hành tại các huyện ngoại thành, giáp với vùng nội đô của 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Mỗi địa phương chọn ra 2 huyện điểm, mỗi huyện chọn ra 2 đơn vị cấp xã để tiến hành điều tra nghiên cứu.

Tổng số phiếu điều tra là 2000 phiếu định lượng và 200 phiếu định tính. Số lượng phiếu được chia đều cho các điểm điều tra.

Bảng hỏi được thiết kế bao gồm nhiều phần tương ứng với các nội dung nghiên cứu. Các câu hỏi được xây dựng và sắp đặt theo một cấu trúc nhất định nhằm đảm bảo độ chính xác khi thu thập thông tin. Bảng hỏi được thử nghiệm về tính hiệu lực của các câu hỏi trước khi tiến hành triển khai diện rộng. Bảng hỏi này được sử dụng để thu thập thông tin từ chính người nông dân, người tiêu dùng và cán bộ quản lý các cấp tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Quy trình chọn mẫu: Các địa bàn được lựa chọn điều tra khảo sát nhằm đại diện, phản ánh tình hình phát triển nông nghiệp ven đô tại các địa phương nói trên. Đó cũng là những điểm có tính đại điện điển hình về phát triển nông nghiệp ven đô, cả thế mạnh và điểm yếu, thời cơ và thách thức, thành tựu và hạn chế. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, kết hợp với các phương pháp phân tầng, bước nhảy, chùm.

Quy trình khảo sát: Sau khi tổ chức khảo sát thử tại 1 xã tại Hà Nội để điều chỉnh công cụ và rút kinh nghiệm về tổ chức, Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tổ chức một đoàn chuyên gia chia thành các nhóm đi khảo sát đồng thời tại các địa điểm còn lại tại các thành phố nói trên. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển Kinh tế Môi trường, đơn vị phối hợp và các cán bộ địa phương, trong quá trình khảo sát, sẽ phối hợp với mạng lưới cán bộ cơ sở để tiếp cận được các đối tượng trong mẫu khảo sát. Một số cán bộ địa phương sẽ được huy động tham gia vào quá trình này như tổ chức, liên hệ…

Xử lý bảng hỏi: Các bảng hỏi được kiểm soát và làm sạch ngay tại địa bàn khảo sát nhằm giảm thiểu những sai sót, thiếu thông tin trong khi phỏng vấn. Những phiếu không đạt sẽ được yêu cầu hỏi lại hoặc thay thế. Các phiếu sẽ được nhập bằng chương trình EPI6 và xử lý bằng chương trình SPSS.

b. Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp quan trọng giúp đem lại các thông tin chiều sâu, phản ánh các khía cạnh đa dạng của các ý kiến nhằm bổ sung cho các thông tin định lượng. Tổng số có 200 cuộc phỏng vấn sâu. Các đối tượng tham gia phỏng vấn bao gồm: Lãnh đạo và nhà quản lý các cấp, người nông dân, tiểu thương và các tổ chức liên quan khác.

c. Phương pháp phân tích tài liệu

Việc sử dụng các tài liệu, các kết quả nghiên cứu trước đó là rất cần thiết. Nó đem lại cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, giúp cho quá trình đưa ra các kiến nghị được chính xác hơn. Các tài liệu bao gồm: các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, các tài liệu từ những dự án khác,...

Phương pháp này sẽ được tiến hành với tất cả các ngành khoa học, các hướng tiếp cận trong quá trình tham gia thực hiện nghiên cứu. Chú trọng về quy trình thao tác, phân tích tài liệu theo các tiêu chí khoa học và loại hình tài liệu, đặc biệt chú trọng mô hình của phương pháp phân tích nội dung nhằm tìm kiếm và phân tích tất cả các kết quả nghiên cứu có sẵn để mô tả, khái quát hóa bức tranh toàn cảnh về chủ đề nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Chú trọng thu thập, phân tích các số liệu thống kê, các chỉ số; các báo cáo của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các công trình khoa học có liên quan đến đề tài trước đây.

d. Phương pháp nghiên cứu tham gia

Người nông dân, cư dân ven đô, người tiêu dùng; các cá nhân và tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội sẽ tham gia thiết thực, trao đổi, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả cao và bền vững..

e. Phương pháp thống kê và dự báo

- Chọn lọc, phân tích tương quan giữa các biến số. Dự kiến xây dựng mô hình thống kê bậc cao để dự đoán xu hướng biến đổi của vấn đề nghiên cứu, như phân tích quy hồi, phân tích nhân tố, phân tích khía cạnh,...

- Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia.

- Phương pháp SWOT chọn lọc giải pháp

f. Phương pháp khoa học liên quan

Các phương pháp từ các khoa học liên ngành được áp dụng và thực hiện trong quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu lý thuyết, đo đạc các hiện trạng, phân tích số liệu về phát triển nông nghiệp ven đô.

g. Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu: Tọa đàm, hội thảo khoa học

Dự kiến tổ chức một cuộc hội đàm và một cuộc hội thảo tại Hà Nội; thành phần là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, xã đại diện, các chuyên gia nghiên cứu khoa học. Nội dung trao đổi về nông nghiệp ven đô, đặc điểm, tình hình phát triển, thành tựu, hạn chế,... Đánh giá được thực trạng, những thuận lợi, khó khăn để gợi mở và đề xuất các giải pháp tổng thể và cụ thể.




tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương