Trung tâm thông tin, tv,tn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 136.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích136.78 Kb.
#29549

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

TRUNG TÂM THÔNG TIN, TV,TN



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





DỰ THẢO ĐỀ ÁN

Xây dựng trang E-Learning và thư viện tư liệu phục vụ cho đào tạo từ xa

và bồi dưỡng giáo viên ngành Giáo dục- Đào tạo tỉnh Yên Bái.


  1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:

Xây dựng trang E-Learning và thư viện tư liệu đạt được những yêu cầu sau đây:

    • Cung cấp được nội dung các khóa học, các bài giảng E-learning phục vụ cho đào tạo từ xa các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và bồi dưỡng chứng chỉ.

    • Cung cấp được các bài giảng E-learning phục vụ cho bồi dưỡng giáo viên.

    • Lưu trữ và cung cấp tư liệu giáo dục phục vụ cho đào tạo từ xa và bồi dưỡng giáo viên.

    • Quản lý các khóa học, các lớp bồi dưỡng chuyên đề.

    • Tổ chức thi, kiểm tra qua mạng.

    • Đăng tải các thông tin giáo dục.




  1. NỘI DUNG TIẾN HÀNH:

      1. Xây dựng giải pháp trang bị cơ sở hạ tầng CNTT cho trang E-Learning và thư viện tư liệu.

      2. Xây dựng giải pháp lựa chọn các phần mềm.

      3. Thiết kế trang E-Learning.

      4. Thiết kế thư viện tư liệu.

      5. Tập huấn người sử dụng.

      6. Thực nghiệm.

      7. Giải pháp bảo trì và phát triển.



Phần I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
I. KHÁI NIỆM E-LEARNING ( Do Cục CNTT- Bộ GD&ĐT tổng hợp)

            Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về e-Learning. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của khái niệm cũng rất khác nhau. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về e-Learning là:

(1) E-Learning chính là sự hội tụ của học tập và Internet.

(2) E-Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.

Hai phát biểu này cho rằng, tất cả những gì được gọi là e-Learning đều phải liên quan tới Internet. Nghĩa là, không sử dụng Internet thì không được coi là e-Learning. Với định nghĩa thứ hai, ngoài yếu tố công nghệ, tác giả còn nhấn mạnh yếu tố nền tảng là phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế, triển khai các hoạt động dạy học qua e-Learning.

(3) E-Learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lực chọn, quản trị và  mở rộng việc học tập.

(4) E-Learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

Hai định nghĩa trên có sự mở rộng về hạ tầng công nghệ thông tin của e-Learning. Đó là, ngoài Internet, các hệ thống thông tin truyền thông chỉ cần có yếu tố mạng cũng được coi là cơ sở công nghệ của e-Learning.

(5) E -Learning là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện điện tử bao gồm Internet; Intranet; Trạm phát vệ tinh; Băng tiếng, hình; Tivi tương tác và CD-ROOM.

(6) E -Learning bao gồm tất cả các dạng điện tử (form of electronics) hỗ trợ việc dạy và việc học. Các hệ thống thông tin và truyền thông có hoặc không kết nối mạng được dùng như một phương tiện để thực hiện quá trình học tập.

(5) và (6) là những định nghĩa có nội hàm rộng nhất về hạ tầng kỹ thuật trong e-Learning. Theo đó, các dạng có yếu tố điện tử sẽ được sử dụng để hỗ trợ dạy học đều được coi là e-Learning.

Rõ ràng, với những quan niệm khác nhau về e-Learning, chúng sẽ có những đặc điểm khác nhau; cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau; hạ tầng công nghệ, cách thức triển khai, ưu điểm, hạn chế của e-Learning cũng khác nhau. Sẽ không có tài liệu nào đề cập được đầy đủ về e-Learning theo tất cả những quan niệm trên. Và do vậy, trong tài liệu này cũng cần phải thống nhất một khái niệm để khoanh vùng e-Learning. Trên cơ sở đó, đề cập tới những nội dung mang tính trọn vẹn, có ích nhất cho người học.

Trên cơ sở tham khảo nhiều định nghĩa, xem xét bản chất trong từng trường hợp, căn cứ vào trải nghiệm của tác giả trong thời giam qua, có thể hiểu, e-Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu họp mọi lúc, mọi nơi của người học.

Theo cách hiểu trên (và được sử dụng trong tài liệu này), một hệ thống e-Learning phải đảm bảo được các điều kiện dưới đây:

            - Sử dụng mạng Internet;

            - Tồn tại dưới dạng các khóa học;

            - Sử dụng các hệ thống quản lý học tập;

            - Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập.



.II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG E-LEARNING

            Trung tâm của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System). Theo đó, người dạy, người học và người quản trị hệ thống đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả.

            Để tạo và quản lý một khóa học, người dạy ngoài việc làm trực tiếp trên hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học tập (Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và được đóng gói theo chuẩn (thường chuẩn là SCORM) gửi tới hệ thống quản lý học tập. Trong một số trường hợp, nội dung khóa học có thể được thiết kế và xây dựng trực tiếp không cần các công cụ Authoring tools. Những hệ thống làm được việc đó có tên là hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (Learning Content Management System).

  

Hình 1: Mô hình hệ thống e-Learning
III. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA E-LEARNING

3.1 Ưu điểm của e-Learning

            So sánh với lớp học truyền thống, e-Learning có những lợi thế sau đây:

- Về sự thuận tiện

            Học dựa trên e-Learning được thực hiện phù hợp với tiến độ học tập, hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lợp học với số lượng lớn.

- Về chi phí và sự lựa chọn

            Chi phí theo học một khóa học không cao. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội.

- Về sự linh hoạt

            Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể không cần phải học tất cả các nội dung (trong trường hợp đã biết một số phần). Qua đó, có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các khóa học dễ dàng được cập nhập thường xuyên và nhanh chóng.



3.2 Hạn chế của e-Learning

            Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của e-Learning kể trên, hình thức dạy học này còn tiềm ẩn một số hạn chế sau:

- Về phía người học

            - Tham gia học tập dựa trên e-Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác.

            - Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.

- Về phía nội dung học tập

            - Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa ra các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả.

            - Hệ thống e-Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động.

Về yếu tố công nghệ

            - Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên e-Learning.

            - Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi phí…) cũng ảnh hưởng đảng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.

IV. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP VỚI E-LEARNING

            Là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chức dạy học theo nhiều hình thức khác nhau. Dưới góc độ vai trò của hệ thống e-Learning trong việc hoàn thành một khóa học, có thể kể ra hai hình thức học tập (mode of learning) chính là học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp.



4.1 Học tập trực tuyến (Online learning)

            Là hình thức, việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Theo cách này, e-Learning chỉ khai thác được những lợi thế của e-Learning chứ chưa quan tâm tới thế mạnh của dạy học giáp mặt.

            Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy đồng bộ (Synchronous Learning) khi người dạy và người học cùng tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous Learning), khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở những thời điểm khác nhau.

4.2 Học tập hỗn hợp (Blended learning)

            Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt. Theo cách này, e-Learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua hình thức day học giáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó. Hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học.

            Với đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến với nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới, kể cả các nước có nền giáo dục phát triển.

5 NGUỒN LỰC CHO E-LEARNING

5.1 Con người

            Theo mô hình hệ thống e-Learning (1.1), có ba đối tượng sẽ tham gia vào hệ thống quản lý học tập với những vai trò khác nhau. Cụ thể như sau:

- Người quản trị

            Đây là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống quản lý học tập với các chức năng như tạo lập khóa học, phân quyền cho giáo viên, cấp phát tài khoản người dùng, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ…Người này cần nắm vững chương trình đào tạo, nghiệp vụ quản lý đào tạo, có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin nói chung, về quản trị hệ thống quản lý học tập nói riêng.

- Người dạy:

            Là nhân tố chính trong việc cung cấp các khóa học trên hệ thống quản lý học tập. Ngoài các hoạt động học tập, các học liệu đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm định trước theo hướng phỏng theo các hoạt động học tập của hình thức dạy học giáp mặt để giúp người học tự lực trong học tập, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống quản lý học tập trong việc định hướng kế hoạch học tập, thông báo, cảnh báo, đánh giá, chỉ dẫn, trợ giúp người học một cách thường xuyên và kịp thời.

- Người học:

            Đây là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học dựa trên e-Learning. Các khóa học cần được thiết kế theo đúng định hướng lấy người học làm trung tâm. Khi tham gia học tập, người học sẽ thực hiện các hoạt động học tập đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm để tự lực, chủ động khám phá tri thức, kỹ năng của khóa học. Bên cạnh đó, người học cũng thường xuyên nhận được các thông tin chỉ dẫn, giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cung nhau thảo luận, chia sẻ thông qua chức năng hợp tác trên mạng.



5.2. Hạ tầng Công nghệ thông tin

- Với cơ sở giáo dục:

            Cần sở hữu hoặc thuê máy chủ đủ mạnh để đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự tham gia đồng thời của số lượng lớn người dạy, người học trên hệ thống quản lý học tập. Trên máy chủ cần cài đặt phần mềm hệ thống quản lý học tập LMS (sẽ được giới thiệu trong phần 2 của tài liệu này).

- Với người dạy và người học:

            Cần có máy tính kết nối với Internet. Riêng người dạy, cần sở hữu các công cụ thiết kế khóa học (Authoring Tools) để thiết kế nội dung học tập (sẽ được giới thiệu trong phần 3 của tài liệu). Bên cạnh đó, cũng cần sử dụng các phần mềm trong việc tạo ra, xử lý các đối tượng đa phương tiện, tạo hoạt hình, tạo bài trắc nghiệm, các công cụ chụp ảnh màn hình (capture)..để tạo ra nguồn tài nguyên sử dụng trong khóa học.

6.THỰC TRẠNG E-LEARNING TẠI VIỆT NAM

            Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiêm cứu, tìm hiểu về e-Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e-Learning tại Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập đến nhiều về e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo tại Việt nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội Nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lầm thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và Hội thảo khoa học "Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt nam.

            Các trường đại học ở Việt nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai 8-Learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT – ĐHQGHN, Đại học Bách khoa HN, ĐHQG TP.HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Sư phạm HN…, gần đây nhất, Cục Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng e-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt nam.

            Việt Nam đã gia nhập mạng e-Learning Châu Á (Asia E-Learning Network-AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học – Công nghệ, trường Đại học Bách khoa, Bộ Bưu chính viễn thông…

            Điều này cho ta thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực e-Learning ở Việt nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.


V. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP:

1 Định nghĩa:

            Hệ thống quản lý học tập – LMS (Learning Management System): là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khóa học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của Internet.



2. Chức năng của LMS:

            - Đăng kí: Học viên đăng ký thông qua môi trường web. Việc quản lý học viên cũng thông qua môi trường web

            - Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

            - Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác

            - Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo

            - Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chát, diễn đàn, e-mail….

            - Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên

3. Nhiệm vụ của LMS:

            - Quản lý các khóa học trực tuyến (Online courses) và quản lý người học

            - Quản lý quá trình học tập của người học và nội dung dạy học của các khóa học

            - Đảm bảo việc đăng kí khóa học của người học, kết nạp và theo dõi quá trình tích lũy kiến thức của người học. Giúp các nhà quản lý và người dạy học thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy.

            - Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin giữa người dạy với người học, giữa người học với người học. Nó bao gồm các dịch vụ: giao nhiệm vụ tới người học, thảo luận, trao đổi, gửi thư điện tử, lịch học….

4. Phân loại:

            Có nhiều loại LMS khác nhau, việc so sánh các loại LMS một cách chính xác và đầy đủ giữa các LMS là một việc làm khó khăn vì có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS. Điểm khác nhau cơ bản giữa các LMS dựa trên những yếu tố sau:

Khả năng mở rộng

Chuẩn hệ thống tuân theo

Hệ thống đóng hay mở

Tính thân thiện người dùng

Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau

Khả năng cung cấp các mô hình học

Giá cả

Một số LMS phổ biến hiện nay trên thế giới phải kể đến là: IBM, BlackBoard, WebCT, Atutor, LRN, Moodle…Trong khuôn khổ tài liệu này xin giới thiệu về LMS Moodle, một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở đang được đánh giá rất cao và chiếm một số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.


VI. XÂY DỰNG KHÓA HỌC

1. Khái niệm khóa học:

      Thuật ngữ Tiếng anh: Courseware mô tả khóa học được sử dụng trong dạy học dựa trên hệ thống e-Learning

Có nhiều định nghĩa về Courseware, dưới đây là một số định nghĩa trên Internet:

- Phần mềm máy tính và các tài liệu (materials) kết hợp lại được thiết kế dùng cho mục đích đào tạo và giáo dục.

- Phần mềm giáo dục dùng để triển khai hệ thống tài liệu cho một khóa học và các hướng dẫn thực hiện (instructional) cho khóa học đó thông qua máy tính.

- Phần mềm được thiết kế cho một chương trình giáo dục

- Bất cứ chương trình phần mềm giáo dục hay giảng dạy nào

- Phần mềm bao gồm chức năng hướng dẫn học tập thông qua hệ thống các bài học của một chủ đề xác định

- Phần mềm được sử dụng trong quá trình dạy và học để hướng dẫn sinh viên trong một lĩnh vực cụ thể

- Một chương trình hay một phần mềm được phát triển hay được sử dụng như một phương tiện giáo dục (educationl means) nhằm thực hiện quá trình dạy học dưới sự hỗ trợ của máy tính.

- Courseware là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một phần mềm được sử dụng nhằm hỗ trợ một khóa học hay một phần khóa học.

     Trên cơ sở tham khảo các khái niệm trên, trong tài liệu này, chúng ta có thể hiểu: khóa học (courseware) là một ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng như một công cụ học tập hay hỗ trợ quá trình dạy học theo cách cung cấp học liệu (materials) đi kèm với những hướng dẫn sư phạm (instructions) được thiết kế tối ưu để đảm bảo người học có thể tự học dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin



2. Yêu cầu khóa học e-Learning:

            Khi độc lập tự học tập với courseware, người học không tiếp xúc trực tiếp với giáo viên, do vậy, nội dung học tập trong sách giáo kgoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phải được gia công với các biện pháp sư phạm thích hợp với sự bổ sung đáng kể các nguồn tài nguyên và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo rằng sinh viên có thể tự học với courseware một cách hiệu quả nhất. Theo cách tiếp cận đó, xin đề xuất một số yêu cầu cơ bản một courseware cần đạt được:

- Thể hiện rõ ràng mục tiêu học tập

- Thể hiện những điều kiện tiên quyết khi tham gia khóa học. Có những thông tin mô tả tóm tắt về nội dung courseware

- Cấu trúc rõ ràng, logic

- Có nội dung chính xác, phù hợp với mục tiêu học tập

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập

- Có khă năng định vị thông tin trong quá trình học tập

- Hỗ trợ tìm kiếm thông tin

- Thể hiện mối quan hệ giữa học tập với courseware với các hình thức học tập khác

- Đảm bảo người học biết bắt đầu từ đâu, tiến trình học tập như thế nào, trong điều kiện gì.

- Việc học tập của người học được thể hiện phần lớn thông qua các hoạt động cụ thể

- Tích hợp các lý luận dạy học hiện đại nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

- Đảm bảo tính tương tác với nội dung, cho phép traie nghiệm để hình thành một số kỹ năng điển hình.

- Người học có thể tự đánh giá mức độ tiến bộ trong quá trình học tập

- Giúp cho người học hoàn thành được những bài tập vận dụng

- Đầy đủ về tài liệu tham khảo

- Tài nguyên học tập đa dạng, hợp lý

- Phù hợp chuẩn SCORM      Những yêu cầu trên chưa bao gồm các yếu tố đảm bảo sự tương tác, phản hồi giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau. Khi khai thác trong môi trường LMS (Learning Management System), yêu cầu trên sẽ được đáp ứng. Cũng với LMS, nhiều yêu cầu trên có thể được thực hiện một cách dễ dàng.

3 Cấu trúc khóa học:

            Courseware được xây dựng dựa trên những quy ước dưới đây:

            + Một khóa học (course) là tập hợp các phần (section).

            + Một phần bao gồm tập hợp nhiều chủ đề (topic).

            + Một chủ đề bao gồm tập hợp các hoạt động học tập (educationl activitiea).

            + Một hoạt động học tập bao gồm tập hợp các hành động, thao tác.

            Những khái niệm trên rất linh hoạt, cho phép người thiết kế lựa chọn các chủ đề liên quan đến một khóa học, hay thể hiện một chủ đề dưới dạng các hoạt động dạy học cụ thể.

            Một hoạt động học tập có thể là sự kết hợp của nhiều hành động, động tác như: đọc một đoạn văn bản, nhìn và quan sát một hình ảnh, lắng nghe một âm thanh, quan sát một loạt hình, thí nghiệm, thựa hành ảo, mô phỏng hay một vài hướng dẫn để thực hiện các bài tập nhằm giúp người học lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng trong hành động.

            Có rất nhiều cách để thể hiện cấu trúc của một khóa học, dưới đây là một gợi ý gồm 4 nội dung chính sau:


  • Thông tin chung về khóa học: Trong phần này, cần thể hiện những thông tin cơ bản về khóa học. Những nội dung này được người học tham khảo đầu tiên khi bắt đầu khóa học. Trên cơ sở đó, một bức tranh tổng thể về khóa học được hình thành. Có thể bao gồm các thông tin sau đây:

            + Tên khóa học

            + Người xây dựng

            + Số đơn vị học trình

            + Mục tiêu tổng thể của khóa học

            + Mô tả tóm tắt về nội dung khóa học

            + Điều kiện tiên quyết

            + Thông tin đánh giá của khóa học

            + Cấu trúc các chương, bài, mục

            + Sự phối hợp giữa hoạt động học tập này vơi các hình thức khác

            + Thông tin về bản quyền



  • Hướng dẫn học tập: Khác với một cuốn sách điện tử (e-book), nội dung courseware được thiết kế giúp cho người học thực hiện theo những hướng dẫn, tham gia vào các hoạt động người học tự lực học tập với nó. Nội dung phần này có thể gồm những thông tin:

            + Giới thiệu về giao diện, cách thức di chuyển giữa các nội dung

            + Ý tưởng sư phạm của courseware

            + Hướng dẫn cụ thể một số hoạt động học tập


  • Nội dung khóa học:  nội dung chính của courseware được thể hiện trong phần này.Nó được thể hiện dưới dạng cây thư mục (tree view) hoặc sử dụng hệ thống liên kết theo cấu trúc (up,  down, next, previous, top). Nội dung khóa học được thiết kế dưới dạng các  hoạt động phong phú (đặt vấn đề, tìm hiểu kiến thức mới, đọc tài liệu, quân sát hình vẽ, trả lời câu hỏi, tự kiểm tra mức độ tiếp thu …) giúp sinh viên tự tìm hiểu nội dung học tập theo cách tự lực và tích cực nhất.

  • Tài liệu tham khảo chung

+ Các tài liệu tham khảo dưới dạng in ấn

+ Các tài liệu tham khảo trên mạng



4. Các bước thiết kế, xây dựng một khóa học :

  • Bước 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu

            Trong bước này, cần xác định mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu của một bài học gồm những kiến thức người học cần biết hoặc có thể làm được sau khi kết thúc bài học. Điều lưu ý đầu tiên ảnh hưởng đến sự xác định mục tiêu trong mỗi bào giảng là khả năng tiệp nhận kiến thức của người học. Vì vậy, khi xác định mục tiêu trong mỗi bài giảng cần xác định rõ các yêu cầu trọng tâm trong mỗi bài học và nhu cầu về lượng kiến thức người học cần chiếm lĩnh.

  • Bước 2: Thu nhập tài nguyên

            Tài nguyên cần phải liên quan đến chủ đề của bài dạy. các tài nguyên cần thiết cho chủ đề của mỗi bài học có thể lấy từ giáo trình, sách tham khảo, phim ảnh và quan trọng nhất là từ các chuyên gia hay những người có kiến thức sâu sắc trong từng lĩnh vực liên quan. Tài nguyên vật chất dùng cho việc thiết kế bài giảng gồm chữ viết (text); hình ảnh (picture); âm thanh (sound); hoạt hình (animation); Phim (movie)…

  • Bước 3: Nghiên cứu nội dung:

            Xây dựng các bài học phải là người hiểu biết sâu sắc về nội dung cần được trình bày. Các nhà thiết kế có thể nghiên cứu nội dung bài giảng bằng cách làm việc với các chuyên gia, đọc sách và các tài liệu hướng dẫn và thường thì họ tự đặt mình vào vị trí một sinh viên. Tóm lại, không thể xây dựng được những bài học hiệu quả nếu không thông thạo nội dung của bài học.

  • Bước 4: Hình thành ý tưởng

            Sử dụng  phương pháp công não (brainstorming) để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Bằng cách công não, các nhà thiết kế với sự giúp đỡ của nhiều người khác ttrong nhóm có thể có được rất nhiều ý tưởng khác nhau để lựa chọn, đánh giá chất lượng, tính khả thi của các ý tưởng.

  • Bước 5: Thiết kế bài giảng

            Dựa trên những ý tưởng đã được chọn, thể hiện bài giảng với những chiến lược sư phạm phù hợp.

  • Bước 6: Lưu đồ tiến trình bài học

            Biểu đồ tiến trình rất quan trọng vì các hướng dẫn bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính thường là tương tác được và nó thể hiện sự liên kết trong bài giảng. Biểu đồ tiến trình gồm có thông tin khi nào máy tính cung cấp tư liệu, điều gì xảy ra khi người học làm sai và khi nào bài học kết thúc….

            Mức độ chi tiết của biểu đồ tiến trình khác nhau tùy theo từng phương pháp được áp dụng khi thiết kế. Đối với các phương pháp đơn giản (bài hướng dẫn, bài tập rèn luyện, bài kiểm tra) nên dùng các biểu đồ đơn giản miêu tả tổng quan về phạm vi và tiến trình của bài học.



  • Bước 7: Thể hiện nội dung các bài học

            Bước này, tập trung vào thiết kế và xây dựng các bài dạy. Thông thường, các nội dung đó được thể hiện dưới các hoạt động dạy học (educational activities) thông qua các hành động, hoạt động cụ thể của người học. Thực tiễn cho ta thấy, chất lượng của một courseware phụ thuộc phần lớn vào cách thức thể hiện nội dung thành các hoạt động.

  • Bước 8: Thể hiện bài dạy thành chương trình

            Bước này là quá trình chuyển đổi kịch bản trên giấy thành courseware. Có rất nhiều phần mềm cho phép thực hiện công việc này như phần mềm eXe Learning, Lectora, IBM Authoring Tool….

  • Bước 9: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ

            Thường có 4 loại: tài liệu hướng dẫn sinh viên, tài liệu hướng dẫn giảng viên, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn bổ sung. Giáo viên và người học có các nhu cầu khác nhau do đó tài liệu cho mỗi đối tượng cũng khác nhau. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho việc "cài đặt” những bài giảng phức tạp hoặc cần có các thiết bị phức tạp. Tài liệu hướng dẫn bổ sung gồm phiếu học tập, biểu đồ, bài thi, ảnh và bài luận…

  • Bước 10: Đánh giá và chỉnh sửa

            Cuối cùng, bài giảng và các tài liệu hỗ trợ cần được đánh giá bằng cách tự mình xem xét hoặc nhờ các chuyên gia nhận xét. Cũng có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng chất lượng của các bài học. Trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung để có được những sản phẩm hoàn chỉnh mất.

5. Công cụ xây dựng một khóa học :

        Một là, dùng chính hệ thống quản lý học tập để tạo khóa học. Theo cách này, giáo viên không cần sử dụng các công cụ khác mà vẫn tạo được khóa học từ việc viết mục tiêu; hướng dẫn học tập; phân bố thời gian; kế hoạch học tập; cung cấp tài nguyên; thiết kế các hoạt học tập; các diễn đàn trao đổi, hợp tác…Tuy nhiên, theo cách này, có một số hạn chế về cấu trúc khóa học, về học liệu, đặc biệt là tính tương tác với nội dung học tập.

        Hai là, dùng Authoring Tools để tạo khóa học. Theo cách này, cấu trúc khóa học sẽ được thể hiện rõ ràng, nội dung, tài nguyên, các hoạt động học tập được thiết kế tập trung, cho phép tạo ra các hoạt động với sự tương tác cao theo ý đồ người dạy. Tuy nhiên, khóa học được tạo theo cách này chưa bao gồm các hoạt động tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau.

       Thông thường, người dạy kết hợp cả hai cách trên trong việc thiết kế một khóa học, ở đó sử dụng LMS để tạo khóa học, lập kế hoạch học tập, cung cấp các tài nguyên ngoài, thiết kế một số hoạt động hợp tác, chia sẻ, quản lý lớp học…, còn sử dụng Authoring Tools để tạo các hoạt động dạy học tương tác, các hoạt động đánh giá và thường được nhập vào LMS dưới định dạng chuẩn SCORM. Người dạy phải kiểm soát được nội dung nào làm theo cách 1, nội dung nào làm theo cách 2.


Phần II: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP


  1. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

Bao gồm:

    1. Máy chủ

    2. Kết nối Internet tốc độ cao.

    3. Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System)

    4. Các phần mềm xây dựng khóa học và thiết kế bài giảng điện tử.

    5. Thư viện tư liệu điện tử.

  1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS

(LMS - Learning Management System)

1. THAM KHẢO MỘT SỐ LMS :

  • MOODLE (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một phần mềm nền cho một hệ quản trị đào tạo (LMS). Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người vẫn đang tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án.

Hiện có cộng đồng Moodle Việt Nam khá đông đảo ( Trên 200 trường)

  • BLACKBOARD là một LMS thương mại, rất chuyên nghiệp, được triển khai tại ĐH Công nghệ-ĐHQG Hà Nội: http://bbc.vnu.edu.vn, có nhiều course rất hay, cho phép download.

Nhiều trường ĐH lớn ở Hoa Kỳ sử dụng phần mềm này

( Ví dụ: https://blackboard.princeton.edu/)



  • CLAROLINE - Địa chỉ : www.claroline.net, phiên bản mới nhất 1.10, chạy trên nền Apache & MySQL, có hơn 2 tỷ người sử dụng

Đơn giản, dễ sử dụng, giao diện đẹp

Được UNESCO trao giải thưởng năm 2007. Giới thiệu về CLAROLINE bằng Tiếng Việt


Hiện được triển khai tại Đại học An Giang: http://lms.agu.edu.vn

  • DOKEOS - Địa chỉ : www.dokeos.com, phiên bản mới nhất 1.8.6.1, được dùng phổ biến ở các nước EU, có 3 phiên bản: Free, Pro và Medical

  • Đơn giản, dễ sử dụng, chỉ dành cho lĩnh vực elearning. Tìm hướng dẫn sử dung bằng tiếng Việt tại ctu.edu.vn
    Hiện được triển khai tại Đại học Cần Thơ : http://lms.ctu.edu.vn

  • ATUTOR - Địa chỉ : www.atutor.ca, phiên bản mới nhất 1.6.4 chạy trên nền PHP và MySQL. Hiện nay chưa thấy trường ĐH, CĐ nào ở Việt Nam sử dụng.


2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE

2.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý học tập Moodle



  1. Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.

  2. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc,  Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.

  3. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

  4. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.

  5. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.

  6. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác.

  7. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.

  8. Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10 000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới,  và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn, bạn có thể chọn cho mình một trong các công ty  Moodle Partners (Khoảng 30 công ty).

  9. Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Bạn có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để các bạn có thêm nhiều cơ hội lựa chọn.

  10. Để biết mọi người nghĩ gì về Moodle, các nghiên cứu về Moodle, cũng như so sánh Moodle với các hệ thống khác, bạn đọc tiếp tại: http://moodle.org/buzz/. Về tương lai phát triển của Moodle, bạn xem tại: http://docs.moodle.org/en/Roadmap.

  11. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Nhớ rằng cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle.

  12. Một số cơ quan, công ty, trường học sử dụng Moodle:

- EVietnam Group Trang web dạy toán Phổ Thông Trung học
- Học nữa, học mãi
- Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Đại học Cần Thơ
- Khoa quản trị kinh doanh - Đại học Đà Nẵng
- Khoa CNTT- Đại Học Khoa Học Tự Nhiên-ĐHQGTPHCM
- Đại học Mở Bán công TPHCM
- Viện Khoa học và Công nghệ - Phân viện TPHCM
- Ho Chi Minh International School
- TinhHoa Networking Academy
- Hóa học phổ thông
- Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Hà Nội
- Việt Nam - Đất nước - Con người
- VietMaths
- Công ty điện lực 2
- EDO - Đại học Hà Nội
- Toán học phổ thông
- Ephysics
- Trung tâm Tin học - Bộ GD & DT
- Khoa Trung Quốc - Đại học Hà Nội
- Đại học Công Nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội
- Cổng bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật
- Khoa quản trị và du lịch - Đại học Hà Nội
- Khoa Pháp - Đại học Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Xây Dựng Hà Nội
- Trường cao đẳng Đông Á
- Singapore International School
- Khoa Nhật - Đại học Hà Nội
- Dự án HRCTEM của Bỉ
- Đại học Kinh tế - Đà Nẵng
- Khoa Nga - Đại học Hà Nội
- Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Sư phạm TPHCM
- Vn Experts
- Kaist e-Learning System
- Thi trắc nghiệm trực tuyến
- Đại học Thủy lợi
- Khoa Đức - Đại học Hà Nội
- Chương trình hợp tác quốc tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Huế

2 ĐỐI CHIẾU CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE VỚI ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CỦA TRƯỜNG CĐSP YÊN BÁI:

1. Những thuận lợi và ưu điểm:

(1) Moodle dễ sử dụng, có phiên bản đã Việt hóa phù hợp với trình độ tin học của giáo viên, học viên trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

(2) Moodle là phần mềm mã nguồn mở miễn phí phù hợp với điều kiện kinh tế trước mắt của ngành, của các trường.

(3) Moodle là phần mềm mã nguồn mở nên có điều kiện phát triển các ứng dụng phù hợp với nhu cầu của ngành, của các địa phương và các trường.

(4) Moodle là phần mềm được triển khai theo khuyến cáo của Cục CNTT – Bộ Giáo dục & Đào tạo, có Cộng đồng sử dụng Moodle quốc tế và Việt Nam nên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước.

(5) Moodle phát triển dựa trên PHP, một ngôn ngữ có thể phát triển Web theo các quy mô khác nhau, thuận tiện cho việc phát triển lâu dài mà không phải thay đổi lại.

(6) Có thể dùng Moodle với các Database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL, cũng có thể dùng với các Database thương mại như Oracle, Microsoft SQL, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của Trường CĐSP Yên Bái và của tỉnh Yên Bái.

2. Nhược điểm:

Moodle quy mô ban đầu nhỏ, chỉ có thể tổ chức các khóa học trên dưới 500 người và phải bố trí vào các thời điểm khác nhau. Một trang E-Learning chỉ có thể đẩm bào truy cập tốt nhất khi đồng thời <100 người truy cập và một khóa học. Nhược điểm này có thể khắc phục khi thực hiện các khóa đào tạo nhưng khó khắc phục khi thực hiện bồi dưỡng đại trà.


( Còn tiếp kỳ sau)
TM nhóm dự thảo đề án

( Tham khảo và biên tập)

Vũ Ngọc Vinh




tải về 136.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương