Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI



tải về 101.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích101.91 Kb.
#9049

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN

CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2015

Kính gửi: …………………………………………………………………..



BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN

THÁNG 8/2015 VÀ DỰ BÁO

***
  • Đồng Rupee Ấn Độ đã phản ứng với động thái phá giá NDT và giảm xuống 65 INR/USD, gây áp lực lên hoạt động nhập khẩu phân bón DAP.


  • Vụ nổ cảng biển tại Thiên Tân (Trung Quốc) khiến cảng phải đóng cửa.

  1. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

  1. Diễn biến giá thế giới

Urê

Giá phân Urê hạt trong tại Yuzhnyy giao kỳ hạn tháng 8/2015 giá 273 USD/st (FOB) trong phiên giao dịch ngày 21/8 trên sàn CME không đổi so với phiên giao dịch trước đó.

Hiện các nhà cung cấp vẫn đang cố gắng tìm đủ nguồn cung cho các hợp đồng đã ký kết, thị trường sôi động với phiên giao dịch đấu thầu mua hàng của TCP (Pakistan).

Giá Urê hạt đục giao kỳ hạn tháng 8/2015 tại Vịnh Mỹ ở mức giá 282,5 USD/st (FOB).

Trong ngày 17/8, TCP (Pakistan) đã công bố phiên đấu thầu 50.000 tấn Urê hạt trong hoặc hạt đục và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của 14 nhà cung cấp với tổng khối lượng lên tới 700.000 tấn. Trong các ngày 18/08, 20/08, TPC đấu thầu thêm 100.000 tấn Urê (mỗi phiên 50.000 tấn).

Tại thị trường Trung Quốc, giá Urê xuất xưởng với xu hướng tăng, tại Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam lần lượt ở mức 1.540-1.610 NDT/tấn, 1.520-1.570 NDT/tấn và 1.560-1.610 NDT/tấn. Giá Urê xuất khẩu trong tuần từ 12/8-19/8 ở mức 273-278 USD/tấn, FOB, tăng từ 1-2 USD/tấn so với tuần trước đó.

Tại Thiên Tân vụ nổ cảng biển đã khiến cảng phải đóng cửa. Hiện vẫn đang còn container 150.000 tấn Urê của Ấn Độ trong phiên đấu thầu của MMTC vẫn đang mắc kẹt tại đây. Ngoài ra, ngày 20/8, Ameropa hoàn tất việc xếp một tàu hàng để vận chuyển một lô hàng 30.000 tấn Urê hạt đục từ Bontang đi Portland (Simplot).

Bảng 1: Giá Urê nhà máy tại một số địa phương Trung Quốc

ĐVT: NDT/tấn





Sơn Đông

Hà Bắc

Hà Nam

05/08

1560-1630

1520-1580

1570-1600

10/08

153-1580

1520-1540

1580-1600

11/08

1530-1560

1520-1540

1560-1580

12/08

1540-1560

1520-1550

1560-1580

13/08

1560-1590

1530-1550

1560-1580

17/08

1560-1600

1540-1560

1580-1600

18/08

1530-1610

1540-1560

1580-1610

19/08

1560-1610

1550-1570

1580-1610

Nguồn: fert.cn

DAP

Thị trường DAP, giao dịch với khối lượng hạn chế. Tại Ấn Độ, đồng Rupee đã phản ứng với động thái phá giá NDT và giảm xuống mức 65 INR/USD, gây áp lực lên hoạt động nhập khẩu.

Tại Tunisia, CPG đã nối lại hoạt động khai thác quặng Phosphate tại Gafsa, miền Trung Tây Tunisia. Điều này sẽ làm gia tăng nguồn cung cho ngành công nghiệp Phosphate, vốn đang suy yếu dần từ năm 2011 đến nay.

Giá DAP, tại Nola giao kỳ hạn tháng 8/2015 với xu hướng giảm xuống mức 430,75 USD/st FOB. Tại Trung Quốc, giá DAP nội địa 2647,5 NDT/tấn.

Nhìn vào Hình vẽ 1, cho thấy thị trường phân bón trên thế giới biến động kể từ 1 năm trở lại đây.

Hình 1: Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới

ĐVT: USD/tấn



Nguồn:indexmundi.com

Chỉ số giá phân bón tháng 7/2015 hiện ở mức 94,93 điểm, giảm 2,9% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, 7 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá phân bón biến động, 93,05 điểm hồi tháng 4 là mức thấp nhất kể từ 9 tháng và mức cao nhất đạt 102,17 điểm tháng đầu năm 2015.



Hình 2: Diễn biến chỉ số giá phân bón

Nguồn: Ycharts.com




  1. Diễn biến giá trong nước

Thị trường phân bón tháng 8 nhìn chung ổn định. Tại Bắc Trung Bộ đã qua giai đoạn chăm bón chính, nhu cầu sử dụng Urê ở mức thấp nên thời điểm hiện tại gần như không có giao dịch. Tại các khu vực Bắc Bộ, cơ bản hoàn thành chăm bón đợt 1, nhưng Đạm Phú Mỹ tiếp tục cung không đủ cầu.

Giá phân bón tại phía Bắc dao động từ 8.300 – 8.400 đ/kg, giá bán lẻ thanh toán tiền ngay ở mức 450.000 đồng/bao.

Đối với Urê nhập khẩu, thời điểm đầu tháng 8, đạm Trung Quốc ít, lượng hàng nhỏ lẻ về Hải Phòng bằng đường thủy chào giá từ 7.600 đ/kg lên phương tiện. Đạm Trung quốc giao tại tại Lào Cai không có hàng do chào mức giá quá cao, hàng về đường sắt (Cty Hà Anh) chào tại Đông Anh giá 7.500 đ/kg. Giá bán lẻ Đạm Trung quốc khoảng 400.000 đồng/bao.

Bảng 1: Giá phân bón đại lý bán cho cửa hàng


Mặt hàng

30/07/2015

03/08/2015

Đạm Phú Mỹ

8.300-8.400

8.300-8.400

Urê Trung Quốc

7.600

7.800

Urê Hà Bắc

8.250

8.250

Urê Ninh Bình

8.000

8.100

Kali Apromaco

7.400

7.400

Kali Hà Anh (Belarus)

7.450

7.450

NPK 5-10-3 (L.Thao)

4.140

4.140

16-16-8-13S (VN)

10.100

10.100

16-16-8-13S(VTNA)

8.900

8.900

16-16-8-13S (VTNA)

10.300

10.300

Lân Lâm Thao

2.900

2.900

Nguồn: Agromonitor

Như vậy, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8, thị trường phân bón trong nước biến động, tuy nhiên mức độ tăng/giảm không nhiều.



Hình vẽ 3: Diễn biến giá phân bón trong một năm

ĐVT: đồng/kg



Nguồn: Phòng Thông tin Kinh tế Quốc tế, VITIC, tổng hợp

  1. CUNG – CẦU

  1. Cung

    1. Thế giới

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu của thị trường phân bón thế giới trong năm 2015 ước tính tăng xấp xỉ 2% (đạt 191 triệu tấn). Trong khi đó, nguồn cung dự kiến tăng 4,9% (đạt 212,7 triệu tấn).

Từ đó cho thấy, hiện tượng dư cung vẫn diễn ra và tiếp tục tạo sức ép đối với mặt bằng giá bán. Đáng chú ý, đối với mặt hàng phân Urê (chiếm xấp xỉ 60% tổng nhu cầu), theo JP Morgan, trong nửa đầu năm nay dự kiến sẽ có 4 nhà máy lớn (có tổng công suất khoảng 5 triệu tấn/năm) được đưa vào hoạt động, đóng góp 3% vào tổng cung toàn cầu. Do đó, tình trạng dư cung của mặt hàng này tiếp tục trầm trọng hơn trong năm nay.



    1. Trong nước

Sản lượng Urê trong tháng 7/2015 đạt 167,7 nghìn tấn, tăng 46,7%; NPK khoảng 225,6 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng Urê của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đạt 32,9 nghìn tấn, tăng 94,9%; sản lượng NPK đạt 163 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 7 tháng năm 2015, sản lượng Urê đạt 1257,1 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2014. NPK khoảng 1479,8 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng Urê của Vinachem đạt 320,8 nghìn tấn, tăng 5,5 so với cùng kỳ 2014, sản lượng phân NPK ước đạt 1038,4 nghìn tấn, tăng 0,1%.

Hình vẽ 4: Sản xuất phân bón từ đầu năm đến tháng 7/2015

ĐVT: Nghìn tấn



Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng 2015, xuất khẩu phân bón giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 21,8% và giảm 20,1%, tương đương với 520,7 nghìn tấn, trị giá 186,9 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu phân bón chủ yếu sang các nước châu Á, trong đó chủ yếu là xuất sang thị trường Campuchia, chiếm tới 41% thị phần, thứ hai là Hàn Quốc chiếm 18%, Philppinne và Malaysia chiếm 16%, ngoài ra một số nước khác chiếm 5%.

Hình vẽ 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 7 tháng 2015



Nguồn:Tổng cục Thống kê


  1. Cầu

    1. Thế giới

Hàn Quốc

Nửa đầu năm 2015, Hàn Quốc đã nhập khẩu phân Urê tăng 9% so với năm cùng kỳ năm ngoái, đạt 438 nghìn tấn. Trong đó, nhập từ Trung Quốc hơn 407 nghìn tấn và 25 tấn đến từ Qatar.



Newzealand

Tại Newzealand, trong nửa đầu năm 2015, nước này đã nhập khẩu 211 nghìn tấn phân bón Urê, tăng 6% so với 6 tháng 2014. Trong đó, hơn một nửa số sản phẩm nhập khẩu đến từ Saud Arabia, khoảng 123 nghìn tấn Urê.



Australia

Tháng 6/2015, Australia đã nhập khẩu 371.000 tấn Urê, tăng 88% so với tháng 6/2014, nâng lượng phân Urê nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 lên 1,05 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.



Trung Quốc

Tại Trung Quốc, để ổn định giá cả cũng như là nguồn cung cho các sản phẩm phân bón, từ năm 1994 cho tới nay, Chính phủ nước này đã miễn thuế giá trị gia tăng cho các mặt hàng phân bón. Tuy nhiên mới đây, quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm này đã bị gỡ bỏ.

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, kể từ tháng 9 tới, việc kinh doanh và nhập khẩu phân bón nước này sẽ phải chịu khoản thuế giá trị gia tăng 13%. Sự ra đời của điều luật mới được cơ quan này cho biết là để đáp ứng với những điều kiện hiện nay, khi thị trường phân bón nước này đang phải chịu áp lực từ sự dư thừa sản phẩm. Còn nông dân và các doanh nghiệp cũng đang gặp phải không ít khó khăn từ những quy định cũ.

Bộ Tài chính Trung Quốc cũng khẳng định, việc thay đổi chính sách này sẽ không ảnh hưởng tới nông sản và thu nhập của người nông dân, bởi Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng những khoản trợ cấp nông nghiệp để bình ổn giá.



    1. Trong nước

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng 7/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 466,4 nghìn tấn, trị giá 139,8 triệu USD, tăng 7,7% về lượng nhưng giảm 3,7% về trị giá, nâng lượng phân bón nhập khẩu tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2015 lên 2,5 triệu tấn, trị giá 795,1 triệu USD, tăng 16,8% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, chủ yếu nhập phân SA, chiếm 29%, với 636,5 nghìn tấn; phân Kali nhập 602 nghìn tấn, chiếm 28%; DAP nhập 499,1 nghìn tấn chiếm 23%, cuối cùng là NPK và Urê với lượng nhập lần lượt 238,1 nghìn tấn và 202 nghìn tấn.



Hình vẽ 6: Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2015



Nguồn: Phòng Thông tin Kinh tế quốc tế, VITIC tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada … trong đó Trung Quốc là thị trường chiếm thị phần cao nhất tới 59%, đứng thứ hai là thị trường Nga chiếm 13% …



Hình vẽ 7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón 7 tháng 2015



Nguồn: Phòng Thông tin Kinh tế quốc tế, VITIC tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

  1. DỰ BÁO
  1. Thế giới


Ngắn hạn

Tiêu thụ phân bón trên thế giới niên vụ 2014/2015 được dự báo tăng 2,0% so với niên vụ trước, lên 185 triệu tấn. Dự kiến, mức tiêu thụ phân đạm (N) tăng 1,3% lên 111,8 triệu tấn; phân lân (P) tăng 2,5% lên 41,3 triệu tấn và phân kali (K) tiêu thụ nhiều hơn, tăng 4,2% lên 31,5 triệu tấn. Tại khu vực Đông Âu và Trung Á, Tây Á tiêu thụ phân bón niên vụ 2014/2015 giảm bởi những căng thẳng địa chính trị trong khu vực và nền kinh tế suy yếu.

Tại Bắc Mỹ, phương Tây và Trung Âu tiêu thụ giảm. Ngược lại, ở châu Đại Dương và châu Phi lại tăng trưởng. Mức tiêu thụ giảm mạnh nhất được dự đoán ở Bắc Mỹ và tăng mạnh được thể hiện ở Đông Nam Á, Nam Á và Châu Mỹ Latinh.

Bảng 2: Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trên thế giới

ĐVT: triệu tấn


Niên vụ

Phân đạm (N)

Phân lân (P2O3)

Phân Kali (K2O)

Tổng cộng

12/13

108,1

41,6

29,1

178,8

13/14

110,4

40,3

30,2

180,9

14/15 (ước tính)

111,8

41,3

31,5

184,6

Thay đổi

+1,3%

+2,5%

+4,2%

+2,0%

15/16 (dự báo)

112,9

41,8

31,8

186,5

Thay đổi

+1,0%

+1,1%

+0,8%

+1,0%

Nguồn: P. Heffer, IFA, tháng 6 năm 2015

Trung hạn

Triển vọng niên vụ 2015/16 chưa được cải thiện, phản ánh bởi giá các sản phẩm nông nghiệp vẫn ở mức thấp. Nhu cầu phân bón thế giới niên vụ 2015/16 được dự báo chỉ tăng 1,0% so với niên vụ trước, lên 186 triệu tấn. Nhu cầu phân lân sẽ tiếp tục đà phục hồi (tăng 1,1%, lên mức 41,8 triệu tấn). Sau nhiều năm liên tiếp tăng tưởng mạnh mẽ, nhu cầu đối với phân kali sẽ tăng ở mức khiêm tốn, khoảng 0,8%, lên 31,8 triệu tấn. Nhu cầu về phân đạm tăng 1,0% lên 112,9 triệu tấn.

Nhu cầu sử dụng phân bón tăng ở hầu hết các khu vực, tuy nhiên ở Châu Đại Dương và châu Mỹ Latinh nhu cầu phân bón sẽ yếu hơn vì giá nông sản tại đây thấp, chưa được cải thiện.

Bảng 3: Dự báo trung hạn nhu cầu sử dụng phân bón trên thế giới

ĐVT: triệu tấn



Niên vụ

Phân đạm (N)

Phân lân (P2O3)

Phân Kali (K2O)

Tổng cộng

Trung bình 2012/13 đến 2014/15 (ước tính)

110,1

41,1

30,3

181,4

2019/20 (dự báo)

119,2

45,7

35,3

200,2

Hàng năm thay đổi trung bình

+1,3%

+1,8%

+2,6%

+1,7%

Nguồn: P. Heffer, IFA, tháng 6 năm 2015

2. Việt Nam

Mặc dù nguồn cung phân bón vẫn tiếp tục được bổ sung từ hoạt động sản xuất và nhập khẩu tuy nhiên so với nửa đầu tháng 7 lượng hàng nhập khẩu về cảng Sài Gòn đầu tháng 8 đã giảm mạnh. Ngoài ra, nguồn cung Urê trong thời gian tới có thể sẽ hạn chế hơn khi nhà máy Đạm Cà mau bảo dưỡng. Ngày 10/8/2015, nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chính thức tạm ngừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể với thời gian dự kiến 17 ngày. Đợt bảo dưỡng định kỳ nhà máy Đạm Cà Mau sẽ diễn ra từ 10/8 đến hết ngày 25/8/2015. Đợt dừng máy lần này cũng trùng với thời điểm giàn cấp khí PM3 bảo dưỡng theo kế hoạch hàng năm.

Nguồn nhiên liệu than để sản xuất cho các nhà máy Đạm Hà Bắc và Ninh Bình khan hiếm do mưa lũ cuối tháng 7. Nguồn than được ưu tiên cho ngành điện để đảm bảo an ninh năng lượng, nên thiếu hụt để sản xuất cho các nhà máy phân bón. Dự kiến, hệ lụy của việc này chắc chắn sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm nay.

Trong khi đó, thời điểm đầu tháng 8, Đạm Phú Mỹ tuy đã sản xuất trở lại nhưng lượng hàng chủ yếu phục vụ các tỉnh phía Nam và miền Trung Tây nguyên. Thị trường phía Bắc tiếp tục khan hiếm.

Đạm Ninh Bình trong tháng không có hàng tồn kho, có thể nói đây là lần đầu tiên kể từ khi sản xuất ổn định lượng tồn kho nhà máy bằng không. Nguyên nhân chính cũng là do thị trường khan hàng cũng như nhà máy dừng bảo dưỡng/ sữa chữa đúng giai đoạn cao điểm của mùa vụ.

Trong khi đó, Đạm Hà Bắc tiếp tục khan hàng trong tháng 7, lượng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con. Diễn biến khan hiếm hàng còn nghiêm trọng hơn nhất là khi nguồn cung chính là Đạm Ninh Bình và Đạm Phú Mỹ cũng không có hàng. 

Đạm Trung Quốc gần như không có hàng, lượng hàng nhỏ lẻ về Hải Phòng bằng đường thủy chào giá từ 7.600 đ/kg lên phương tiện. Đạm Trung Quốc giao tại tại Lào Cai không có hàng do chào mức giá quá cao, hàng về đường sắt chào tại Đông Anh giá 7.500 đ/kg. Giá bán lẻ Đạm Trung Quốc khoảng 400.000 đồng/bao.

Dự kiến thời gian tới, thị trường Urê miền Bắc sẽ tăng nhanh lượng tiêu thụ để phục vụ nhu cầu chăm bón trong khi khu vực phía Bắc Trung bộ sẽ giảm dần.

Sang tháng 9, 10 nhu cầu sử dụng phân Urê ước tính khoảng 40.000 tấn.

Tại khu vực Lào Cai do ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều nên lượng hàng nhập khẩu chậm lại từ đầu tháng 8/2015. Trong khi đó, tuần cuối tháng 7, lượng hàng phân bón nhập khẩu vẫn khá sôi động.Lượng DAP, SA, Amoni clorua về trung bình 1 ngày khoảng 200-300 tấn; 300-400 tấn và 300-400 tấn.Trong khi đó, tại Ga Lào Cai, lượng DAP nhập khẩu trung bình 1 ngày khoảng 1.200 – 1.500 tấn.

Với những yếu tố nêu trên, thị trường phân bón Quý III/2015, cầu sẽ lớn hơn cung dẫn đến giá tăng, nhưng không tăng đột biến.


  1. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐỒNG NDT PHÁ GIÁ ĐẾN NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gây cú sốc lớn khi phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) lên 1,9% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế. Không dừng lại ở đó, trong hai ngày 12 và 13/8, PBoC tiếp tục phá giá đồng NDT thêm 1,6% và 1,1%. Như vậy, mặc dù đã từng tuyên bố đây là biện pháp “một lần duy nhất” hôm 11/8 nhưng PBoC đã tiếp tục phá giá thêm 2 lần vào 2 ngày tiếp theo. Theo Tân Hoa xã, ngày 13/08 PBoC điều chỉnh tỷ giá đồng NDT xuống mức 6,4010 NDT đổi được 1 USD, giảm 1,1% so với mức 6,3306 NDT đổi 1 USD ngày 12/8.

Động thái trên của PBoC được các chuyên gia tin rằng nhằm giúp đỡ hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, khiến hàng hóa cạnh tranh hơn, trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, PBoC vẫn khẳng định đây là động thái ngoại lệ để cải tổ hệ thống tỷ giá.


  1. Thế giới


Theo trang wsj.com, việc NDT phá giá so với USD sẽ làm giảm chi phí sản xuất Urê và Phosphate so với mức phi phí trung bình toàn cầu.

Theo các nhà phân tích tại Bloomberg, sự mất giá của đồng NDT có thể sẽ kích thích thị trường phân bón thế giới. Đồng NDT yếu sẽ giảm áp lực tài chính cho các nhà xuất khẩu phân bón tại Trung Quốc do mặt hàng này được tính theo đồng USD. Trong năm ngoái, xuất khẩu Urê của Trung Quốc chiếm tới 30% giá trị thương mại phân bón toàn cầu.

Các nhà sản xuất SOP và Lưu huỳnh tại Canada, Nga và Belarus sẽ tăng tỷ suất lợi nhuận do Trung Quốc đang nhập khẩu các sản phẩm SOP và S chủ yếu từ các thị trường này. Trong khi đó, xuất khẩu phân bón của Trung Quốc trong năm 2015 được dự báo sẽ tăng 10%-15% so với năm 2014, với lượng Urê, DAP và MAP tương ứng khoảng 13,6 triệu tấn, 4,9 triệu tấn và 2,3 triệu tấn. Tại Châu Âu và Úc, giá phân bón Urê và Phosphate được dự báo sẽ giảm trong những tháng tới.

Đồng NDT phá giá được dự báo sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của các công ty sản xuất phân bón do những lo ngại về sự giảm giá phân bón trên toàn cầu, tuy nhiên theo Issacson đến từ Scotia Capital Inc, cổ phiếu của Agrium và Mosaic sẽ ít bị ảnh hưởng.



  1. Việt Nam

Khi đồng đồng nhân dân tệ (NDT) phá giá đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp ngành hóa chất, phân bón làm tăng tính cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do giá sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn tương đối so với sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có thị trường hoạt động tại các tỉnh phía Bắc, giáp biên giới với Trung Quốc còn phải đối mặt với hàng nhập lậu qua các đường tiểu ngạch.

Có 10 ngành bị ảnh hưởng tiêu cực từ quyết định phá giá đồng NDT của Trung Quốc. Trong đó, ngành phân đạm sẽ tăng cung phân bón trên thế giới từ phía nhà sản xuất của Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường trong nước có thể ít ảnh hưởng do rào cản kỹ thuật có thể được thiết lập.

Đối với các doanh nghiệp ngành hóa chất, về cơ bản, việc nhập khẩu không bị ảnh hưởng nhiều do doanh nghiệp trong nước giờ cũng hạn chế nhập từ Trung Quốc. Việc Trung Quốc phá giá đồng tiền sẽ làm những mặt hàng hóa chất cùng chủng loại của họ có thêm sức cạnh tranh mạnh hơn với hàng của doanh nghiệp Việt. Thị trường hàng tiêu dùng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh.

Theo đại diện của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, phân bón ở khu vực phía Nam, trước mắt chưa thể tính hết tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng tiền đối với các doanh nghiệp trong ngành. Với lĩnh vực hóa chất và nguyên phụ liệu sản xuất công nghiệp, Trung Quốc vẫn thường phá giá thị trường để gây sức ép với các đối thủ cạnh tranh. Chắc chắn về lâu dài, ngành hóa chất sẽ bị ảnh hưởng từ việc thay đổi tỷ giá của Trung Quốc cũng như cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, theo một số thương nhân Việt Nam cho biết, phá giá đồng NDT và tăng thuế VAT của hàng phân bón Trung Quốc tạm thời chưa ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu phân bón của Việt Nam.

Mặc dù thế, NHNN Việt Nam vẫn có những chính sách điều chỉnh tỷ giá để điều tiết thị trường: “Sáng 19/08 NHNN công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng cho ngày 19/8/2015 từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD (mức điều chỉnh tăng 1%), đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.890 VND/USD và biên độ tỷ giá +/-3%, thì tỷ giá trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD”.

Như vậy, đối với sản xuất phân bón trong nước việc tăng tỷ giá VND/USD có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp, làm giảm áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi có tới trên 60-70% lượng phân bón vào Việt Nam được nhập từ Trung Quốc, đang tạo sức ép lên doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN cũng có tác động trái chiều, làm gia tăng giá nguyên nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Ngày 19/8/2015 liên Bộ Công thương – Tài chính đã thông báo, kể từ 15h chiều cùng ngày giá các mặt hàng xăng, dầu đều đồng loạt giảm. Với quyết định điều chỉnh này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất về chi phí đầu vào, tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá đồng VND gần đây đã gây áp lực lên các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu do phải chịu thuế nhập ở mức cao.



Các nguồn tham khảo:

Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính, Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Apromaco, PetroTimes.



farmfutures, indexmundi, seekingalpha, lenoblinvest, kcna, process-worldwide, ycharts, BGAgri.
Tháng 08/2015

Phòng Thông tin Kinh tế Quốc tế - Trung Tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC)




Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n
Attachment -> CỤC ĐƯỜng sắt việt nam

tải về 101.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương