Trung tâm phát triển nông thôN


III.5 Các đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ ngân sách xã



tải về 2.87 Mb.
trang9/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23

III.5 Các đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ ngân sách xã
Nếu giảm các khoản đóng góp hiện nay của hộ thì ngân sách xã sẽ giảm đi một lượng không đáng kể trong tổng thu ngân sách. Vì thế, nếu miễn giảm hoặc bỏ các khoản đóng góp cũng không ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách. Ở đây, chính sách miễn giảm cho người dân có thể được loại trừ.

Người dân trong 2 xã hoàn toàn chấp nhận mức đóng góp hiện tại. Tuy nhiên, nếu tăng mức đóng góp này lên, chưa rõ phản ứng của người dân ra sao.

Nên quan tâm vào nhóm chính sách nhằm phát triển lâm nghiệp. Chương trình 661 hiện nay chưa phát huy hiệu quả vì không khuyến khích người dân trồng và bảo vệ rừng. Tăng diện tích rừng trước hết có hiệu quả về môi trường, sau nữa là giúp cải thiện đời sống của người dân. Tập trung vào lâm nghiệp là hướng đi hiệu quả của hai xã hiện nay. Có thể phân tích rằng, xã tăng thu từ thuế tài nguyên trong vài năm đến vài chục năm tới và nguồn này có tính ổn định lâu dài. Người dân tăng thu nhập từ rừng và sẵn sàng hơn với các khoản đóng góp.

Xem xét lại giá trị tính trêm một m3 gỗ xoan sao cho hợp lý, để cho người dân và người mua chấp nhận. Trước 2006, Nhà nước quy định 1m3 gỗ xoan có giá 600,000 ngàn, còn hiện nay là 2 triệu. Với mức giá mới này, thuế tài nguyên tăng từ 90,000 đ/m3 lên đến 300,000 ngàn/m3. Sự gia tăng này có thể không khuyến khích tư thương tiêu thụ gỗ xoan, mặc dù ngân sách xã có thể được cân đối lớn hơn.

Hoạt động mua bán, chuyển đổi đất đai nếu được quản lý chặt hơn sẽ tạo điều kiện tăng nguồn thu của xã.
IV. Tỉnh Long An

IV.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL với các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 50. Năm 2006, dân số tỉnh Long an khoảng 1.5triệu người, tỷ lệ phát triển dân số là hàng năm là 0,96% Mật độ dân số bình quân 179 người/km2.

Đất đai thổ nhưỡng:

Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. Những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An có nhiều bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn nên tỉnh cần có những giải pháp riêng định hướng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là



2. Tình hình kinh tế xã hội

Năm 2006, GDP bình quân đầu người năm đạt 7,88 triệu đồng (tương đương 525 USD) vượt kế hoạch 7,8 triệu đồng (tương đương 520 USD) tăng gần 3,4 triệu đồng so với năm 2000 và bình quân tăng gần 11,8%/năm.



Trong sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành bình quân đạt 5,9%/năm (vượt chỉ tiêu KH 5%/năm), trong đó nông nghiệp tăng 4,1%/năm, lâm nghiệp tăng 6,2%/năm, thuỷ sản tăng 20,1%/năm. Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành vùng chuyên canh đã được hình thành và phát triển, từng bước gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu như vùng lúa cao sản ở Đồng Tháp Mười, vùng lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, vùng mía nguyên liệu, đậu phộng và bò sữa, vùng rau màu ở các huyện giáp TP.HCM, rừng tập trung ở ĐTM.

Lâm nghiệp: Rừng tập trung phát triển mạnh, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 6.340 ha. Năm 2005 ước đạt 73.900 ha, tăng 29.420 ha so với năm 2000. Trồng cây phân tán bình quân hàng năm 7,74 triệu cây. Tỷ lệ che phủ tính trên diện tích rừng và cây lâu năm tăng từ 15,45% năm 2000 lên 21,9% năm 2005.



Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm là 13,4%, năm 2005 đạt 150 triệu USD, bình quân 5 năm chiếm gần 42% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.

Năm 2006, ước kim ngạch xuất khẩu tỉnh Long An đạt 465 triệu USD, đạt 100% kế hoạch và tăng 25,6% so với năm 2005. Trong đó, các mặt hàng thiết yếu kim ngạch xuất khẩu đều tăng như gạo tăng 28,29%, may mặc tăng 10%, hạt điều tăng 8,11%.

Năm 2006, xuất khẩu Long An gặp nhiều khó khăn, nhất là giá cả nguyên liệu luôn biến động và tăng cao so với năm 2005, trong khi đó giá xuất khẩu không tăng. Khắc phục tình trạng này, tỉnh hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ dự trữ ổn định sản xuất.

 Các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều khắc phục khó khăn mở rộng thị trường liên kết khai thác nguyên liệu với các nước châu Phi hơn 40.000 tấn hạt điều để chế biến xuất khẩu. Ngành lương thực Long An phối hợp với ngành nông nghiệp liên kết với nông dân hợp đồng sản xuất lúa thơm xuất khẩu và thu mua nguyên liệu ngay từ vụ sản xuất để ổn định nguồn nguyên liệu và giá cả xuất khẩu.



Phát triển ngành nghề nông thôn tập trung vào các nghề truyền thống của từng địa phương như dệt chiếu, đóng xuống ghe, lò rèn, nấu rượu, làm bánh... nhưng với quy mô hộ và cơ sở nhỏ (có khoảng 49.500 hộ với 120.000 lao động).

Công nghiệp-thương mại và dịch vụ:

Sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh Bình quân 5 năm 2001-2005 khu vực này tăng trưởng 16,7%/năm (vượt chỉ tiêu kế hoạch 13,5%/năm).Hoạt động thương mại - dịch vụ được quan tâm mở rộng, nâng dần chất lượng và có nhiều cơ hội phát triển. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 8,6% đạt chỉ tiêu kế hoạch (8 - 9%). So với cả nước, 5 năm qua Long An là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng ở mức trunh bình khá (bảng 1).

Trong 5 năm qua, ĐBSCL đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; các mặt văn hóa - xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với đồng bào Khơme và nhân dân vùng ngập lũ. Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng đạt 10,41%, trong đó GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7%/năm, công nghiệp xây dựng tăng 17%/năm, thương mại dịch vụ tăng 13%/năm và thu nhập bình quân đầu người đạt 7,83 triệu đồng/người/năm.

Bảng: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005




Nội dung

Long An

ĐBSCL

1. Mức tăng GDP bình quân (%)

9,3

10.41

Trong đó: - Nông lâm ngư nghiệp

5,9

7

              - Công nghiệp và xây dựng

16,7

17

               - Thương mại – dịch vụ

8,6

13

2. Mật độ dân số (người/km2)

315

435

3. Cơ cấu GDP (%)







Trong đó: - Nông lâm ngư nghiệp

40,7%

50,92

              - Công nghiệp và xây dựng

29,8%

19,92

               - Thương mại – dịch vụ

29,5%

29,16

4. Bình quân đât NN/người (ha)







5. Thu nhập BQ đầu người (trd)

7,88

7.83

6. Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn nghèo cũ)

9.2

7,45

7. DT đất NN (1000ha)

433.404

2.583.555

Cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch đáng kể (theo giá HH) theo chiều hướng tích cực và hiệu quả. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP liên tục giảm, từ 48,1% năm 2000 xuống còn 40,7% năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 22,4% lên 29,8%. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ ổn định ở mức 29,5%.

Những chỉ tiêu so sánh trong bảng trên cho thấy về cơ bản Long an là tỉnh có thể đaị diện cho ĐBSCL. Ngoại trừ chỉ số về cơ cấu GDP về công nghiệp có cao hơn đôi chút so với trung bình của ĐBSCL (do vậy nên chỉ dố của NN lại thấp hơn), các chỉ tiêu còn lại đều ở mức trung bình của vùng. Đặc biệt các tiêu chí về mật độ dân số, bình quân đất NN/khẩu, tỷ lệ hộ nghèo và bình quân thu nhập/khẩu cuẩ Long An không khác nhiều so với trung bình của toàn vùng.



IV.2 Huyện Tân Thạnh

Huyện Tân Thạnh nằm ở phía Bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 42.578 ha, cách thị xã Tân An 45 Km về phía Bắc theo quốc lộ 62. phía Bắc giáp huyện Mộc Hóa, phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

Tân Thạnh nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của Tân Thạnh gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tân Thạnh thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh ). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa. Huyện có 13 xã và thị trấn trong đó có 3 xã thuộc diện xã nghèo của tỉnh (nhưng không thuộc diện xã 135) là Kiến Bình, Tân bình và Nhơn Hòa.

IV.3 Về các xã nghiên cứu

1 Xã Hậu Thạnh Đông

Hậu Thạnh Đông là một xã điển hình của huyện Tân Thạnh về kinh tế và xã hội. Với diện tích gần 26000 ha trong đó có 19400 ha đất nông nghiệp. Với 1497 hộ dân với gần 8000 dân. Theo mục đích nghiên cứu, Hậu thành Đông là đại diện cho các xã khá của vùng.

Là 1 xã ở xa trung tâm tỉnh và huyện (cách trung tâm tỉnh và huyện lần lượt là 45km và 20km) nằm trọn trong khu vực vùng Đồng Tháp Mười, lúa là cây trồng chủ đạo của xã với năng suất cao, trung bình cả năm đạt 6 tấn/ha, diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 4190 ha sản lượng hàng năm đạt khoảng 22 nghìn tấn trong đó tới 70-80% dành cho xuất khẩu. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt trên 3.0 tấn.

Bảng: Tình hình chung của xã Hậu Thành Đông






Các loại đất của xã

Số lượng

Tỷ lệ%

I. Dân số và lao động

1. Tổng số khẩu

8000




2. Số hộ tổng số

1496




3. Lao động trong độ tuổi

3580




4. Tỷ lệ lao động di cư ra ngoài %

20 - 30




II. Đất đai

1. Tổng diện tích

2640

100

2. Diện tích đất NN

2289

86.7

- Đất lúa

2143

81

- Đất cây hàng năm khác

7

0.3

- Đất vườn tạp

141

5.4

- Đất nuôi triồng thuỷ sản

6.4

0.24

3. Đất lâm nghiệp

117

4.4

4. Đất chuyên dùng

140

5.3

5. Đất ở

27.3

1

6. Đất chưa SD

66

2.5

Toàn xã có 2 HTX dịch vụ là HTX nông nghiệp và HTX tín dụng. 143 hộ tiểu thương, trong đó 6 hộ là chế biến nông sản, 3 hộ chế biến - xẻ gỗ, có 11 hộ có làm dịch vụ vận chuyển. Số còn lại là các hộ dịch vụ thương mại (bảng). Có 91% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa (4 tiêu chuẩn).

Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Bảng: Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng của xã giai đoạn 2003-2006



Hạng mục/công trình

Giá trị XD

(tr.đồng)



Ghi chú

Kênh mương

92




Cầu đường

400




Nước sạch

548




Điện

111




Trường học

> 1000

Cấp II, II và III

Trạm y tế




Đạt chuẩn quốc gia

2 Xã Nhơn Hòa.

Nhơn Hòa là xã trũng nhất của huyện Tân Thạnh, là cái “rốn nước” của của khu vực. đây là một xã mới được tách lập năm 1999 nên còn rất nghèo. Diện tích tư nhiên của xã là 3137 ha trong đó đất nông nghiệp là 1146 ha chủ yếu là đất 1 vụ (diện tích làm 2 vụ chỉ khoảng 320-350 ha).Toàn xã có 496 hộ trong đó có 114 hộ (518 khẩu) thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) chiếm 25% toàn xã. Năm 2004, toàn xã có dân số trên 2900 dân với khoảng 1370 lao động. Nhơn hòa là xã có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh với 72 người/km2. Theo mục đích nghiên cứu, Hậu thành Đông là xã đại diện cho những xã nghèo trong vùng. Tỷ lệ lao động di cư đi tìm việc làm ở thành phố và các tỉnh lân cận là từ 30 đến 35%.

Đa số các hộ làm nông nghiệp với chỉ 1 vụ sản xuất/năm. Diện tích lúa 2 vụ không nhiều (vụ Hè-Thu) do đất bị phèn cao. Xã đang cố gắng để đưa diện tích vụ hè thu lên 500 ha với năng suất bình quân khoảng 3 tấn/ha nhằm tăng sản lượng lương thực của nhà và giải quyết lượng lao động dư thừa. Cũng vì lý do này mà năng suất lúa của xã thấp hơn so với khu vực khác trong huyện và chỉ đạt 5tấn/ha.(vụ Đông xuân) và 2,5 tấn/ha (vụ Hè và Hè thu muộn).

IV.4 Kết quả khảo sát

1 Tình hình Thu - Chi ngân sách xã:

1.1 Các khoản thu ngân sách ở địa phương:

Tại các địa phương khảo sát, các khoản thu ngân sách của xã bao gồm các khoản chính sau đây:



  1. Các khoản thu trong đó xã được giữ lại 100% ở địa phương, bao gòm 9 mục thu là:

    • 1. Thuế môn bài

    • 2. Phí lệ phí

    • 3. Thu từ đất công ích, hoa lợi công sản + thủy lợi phí

    • 4. Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp

    • 5. Đóng góp của nhân dân theo quy định

    • 6. Đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức

    • 7. Viện trợ nư­ớc ngoài

    • 8. Kết dư­ NS năm trư­ớc

    • 9. Thu khác (thu phạt hành chính)

Trong 9 mục thu này, có 2 mục thu là (4) thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp và (7) thu viện trợ nước ngoài thường rất ít xã có. Vì các xã ở ĐBSCL này thường là các thuần nông, không có các chương trình, dự án kinh tế.

  1. Các khoản thu xã được hưởng theo tỷ lệ% nhất định, còn lại tuy xã tiến hành thu nhưng phải nộp về ngân sách huyện, tỉnh. Bao gồm 8 khoản thu sau đây:

    • 1. Thuế sử dụng đất NN

    • 2. Thuế chuyển quyền SD đất

    • 3. Thuế nhà đất

    • 4. Tiền cấp quyền SD đất

    • 5. Thuế tàì nguyên

    • 6. Lệ phí tr­ước bạ đất

    • 7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

    • 8. Các khoản thu phân chia khác nếu đ­ợc tỉnh phân cấp

Trong 8 khoản mục thu này, ở các địa phương khảo sát thường chỉ có 3 khoản thu chính là (1) thuế sử dụng đất NN (chính xác hơn là thuế vựơt hạn điền), (3) thuế nhà đất và (8) là các khoản thu phân chia do tỉnh quy định như thuế thu nhập DN, Thuế VAT, thủy lợi phí…. Các khoản thu khác thường rất ít vì đây là vùng thuần nông và thị trường ruộng đất thường khôpng phải là thị trường chínha thức. Người dân chuyển quyền SD đất nông nghiệp không khai báo với chính quyền và làm thủ tục chính thức.

Trong ĐBSCL, do ngân sách các xã eo hẹp nên mặc dù nói rằng đây là các khoản thu phân chia theo theo tỷ lệ, ngoại trừ các thuế ở mục 8 phải nộp về TW, các khoản khác tỉnh huyện không thu mà để lại cho ngân sách xã cả 100%.



  1. Thu cân đối thừ ngân sách cấp trên

Theo kết quả khảo sát, đây là khoản thu chính của các xã ở ĐBSCL. Hằng năm, sau khi cân đối ngân sách của tỉnh, huyện, dựa theo:

    • Tình trạng thâm hụt ngân sách (phản ánh ở kế hoạch ngân sách được duyệt). Ở ĐBSCL rất ít số xã có thể có nguồn thu đủ để bù đắp các khoản chi.

    • Mức kết dư ngân sách của các cấp trên (huyện, tỉnh)

Các xã sẽ được cấp thêm một khoản ngân sách bổ sung. Khoản này rất lớn thôgn thường chiếm từ 50% đến 70% tổng thu ngân sách xã. Có thể xem đây là các khoản trợ cấp cho ngân sách ở địa phương mà nguồn gốc là sự điều tiết từ các khu vực khác (công nghiệp, thương mại) hay từ các địa phương khác.

Ngoài các khoản thu này, ở địa phương không còn các khoản thu nào khác của các cấp thấp hơn như thôn, ấp, xóm… Nhưng, ở một số ít các xã, có thể có những khoản thu thừ các dự án phát triển, nhưng chúng tôi không đủ điều kiện để nghiên cứu cụ thể. Vả lại các khoản thu này



Các quỹ dân sinh:

Còn được gọi là Theo quy định của HĐND tỉnh, các khoản dân đóng góp cho quỹ an sinh xã hội là 50000đ/ha. Số tiền này đóng cho các quỹ:



  1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa;

  2. Quỹ bảo trợ xã hội;

  3. Quỹ bảo vệ trẻ em;

  4. Quỹ khuyến học xà

  5. Xây dựng nhà tình thương.

Quỹ này được các thôn, ấp thu và nộp cho xã nhằm chi tiêu cho công tác xã hội hàng năm. Với các nghèo, thì chỉ phải nộp 50%. Nguồn thu từ quỹ này được sử dụng vào các công việc như xây dựng nhà tình thương, nhà tĩnh nghĩa…tiền thưởng cho các em học sinh có thành tích học tập xuất sắc hoặc mua qùa thăm hỏi (vào các dịp lẽ, tết) các gia đình chính sách hay các hộ nghèo, neo đơn, trong xã.

Thủy lợi phí:

Khác với nhiều địa phương khác trong cả nước ở ĐBSCL nói chung và tại tỉnh Long an nói riêng, hệ thống thủy nông khá đặc thù, đó là không có các kênh tưới xương cá (kênh cấp 3). Nước sông được dẫn vào các kênh lớn và theo các kênh nhỏ hơn đến tận các khu đồng. Từ đây các hộ nông dân sản xuất sử dụng máy bơm (thường là máy bơm dầu, bơm trực tiếp nước từ kênh cấp 2 này vào ruộng), mà không hề có các trạm bơm trung gian (xem ảnh). Tuy nhiên, hiện nay ở địa phương vân duy trì thu một khoản thủy lợi phí. Đó là khoản thu của UBND xã nhưng lại nộp hoàn toàn cho huyện. Khoản phí này thu theo diện tích với mức thu 40kg thóc/ha/vụ. Khoản thu này dung để tu bổ, nạo vét và làm mới kênh mương. Ngoài ra là chi cho chi phí sự nghiệp cho các đơn vị vận hành hệ thồng cung cấp nước (các công ty thủy nông)



Phí an ninh trật tự:

Là khoản đóng góp được HĐND tỉnh quy định theo một mức chung và chính quyền xã đứng ra thu với mức thu là 12000đ/hộ/năm. Khoản thu này được chi cho dân phòng và bộ phận an ninh địa phương tuần tra bảo vệ an ninh xã hội.



Thuế nhà đất

Là khoản thu đánh trên diện tích đất thổ (đất nhà ở và đất vườn thổ cư) của cá hộ gia đình. Mức thu như sau là 180kg/ha. Khoản thuế này được thu theo quy định của Nhà nước nhưng xã được phép giữ lại trong ngân sách hàng năm.



Thuế đất nông nghiệp vượt hạn điền

Từ năm 2000, thuế đất nông nghiệp đã được nhà nước miễn giảm (thời hạn miễn giảm là 10 năm). Theo nông dân ĐBSCL khoản miễn giảm này thực sự có ý nghĩa đối với nông dân trong vùng, bởi trước đây thuế nông nghiệp là khoản đóng góp khá nặng đối với ngân sách của ácc gia đình ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước vẫn đánh thuế nông nghiệp đối với những diện tích vựơt hạn điền. Hiện này, theo quy định mỗi hộ ở đồng bằng chỉ được “sở hữu” tối đa 3,0 ha. Nếu vượt, thì diện tích vượt gọi là đất vượt hạn điền. Vì thế, khoản thuế này là mức thuế thu trên diện tích vượt mức 3 ha cũng được gọi là thuế “vượt hạn điền”. Bất kỳ hộ nào có diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn 3ha sẽ bị đánh thuế vượt hạn điền. Mức thu là 20% mức khoán sản lượng của loại đât trên.



Phí và lệ phí:

Ngoài các khoản thu trên là các khoản phí và lệ phí chứng thực theo yêu cầu và theo quy định của nhà nước như: xác nhận hộ khẩu, khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, xác nhận giấy chuyển quyền sử dụng đất…các mức thu phí này được quy định bởi nhà nước và được sử dụng chi cho các hoạt động tại địa phương. Khỏan thu lệ phí thu đựơcnày hiện nay cũng được để lại toàn bộ cho ngân sách xã.

Bảng: Định mức các khoản thu ngân sách ở địa phương

TT

Các khoản thu

Số lượng

Cấp quy định

1

Thủy lợi phí

40kg/sào

Tỉnh

2

Thuế sử dụng đất NN (hạn điền)

20% sản lượng trên DT đất vượt QĐ

(= 18–20 kg/ha/vụ)



Tỉnh

3

Thuế nhà đất (thổ cư, vườn..)

180kg/ha

Tỉnh

4

Các quỹ dân sinh (5quỹ)

50000đ/ha

Tỉnh

5

Quỹ an ninh quốc phòng

12000đ/ha



6

Các khoản đóng góp tự nguyện

Không hạn chế

không

7

Các khoản phí và lệ phí




Bộ TC

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương