Trung tâm phát triển nông thôN


Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Yến Dương giai đoạn 2001 – 2005



tải về 2.87 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Yến Dương giai đoạn 2001 – 2005:

Đơn vị tính: ha





Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Lúa ruộng

202.39

210.44

216.57

218.85

218.85

Đông xuân

72.30

76.19

82.57

84.85

84.85

Lúa mùa

130.09

134.25

134.00

134.00

134.00

Ngô

80.54

129.18

86.46

121.55

109.23

Khoai lang

5.00

3.00

4.00

4.30

3.00

Sắn

17.40

89.00

42.00

67.00

47.00
Nguồn: Thống kê xã Yến Dương

Chăn nuôi trong những năm qua tiếp tục phát triển, tổng đàn trâu đến năm 2005 là 646 con, đàn bò 293 con, đàn lợn 1859 con, đàn gia cầm khoảng 7670 con, bước đầu phát triển theo phương pháp chăn nuôi khoa học, nhiều hộ nuôi gà tăng trọng đem lại thu nhập cao.



Nguồn: Thống kê xã Yến Dương

Nhìn chung, Yến Dương trong những năm gần đây đang có những bước phát triển khá mạnh nhờ có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao và dần đi vào ổn định. Do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại lao động và phân bố một cách hợp lý để tạo ra một bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do dân số ngày càng đông, các nhu cầu của con người như giao thông, thủy lợi, các dịch vụ thương mại, về điện, các khu văn hóa, thể thao, khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai, điều đó đòi hỏi phải bố trí lại việc sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đó.
2.2. Xã Hà Hiệu

Hà Hiệu là xã miền núi huyện Ba Bể, phía Bắc và Tây Bắc giáp với Phúc Lộc, phía Nam giáp Chu Hương, Đông giáp xã Vân Tùng (Ngân Sơn). Tổng diện tích là 4,007 ha.

Địa hình phức tạp, đa phần là đồi núi, vùng thấp nhất có độ cao trên 250 m so với mặt biển, núi cao trung bình từ 500-600 m. Có một sông chảy qua giữa là sông Hà Hiệu, chảy vào sông Năng ra hồ Ba Bể, có 4 suối và nhiều nguồn tồn tại quanh năm.

Đất Hà Hiệu chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng trên đá sét hay đá biến chất. Vùng thấp là thung lũng hay các cánh đồng ven sông suối thì có đất bồi tụ hay đất phù sa, bãi cát và hàng năm vẫn được bồi đắp thêm.

Tổng diện tích đất nông nghiệp trong xã là 3018.69 ha, trong đó đất cây hàng năm là 462.56 ha, đất trồng cây lâu năm là 75.78 ha, đất lâm nghiệp là 2554.34 ha. Đất nuôi trồng thuỷ sản chỉ có 1.7 ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 905.21 ha

Toàn xã có 543 hộ với 2739 khẩu, trong đó độ tuổi lao động là 1189 người. Bình quân đất đai/người là 1.46 ha, trong đó đất trồng lúa là 0.08 ha/người. Tổng bình quân đất trồng lúa và ngô là 0.14 ha/người.

Thu nhập của Hà Hiệu chỉ phụ thuộc vào lúa và ngô, toàn xã sống bằng nghề nông, không có nghề phụ, rừng chỉ khai thác làm củi. 9.26 ha là đất trồng lúa một vụ, còn lại là 2 vụ, diện tích trồng ngô thì đất soi là 60 ha, còn lại là đất đồi. Các loại cây màu khác không đáng kể. Tổng đàn gia súc trâu và bò là 1589 con, bình quân 0.58 con/người.

Về năng suất cây trồng, lúa bình quân là 45 tạ/ha/vụ, ngô năng suất bình quân là 34 tạ/ha/vụ.

Dân Hà Hiệu chủ yếu là lao động nông nghiệp tự cung tự cấp, chưa có tư duy và thói quen sản xuất hàng hoá. Một số nông sản thừa được bán rải rác trong năm để trang trải một số nhu cầu khác của cuộc sống và cung cấp cho nhu cầu học hành của con cái. Bình quân trển 3 người lao động mới có một ha đất trồng trọt. Thời gian hoàn tất công việc trong một năm chỉ vào khoảng 4 tháng. Số gia đình làm thêm nghề phụ chỉ rất nhỏ, chủ yếu là say xát, bán hàng...

Thu nhập bình quân của người dân thấp nhất là 2 triệu/người/năm; cao nhất là 7 triệu/người/năm. Trên mức trung bình toàn xã là 300 USD có 36.3% số gia đình và dưới mức này có 63.7%. Từ bình quân thu hoạch lúa ngô và tính ra theo giá thị trường thì mỗi người thu nhập hàng năm là 3,312,000 đ/năm. Với bình quân đầu trâu, bò, lợn rất thấp, mỗi người 1 năm có thể thu từ chăn nuôi là 0.5 triệu và thu khác là 0.2 triệu.



Bảng: So sánh một số đặc điểm của Hà Hiệu và Yến Dương

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Xã Yến Dương

Hà Hiệu

1

Đất đai













Tổng DT

Ha

3979.83

4007.00




- Đất NN

Ha

420.36

3018.69




+ Đất trồng lúa

Ha

134

218.53




+ Đất hàng năm

Ha




168.25




- Đất lâm nghiệp

Ha




2554.34

2

Dân số

1000 ng

2,403

2,585

3

Tổng số hộ

Hộ

503

548




- Hộ NN

Hộ




493




- Hộ phi NN

Hộ




55

4

Lao động



1,380

1,467




- LĐ NN






1,321




- LĐ phi nông nghiệp






146

5

Tình hình di cư LĐ

Người

30

20

6

Tỷ lệ nghèo đói

%

54.0

46.6

7

Thu nhập bình quân

đồng




4,212,000

Nguồn: thống kê xã Hà Hiệu và Yến Dương
III.2 Thực trạng thu chi ngân sách xã

Đánh giá tình hình thu chi của các xã thông qua phỏng vấn chính quyền xã, trong đó chủ tịch UBDN xã và kế toán là hai đầu mối chính, cùng với những số liệu báo cáo quyết toán thu chi ngân sách của xã hàng năm. Tuy mẫu biểu quyết toán thu chi được thống nhất trong cả nước, nhưng việc thể hiện nó ở các xã này lại không cho thấy như vậy.

Nhìn chung mức thu và chi tiêu ngân sách của 2 xã là tương đối bằng nhau và có mức chi tiêu không vượt quá số thu. Tỷ lệ bù ngân sách của 2 xã đều ở mức cao trên 87%, xã Hà Hiệu năm 2006 bù ngân sách xấp xỉ 91%. Trong khi đó mức đóng góp của nhân dân chỉ chiếm không quá 6.1% trong tổng thu ngân sách của cả 2 xã.
Bảng: Tình hình thu chi ngân sách 2 xã trong 3 năm

 

 


Hà Hiệu

Yến Dương

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tổng thu ngân sách (đ)

547,232,629

613,681,899

382,842,011

515,575,681

570,276,902

Bù ngân sách (đ)

488,168,633

557,197,000

334,392,000

450,142,000

509,800,000

Tỷ lệ bù ngân sách (%)

89.2

90.8

87.3

87.3

89.4

Đóng góp của nhân dân (đ)

 

26,833,000.0

23,334,000.0

24,670,000.0

30,030,000

Tỷ lệ đóng góp của dân (%)

 

4.37

6.09

4.78

5.27

Tổng chi ngân sách (đ)

547,232,629

613,681,899

360,171,250

515,575,681

569,670,397

Dư (đ)

-

-

22,670,761

-

606,505

Nguồn: kế toán xã Yến Dương và Hà Hiệu


Như vậy, nguồn thu ngân sách chính của các hai xã nói riêng, và các xã thuộc huyện Ba Bể nói chung chủ yếu là từ nguồn bù ngân sách của Nhà nước. Nguồn thu từ dân quá thấp của các xã cho thấy Nhà nước sẽ phải tiếp tục tài trợ ngân sách trong những năm tới.

Tình hình thu và chi của ngân sách xã sẽ được trình bày kỹ hơn trong các phần tiếp theo


1. Tình hình thu ngân sách tại xã Yến Dương và Hà Hiệu
Các nhóm thu có thể được phân chia như sau:

  • Nhóm thu 100%: tức là các khoản thu mà xã được giữ lại 100% để dành cho các hoạt động.

  • Nhóm thu phân chia theo tỷ lệ: xã thu và nộp cho huyện, đồng thời được trích lại tỷ lệ nào đó (tuỳ theo từng khoản) dành cho các hoạt động.

  • Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: khoản ngân sách mà Nhà nước cấp cho xã hàng năm.


Bảng: Thu ngân sách xã Hà Hiệu năm 2006

Nội dung

Giá trị (đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng thu

613,681,899

 100

I. Các khoản thu 100%

42,999,219

7.01

1. Các khoản chưa cân đối (kể cả vào kho bạc nhưng chưa vào cân đối)

 

 

Phí, lệ phí

10,006,000

 

Đóng góp của nhân dân

26,833,000

 4.37

Thu khác

3,340,000

 

2. Các khoản thu đã nộp vào Kho bạc và đưa vào cân đối

 

 

Thuế môn bài

1,500,000

 

Thu khác (thu giao đất trồng rừng)

1,320,219

 

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % cho xã

13,485,680

2.20

1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định chung







Thuế chuyển quyền sử dụng đất

9,006,720

 

Lệ phí trước bạ nhà đất

4,478,960

 

III. Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

557,197,000

90.80

Trợ cấp cân đối

46,297,000

 

Trợ cấp có mục tiêu

10,900,000

 

Nguồn: kế toán xã Yến Dương
Như đã đề cập trong phần trên, ngân sách xã được tài trợ chủ yếu bởi nguồn bổ sung từ Nhà nước, số thu từ xã chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong các khoản thu được giữ lại 100% cho xã, phần đóng góp từ nhân dân chiếm tỷ lệ lớn nhất (ở xã Hà Hiệu là 4.37% tổng thu, Yến Dương là 5.27%). Chi tiết các khoản đóng góp của người dân sẽ được trình bày trong phần tiếp theo. Các khoản thu phân chia tỷ lệ (thường là 70% cho xã, còn lại là 30% cho huyện) cũng không thu được con số đáng kể (năm 2006 số thu này ở xã Hà Hiệu là hơn 13 triệu đồng và ở Yến Dương chỉ là hơn 2.3 triệu đồng). Chỉ có thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà đất là phát sinh thu trong mục này.
Từ thực trạng thu của 2 xã có thể nhận thấy một số vấn đề sau:

  • Nguồn thu của xã hết sức nghèo nàn, số khoản thu và số lượng thu được rất nhỏ.

  • Nguồn thu chính từ dân chính là đóng góp các loại quỹ có thể duy trì thường xuyên hơn là các nguồn khác.

  • Nguồn thu từ thuế môn bài rất thấp (xã Hà Hiệu là 1.5 triệu đồng/năm, xã Yến Dương là 1.85 triệu đồng/năm, mức thu là 30,000 đ/hộ/năm) cho thấy hoạt động kinh doanh của 2 xã không phát triển.

  • Hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng không được kiểm soát tốt để thu thuế và phí và hoạt động này không xảy ra nhiều tại đây.



Bảng: Ý kiến của lãnh đạo xã Yến Dương về một số khoản thu

Khoản đóng góp

Ý kiến Giải thích

Phí khai tử

Không cần thiết

Phí đổi đất cho nhau (phải nộp 1% theo quy định của tỉnh)

Không khuyến khích người dân đổi cho nhau để phát triển sản xuất

Thuế chuyển mục đích sử dụng cao quá (50% giá trị đất chuyển mục đích)

Dân không chấp nhận, thực ra xã không thu được phí này

Thuế tài nguyên thu cao quá (đánh vào gỗ xoan)

Thu 15% giá trị/m3 gỗ của tư thương, trong đó giá trị được tính theo giá Nhà nước quy định là 2 triệu đồng/m3


Bảng: Giải trình một số khoản thu ngân sách

Khoản thu

Mục chi tiết

Thu phí, lệ phí

Lệ phí địa chính, phòng chống thiên tai, ANTT, phí chợ, chứng thư, hộ tịch

Thu khác

Thu phạt vi phạm hành chính (tảo hôn, trộm cắp vặt, mất trật tự công cộng

Thuế môn bài

Thu cúa các hộ kinh doanh tại xã, thuế huyện trực tiếp thu, xã được giữ lại 100%.

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

Được giữ lại 70% cho xã, còn lại nộp lên huyện

Thuế tài nguyên

Thuế đánh vào khai thác gỗ đối với người buôn bán gỗ

Lệ phí trước bạ nhà đất

Được giữ lại 70% cho xã, còn lại nộp lên huyện

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương