Trung tâm phát triển nông thôN


Tình hình trung của xóm Tân Lập



tải về 2.87 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

3. Tình hình trung của xóm Tân Lập

3.1 Những khoản thu chi và đề xuất của xóm:

+ Những khoản thu chi

Các khoản thu của xóm được chỉ đạo từ cấp xã, thôn chỉ là cấp đứng ra trực tiếp thu của dân. Những người trực tiếp đi thu sẽ được hưởng một mức phí theo quy định chung. Cụ thể các khoản thu và các mức đóng góp của người dân như sau:



Các khoản thu của thôn Tân Lập xã Hợp Thịnh - Kỳ Sơn – Hoà Bình


TT

Các khoản thu




Mức nộp

1

Ủng hộ trẻ em khuyết tật

đồng/hộ/năm

2.000

2

Quỹ khuyến học

đồng/hộ/năm

2.000

3

Quỹ thương binh, liệt sỹ

đồng/hộ/năm

5.000

4

Hội phí hội người cao tuổi

đồng/hộ/năm

6.000

5

Thu quốc phòng

đồng/lao động/năm

3.000

6

Quỹ giáo dục

đồng/hộ/năm

5.000

7

Bảo hiểm (tự nguyện)

đồng/ngưòi/năm

100.000

8

Phí phòng chống thiên tai

đồng/lao động/năm

3.000

9

Ủng hộ bão, lụt (khi có phát động)

đồng/hộ/năm

5.000

10

Quỹ vì người nghèo

đồng/hộ/năm

5.000

11

Thuỷ lợi phí

đồng/hộ/năm

Thu theo diện tích

12

Xây dựng đường giao thông

đồng/hộ/năm

Thuy tuỳ theo đối tượng hưởng lợi. Hưởng lợi trực tiêp : 1triệu, hưởng lợi gián tiếp :100.000 đồng

13

Xây dựng trường học

đồng/học sinh/năm

Thu theo số lượng con em đi hoc. Bình quân 100.000/học sinh

14

Thuế nhà đất

đồng/bìa đỏ/năm

Đóng theo hạng đất, tại thôn thu 1 bìa đỏ 7.500 đồng.

15

Hội phí hội nông dân

đồng/hộ/năm

6.000

16

Hội phí hội phụ nữ

đồng/hộ/năm

6.000

17

Qũy hội phụ nữ(vì phụ nữ nghèo)

đồng/hộ/năm

10.000

18

Hội phí hội cựu chiến binh

đồng/hộ/năm

6.000

19

Quỹ hội cựu chiến binh

đồng/hộ/năm

Tuỳ theo từng chi hội thu, giao động trong khoảng từ 20.000 đến 50.000 đồng

Sau khi hoàn thiện các khoản thu, thôn tổng hợp và gửi lên xã. Thôn không giữ lại khoản nào. Những người trực tiếp đi thu được trích lại phần trăm theo quy định. Tại xóm không có khoản nào chi mang tính thường xuyên, bởi vậy xóm không thu quỹ. Những khoản chi phát sinh xóm sẽ huy động từ các đoàn thể hoặc thu từ các hộ trong xóm.



+ Đề xuất:

- Mong muốn của xã là được đầu tư kinh phí tu sửa nâng cấp hệ thống đường giao thông xuống huyện. Nếu hệ thông giao thông được cải thiện thì việc giao lưu hàng háo giũa các vùng trở lên thuận lợi và sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho người dân trong sinh hoạt cũng như mua bán vật liệu xây dựng phục vụ cho việc xây dựng nhà của các hộ dân. Hiện tại các hộ dân ở đây đang phải chịu một chi phí rất lớn cho khâu vận chuyển. Giá cả của các mặt hàng phục vụ cho xây dựng có thể cao hơn nhiều lần so với giá trị thực, theo ý kiến của các hộ dân giá trị để xây một ngôi nhà trên này thường cao gấp 2 lần giá trị thực tế cua nó. Chính vì vậy việc đầu tư cho hệ thống giao thông đang là vấn đè cấp thiết nhất đối với xã.

- Đề xuất của thôn phần lớn tập trung vào việc miễn giảm thuỷ lợi phí cho người dân. Đời sống của người dân nông nghiệp trong thôn còn thấp, việc giảm thuỷ lợi phí cho người dân là rất cần thiết. Theo đề nghị của thôn nên miễn giảm 50% thuỷ lợi phí cho người dân. Còn lại 50% để duy tu và bảo trì, những năm tiếp theo giảm dần và tiến đến miến giảm hẳn thuỷ lợi phí cho người dân.

- Vấn đề lao động việc làm của thôn cũng đang được đề cập rất nhiều, vào các thời điểm nông nhàn lượng lao động dư thừa rất nhiều, thôn đang mong muốn có chính sách đào tạo nghề cho lao động tại xóm. Hàng năm học sinh cấp III học xong rất nhiều, tỷ lệ thi đỗ đại học không cao, việc bố trí công ăn việc làm cho nhóm đối tượng này đang là vấn đề không những của xóm mà của cả xã. Bởi vậy việc tạo ra công ăn việc làm tại địa phương là rất cần thiết.

- Do vấn đề sả nước của hồ hoà bình, diện tích canh tác hai bên bờ sông đang bị xói mòn, bởi vậy thôn kiến nghị phải có chính sách đầu tư xây kè cho hai bên bờ sông. Trên thực tế diện tích đất nông nghiệp hai bên bờ sông đang dần bị mất đi do tình trạng xói mòn.

- Cần có các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn, đặc biệt là đường nội đồng. Hiện tại việc việc vận chuyển và đi lại trong khu nội đồng còn rất nhiều hạn chế, trong thời gian tới cần mở rộng đường nội đồng, nâng cấp bê tông hoá để giúp xe cơ giới có thể tiếp cận đồng ruộng, từ đó giảm dần sức lao động thủ công của người dân.

- Các khoản thu ủng hộ được phát động quá nhiều lần trong năm gây khó khăn rất nhiều cho người đi thu. Tỷ lệ người daqan đóng góp không cao thường chỉ đạt 60 – 70%. Bởi vậy các khoản thu này nên tổng hợp và thu vào một hoặc hai lần trong năm, như thế sẽ thuận tiện cho cả người đi thu và người nộp.

3.2 Những khoản thu chi và đề xuất của hộ nông dân

Qua điều tra hộ nông dân và sử lý phiếu thu được kết quả như sau:



Chỉ tiêu

Hộ trung bình

Hộ Nghèo

Nhân khẩu bình quân (người)

4,6

3

Số lao động bình quân (người)

1,67

1

Tỷ lệ hộ làm nông nghiệp (%)

33,33

100

Diện tích canh tác bình quân (m2)

7680

540

Tổng giá trị sản lượng bình quân (triệu đồng/năm)

199,37

1,98

Tổng chi phí sản xuất bình quân 1 hộ (triệu đồng/năm)

129,22

1,07

Tổng chi phí sinh hoạt bình quân (triệu đồng/năm)

17,9

0,652

Tổng thu nhập bình quân (triệu đồng/năm)

70,5

0,91

Tổng số tiền đóng góp bình quân (ngàn đồng)

813

404

% số tiền đóng góp bình quân chiếm trong thu nhập bình quân

1,05

29,85

Ý kiến hộ về các khoản đóng góp

Nói chung là các khoản đóng góp đều hợp lý. Người dân ủng hộ, nhất là đối với các khoản quỹ, ủng hộ đối với người nghèo, đồng bào bị thiên tai…

Đối với xã Hợp Thịnh, 66,67% người dân có kiến nghị được giảm 50% mức thủy lợi phí trong 2 vụ chính và không thu thủy lợi phí đối với vụ đông.



100% số hộ cho là các khoản thu đều hợp lý và họ sẵn sàng đóng tiền khi có người đến thu, vì hầu hết họ cho rằng các khoản thu đó là với mục đích từ thiện và vì mục đích chung của cộng đồng.



II.3 Tình hình chung của xã Độc Lập

Độc lập là một xã nghèo nhất của huyện Kỳ Sơn, với tổng diện tích tự nhiên 3434,5 ha . Dân số của xã 1713 nhân khẩu với 363 hộ với 98% là dân tộc Mường, chỉ có khoảng 2% là dân tộc kinh. Tổng diện tích trồng lúa của xã năm 2006 là 188,5 ha, trong đó lúa cấy đạt 110 ha. Năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha, sản lượng đạt 420 tấn. Ngoài diện tích trồng lúa, những năm gần đây xã đang đẩy mạnh phát triển trồng một số cây trồng khác như: ngô, mía tím, rau màu..Cụ thể năm 2006 xã đã trồng được 70 ha ngô sản lượng đạt 205 tấn, diện tích trồng sắn 32ha, trồng mía 20 ha, rau màu các loại 10 ha, các loại cây trồng khác 15 ha .. Đây là một xã vùng núi địa hình hiểm trở, bởi vậy việc giao lưu đi lại giữa các vùng rất khó khăn. Vào mùa mưa việc đi lại giữa trung tâm huyện và xã hầu như bị gián đoạn. Hàng hoá sản xuất ra ở đây chủ yếu là tự cung tự cấp không có thị trường tiêu thụ. Do nằm cách xa trung tâm, giao thông không thuận tiện nên việc phát triển kinh tế của xã rất chậm, nguồn thu của xã chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Hiện tại xã đang được hưởng lợi từ dự án 135 và 134, đây là xã duy nhất trong huyện được hưởng lợi từ 2 dự án này.



1 Phân loại hộ trong xã:

Trong xã hầu như không có hộ giàu, hộ trung bình chiếm 42%, hộ nghèo chiếm 42%.

Nhóm hộ trung bình trong xã chủ yếu là những hộ Đảng viên trong xã, một số khác là những hộ có kiến thức trong phát triển kinh tế. Những hộ này vẫn lấy trồng trọt làm hướng phát triển chính, ngoài ra kết hợp nấu rượu và chăn nuôi. Nhóm hộ này cũng có một lượng vốn nhất định, nên việc đầu tư cho nông nghiệp cũng thuận lợi hơn. Mục đích hướng tới của nhóm hộ này là chuyển đổi diện tích cây trồng, đưa diện tích canh tác một vụ vào trồng hai vụ để nâng cao sức sản xuất của đất.

Những hộ nghèo của xã đa số là do đông con, thiếu lao động và thường xuyên bị ốm đau không có kiến thức trong sản xuất. Diện tích canh tác của những hộ này không phải là nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho hộ là rất thấp. Đây là một trong những khó khăn của nhóm hộ này, do kiến thức về sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế bởi vậy khi canh tác người dân đầu tư rất ít, thậm trí có gia đình không đầu tư gì.



2 Những khoản thu chi và đề xuất của xã:

+ phân tích thu chi của xã

Các khoản thu

SỐ TT

NỘI DUNG

Năm

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu




TỔNG THU NGÂN SÁCH XÃ

381,571,640

100.00

560,016,964

100.00

532,720,478

100.00

I

Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

6,954,090

1.82

5,688,340

1.02

0

0.00

II

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã

0

0.00

56,077,060

10.01

0

0.00

III

Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

374,617,550

98.18

526,050,064

93.93

532,720,478

100.00

Nguồn: Báo cáo tình hình thu chi ngân sách xã Độc Lập - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình
Xã Độc Lập là một xã nghèo duy nhất được hưởng chương trình 135 của huyện Kỳ Sơn. Vì vậy, các khoản thu của xã hầu như được miễn, bỏ hoặc nếu có thì mức thu rất thấp. Nguồn thu tại địa phương chủ yếu là đất 5%, nguồn thu này có những năm thu không đạt chỉ tiêu do đất bị bỏ trống, nhiều hộ không làm. Ngân sách của xã phần lớn được bổ sung từ nguồn ngân sách cấp trên. Đến năm 2006, ngân sách của xã Độc Lập hoàn toàn là do ngân sách huyện bổ xung.
Các khoản chi

SỐ TT

NỘI DUNG

Chi ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

 

TỔNG CHI

380,536,100

100.00

507,201,722

100.00

532,740,478

100.00

I

Chi thường xuyên

0

0.00

0

0.00

0

0.00

1

Sự nghiệp xã hội

24,552,800

6.45

0

0.00

3,455,000

0.65

2

Sự nghiệp giáo dục

9,980,000

2.62

29,032,650

5.72

184,912,150

34.71

3

Sự nghiệp y tế

55,340,502

14.54

58,231,880

11.48

56,601,486

10.62

4

Sự nghiệp văn hóa thông tin

4,560,698

1.20

3,135,000

0.62

0

0.00

5

Sự nghiệp thể dục thể thao

3,900,000

1.02

2,610,000

0.51

2,974,000

0.56

6

Sự nghiệp kinh tế

0

0.00

0

0.00

0

0.00

7

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

262,570,800

69.00

360,226,242

71.02

280,900,842

52.73

8

Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

12,450,000

3.27

27,435,000

5.41

0

0.00

9

Chi khác (chi quốc phòng)

0

0.00

0

0.00

2,700,000

0.51

II

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

7,000,000

1.84

0

0.00

0

0.00

Nguồn: Báo cáo tình hình thu – chi ngân sách xã Độc Lập - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình năm 2004, năm 2005, năm 2006.

Cũng như tình hình chi ngân sách xã Hợp Thịnh thì khoản chi cho quản lý Nhà nước, Đảng và đoàn thể của xã Độc Lập chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân sách xã: năm 2004, chiếm 69%, năm 2005 chiếm tỷ trọng cao hơn, lên đến 71,02, nhưng đến năm 2006, tỷ trọng khoản chi này trong tổng chi ngân sách của xã giảm xuống còn 52,73%. Đây là tín hiệu đáng mừng vì tỷ trọng khoản chi cho quản lý Nhà nước, Đảng và đoàn thể đã giảm, dành ngân sách để chi cho các khoản khác. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản chi này trong năm 2006 có thấp hơn so với năm 2004 nhưng thực tế thì con số tuyệt đối của năm 2006 vẫn cao hơn so với năm 2004.

Qua bảng số liệu có thể thấy, khoản chi cho sự nghiệp giáo dục có xu hướng tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi ngân sách của xã. Tuy nhiên, cần xem xét lại khoản chi này vì trong năm 2004, tỷ trọng chỉ là 2,62%, năm 2005 là 5,72%, nhưng đến năm 2006 tỷ trọng này lại tăng vọt lên đến 34,73%.

Tỷ trọng khoản chi cho sự nghiệp y tế của xã ngày càng giảm trong 3 năm trở lại đây: năm 2004, tỷ trọng này là 14,54%, năm 2005 là 11,48% và năm 2006 là 10,62%. Tuy nhiên, số tuyệt đối lại cho thấy mức đầu tư của xã cho sự nghiệp y tế của xã mỗi năm là tương đối đều qua các năm.



+ Những khó khăn và đề xuất:

Khó khăn:

- Là một xã nghèo nhất của huyện Ký Sơn, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào cấp trên. Nguồn thu tại xã rất hạn chế, ngoài khoản thu thuế 5% và một số phí và lệ phí thì không có khoản thu gì thêm để bù vào khoản ngân sách. Khó khăn lớn nhất của xã hiện nay là hệ thống đường giao thông đi lại, các mặt hàng sản xuất ra tại địa phương chỉ mang tính tự cung tự cấp do quá trình vận chuyển khó khăn, chi phí cho các sản phẩm đến nơi tiêu thụ rất lớn. Bởi vậy việc lưu thông hàng hoá rất khó thực hiện nhất là vào mùa mưa.

- Mặt bằng dân trí của người dân thấp, khả năng ứng dụng các phương thức sản xuất mới gặp rất nhiều khó khăn, người dân vẫn quen theo phương thức sản xuất cũ. Trong dân vẫn tồn tại những tư tưởng lạc hậu chỉ cần làm đủ ăn mà không nghĩ đến chuyện làm thế nào để phát triển kinh tế.

- Trong những năm vừa qua cũng có nột số mô hình đưa vào nhưng đều không nhân rộng và tốn tại được do nhận thức của người dân chưa cao, chưa có sự chỉ đạo. Khó khăn nhất vẫn là sự hỗ trợ về vốn . Khi nguồn kinh phí của mô hình rút đi để giao lại cho người dân chủ động sản xuất nhưng mô hình không thể nhân rộng và phát triển được. Đây cũng là một khó khăn khá đặc trưng của quá trình đưa các mô hình vào phát triển tại các khu vực thuộc nông thôn miền núi.



Đề xuất

+ Đề xuất của bí thư Đảng uỷ: - Ngân sách còn hạn hẹp, kinh phí hoạt động cấp xã rất hạn chế, lương và phụ cấp cho cán bộ địa phương quá thấp, đối với các xóm chưa có mức phụ cấp cho cấp phó. Trong thời gian tới cần cân đối ngân sách bổ xung thêm phần hoạt động phí cho cán bộ cấp phó, vì phạm vi hoạt động của các xóm ở đây rất rộng, việc đi lại thu sản phẩm rất khó khăn. Bởi vậy việc bổ xung phụ cấp cho cấp phó của các xóm là hoàn toàn cần thiết.



+ Đề xuất của phó chủ tịch: - Do có địa hình cao, thời tiết không thuận lợi cho sản xuát nông nghiệp, tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu, chưa có những ứng dụng mới trong sản xuất. Bởi vậy người dân trong xã đang cần có những lớp tập huấn cũng như các mô hình cụ thể. Trong thời gian tới trong chương trình phân bổ ngân sách mục tiêu hàng năm nên bổ xung thêm khoản mục này.

- Trong thời gian tới phải quy hoạch lại đất trồng rừng, cần có sự hỗ trợ của cấp trên để hoạch định lại danh giới chính xác cho các hộ gia đình. Do thời gian trước giao đất chỉ theo định tính, nhiều hộ gia đinh trên giấy tờ diện tích rất lớn nhưng trên thực tế thì lại ít hơn rất nhiều và ngược lại có những hộ diện tích trên giấy tờ nhỏ nhưng diện tích sử dụng lớn gây lên những thắc mắc trong nội bộ người dân.

- Rất muốn được hỗ trợ kinh phí để phát triển một số nghề tiểu thủ công nghiệp của địa phương. hiện tại có một số hộ đang tiến hành làm chổi chít và tăm tre…Nếu được đầu tư có thể sẽ tạo ra một nghề cho địa phương, thu hút được lao động lúc nông nhàn.

+ Hội phụ nữ: - Do đường giao thông đi lại khó khăn, con em trong xã đi học cấp III rất vất vả, bởi vậy các trường cần có khu nội chú cho con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Chị em phụ nữ trong xã rất muốn phát triển sản xuất nhưng thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất. Chị em muốn tổ chức các lớp học nhưng thiếu kinh phí. Đề nghị được cấp kinh phí và nên cấp theo ngành dọc để chị em tự tổ chức và hoàn thiện kiến thức cho chính bản thân chị em trong hội.

+ Hội nông dân: Nhằm khuyến khích người dân sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp, cần có những chính sách cho người dân mua phân bón theo hình thức trả chậm để đầu tư vào sản xuất.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương