Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang21/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

Huyện Krong Pac là một trong những huyện phát triển kinh tế ở mức trung bình khá của tỉnh Daklak. Toàn huyện có 16 xã, thị trấn với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp (vùng thị trấn và dọc quốc lộ đi Nha Trang) và cho phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao (cà phê). Đời sống của nhân dân trong huyện tăng cao trong những năm gần đây. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5.720.000 đồng/người /năm năm 2004 lên đến 5.700.000 đồng/năm năm 2005 và đạt mức cao nhảy vọt 8.320.000 đồng/năm vào năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2006, cà phê được mùa đồng thời giá tăng cao dẫn tới đời sống người dân tăng mạnh. Điều này cũng cho thấy kinh tế của Krongpac còn phụ thuộc rất nhiều vào giá trị sản xuất nông nghiệp (giá trị nông lâm sản chiếm 55% tổng giá trị toàn ngành trong năm 2004 và chiếm 57,6% năm 2005).





Hộp 1: Huyện Krông Pắc
Các khoản đóng góp của dân cho Nhà nước không lớn, thuế nông nghiệp đã bãi miễn, các hỗ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc (vùng 3) được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn tiền học, sách vở cho con em đi học. Những khoản người dân tham gia đóng góp: Thứ nhất, thuế nhà đất khoảng 30.000 đồng/năm, đóng quỹ quốc phòng, vùng thị trấn đóng 20.000đồng/hộ/năm, vùng 3 đóng 10.000 đồng/hộ/năm, thuỷ lợi phí quá thấp, một số nơi còn thu thấp hơn Nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra. Một năm chỉ cần trồng một cây chuối có thể đủ tiền đóng. Chính sách ưu tiên cho vùng Tây nguyên rất nhiều, ở cùng một vùng nghèo nhưng dân tộc Kinh nghèo thì lại ít được hỗ trợ hơn so với dân tộc Tây nguyên, dân tộc Tây nguyên thiếu nhà thì Nhà nước xây nhà, thiếu nước thì cấp nước, thiếu điện thì cấp điện. Do được hỗ trợ nhiều nên dẫn đến hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Phỏng vấn anh Vĩnh trưởng phòng Kinh tế Huyện Krông Pắc tỉnh Đắc lắc


2. Xã Ea Yieng
Xã Ea Yiêng thuộc huyện Krông Pắc là một vùng khí hậu khắc nhiệt mùa nắng thì hạn hán, mùa mưa thì lũ lụt kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Năm 2005 diện tích lúa gieo trồng vụ đông xuân là 30ha giảm 60ha so với năm 2004. Do nắng hạn kéo dài nên diện tích lúa đông xuân bị mất trắng. Diện tích lúa gieo hè thu năm 2005 là 132ha ngập lụt mất trắng 100ha, còn 32ha, năng suất 4tấn/ha, tổng sản lượng đạt 128 tấn giảm 268 tấn so với năm 2004. Năm 2005 diện tích ngô trồng được 545ha do hạn hán mất trắng 350ha, sản lượng thu đạt 760tấn giảm 740 tấn so với năm 2004. Diện tích sắn trồng năm 2005 được 62 ha năng suất đạt 20tạ/ha, sản lượng thu được đạt 124 tấn. Thu nhập bình quân lương thực đầu người trong xã năm 2005 là 197kg/người/năm giảm so với năm 2004 (558,1kg/người/năm).



Hộp 2: Xã Ea Yiêng
Thời tiết ở đây khắc nhiệt nắng thì hạn, mưa thì lụt, lụt kéo dài hàng tháng, khi có lụt cán bộ phải đi đò đến xã, giáo viên phải đi đò đến trường. Năm 2005 mất mùa (mất cả lúa, sắn cao sản, ngô), năm 2006 là những năm được mùa nhất. Năm 2005 huyện giao 34 triệu thu được 30,6 triệu, năm 2006 huyện giao thu 62 triệu, xã thu được 64 triệu. Nếu tôi không tăng cường vào làm chủ tịch UBND xã chắc không thu được, trước đây tôi làm chủ tịch thị trấn 1 năm thu được 3 đến 4 tỷ/năm dễ dàng. Nguồn thu thứ nhất là thu quốc phòng, năm 2005 không thu được, năm 2006 huyện giao 10 triệu/năm thu được khoảng 4 triệu. Nguồn thứ hai, thu thuỷ lợi phí 2005 không thu được, 2006 vận động tuyên truyền thu được 24 triệu đang tiếp tục thu (thường thu vào lúc dân thu hoạch vụ mùa). Tổng diện tích lúa nước là 150ha chỉ làm được 80ha, năng suất 3tấn/ha, tập quán không thâm canh, mở rất nhiều lớp khuyến nông nhưng dân về không áp dụng được. Trong xã 90% là dân tộc Sê Đăng, 90% theo đạo thiên chúa giáo, thứ bẩy, chủ nhật đi lễ, sáng đi lễ chiều uống rượu, thứ hai đìu con lên rẫy làm nương thứ sáu về. Do theo đạo thiên chúa giáo nên sinh đẻ không có kế hoạch, bí thư, trưởng công an xã, phó chủ tịch UBND xã và xã đội đều theo đạo thiên chúa giáo, bí thứ sinh con thứ 9, trưởng công an xã, phó chủ tịch UBND xã sinh con thứ 6, xã đội sinh con thứ 6. Hiện nay đang có đạo trái phép được truyền vào, xã nghèo nên rất dễ tuyên truyền tôn giáo. Mời dân lên UBND xã để lấy gạo thì lên ngay, đói hái lá rừng ăn không phàn nàn. Nguyên nhân nghèo đói vẫn là ý thức của người dân, đã có nhiều đoàn đến trợ cấp gạo muối, nhưng ăn xong lại chờ trợ cấp, có hỗ trợ kỹ thuật, nhưng dân nghe xong không áp dụng vào sản xuất. Cán bộ thôn, buôn chỉ dựa vào xã, cái gì làm được cũng không báo cáo, không làm được cũng không báo cáo, chỉ hưởng lương, chơi ở nhà ngồi uống rượu, phê bình lại tự ái. Trong xã, có trường hợp được Nhà nước cử tuyển đi học bác sĩ nhưng còn một năm nữa tốt nghiệp thì bỏ về, có trường hợp học trung cấp cơ khí dân dụng còn mấy tháng nữa là tốt nghiệp nhưng bỏ học, nguyên nhân có thể do tiếp thu không kịp, nhớ nhà, xã vẫn tạo điều kiện cho đi học.
Phỏng vấn chủ tịch xã Ea Yiêng huyện Krông Pác, Tỉnh Đắc lắc

Năm 2005 xã đã tổ chức kéo điện cho 140 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với kinh phí 239.925.000đồng. Tiếp nhận cứu đói nhân dân do bị hạn hán 4 đợt tổng cộng 48.160kg gạo, trích kinh phí xã 53 triệu mua 15 tấn gạo cấp cho các hộ đói. Tiếp nhận 881 xuất quà của cơ sở Từ Thiện, trị giá mỗi xuất quà từ 50.000đ-100.000đ cấp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp nhận 20 triệu đồng của 2 cơ sở từ thiện, khoan 2 giếng nước cho dân thôn 3 và dân đội 6 thôn 1. Tổng số hộ nghèo của xã theo tiêu chí mới là 631hộ/815hộ, tỷ lệ 77,42%. Cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2006 cho 631 hộ nghèo. Theo phân bổ của huyện năm 2005 xã được cấp kinh phí xây dựng 49 nhà cấp 4, diện tích xây dựng 29,6m2, diện tích sử dụng 24,8m2 theo chương trình 134 mỗi nhà trị giá 9 triệu đồng, hiện xây được 20 nhà, hỗ trợ nước sạch cho 50 hộ với kinh phí 300.000đồng/hộ.

Ngân sách của xã chủ yếu là bao cấp. Năm 2005 huyện giao thu 34 triệu, xã thu được 30,6 triệu, còn lại ngân sách cấp trên bổ sung là 1.342.865.000 đồng. Năm 2006 huyện giao thu 62 triệu, xã thu được 64 triệu, còn lại ngân sách cấp trên bổ sung là 2.468.909.000 đồng. Như vậy so sánh dựa tổng thu của xã từ dân với tổng nguồn thu của xã cho thấy nguồn thu từ dân là rất thấp.

Điều tra ở xã Ea Yieng với việc chọn ra 6 hộ gồm 3 hộ khá, 3 hộ nghèo để lấy thông tin về tình hình thu nhập và các khoản đóng góp của các hộ cho xã cho thấy các hộ chỉ có hai khoản đóng góp cho xã là thuỷ lợi phí (xã thu 20.000đ/1000m2 có tưới nước), khoản thứ hai là quốc phòng xã thu 10.000đ/hộ. Tuy nhiên, có hộ được điều tra cho rằng khoản thu tiền điện, nước là không hợp lý vì có tháng thu hai lần, khi thu tiền điện, nước lại không có phiếu thu hoặc biên lai. Ngoài ra xã còn thu tiền xây dựng trường đối với mỗi học sinh là 40.000đồng/năm/học sinh.




Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương